BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73392)
(Xem: 62246)
(Xem: 39435)
(Xem: 31178)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Quỳnh Trang - Giám đốc đài Litlle SaiGon Radio and TV. phỏng vấn Duyên Anh

24 Tháng Bảy 199012:00 SA(Xem: 2083)
Quỳnh Trang - Giám đốc đài Litlle SaiGon Radio and TV. phỏng vấn Duyên Anh
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Quỳnh Trang (QT) : -Thay mặt cho Little Saigon TV , hân hạnh chao mừng nhà văn Duyên Anh đến thăm Hoa Kỳ.

DA : Tôi tới đây ,với tư cách là nhà văn theo lời mơi của nhà xuất bản Vũ Trung Hiền là người sẽ xuất ban/ bốn cuốn sách mới : Vỡ lòng ca dao, Ca dao quyện lấy miếng ngon dân tộc , Về với ca dao và Những đứa trẻ con Mỹ hẩm hiu..

QT: Sao thời gian gân đây ông lại viết về Ca Dao? Thay vì loại tiểu thuyết mà ông thường viết?

DA: Thưa bà , sau khi bị thương tôi năm suy nghĩ và ngẫm ra rằng cái lãng mạn cao siêu và chất chở tình tự dân tộc nó năm trong ca dao. Chúng ta chẳng phải tìm đâu xa xôi.... Ca Dao là nguồn gốc của văn hóa VN. Tôi thấy những nhà văn trẻ nên tìm vê Ca Dao mà sáng tác...

QT : Xin ông cho biết về tác phẩm : Những Đứa Trẻ Con Mỹ Hẩm Hiu.

DA : Trong cuốn sách này. Tôi cho những đứa trẻ con lai Mỹ trắng , Mỹ đen cũng biết yêu thương quê mẹ VN của chúng. Có đứa sang Mỹ rồi mới thấy nhớ VN. Nhớ là nhớ cái tình nghĩa VN. thôi... Tôi cũng có ý cho những người Mỹ biết rằng họ đối xử với những trẻ Mỹ lai này chả có gì là tốt đẹp cả.

QT: Trước năm 75. Ông đã viết nhiều sách viết về trẻ con như : Thằng Vũ , Thằng Khoa, Con Thúy , Bồn Lừa , Dzũng Đa Kao vv... Có thê/ coi những cuốn đó như Tom Sawyer và Huckleberry Finn của Mark Twain không?

DA : Thì tôi cũng muốn nhận vơ như thế lắm. Nhưng có người không thích tôi thì họ lại bảo : Duyên Anh sức mấy mà bằng Mark Twain được.... Nhưng các nhà nhận định người Pháp khi đọc cuốn : Những Đứa Trẻ Thái Bình của tôi thì họ lại bảo : Đây là một Mark Twain của VN...

QT: Ông có nghĩ là từ khi ra ngoại quốc thì lối viết của ông thay đổi không?

DA: Có chứ ! Một nhà xuất bản Pháp nói với tôi... Nếu anh viết truyện mà những nhân vật là người Pháp thì đã nhiều người viết như thế rồi. Chúng tôi đầu cần đến anh. Nhưng anh viết về tình cảm quê hương của dân tộc anh người ta sẽ thích xem vì muốn biết tình tự quê hương anh nó lãng mạn thế nào. Do đó , tôi cố gắng viết sao cho nó thuần túy VN.

QT : Khi còn ở VN. Với những tác phẩm viết về tuổi trẻ , thí dụ cuốn Ngựa Chứng Trong Sân Trường có rất nhiều người trẻ tuổi ngưỡng mộ ông. Họ coi ông như thần tượng nhưng ngược lại cũng có nhiều người lớn tuổi đả kích ông... Ông nghĩ thế nào?

DA : Tôi có bốn cuốn tiểu thuyết viết về tuổi trẻ và du đãng : Điệu Ru Nước Mắt , Trần Thị Diễm Châu , Vết Thù Hằn Trên Lưng Con Ngựa Hoang , Sa Mạc Tuổi Trẻ. Thử hỏi những nhân vật du đãng của tôi trong các tiểu thuyết đó có bẩn thỉu không? Tôi xin nói rõ vì sao tôi viết những cuốn đó... Đó thời gian sau khi đảo chánh lật đổ ông Diệm xong rồi thì ông Tướng này đảo chánh ông tướng kia , Ông Tướng kia chỉnh lý ông Tướng nọ và với tôi thời đại ấy không có thần tượng nữa. Tôi buồn cho đất nước và thân phận những người tuổi trẻ như tôi và tôi cho Du Đãng làm thần tượng. Du Đãng trong tiểu thuyết của tôi có hai loại. Một loại ăn chơi đàng điếm hà hiếp người lương thiện. Loại thứ nhì là Du đãng có lý tưởng và khao khát làm đẹp cuộc đời.. Loại thứ nhì phải tìm cách diệt loại thứ nhất... và đó là mục đích của tôi.

QT: Thưa ông Duyên Anh. Vậy khi viết về những người tuổi trẻ đi hoang và bụi đời. Ý ông muốn làm cuộc cách mạng giáo dục?

DA: Cách mạng giáo dục thì phải nói tới cuốn Ngựa Chứng Trong Sân Trường và Bò Sữa Gặm Cỏ Cháy. Trong cuốn ấy tôi đả kích những nhà lãnh đạo thời đó nuôi bò sữa mà chỉ cho ăn cỏ cháy khô thì làm sao có sữa nuôi bò con. Giá họ để ý đến nhi đồng và thanh niên thì không nên làm thế và có thể không có ngày hôm nay. Chúng ta ngồi đây nhìn nhau ngậm ngùi.

QT: Thưa ông Duyên Anh. Hai năm trước ông xuất bản hai cuốn Nhà Tù và Trại Tập Trung xin ông cho biết về hai tác phẩm này.

DA: Xin cho tôi được nói vắn tắt thế này. Trước đây mấy hôm , Nhà Văn Như Phong Lê Văn Tiến. Tác giả trường thiên tiểu thuyết Khói Sọng gọi cho tôi và nói : Cám ơn tôi đã viết về ông ta trong Nhà Tù. Nhờ vậy mà các bạn Mỹ của ông biết ông hãy còn sống và bảo lãnh cho ông ấy sang Mỹ... Vê việc người đánh tôi. Ông Như Phong nói : Khi nghe cậu bị đánh. Thì thật ra chính tôi đây cũng bị đánh. Tất cả chúng ta đều cảm thấy bị đánh nữa... Ai đã từng đọc cuốn Nhà Tù cũng biết tôi chỉ viết về việc CS. giam giữ các nhà văn , nhà báo thôi. Tôi đâu có viết về các ông Sĩ quan cải tạo đâu mà nhiều ông hăm he : Hễ gặp tôi ở đâu là đánh ở đấy ! Còn trong Trại Tập Trung tôi viết về cái động bên ngoài của tội nhân...

QT: Thưa ông ! Có nhiều người đã nói rằng ông từng làm ăng ten hại các bạn tù? Rồi ra hải ngoại lại đả kích người khác. Ông nghĩ gì về việc này?

DA:Tôi đã ở tù ba năm ròng rã. Khổ lắm ! Nhưng tôi không làm ăng ten. Sau đó thì ra trại tập trung Sa Ác. Sau Sa Ác tôi bị chuyển về Hàm Tân. Hai trại này chỉ cách nhau một cái núi thôi. Đó là núi Mây Tào. Từ bên này sang bên kia có thể bị gán cho là ăng ten rồi .. Những người bảo tôi làm ăng ten đều là những người không ở tù cùng trại với tôi. Họ chỉ nghe đồn. Nghe đồn mà viết sách , viết báo vu vạ làm hại danh dự người khác như vậy à ! Cô có biết câu chuyên Người Đi Đường và Con Chó trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư không?

QT: Thưa ông ! Trong số những người đồng tù với ông , có ai lên tiếng đả kích ông hay không?

DA: Không ! Tôi không thấy những người đồng tù chung trại hoặc xà lim với tôi trong suốt thời gian tôi bị tù đầy chê trách tôi điều gì cả.

QT: Ông đã trả giá cho những tin đồn coi như thất thiệt bằng năm ngày hôn mê và nửa thân thể bị tê liệt. Ông có hận thù gì trong lòng không?

DA: Tôi cũng chả hận thù gì phe nhóm hay cá nhân đã đánh tôi. Tôi coi như cái nghiệp , cái nạn mà tôi phải hứng chịu. Tôi cũng chẳng biết có phải tôi sinh ra để viết văn và chết vì văn chương hay không. Nhưng như cụ Nguyễn Du đã viết :

Đã mang cái nghiệp vào thân
Cũng đừng oán trách trời gần , trời xa....
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn