BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73216)
(Xem: 62209)
(Xem: 39388)
(Xem: 31147)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Ấy thế mà nhiều khi trong lúc trà dư tửu hậu dư luận thế gian vẫn nhắc đến họ bằng sự đánh bóng người này và mạt sát người kia một cách cảm tính hoàn toàn không chính xác

11 Tháng Tám 199612:00 SA(Xem: 1714)
Ấy thế mà nhiều khi trong lúc trà dư tửu hậu dư luận thế gian vẫn nhắc đến họ bằng sự đánh bóng người này và mạt sát người kia một cách cảm tính hoàn toàn không chính xác
50Vote
40Vote
30Vote
22Vote
10Vote
22
 

Có những sự thật nếu không dám nói ra, đôi khi cũng ấm ức trong lòng, nhất là sự thật đó liên quan đến những con người một thời vang bóng mà ít nhiều vẫn còn ấn tượng trong trí nhớ của một số người. Như trường hợp của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn và nhà văn Duyên Anh, dù bây giờ một người đã trở thành người thiên cổ, một người đang sống bên trời Tây với bao oan khiên đè nặng trên thân phận lạc loài, ấy thế mà nhiều khi trong lúc trà dư tửu hậu dư luận thế gian vẫn nhắc đến họ bằng sự đánh bóng người này và mạt sát người kia một cách cảm tính hoàn toàn không chính xác. Người ta nói, những ngày ở trong trại cải tạo, Duyên Anh đã tiếp tay với cộng sản để giết chết Nguyễn Mạnh Côn và coi ông Côn như một chiến sĩ quốc gia đầy nhiệt huyết. Tôi không tin như vậy cho dù tôi không ở bên cạnh ông Nguyễn Mạnh Côn vào những giờ phút cuối cùng của cuộc đời ông ta, nhưng tôi đã cùng sống chung với họ nhiều ngày tháng ở Chí Hòa để hiểu rõ sự xung đột của hai người bắt nguồn từ đâu. Sẽ không là một chuyện lạ lùng khi một ông già gần 70 tuổi với hơn 30 năm nghiện ngập, đã bị bả phù dung vắt gần kiệt sức lại phải chịu cảnh vật vã vì không còn được tự do hút xách ở trong trại, phải nhắm mắt lìa đời. Không ai giết chết ông Nguyễn Mạnh Côn cả, tuổi già và ma túy đã cướp đi sự sống của ông ta sau những ngày bệnh hoạn và nỗi thất vọng ê chề về tình đời và tình người, một số anh em chứng kiến giờ phút lâm chung của anh Côn ở Xuyên Mộc nói lại như vậy.

Năm 1978, tôi cùng với Nguyễn Mạnh Côn và Duyên Anh đã gặp lại nhau ở Chí Hòa, phút đầu tiên gặp gỡ, anh Côn đã ôm lấy tôi gần như khóc, anh kể cho tôi nghe những ngày ở khu B trại Phan Đăng Lưu, anh đã bị can phạm đại diện buồng giam, Trịnh Văn Tùng nguyên sĩ quan Hòa Hảo chèn ép và hành hạ đủ điều, thậm chí còn báo cáo với quản giáo để kỷ luật anh những chuyện không đâu. Xót tình anh em, tôi đã đánh nhau với Trịnh Văn Tùng một trận, lãnh đạo trại giam phải đưa ra tập thể phân xử. Sau đó Trịnh Văn Tùng nói cho tôi hiểu, vì anh Côn bị thuốc phiện hành hạ nên luôn tiêu chảy, lại có rất nhiều tật xấu gây phiền nhiễu cho anh em đến không chịu nỗi, do đó Tùng phải chỉ định anh nằm gần nhà cầu cho tiện. Chẳng hạn như mỗi lần ăn cơm xong, anh nhúng luôn cả chén và muỗng vào phi nước của tập thể dành cho các phòng viên đánh răng rửa mặt, thỉnh thoảng đi tiêu chảy, anh vớ được khăn lau mặt của ai là sử dụng luôn cái đó rồi quẳng vào thùng rác, coi như chuyện rất bình thường. Những ngày kế tiếp, sinh hoạt của anh Côn đã diễn ra hoàn toàn đúng với lời của Tùng đã kể cho tôi nghe, hầu như anh bị mọi người cô lập ngoại trừ một vài anh em văn nghệ với nhau. Lỗi lầm lớn nhất của Duyên Anh là dù ở trong hoàn cảnh trại giam nhưng anh lại sống khá dư thừa vật chất nhờ gia đình tiếp tế khá mạnh, trong khi anh Nguyễn Mạnh Côn thì lại quá nghèo, thiếu thốn những chất dinh dưỡng, nhưng Duyên Anh dường như làm ngơ dường như không cần biết đến. Nguyên do là trước đó, trong một buổi tối ngồi nhắc lại chuyện đời xưa, anh Nguyễn Mạnh Côn cho rằng chính anh đã tạo dựng lên cái tên Duyên Anh vào lúc hưng thời của tờ Sáng Tạo. Thuở bấy giờ trong làng văn miền Nam chưa có tên Duyên Anh, một hôm anh Nguyễn Mạnh Côn nhận được một truyện ngắn gởi về tòa soạn với cái tựa "Con sáo của em tôi", đọc thấy hay hay, anh Côn cho đăng ngay và hết mực lăng xê cho cây viết mới này, cái tên Duyên Anh nổi lên từ đó. Câu chuyện này đến tai Duyên Anh, vốn là một người ăn nói khá táo tợn và hơi hợm hĩnh, Duyên Anh phản pháo ngay. Anh cho rằng anh thành danh là do tài năng chứ không nhờ ai cả, với tài năng đó thì không cứ gì ông Côn mà bất cứ ai ngồi chọn lựa bài vở ở tờ Sáng Tạo cũng phải phục lăn và trải chiếu hoa để mời vào ngay. Họ gờm nhau từ đó, nên bên ngoài bằng mặt nhưng bên trong thì không bằng lòng, Nguyễn Mạnh Côn coi Duyên Anh như một người bội bạc ân tình, Duyên Anh thì vẫn lờ đi trước cái khó khăn của ông Côn không một chút cảm thông. Tình cảm giữa hai người nứt rạn từ đó, chung quy cũng chỉ là cái lẽ sống thường tình trong cõi đời tục lụy này.

Ảo vọng - Đoàn Thạch Hãn - NXB Công An Nhân Dân - 1992
Trang 222,223,224,225,226
 


Đoàn Thạch Hãn là bút hiệu viết cho báo Công An Sài Gòn. Trước năm 1975, ông ta có bút hiệu là Đoàn Kế Tường, phóng viên báo Sóng Thần.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn