BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73315)
(Xem: 62231)
(Xem: 39418)
(Xem: 31165)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Duyên Anh và Mặt Trận Quốc Tế Vận -

12 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 2009)
 Duyên Anh và Mặt Trận Quốc Tế Vận -
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Người Việt lưu vong trên thế giới đã nghĩ gì khi báo chí và truyền hình Tây phương loan báo tổng thống Mỹ tiếp một phái đoàn gồm mười lãnh tụ quân kháng chiến chống cộng Afghanistan, và từ 1985 tới nay, mỗi năm, quốc hội Mỹ chấp thuận cấp trên 500 triệu mỹ kim viện trợ quân sự cho quân kháng chiến ấy, khi hay tin lãnh tụ chống cộng Jonas Savimbi của Angola được tổng thống Reagan tiếp, và Savimbia đã nhận được ít ra là gần 20 triệu mỹ kim viện trợ quân sự, hay là khi được biết rằng quân kháng chiến chống cộng tại Lào đã được Liên Minh Thế Giới Chống Cộng giúp về quân sự và kinh tế?

Từ mười một năm nay, cái tin duy nhất nói về sự tiếp xúc giữa quốc hội Mỹ và người tị nạn Việt Nam là tin một tiểu ban của thượng viện Mỹ gặp tên Việt gian Trương Như Tảng, và gặp không phải để bàn về thủ tục viện trợ cho quân kháng chiến chống cộng tại Việt Nam mà chỉ để quốc hội Mỹ dò hỏi về tin tức những người tù binh Mỹ hiiện còn đang bị nhà cầm quyền Hà Nội giam giữ.

Phải chăng người Việt đã thua cả người Lào và người cao Miên, thua luôn cả những bộ lạc bán khai tại Angola trong lãnh vực quốc tế vận? Tuy rằng thất bại về vận động của người Việt tại Mỹ không có nghĩa là tại các nơi khác trên thế giới, người Việt lưu vong cũng thất bại, nhưng thất bại tại Mỹ là một chỉ dẫn hùng hồn nói lên sự yếu kém của người Việt lưu vong trong lãnh vực thiết yếu này. Đó là chưa kể một điều đau lòng khác nữa: cứ giả dụ rằng sự vận động quốc tế thành công, và có một vài quốc gia thân hữu nào đó chịu viện trợ trực tiếp cho chúng ta thì sẽ có lực lượng nào của phía chúng ta đáng mặt đại diện khối người lưu vong để chính thức nhận viện trợ ấy?

Đây quả là một điều nhục nhã cho dân tộc Việt Nam. Hiện có gần 2 triệu người Việt tị nạn trên thế giới, trong số đó, có hàng ngàn nhà đại trí thức, hàng ngàn lý thuyết gia, chính trị gia, quân sự gia, hàng ngàn nhà văn, nhà báo, nhà làm văn hóa..., tại sao khối người có tiềm năng lớn như thế lại chịu để cho mặt trận quốc tế vận thất bại ròng rã hơn mười một năm?

Năm 1985, Nhóm Tao Đàn Sông Hàn, một nhóm người cầm bút quyết liệt chống cộng tại Việt Nam sau 1975, đã cố gắng gửi được ra thế giới bên ngoài một lời nhắn thống thiết của họ đến những người Việt đã tìm được tự do nơi xứ người, đặc biệt là nhắn giới văn nghệ sĩ lưu vong. Trong lá thư ngỏ gửi "các chiến sĩ văn hóa ở hải ngoại", nhóm ấy viết: "... Văn nghệ sĩ, nếu khác với người thường chăng, họa là ở chỗ: tâm hồn hắn không phải tảng đá, hoặc nếu là tàng đá thì là tảng đá sững nơi triền biển để làm dội vang tiếng sóng vỗ, để làm cho biển không còn câm nín, hết là sự có-mặt-vô-hình... Biển của chúng ta hôm nay là biển-mất-nước. Vượt biển ra đi, sang bên kia bờ tự do, các anh chị chỉ mở rộng thêm ra cái biển-mất-nước kia mà thôi. Nhưng các anh chị đã làm gì cho biển thành hình ra những âm vang của sóng?... Văn nghệ sĩ là nhân chứng. Từ xưa, ai cũng nói thế. Các anh chị em đã làm gì và làm đến đâu cái vai trò nhân chứng của mình? Các anh chị em là những người may mắn. Gần 60 triệu người dân cùng khổ trong nước ao ước được ra đi, chỉ có các anh chị em là lọt thoát. Trong trái tim các anh chị em, nặng trĩu tâm sự của 60 triệu người, các anh chị em nỡ làm thinh hay chỉ hát những bài ca ru ngủ?..."

Rồi trong "Tuyên ngôn của Tiếng Nói", nhóm Tao Đàn Sông Hàn nói thêm: ".. Không ai có thể giam cầm được tiếng nói. Tay trắng trước súng đạn của kẻ thù, chúng tôi dùng TIẾNG NÓI làm vũ khí. Mất diễn đàn công khai, chúng tôi có 60 triệu con người đang bị áp bức, đau khổ làm những người tri âm thầm lặng. Có sao đâu? Lòng người là kho lưu giữ văn chương. Và trí nhớ con người dẹp tan những cơ quan kiểm duyệt. Mà chúng tôi cũng không phải là những nhà sáng tác đơn độc. Tham gia công cuộc sáng tạo ra tiếng nói chân chính chống lại bạo quyền, nêu cao công lý, bảo vệ truyền thống dân tộc ấy là tất cả mọi người... Hạnh phúc biết bao nhiêu những người thức thâu đêm sáng tác khi iết chắc chắn rằng ở cuối trang giấy của mình, ở chỗ tận cùng chữ viết của mình, là một bình minh đang lên."

Giới văn nghệ sĩ lưu vong trả lời những câu hỏi u uất trên đây của nhóm Tao Đàn Sông Hàn ra sao. Một bài phiếm luận theo thể cù-không-cười của nguyệt báo Việt Nam hải ngoại số 169, phát hành tháng 8 năm 1985 đã magn lai cho chúng ta một phần của câu trả lời. Bài ấy viết: "... Trong cuộc chiến của chúng ta với bọn cộng sản, một số người cho rằng ta đang ở trong vùng an toàn, địch không thể liều mạng tấn công ta ở bên ngoài biên giới mới của chúng là Lào và Cam-Bốt. Lời hô hào kết hợp một mặt trận văn hóa ở đây đã bị một vài ÔNG VĂN HÓA dè bỉu. Các ông cho rằng bàn chuyện đánh văn hóa là chuyện phí thời giờ vì trận chiến văn hóa chỉ là tưởng tượng! Ta đang ở khu an toàn, ta làm văn hóa nhảy đầm, văn hóa khiêu dâm, văn hóa gà què ăn quẩn cối xay. Solzhenitsyn viết quần đảo Goulag. Ta tự giam ta trong cái quần đảo Goulag của sự U Tối. Phải đánh nhau với địch mà chỉ hy vọng trận đánh sẽ không xảy ra, quả là các ông này không thuộc lịch sử, không có văn hóa.

"Ngoài ra, chúng ta lại còn có nhiều chiến sĩ văn hóa một đời không chịu trưởng thành. Các chiến sĩ này tối ngày chỉ lo xưng tụng nhau là rường cột của trào đại văn hóa hiện tại. Các ông chỉ định nhau, ông này là ngử sự, ông kia là tể tướng. Nhiều khi, lời tâng bốc nhau không đúng... chỉ số, không vừa lòng, các ông lại đánh nhau còn hăng hơn con nít cướp cháo tháng ba. Các ông chia nhau vài mảnh chiếu manh, dăm ngụm rượu vò, ngất ngưỡng tưởng mình đang là Lý Bạch! Chỉ tiếc một điều, cái văn hóa của các ông chỉ là son tầu vẽ trên tượng đất nung, và cái trào đại văn hóa của các ông chỉ là trào đại của những đào kép cải lương, hồ quảng. Sự liều mạng của các ông này khiến đám đông bất mãn, khiến làng văn hóa ta ô uế nặng mùi. Các ông liều mạng làm bậy nhưng lại không liều mạng chống kẻ thù. Cuộc chiến đấu thần thánh của các ông chỉ diễn ra quanh bàn rượu, chỉ bố trí trên những trang giấy không có chỗ điền quảng cáo. Cứ thế, các ông ba hoa, các ông khoe khôn khoe giỏi với nhau, tự kỷ ám thị bằng chữ nghĩa của các ông đã khiến bọn cộng sản... run sợ và ngã gục! Bọn cộng sản khen các ông là... đồng minh tốt.

"... Cả một bầu trời mê muội địch đang giăng mắt ra trên đầu chúng ta, mà những ngôi sao dẫn lối thì ngày càng mờ mịt; không mờ mịt thì địch phun ám khí cho rơi rụng mất dần đi. Và quý vị tự xưng là độc tôn văn hóa kia lúc nào cũng sẵn sàng giúp cách phun thêm ám khí một cách hăng hái, tưởng thế là loại bớt được cạnh tranh, củng cố được những sự độc tôn của mình... Cứ nhìn vào tình hình xuất bản, cứ lật những trang báo lá cải, cứ đọc thử vài dòng "văn hóa" (hay tin tức chó chết) trên mấy tờ lá cải ấy đủ thấy trận tuyến văn hóa của ta nó thê thảm đến thế nào. Có thể nói là thê thảm hơn cả trước ngày 30-4-1975 nữa..."

Là một kẻ lưu vong hèn mọn từ năm 1975 cho tới nay, tôi đã tự nguyện theo đuổi một việc làm ở xứ người mà tôi biết chắc sẽ không sợ một người Việt nào khác cạnh tranh: đó là việc đi tìm những thành tích văn hóa và chính trị lỗi lạc của người tị nạn Việt Nam trên thế giới để tôn vinh. Trên con đường ấy, tôi đã rất vui mừng khi thấy các tác phẩm mới của nhà văn Duyên Anh xuất hiện tại một số nhà sách của người tị nạn Việt Nam ở Mỹ, ít lâu sau khi được biết ông ta đã tìm được tự do và lựa chọn nước Pháp làm quốc gia định cư cùng với gia đình của ông ta.

Đọc những tác phẩm mới này của Duyên Anh, tôi thấy một sự chuyển hướng rõ rệt của ông ta. Ông ta đã thật sự dùng ngòi bút của mình để trực tiếp tham gia nỗ lực chống cộng sản và nỗ lực quốc tế. Cuốn "Một Người Nga ở Sài Gòn" ra đời mùa thu năm 1986 càng làm tôi tin rằng ý nghĩa của tôi về sự chuyển hướng viết của Duyên Anh là ý nghĩ đúng. Bên canh ý nghĩ ấy, tôi còn một ý nghĩ khác là người Việt lưu vong, nhất là giới cầm bút, sẽ đương nhiên ca ngợi nỗ lực tranh đấu quyết liệt bằng ngòi bút của Duyên Anh, vì rõ ràng là chỉ mới từ năm 1984 là năm ông ta tạm ổn định được cuộc sống tại Pháp, Duyên Anh đã làm cho dư luận Âu Châu biết đến sự thật về nước Việt Nam dưới ách cộng sản nhiều hơn bất cứ một người tị nạn Việt Nam nào khác đã làm được từ 1975 cho tới nay.

Sự thật cho thấy rằng ý nghĩ thứ hai của tôi đã sai lầm một cách thảm hại.

Khi thấy đa số báo chí Việt ngữ hải ngoại viết rất ít, hoặc cố tình làm ngơ trước thành tích quốc tế vận của Duyên Anh, tôi đã tìm căn nguyên của hiện tượng ấy. Tôi đã thâu lượm khá nhiều mẫu tin, phần nhiều là tin rỉ tai, hoặc tin theo lối "nghe nói rằng..." về hoạt động của nhà văn Duyên Anh tại Việt Nam từ 1975 cho tới ngày ông ta trốn được khỏi Việt Nam. Vùng địa dư đẻ ra nhiều tin rỉ tai nhất để hạ nhục Duyên Anh là Orange County, phía Nam tiểu bang California của nước Mỹ, phần đất mà Duyên Anh đã tặng cho một cái tên rất xứng đáng, rất chính xác là "Xóm lầy Orange County". Phần đất này chứa nhiều người Việt Nam phức tạp nhất nước Mỹ, và phần đất này cũng đẻ ra những thành tích ô nhục nhất cho người Việt ở hải ngoại. Trước khi đẻ ra những trò rỉ tai đê tiện để vu cáo Duyên Anh thì phần đất này đã là cái nôi khai sinh trò lừa bịp bỉ ổi nhất thế giới dưới lốt "Mặt Trận Kháng Chiến".

Xóm Lầy Orange County tung ra các mậu tin bất lợi cho Duyên Anh vì Xóm Lầy này là nơi định cư của một ông họa sĩ kiêm nhà văn, kiêm sĩ quan quân lực VNCH ngày trước. Nhân vật "nhiều tài" này đã gán cho Duyên Anh cái tội làm "ăng ten trong tù". Lời tố cáo ghê gớm và tai hại ấy theo lẽ cần phải được kèm theo nhiều bằng chứng cụ thể càng tốt để chứng tỏ rằng người tố cáo là người đáng tin cậy.

Trên đường tìm về sự thật vụ này, tôi đã chỉ thấy sự lập lại lời tố cáo mơ hồ ấy, trong khi bằng chứng khác về chính người tố cáo thì lại quá hiển nhiên, vì chính người tố cáo đã tự nhận. Nhân vật nhiều tài ấy thản nhiên khai với bạn bè rằng trong tù cộng sản, ông ta đã ngoan ngoãn hàng ngày vẽ "chân dung Hồ Chủ Tịch" theo lệnh của cán bộ cộng sản, và vẽ rất đẹp, rất cần cù...

Cựu bộ trưởng quốc phòng thời Ngô Đình Diệm là Trần Trung Dung ngồi tù cộng sản đã bị chúng vào sỉ nhục ông thậm tệ chưa từng thấy khi chúng bắt gặp ông ăn trộm một miếng cơm cháy. Ở cùng đất tự do, không một người Việt tị nạn nào nỡ mở miệng chê trách ông Dung là đã sa đọa chỉ vì một miếng cơm cháy. Kẻ được sống nhởn nhơ tại xứ tự do lúc nào cũng dễ ăn, dễ nói, và càng khắt khe với những người đang bị xiềng xích ngày đêm. Và vu cáo người vắng mặt ở xa lại càng dễ dàng...

Sau khi không tìm thấy được một bằng chứng cụ thể nào về lời tố cáo đầy ác ý nhằm vào nhà văn Duyên Anh, và nhìn vào các hoạt động phi thường của ông tại Âu Châu kể từ khi ông ta định cư tại Pháp cho đến nay, tôi đã tìm được lời giải thích trong lời răn dạy của Nhà Phật: hơn người khác là một cái tội, và vì Duyên Anh đã từng hơn nhiều người khác trước năm 1975, nay lại càng hơn nhiều người khác nữa thì tội của ông ta thật là lớn!

Tháng giêng năm 1987, tôi được đọc nguyệt báo Ngày Nay, xuất bản tại Wichita, tiểu bang Kansas, số 1-87, bài "Di lại từ đầu" của Duyên Anh. Cũng nên ghi rằng nguyệt báo này là tờ báo đầu tiên của người Việt hải ngoại đã biết tôn vinh nỗ lực quốc tế vận của Duyên Anh. Bài báo ấy có đoạn viết:

"Ripault, chẳng hề có Ripault trong đồng nghiệp của tôi. Người ta đã cố tình không nói tới những tác phẩm của tôi, cố tình dìm tôi xuống. Tệ hại hơn, người ta còn toa rập với âm mưu đê tiện để bêu nhục tôi. Người ta định cô lập tôi. Người ta sợ hãi tôi. Rốt cuộc, người ta đã làm mất phẩm cách của chính mình. Vẫn còn độc giả yêu tôi. Vẫn còn Nam Á Paris trả tác quyền thật cao cho sách của tôi. Vẫn còn nhiều nhà xuất bản bên Mỹ muốn in sách của tôi. Hôm nay, tôi lại kiếm thêm con đường mới. Lúc nào và ở đâu, tôi cũng lừng lững đi. Ít nhất, tôi đã có Jean Mais, có Ghislain Ripault, và đã đưa tác phẩm của tôi vào Belfond, một nhà xuất bản lừng danh ở Paris, ở Pháp, ở Âu Châu, ở thế giới. Trước đây, tôi không có tham vọng văn chương. Bây giờ tôi thèm nổi tiếng, mong mỏi nổi tiếng, càng nổi tiếng sớm càng tốt. Để tôi có tiếng nói đẹp đẽ tranh đấu cho sự giải thoát dân tộc và tổ quốc tôi. Tôi tin tưởng nhiều nhà văn tài năng khác sẽ ra khơi luận va9n chương với quốc tế, và giúp ích thiết thực cho quê hương Việt Nam. Giai đoạn múa bơi chèom tranh con tôm, con tép trong kinh rạch cần chấm dứt. Phải ra khơi biết mặt trùng dương. Ra khơi xong, hoàn tất sứ mạng văn nghệ sĩ Việt Nam hải ngoại xong, tôi lại về kinh rạch quê hương của tôi".

Và trong cuốn "Quan trọ trước cổng thiên đường" của Duyên Anh, xuất bản cuối năm 1986, ông ta đã nêu ra một lời chính khí, có thể là một thứ Kinh Lưu Vong cho người Việt tị nạn trên thế giới: "Sợ mưa nắng quê người phai nhòa lời son sắt nên ta phải dùng gang thép giải tỏ hoài bảo phục quốc của ta: Ta đi chiến đấu cho tự do, không đi xin bố thí tự do".

Bên câu Kinh Lưu Vong thật thấm thía này, Duyên Anh còn gửi tới những người cầm bút Việt lưu vong lời nhắn thẳng thắn: "Những bước đi mới của tôi, dẫu kém cỏi và vụng dại, nhưng đủ xác định bổn phận của nhà văn với dân tộc y, với thời đại y. Đi không chẳng lẽ lại về không, giấy Mỹ tốt, mực Mỹ tốt, máy in Mỹ tốt, không viết nổi nữa thì đi tìm tự do làm cái gì? Văn hữu anh bị nhốt kỹ trong tù ngục quê nhà, bị cấm viết ngoài đời, vẫn âm thầm viết đấy. Còn anh, anh nhởn nhơ ở thế giới tự do, anh không viết, nay mai anh về giải phóng dân tộc, anh về tay không à? Hay anh về với những câu chuyện múa gậy vườn hoang? Hay về với những mẫu bài tán tụng ca sĩ kiếm rượu? Tôi nghĩ rất thô thiển: Nhà văn có tự do tuyệt đối mà không viết tác phẩm thì hoặc là bất tài, hoặc là lười biếng. Cả hai trường hợp, anh đáng kể như đồ bỏ. Và anh đừng nhận anh là nhà văn nữa. Và sự liêm sỉ tối thiểu độc giả đòi hỏi là anh nên lặng lẽ rút vào bóng tối một cách khiêm tốn".

Sự thật từ năm 1984 cho tới nay chứng tỏ rằng "những bước đi mới" của Duyên Anh không kém cỏi, không vụng dại. Những bước đi ấy đã làm đẹp mặt cho người tị nạn Việt Nam trước mắt cộng đồng quốc tế, và làm đẹp hai chữ Việt Nam. Những thành tích lừng lẫy ấy đã được giới chính trị và văn hóa quốc tế tại Âu Châu tôn vinh, và nhiều người trong hai giới ấy đã giành cho Duyên Anh sự ngưỡng mộ và giúp đỡ tận tình. Ripault là một nhà văn, nhà báo lớn của Pháp. Ông ta chưa hề biết Duyên Anh trước khi Duyên Anh tị nạn tại Pháp. Nhưng sau khi được nghe trình bầy về đóng góp tư tưởng của Duyên Anh cho khối người Việt hải ngoại, Ripault đã mau lẹ trở thành một trong những người bạn ngoại quốc chí thiết của Duyên Anh.

Trong khi thế giới bên ngoài thẳng thắn ca ngợi và tôn vinh các nỗ lực phi thường của Duyên Anh thì đa số trong giới cầm bút Việt lưu vong lại ngậm miệng. Một vài kẻ có viết về Duyên Anh thì chỉ viết cộc lốc vài hàng giới thiệu, gần như vô lợi hại. Không có gì ngạc nhiên về tình trạng ấy: nó lại một lần nữa các nhận cái truyền thống bần tiện và đố kỵ của đám đa số cầm bút Việt, dầu là ở trong nước hay đang ở cảnh lưu vong. Cái đa số ngèo nàn về tâm hồn, cằn cỗi về tư tưởng và hèn nhát ấy đã vội vàng nắm lấy những lời vu cáo mơ hồ đầy ác ý kia, dùng làm lá chắn để trút hết những đố kỵ của họ chất chứa vì sự nghiệp văn chương hiển hách của Duyên Anh, và cũng để che đậy cho sự bất lực, bất lương và bất tài của đám đa số ấy nữa.

Tôi cảm thấy tủi nhục cho giới cầm bút người Việt lưu vong khi Duyên Anh viết là "không hề có Ripault trong đồng nghiệp lưu của tôi vong bên Mỹ." Tôi không nuôi hoài bão trở thành một Ripault Việt Nam của Duyên Anh, vì chỉ biết mình là một kẻ tị nạn cầm bút hèn mọn. Tôi đã băn khoăn chờ những người bạn rất thân của Duyên Anh, nhất là những người bạn rất thân trong giới cầm bút, lên tiếng để dẹp tan những lời vu cáo vu vơ kia, đồng thời, lên tiếng để trả lại cho Duyên Anh chỗ đứng cao quý trong khối người Việt hải ngoại, vì tôi chỉ mới là một trong những bạn thân của Duyên Anh, chưa được là người bạn thân nhất. Duyên Anh đã có nhiều bạn.

Sự im lặng đáng kết án của những người bạn rất thân của Duyên Anh trong giới cầm bút đã thôi thúc tôi ra khỏi sự dè dặt để mạnh dạn viết cuốn sách nhỏ bé này. Để đạt một mục tiêu nhỏ bé: mang lại cho Duyên Anh một chút an ủi để trong khi một mình tả xung hữu đột trên mặt trận quốc tế vận bao la, ông ta sẽ nghĩ rằng tuy các bệnh hèn nhát, đố kỵ, bần tiện và dốt nát đang ngự trị trên thế giới cầm bút và giới trí thức Việt lưu vong, nhưng vẫn còn có người lương thiện để thẳng thắn tôn vinh các đóng góp tư tưởng siêu việt của ông ta, và can đảm để hiên ngang viết ra sự tôn vinh ấy.

Phạm Kim Vinh

Ông Phạm Kim Vinh, nguyên trung đoàn trưởng lục quân Việt Nam Cộng Hòa; huấn luyện viên chiến lược và chiến thuật trường chỉ huy và tham mưu quân lực Việt Nam Cộng Hoà; bình luận gia, giáo sư báo chí, chính trị học và sinh ngữ; hội viên hội luật sư đoàn tòa Thượng Thẩm sài Gòn.
 Tại Hoa Kỳ từ tháng 4 - 1975: chủ nhiệm, chủ bút Post-Vietnam Era, L' Après Vietnam, tuyển tập Tiếng Mẹ và tạp chí Quan Điểm; được hội đồng đại học California cấp bằng hành nghề có giá trị suốt đời từ tháng tám chín năm 1975 để giảng dạy cấp đại học, lý thuyết và thực hành các môn luật pháp, báo chí và chính trị học; sáng lập viên, chủ tịch rồi sau đó là tổng thư ký thường trực của Hội Phổ Biến Văn Hóa Việt Nam tại Hoa Kỳ...
 Ông tạ thế ngày 25 tháng 1 năm 2000.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn