Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (20)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Trần Yên Hòa
Mới nhất
A-Z
Z-A
Người Thầy Dạy Cũ
30 Tháng Năm 2024
8:15 SA
Đến khi cuộc tranh đấu ở Huế nổ lớn ra, ở Huế có tờ Lập Trường, do một số giáo sư Đại Học Huế chủ trương, trong đó chủ chốt là giáo sư Cao Huy Thuần, đã lôi kéo một số cây bút có tiếng tăm cộng tác. Thầy đọc tờ báo này và tôi cũng đọc báo này, nên hai thầy trò thân nhau. Ôi, hồi đó, chuyện văn nghệ, viết văn, làm thơ, sao mà quý, tôi biết thầy viết văn, làm thơ, nên tôi rất mê thầy, dù chưa được đọc ở thầy một bài nào cả. Trong niên học đó, tôi là người học trò được thầy thương. Tôi đã kết thân với thầy, đã đến nơi thầy ở trọ, đã được nhìn căn phòng bề bộn thầy ở với tùm lum sách báo, tranh vẽ và rác rưởi. Tôi nghĩ những người có tâm hồn văn nghệ, làm thơ, viết văn, thường sống trong những bộn bề như vậy.
Nhớ Huế
18 Tháng Ba 2024
8:00 SA
Xa Huế đã nhiều năm nhưng tôi vẫn giữ thói quen mỗi năm phải về thăm một lần trong dịp hè. Thời bao cấp thăm gia đình vợ, những năm sau này thăm các em vợ còn ở lại Huế, nhưng tận cùng thâm tâm vẫn là thăm cái nôi kỷ niệm ngày đi học, nơi mình đã từng sống, có quá nhiều kỷ niệm khó quên. Và thế nào trong những lần về đó, phải đảo một vòng văn khoa, sư phạm cũ, vào Mai Thúc Loan nội thành để nhớ ngày xưa đi đếm từng cây phượng nở hoa. Thú vị nhất, khi có những buổi chiều cùng với thằng con trai nhỏ đi bộ suốt từ Phan Bội Châu lên Trần Hưng Đạo để tìm lại cái không khí “bát phố” đã trở thành thói quen cuối tuần suốt những năm đi học.
Mua bán lạc son
18 Tháng Ba 2024
7:54 SA
Từ ngày anh ra khỏi trại tập trung đến nay, loay hoay với cuộc kiếm ăn khó khăn giữa một thành phố xô bồ nhộn nhịp, xa hoa phù phiếm này. Mới đầu, vì không vốn liếng, không chỗ ở, lại bị công an theo dõi hàng đêm, Hoạt phải đi lang thang trong các khu nhà có những thùng rác, nơi bỏ rác của cư dân. Danh từ thường gọi những người như Hoạt là dân móc bọc. Chàng đi từ nơi này sang nơi khác, xóm lao động này sang xóm lao động khác, kiếm ăn hàng ngày, cũng may ra tạm đủ.
Giao Thừa, tôi và em
08 Tháng Hai 2024
7:17 SA
Rồi giao thừa, rồi bể dâu Rã tan giấc mộng ban đầu rất thơ Tôi bao năm sống ơ thờ Xa em như một bài thơ lỡ làng Giao thừa xưa pháo reo vang Tôi yên lặng đợi em sang bên mình. Có cơn mưa rớt thình lình Em tôi ướt áo... cuộc tình cũng trôi Trời mưa ướt áo em rồi Làm sao sưởi ấm đôi môi nhạt nhòa Em cho tôi nụ hương hoa Tình ban đầu đã xa rời tuổi thơ Bao năm thời gian đợi chờ Giao thừa nhớ tiếng em cười năm nao Bây giờ đất khách xôn xao Đón xuân sang, những ồn ào vây quanh
Gởi cô gái Tam Kỳ, đất khổ
20 Tháng Tư 2023
8:40 SA
Rồi chiến tranh chia biệt con người em giạt về đâu anh chẳng biết cuộc tình ta chưa lời chia biệt mà em xa ngút mắt anh rồi Cuộc chiến tranh như loài bạch tuộc cuốn trôi anh, lên thác, xuống ghềnh cuốn trôi em, rạc rài, hun hút cô gái Tam Kỳ, đất khổ lênh đênh Thời gian... mười năm, hai mươi năm ơi thời gian vô tình quá đỗi anh gặp lại em ngày Tam Kỳ gió nổi cái nóng khô ran như đôi mắt em chừ
Bước chân máu chảy. này mẹ, này em
12 Tháng Tư 2023
8:19 SA
Mẹ chỉ có đôi tay gầy gò ôm lấy mái đầu trần Mái tóc mẹ khốc khô vàng khè xơ xác Mẹ chạy dưới trời đạn bom nổ trên đầu chớp giựt Bom đạn bắn ra từ trực thăng. từ phản lực. từ bà già Chúng nó quần qua quần lại trên đầu đám người lóc ngóc chạy phía dưới rồi tuôn xuống hàng tràng liên thanh xối xả Mẹ. và dân. và địch. trộn lẫn nhau ai biết ai đâu. mô nà Cũng có thể đạn trên núi bắn xuống Pháo một trăm ba mươi ly giội từ suối đá. quế sơn. việt an. thường đức Hay những khẩu thượng liên núp trong các tàn cây rậm bên lề đường Xả vào đám lính đang chạy táo tác phía dưới Lính. và dân. đâu có phân biệt mô nà
Cuối tháng tư bảy lăm và những ngày sau
11 Tháng Tư 2023
7:32 SA
Sự việc đến quá nhanh từ ngày đơn vị anh tan hàng. Anh trở về từ căn cứ Long Thành trong buổi sáng của ngày cuối cùng. Trên đường về, anh nhìn thấy những chiếc xe jeep, xe nhà binh chạy thật nhanh từ phía Hốc Môn về Sài Gòn. Thành phố bỏ ngỏ, quan, quân, dân chúng chạy hỗn loạn. Anh đón chiếc xe buýt cuối cùng ở đường Võ Tánh đi về hướng ngã tư Bảy Hiền. Chiếc xe buýt chật ních người. Lính có, dân có. Người ta chen chúc nhau lên xe, xuống xe. Ai đôi mắt cũng láo liên nhìn nhau dò hỏi. Tình hình thế nào? Nghe nói "giải phóng" đã xuống đến Hốc Môn? Không ai trả lời. Anh xuống xe ở một góc trạm xăng rồi đi bộ về nhà.
Tháng tư nắng quái
03 Tháng Tư 2023
7:42 SA
Tháng tư em dắt con ra biển Hướng về nam theo sóng nổi trôi Thôi cũng đành, xuôi triều nước lớn Làm sao biết được, trôi về đâu? Tháng tư lửa rực, về ngang phố Anh quýnh tìm em khắp vũng tàu Thây chất chồng thây, thây chồng chất... Trời ơi! Thảm quá! ngùi thương đau! Tháng tư, đạn pháo rơi cùng khắp Người chết giăng đầy mọi nẻo quê Trải qua mấy đận, anh mong ngóng Gặp em rồi, được khóc thỏa thuê Thì thôi, trở về nơi qui ẩn Giữa am đời nhặt nhạnh tình riêng Thành, bại, cũng đành theo thế cuộc Công danh như ngọn khói, đời thiền.
Tường Linh và những bài thơ ai cũng biết, nhưng không biết tác giả
14 Tháng Bảy 2021
7:19 SA
Nhà thơ Tường Linh có tên khai sinh Nguyễn Linh, sinh ngày 12 Tháng Mười Hai, 1930, tại làng Trung Phước, huyện Quế Sơn (nay là Quế Trung, Nông Sơn), tỉnh Quảng Nam. Ông xa quê từ năm 1954, ra sống ở Huế, Quảng Trị. Đến năm 1956 thì vào định cư ở miền Nam, quận Bình Thạnh, Sài Gòn, cho đến ngày ông mất (2021). Tường Linh sáng tác nhiều từ những năm 1950, nổi tiếng với những bài thơ về tình yêu quê hương đất nước. Ông thuộc lớp các thi sĩ Quảng Nam xuất hiện vào những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Sa Giang Trần Tuấn Kiệt, người làm thơ lãng tử
11 Tháng Mười 2019
7:21 SA
Năm 1969, tôi đi phép từ Đà Lạt về Sài Gòn với người bạn đồng khóa 2 Chiến Tranh Chính Trị là Trần Thanh Ngọc, để mua vé máy bay để về quê. Trong lúc đợi ở Sài Gòn một ngày chờ chuyến bay đi Đà Nẵng, Trần Thanh Ngọc rủ tôi tới thăm Trần Tuấn Kiệt. Nhà Trần Tuấn Kiệt ở một con hẻm ngoằn ngoèo khu chung cư Nguyễn Thiện Thuật hay Cao Thắng gì đó (thời gian qua cũng trên 40 năm khiến trí nhớ trở nên mù mờ). Con hẻm có nhiều người bán hàng đặt bàn ra ngoài đường, bán nào nghêu sò ốc hến, cốc ổi, mực khô, đồ nhậu, bún riêu, bún ốc. Chúng tôi đi vào sâu trong hẻm, đến một căn nhà tồi tàn. Theo đúng địa chỉ, Trần Thanh Ngọc gõ cửa, một mái đầu bù xù thò ra. Trần Thanh Ngọc và tôi lách người bước vào, căn nhà tối om, không đèn đuốc. Người đàn ông đầu bù tóc rối đó chính là Trần Tuấn Kiệt.
Quay lại