BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73173)
(Xem: 62202)
(Xem: 39377)
(Xem: 31130)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Duyên Anh - Ngàn Đời Vẫn Đẹp Như Hoa Thiên Lý

31 Tháng Mười Hai 201512:00 SA(Xem: 2312)
Duyên Anh - Ngàn Đời Vẫn Đẹp Như Hoa Thiên Lý
51Vote
40Vote
32Vote
20Vote
10Vote
3.73
Từ cái xứ sở rất nghèo nàn của miền Trung, năm bắt đầu học trung học tôi may mắn có một người bạn cho mượn truyện ngắn Con Sáo Của Em Tôi – Duyên Anh. Vừa đọc, nước mắt tôi vừa ứa ra, tự hỏi đây là tiểu thuyết hay truyện thật về đời mình, rồi Duyên Anh nghe được ai đó kể và viết lại. Từ đó, Con Sáo Của Em Tôi dính liền với tôi, mãi cho tới bây giờ.

 Năm 1963, miền Trung bắt đầu lộn xộn. Cô tôi khuyên tôi vào Saigon ăn học. Việc đầu tiên của tôi vào Saigon là bằng mọi cách phải đi tìm gặp Duyên Anh. Cố gắng đủ bằng mọi thứ, nhưng than ôi, một thằng nhóc nhà quê - xứ nẩu – như tôi, thì làm sao mà gặp được Duyên Anh, một nhà văn lẫy lừng bấy giờ. Có một điều lạ – là từ lâu – rất lâu, tôi cứ tưởng chỉ có mình là mê truyện Duyên Anh. Không ngờ, khi vào Saigon, tôi bắt gặp hầu hết học sinh sinh viên thời ấy, cả nam lẫn nữ; hình như, trong cặp của mỗi người đều có truyện Duyên Anh. Và tôi, Hoa Thiên Lý, Điệu Ru Nước Mắt, Trần Thị Diễm Châu, Vết Thù Trên Lưng Con Ngựa Hoang…

Ở Mỹ, năm 1984 trong một bài viết, tôi bị bí đề tài; mà tôi biết chỉ có Duyên Anh mới giúp tôi được. Từ California gọi qua Paris, thật là may mắn, tôi thật sự được tiếp chuyện cùng Duyên Anh, thần tượng mà tôi hằng mơ ước. Sau này Duyên Anh qua Mỹ, và anh em gặp nhau. Duyên Anh đến với tôi thật gần – trong tình anh em, và bảo: "Tôi có đọc một vài bài của cậu gửi qua cho tôi. Được, hay lắm. Mà này, nhà văn không có tuổi, cậu nhớ nhé; cậu còn trẻ lắm!" Và, tôi với Duyên Anh sống thật gần từ đó. Là nhà văn hàng đầu của tuổi trẻ Việt nam ở thập niên 60-70, ngoài bút pháp, Duyên Anh là một nhà văn rất khí phách. Trong bài viết "Bổn Phận của Nhà Văn", anh tuyên bố "Nhà văn không lên án, nhưng nhà văn có bổn phận phải lên tiếng, khi chủ quyền của dân tộc và đất nước mình bị xâm phạm." Ở một bài viết khác "Người Cầm Bút và Bạo Lực", Duyên Anh cũng không ngần ngại lên án bạo lực, đến từ bất cứ phía nào, đối với người cầm bút. Đối với Duyên Anh, tất cả các thứ bạo lực đó đều khốn kiếp. Ít có nhà văn nào can đảm nói lên tiếng nói ấy, dẫu cuối cùng, Duyên Anh đã bị bạo lực khốn kiếp tấn công.

Về tình người, Duyên Anh sống thật gần gũi với nhiều người, nhất là tuổi trẻ, độc giả yêu qúy của anh. Và tôi, anh đã có lần khuyên "Em ạ, làm người, dù khốn khổ gấp ngàn lần, em phải biết ráng uống tới giọt đắng cuối cùng của cuộc sống, để mà sống cho xứng đáng làm người. Và ở đời cũng vậy, em thà chấp nhận để người ta thù hoặc ghét mình, nhưng đừng bao giờ chấp nhận để cho ai khinh rẻ mình cả." Lần đầu, Duyên Anh gọi tôi bằng em, và cũng là lần cuối cùng.

Tôi không may mắn được tiễn đưa anh về miền miên viễn nào đó. Và, cuối bài viết ngắn này, như một lời tạ lỗi cùng anh: Duyên Anh, tên tuổi của anh ngàn đời vẫn đẹp như hoa thiên lý!

Nguyễn Đức An
Westminster 4 tháng 11, 1999
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn