Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (85)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Viên Linh
Mới nhất
A-Z
Z-A
Nhớ Dương Nghiễm Mậu
19 Tháng Chín 2019
7:03 SA
Ngay năm 1970 tôi viết bài đầu tiên về người bạn thời niên thiếu của mình, từ 1953 chúng tôi đã gặp nhau tại Hà Nội, hoặc trên lầu hai của ngôi nhà bên hồ Thiền Cuông nơi tôi cư ngụ, hoặc trong khuôn viên khu tòa án Hà Nội, nơi anh cư ngụ dưới mái gia đình, ở một góc phía sau khu tòa án. Anh từng chỉ một góc bãi cỏ nơi đó, bảo tôi: “Chỗ đó là mồ chôn tập thể của một vụ tàn sát…” Anh nói nhiều hơn nhưng tôi không còn nhớ hết một cách chính xác, nên không dám viết lại các điều khác.
Thanh Tâm Tuyền và ‘chú lái sách’
12 Tháng Chín 2019
6:28 SA
Trên vách gỗ của quán sách treo đầy sách báo muôn màu, phần lớn là hình ảnh mỹ thuật, xếp đặt gọn ghẽ thứ tự; khách hỏi loại nào “chú lái sách” quờ tay chỉ tới loại đó, có cả cũ lẫn mới. Chợ sách cũ Sài Gòn là một sinh hoạt tấp nập, không phải chỉ trên một góc phố, mà trên nhiều đường. Con đường có nhiều quán sách nhất có thể là ở góc Pasteur-Nguyễn Huệ, có thể là góc Nguyễn Huệ-Lê Lợi. Quán nào cũng đông, người vào kẻ ra không ngừng, từ sáng tới chiều, từ 9 giờ tới 7 giờ. Và thường chỉ có một người bán hàng. Với bốn quán thật đông, cả ngàn người lui tới mỗi ngày nơi bốn cái góc phố này. Có một cái mái che mưa nắng là cái quán, đã nhiều, thế mà không đủ, có những “sạp sách cũ” không có mái, chỉ là một cái bạt cắt ra từ một cái lều, vải lều.
Tháng Tư, 1975, một ngày khứ quốc…
25 Tháng Tư 2019
7:26 SA
Nếu phải khai báo trên giấy tờ về chuyến đi Mỹ hồi 1975, tôi là thuyền nhân, đi thuyền từ Phú Quốc ra hải phận quốc tế và được một con tàu ngoại quốc vớt lên, gần sáng ngày 30 Tháng Tư, 1975. Chỉ khác là chúng tôi đã chờ trên đảo đó từ ngày Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức; chúng tôi ngồi trên cỏ với chai Cointrau lấy từ cái ba lô ra lúc từ cái máy radio chạy pin, tiếng ông tổng thống tuyên bố từ chức vang lên…
Nhịp điệu một thời đã qua
11 Tháng Tư 2019
6:53 SA
Hà Nội ơi! Xa rồi! Tháp Rùa lung linh sáng Mây màu biền biệt trôi Nẻo cửa đầu ô ngút trời nắng dậy Cát bụi ngậm ngùi thương cố đô! …Nắng đổ phố phường Rưng rưng lửa sáng Gió ngàn sao đục Tiếng rộn vang đường giục bước đi Trời nghiêng bóng núi Mây dựng thành trì Lối về hoa nắng đổ Mầu dâng ngập đôi mi Hà Nội ơi! Xa rồi Dặm trường chia ly.”
Nhìn lại một tạp chí miền Nam: Hiện Đại
14 Tháng Ba 2019
7:04 SA
Kinh nghiệm của tôi với tờ Hiện Đại là sự tình cờ, và trước lạ sau quen, do có một nhóm bạn mở một ngôi trường trung học tư thục ở Ban Mê Thuột rủ tôi hãy rời Sài Gòn một thời gian, nên năm 1959 tôi nghe theo, lên Ban Mê Thuột ở chơi vài tháng, thích thì dạy mỗi tuần vài giờ cho ngôi trường mới. Trước khi đi tôi gửi lại mớ sách vở nơi căn nhà lá ở Chi Lăng, Gia Định, trong có một xấp bài vở bản thảo, và người bạn đứng tên thuê căn nhà đó là một công chức làm việc trong Ngân Hàng Quốc Gia, anh gốc Huế, quen biết nhiều bạn bè miền Trung, sau họ cũng là bạn tôi. Một hôm sau giờ dạy ở trường Bạch Đằng tôi thả bộ ra khu có sạp báo gần rạp xi nê Lido, tôi vẫn ra đây mua vài tờ báo trước khi tới cà phê cô Ngọc (nay không còn nhớ tên quán, có thể là cà phê Cao Nguyên).
Trang trong trang ngoài một tờ báo
03 Tháng Giêng 2019
7:47 SA
Tôi có rất nhiều bạn thân người Nam, ngay từ giữa thập niên 1950, vì tôi khởi sự làm báo như một thông tín viên, rồi phóng viên, bị gửi ngay vào sinh hoạt xã hội chung đụng ấy để lấy tin. Để lấy tin, viết tin, nghĩa là tự mình chứng kiến tham dự sự việc bằng tai mắt của mình, đối đáp bằng lời nói ngôn ngữ của mình, trực tiếp, không bị ai thêm bớt sai lạc. Bạn đầu đời trong nghề báo của tôi ở Sài Gòn 1956 là những người sau này mãi mãi còn là bạn, họ còn lèo lái các tờ báo lớn nữa, đó là những Anh Quân, Trọng Viễn, Ngô Tỵ, Ngô Công Dư… những phóng viên cùng lớp tuổi 17, cũng như tôi. Hơn chục năm sau chúng tôi đều trở thành chủ báo ở miền Nam, và vẫn còn giữ những kỷ niệm đẹp.
‘20 Năm Binh Nghiệp,’ hồi ký của Tôn Thất Đính
07 Tháng Mười Hai 2018
6:42 SA
Hai mươi – “20 Năm Binh Nghiệp”- ở đây được ghi là 1945-1965; ghi chú thêm: “tức tự truyện Nghĩa Biển Tình Sông.” Đây thực sự là một tự truyện, và là một tự truyện duy nhất có các nhân vật thật, những đối thoại thật, những con người thật, những trận đánh thật với các tướng lãnh thật, tôi tin là không một tự truyện nào khác có nhiều cái thật như thế. Thời gian và không gian ở đây cũng thật. Tác giả đã rất khiêm tốn viết trong “Lời Cảm Tạ” in trên ba trang nơi đầu cuốn sách: “Nghĩa Biển Tình Sông” không phải là một hồi ký chính trị, vì lẽ dễ hiểu, chúng tôi không bao giờ có vọng tưởng làm chính trị suốt cuộc đời binh nghiệp của bản thân. Dù sau 1963 đến 1975, tuy có tham gia vào sinh hoạt quốc gia ở một vài lãnh vực nghị trường, nhưng chúng tôi cũng luôn luôn hướng về Quốc Phòng làm đối tượng, lấy tư tưởng binh nghiệp phục vụ quốc gia, mặc dù đã không được đồng minh Hoa Kỳ hay nền Đệ Nhị Cộng Hòa hợp tác.”
Khu báo chí Sài Gòn
04 Tháng Mười 2018
6:51 SA
Hãy nói về một khoảng phố rộng, dài chưa tới một cây số, nơi tôi lui tới hầu như mỗi ngày trong gần 20 năm, một đầu đâm vào bùng binh Chợ Bến Thành, nơi có bến xe buýt, từ bến xe buýt có thể nhìn thấy tòa soạn một tờ báo kỳ cựu của miền Nam là nhật báo Sài Gòn Mới, chủ nhân là Bà Bút Trà và nhà văn Phú Đức; gia đình ông bà này còn sở hữu một vài báo định kỳ thâm niên và giàu thịnh ở miền Nam dẫn đầu là tuần báo Phụ Nữ Diễn Đàn. Vẫn đứng ở vị thế ấy, nhìn về phía tay trái sẽ thấy Nhà Hát Lớn, sau là trụ sở Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa; nhìn về phía tay phải là nhìn suốt con phố Phạm Ngũ Lão, trên đó bên tả là trụ sở các tờ báo Màn Ảnh, báo Thời Nay, báo Tiếng Vang, báo Kịch Ảnh, báo Phổ Thông, báo Khởi Hành.
Báo chí Sài Gòn một thời niên thiếu
20 Tháng Chín 2018
7:24 SA
Những cái nhan đề một bên dài dòng của văn viết, một bên ngắn gọn của văn nói; văn viết thì nhiều chữ, văn nói thì ngắn gọn. Để cho đủ ý trong hai hay ba cột báo, văn viết phải dùng chữ cỡ nhỏ, trong khi văn nói dùng chữ lớn hơn, vì cùng một khoảng hai hay ba cột, bên ít chữ đương nhiên dùng được chữ khổ lớn. Và cũng vì thế mà mặt báo Nam đen đậm, mặt báo Bắc nhạt thoáng. Cứ lấy một tờ nhật báo Tự Do của Tam Lang đặt bên cạnh một tờ báo Đuốc Nhà Nhà Nam của Nam Đình, ra cùng một ngày một tháng, sẽ thấy ngay sự tương phản. Một bên thoáng nhạt một bên rậm đặc, một bên thưa một bên mau.
Nghề cầm bút và Nguyễn Hiến Lê
19 Tháng Tư 2018
7:37 SA
Nhà dịch thuật Nguyễn Hiến Lê (1912-1984). (Hình Wikipeadia) Nhà dịch thuật Nguyễn Hiến Lê (1912-1984). (Hình Wikipeadia) Nguyễn Hiến Lê là một cây bút chuyên nghiệp thời 20 năm văn học miền Nam, song nhiều người phân vân khi phải tìm một tiếng chính xác để gọi ông: nhà văn, nhà biên khảo, hay nhà soạn sách? Người ta thường nói nhà văn này viết được vài chục cuốn tiểu thuyết, nhà thơ kia làm được vài trăm bài thơ, hay soạn giả nọ trước tác được những bộ sách đồ sộ, giá trị. Riêng ông, người ta nói ông “trước tác” hay soạn ra được tới 120 bộ sách. Chữ trước tác, tra Tự Điển Việt Nam, thấy định nghĩa là “soạn ra tác phẩm,” hơn là sáng tác ra tác phẩm, vì trước hết, chữ sáng tác thường dành cho các nhà thơ, nhà văn, hay họa sĩ, là những người khởi thủy viết ra một câu văn một câu thơ không trùng lẫn với ai, chưa có ai từng viết, hay một họa sĩ nhạc sĩ vẽ nên một bức tranh, một bản nhạc, trong đó đường nét và cung bậc không lập lại của ai trước đó, còn trước tác ta có thể hiểu là vừa
Quay lại