Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (107)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Phạm Trần
Mới nhất
A-Z
Z-A
Ai đứng sau lưng ông Tô Lâm?
25 Tháng Mười Một 2024
6:55 SA
Chủ trương “không đổi mới chính trị” cũng không mới. Bóng mờ Nguyễn Phú Trọng vẫn lảng vảng trong đầu ông Tô Lâm khi ông nhắc lại: “Tiếp tục quán triệt sâu sắc những tư tưởng chỉ đạo của đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; đặc biệt là ba nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng văn kiện: Kiên định và đổi mới; kế thừa và phát triển; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn với định hướng chính sách.”
Người mới - Chuyện cũ
12 Tháng Chín 2024
7:04 SA
Năm 2017, tại Hội nghị toàn quốc học tập, quán triệt các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII), ông Võ Văn Thưởng, khi ấy Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, đã yêu cầu: “Phải kiên quyết khắc phục “căn bệnh” ngại học, lười học nghị quyết, nhất là tình trạng khai mạc thì đông, cuối giờ thì thưa thớt lấy lý do công việc mà bỏ học nghị quyết hoặc học hình thức, chiếu lệ…” Lời yêu cầu này đã như “nước đổ đầu vịt”, vì không ai có thế “đọc chữ mà no” được. Chắc là ông Tổng Bí thư Tô Lâm cũng biết như thế để sửa sai. Nhưng với cá tính “bảo Hoàng hơn Vua” của một tướng Công an bảo thủ, không ai tin ông sẽ có can đảm “xé rào” để đưa đất nước tiến lên.
Độc lập có rồi, Tự do đâu?
04 Tháng Chín 2024
7:26 SA
Ngày nay, 79 năm sau 1945, lời nói “không gì quý hơn độc lập, tự do” của Hồ Chí Minh chỉ đúng một nửa. Không ai phủ nhận Việt Nam đã có “độc lập”, nhưng “tự do” cho mọi người thì không. Quyền tự do chỉ dành cho đảng viên và những ai chịu phục tùng lãnh đạo. Công bằng và Dân chủ cũng không dành cho mọi người. Đảng nắm hết để chia chác cho người thân, phe cánh. Quyền ứng cử và bầu cử cũng do đảng quyết định, thông qua Tổ chức ngoại vi của đảng lả Mặt trận Tổ quốc.
Hai mươi (20) năm thất bại của nghị quyết 36
29 Tháng Tám 2024
7:26 SA
Cuối cùng là chuyện “lá cờ”. Sau nhiều năm cố gắng, nhà nước CSVN đã thất bại trong âm mưu thay lá cờ “nền vàng 3 sọc đỏ của Việt Nam Cộng hòa” bằng “cờ đỏ sao vàng của đảng CSVN” trong các lễ hội của đa số người Việt Nam ở nước ngoài. Lá “cờ đỏ sao vàng” chỉ xuất hiện tại một số cộng đồng ở các nước Cộng sản hay “thân Hà nội”. Đó là những thất bại của Nghị quyết 36 “Về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài”, sau 20 năm thi hành
Trước mắt và sau lưng ông Tô Lâm
14 Tháng Tám 2024
6:43 SA
Ông còn rêu rao chủ trương được gọi là “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.” Đúng ra là “của Đảng, do Đảng và vì Đảng”. Nhân dân chỉ là “hình nộm” của chiêu bài mỵ dân, cầu tài. Nhân dân cũng chỉ là cái bóng mờ sau lưng đảng, không làm gì có chuyện “quan hệ máu thịt giữa Đảng và Nhân dân”, hay như câu tuyên truyền “cán bộ đi trước, làng nước theo sau”. Có chăng là “cán bộ ăn trước, làng nước theo sau hốt rác”.
Việt Nam sau Nguyễn Phú Trọng
30 Tháng Bảy 2024
8:11 SA
Bây giờ không ai biết ông muốn có một Bộ Chính trị và 4 Lãnh đạo chủ chốt gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội khóa tới như thế nào. Đây là một khoảng trống mà những người kế vị phải làm, nhưng ai giữa hai ứng viên Tô Lâm, Chủ tịch nước và Thủ tướng Phạm Minh Chính? Ông Tô Lâm, 67 tuổi, gốc Hưng Yên trong khi ông Chính, 66 tuổi sinh ở Thanh Hóa. Nếu câu nói “Tổng Bí thư phải là người miến Bắc” như ý của một thời thì ông Tô Lâm có ưu thế hơn trong cuộc chạy đua này.
Vụ án Huy Đức - Trần Đình Triển
12 Tháng Sáu 2024
7:29 SA
Đáng chú ý là vụ án Huy Đức - Trần Đình Triển xẩy ra vào lúc đảng CSVN tổ chức các Đại hội đảng địa phương để chuẩn bị Đại hội đảng thứ XIV tổ chức vào tháng 1/2026. Đại hội này sẽ chọn người thay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu ở tuổi 80, sau khi đã làm Tổng Bí thư 3 nhiệm kỳ, từ năm 2011. Sau khi hai ứng viên sáng giá Võ Văn Thưởng, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bị cách chức vì dính đến tham nhũng hay không kiểm soát được kẻ dưới quyền lộng hành thì hai ông Tô Lâm và Phạm Minh Chính nổi lên có khả năng thay ông Trọng.
Bệnh mới của CSVN
06 Tháng Sáu 2024
6:19 SA
Nhưng bệnh “nhận vơ” đã có từ sau Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 của toàn dân”. Cuộc nổi dậy này có sự tham dự của nhiều Đảng phái Quốc gia, tiêu biểu như Việt Nam Quốc Dân đảng nhưng ông Hồ Chí Minh đã nhanh tay “cướp chính quyền” từ tay Chính phủ Trần Trọng Kim để chiếm quyền. Ngày nay, cán bộ, đảng viên CSVN cũng rập khuôn di theo đường cũ, đó là: “Mặc dù chẳng có đóng góp hoặc không đáng kể nhưng vẫn “nhận vơ” thành tích về mình, thậm chí phô trương thành tích để làm đẹp báo cáo, đánh bóng tổ chức và bản thân; nhưng hễ có sai lầm, khuyết điểm gì thì lại lo sợ trách nhiệm và tìm mọi cách để chối bay, chối biến, đùn đẩy, không dám nhận.
Nhân sự mới – tư tưởng cũ
23 Tháng Năm 2024
7:06 SA
Đảng CSVN đã hòan tất bổ sung “lãnh đạo 4 người”, nhưng viễn ảnh xóa ảnh hưởng của Quân đội và Công an trong đường lối cai trị độc tài đã mờ nhạt. Trước hết, sự kiện Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm làm Chủ tịch nước đã gợi lại hình ảnh Đại tướng Công an Trần Đại Quang giữ chức Chủ tịch nước năm 2016, sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng loại xong ảnh hưởng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tướng Tô Lâm là người có công giúp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thành công trong công tác chống tham nhũng, thường được gọi là “đốt lò” từ khóa đảng XII.
Có dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam không?
16 Tháng Năm 2024
9:48 SA
Trong lúc đảng chuẩn bị các kỳ họp Trung ương để tìm nhân sự cho khóa đảng XIV thì rộ lên tuyên truyền về “dân chủ Xã hội Chủ nghĩa” ở Việt Nam. Đảng nói văng mạng rằng: “Đặc trưng của dân chủ xã hội chủ nghĩa là quyền dân chủ của công dân không ngừng được mở rộng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, của xã hội mà cơ bản nhất là dân chủ về kinh tế.” Nhưng thực tế không phải như vậy. Tất cả mọi quyết định điều hành việc nước phải “do đảng, vì đảng và của đảng”.
Quay lại