BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73231)
(Xem: 62212)
(Xem: 39390)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Điếu Văn trong Tang lễ Nhà Văn Duyên Anh của ông Lê Hồng Long

10 Tháng Hai 199712:00 SA(Xem: 1687)
Điếu Văn trong Tang lễ Nhà Văn Duyên Anh của ông Lê Hồng Long
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53

Ô. Lê Hồng Long
Chủ Nhiệm tạp chí Thế Giới Ngày Nay


Kính thưa chị Duyên Anh và các cháu,


Kính thưa tang quyến.


Nhân danh Tạp Chí Thế Giới Ngày Nay, và nhân danh một người bạn, tôi xin chân thành chia xẻ nỗi buồn đau với chị và các cháu cùng toàn thể tang gia trước sự ra đi đột ngột của anh Duyên Anh.


Mặc dần nhân sinh hữu hạn, tử vô kỳ, nhưng chúng tôi không tránh khỏi bàng hoàng khi được tin anh Duyên Anh không còn nữa. Đây không phải chỉ là một mất mát riêng của những người thân, mà còn là một tổn thất lớn cho văn học, cho chữ nghĩa và cho chính nghĩa.


Thật vậy. dù yêu hay không yêu, khó ai phủ nhận chỗ đứng cao trọng của Duyên Anh trong văn học nghệ thuật. Ông là một con người tài hoa trong nhiều lãnh vực (văn, thơ, nhạc...) Ở lãnh vực nào, Duyên Anh cũng đạt đến đỉnh cao.


Duyên Anh là một nhà văn có sức sáng tạo dồi dào khó ai bì kịp: 60 tác phẩm trong 15 năm, trong đó có hơn 10 năm gần như một phủ nhận sau đòn thù bạo lực đê hèn.


Sau những năm bị tù tội và bị cấm viết ở quê nhà, ra được nước ngoài, Duyên Anh tự hứa làm một cuộc cách mạng bản thân, "đi lại từ đầu", sáng tác một loạt các tác phẩm mới, mang tầm nhìn rộng hơn, những suy tư mới sâu sắc hơn, chứ không ngồi ôm quá khứ vàng son, và cạn mòn sức sáng tạo như nhiều nhà văn đã thành danh khác.


Chính những tác phẩm trong giai đoạn sau này đã đưa văn tài của Duyên Anh ra khỏi ranh giới quốc gia. Một sốc tác phẩm của ông đã được các nhà xuất bản ngoại quốc đón nhận nồng nhiệt, dịch ra ngoại ngữ, được xuất bản, được đưa lên màn ảnh, và được đánh giá cao tại một trung tâm văn hóa nước Pháp.


Những tác phẩm này đã trở thành những vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng chống lại chế độ độc tài cộng sản khiến kẻ thù phải nể sợ. Đó là con đường mà ông đã chọn để phục vụ chính nghĩa, là sứ mạng đích thực của người cầm bút.


Những đóng góp của Duyên Anh cho văn học và cho cuộc đấu tranh vì tự do của dân tộc là một sự nghiệp sáng chói sẽ còn ảnh hưởng cho đến nhiều năm sau.


Anh Duyên Anh Vũ Mộng Long, đang viết một truyện dài trên Thế Giới Ngày Nay, anh đột ngột bỏ về Pháp, làm tôi bối rối không hiểu vì lý do gì nhưng cũng tưởng như những lần trước, rồi anh sẽ lại trở qua, hoặc tiếp tục gởi bài. Không ngờ đây là lần ra đi vĩnh viễn.


Tình bạn đã gắn bó tôi với anh bao nhiêu năm qua, khi vui lúc buồn, cũng như trong cơn hoạn nạn. Chỉ trừ thời gian anh bị tù đày trong bạo lực, tôi đã may mắn hơn anh, tránh khỏi những nhục hình mà anh phải trải qua.


Khi đặt chân đến Hoa Kỳ năm 1985, tôi mừng rỡ lái xe từ Kansas xuống Dallas chào đón anh, và anh đã cộng tác với tờ Ngày Nay từ ngày ấy, cùng các văn hữu khác đã đưa tờ báo lên tầm cỡ hiện nay.


Ngày 30-4-1988, anh bị kẻ thù ẩn mặt đả thương trầm trọng tại Khu Phố Bolsa, Cali, tôi đã tức tốc bỏ việc đáp máy bay xuống thăm anh, và đã xúc động rơi nước mắt nhìn anh trong cơn hôn mê.


Anh lắm kẻ thù và nhiều ân oán vì anh khinh mạn trò đời nhơ nhuốc mà anh biết quá nhiều, và khi đã xuống tay thì anh thẳng cánh, không nương. Nhưng, tôi hiểu anh là con người rất nhân nghĩa, nhân nghĩa với người biết trọng nhân nghĩa. Anh khinh bỉ phường bất nhân và biết trọng kính người nhân nghĩa.


Giờ đây, tôi muốn nói lên tại đây, trước giờ vĩnh biệt, nhân danh một người bạn.


Giờ đây, anh đã buông xuôi mọi ân oán, hệ lụy của cuộc đời nhiều phiền muộn. Chúng tôi nghiêng mình tiễn đưa anh, và cảm ơn anh về những công trình tim óc do anh để lại, mà theo tôi, là một sự nghiệp to lớn của một con người suốt đời chiến đấu trong đơn độc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn