Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (57)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Nguyễn Văn Lục
Mới nhất
A-Z
Z-A
Phải chăng đã đến lúc cần thế tục hóa (laiciser) đảng cộng sản?
21 Tháng Giêng 2025
7:06 SA
Quyền hành và bạo lực thường kết nối, đồng lõa với nhau nhân danh quyền con người. Nó biến cái tốt thành cái xấu, lý tưởng thành tội ác.. Chẳng hạn, đảng cộng sản nhân danh lý tưởng “ giải phóng” con người vốn là một mục tiêu tối hậu. Nhưng họ lại dùng đủ phương tiện, kể cả bạo lực để thực hiện cho bằng được mục tiêu đó. Điều đó là mâu thuẫn không chấp nhận được theo nghĩa dựa trên cứu cánh biện minh cho phương tiện. Vì thế, Stalin ngaqy từ đầu đã từng viết:” Il faut laiciser le communisme.”( Phải tục hóa đảng cọng sản) như một lời cảnh báo.
Võ Nguyên Giáp và Điện Biên Phủ
17 Tháng Mười Hai 2024
6:50 SA
Thế nhưng, người ta vẫn tự hỏi, năm 1953, ai là người đã hủy bỏ kế hoạch đánh đồng bằng của tướng Võ Nguyên Giáp chuyển sang hướng tây bắc Bắc Việt mở đầu cho chiến dịch Điện Biên Phủ sau này ? Phải chăng đó là quyết định khôn ngoan của Vị Quốc Thanh và đã được ông Hồ chấp thuận? Và Navarre đã bị sập bẫy tưởng rằng Điện Biên Phủ sẽ là một Na Sàn thứ hai của cộng sản. Thắng lợi có tính cách quyết định của trận Điện Biên Phủ là lần đầu tiên có trọng pháo 105 và súng cao xạ 37. Trận đánh mở màn căn cứ Him Lam và Độc Lập dứt điểm nhanh, gọn phải chăng là nhờ pháo? Việc tự sát của viên sĩ quan pháo binh Pháp vì ông đã tính sai một nước cờ? Cho nên đọc ông Giáp, tốt hơn hết chính là đi tìm những điều ông không nói đến. Chiến thắng Điện Biên Phủ thì có, có thật, nhưng vinh dự thì có thể không .. Đó là chiến thắng không mấy vinh dự vì chiến công phải nhường lại một phần không nhỏ cho cố vấn Tàu.
50 năm nhìn lại những ngày mất Sài Gòn (I)
21 Tháng Mười 2024
6:58 SA
Có lẽ trong cuộc tháo chạy này, kẻ bị oán ghét nhiều nhất không ai khác là ông Nguyễn Văn Thiệu. Nhiều người đã ghét ông trong vai trò tổng thống. Kissinger là người lãnh đạo cao cấp của Mỹ cũng ghét cay, ghét đắng ông Thiệu. Nhưng có lẽ sự thù ghét này chỉ thực sự oán ngút trời đối với tất cả những ai rơi vào hoàn cảnh người dân chạy cộng sản từ lúc thoát chạy khỏi Tây Nguyên. Theo ký giả Peter O’Loughlin hàng ngàn người tỵ nạn chạy trốn đã sống sót sau cuộc truy đuổi của cộng quân. Nhiều người trong số họ đã lớn tiếng chửi bới Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: Thieu abandoned us. Một người đàn bà đã nói như thế.
Dương Văn Ba, Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức: Một chọn lựa bất hạnh (1)
02 Tháng Mười 2024
6:43 SA
Miền Nam những năm 1963-1970 gặp rất nhiều xáo trộn từ phía những người mà sau này có danh xưng “ The 3rd“ (Lực lượng thứ ba). Họ có ăn học và họ quậy phá miền Nam đủ kiểu dưới danh xưng các dân biểu đối lập một cách hợp pháp. Nếu gọi họ là những kẻ nội thù kể cũng không sai. Hay nói nôm na, họ là những thành phần “ nối giáo cho giặc”.. Miền Nam có mất cũng một phần do bọn này.
Nhà văn Thế Phong và câu chuyện đạo văn của “tên đạo chích” Hoàng Trọng Miên
23 Tháng Chín 2024
6:27 SA
Nay tôi viết lại một vết nhơ văn học như một nhắc nhở người cầm bút hiện nay : Đùng đi vào vết xe đổ của thứ đạo chích văn học như HTM. Rất may cho Văn học miền Nam, những vết nhơ như thế thật hiếm hoi.. Có những trường hợp khác, chỉ được coi là « cầm nhầm » một vài ý, một câu thơ, một nhái lại một bản nhạc vv không đáng kể. Ngoại trừ trường hợp HTM, chúng ta vẫn có thể tự hào về nền văn học ấy.
Mạn đàm với tác giả Kiều Vĩnh Phúc
17 Tháng Chín 2024
6:46 SA
Thái độ lương thiện trí thức đó của một người cầm bút như ông với cuốn sách này: Cuốn Những Huyền Thoại Và Sự Thật Về Chế Độ Ngô Đình Diệm sẽ giúp bạch hóa một số điều đã bị ngộ nhận theo tin đồn hoặc theo những luận điệu bôi bẩn, chụp mũ của một số người. Chẳng hạn hai ông Diệm Nhu không kỳ thị tôn giáo, không đàn áp, giết, hay giam cầm hằng vạn người đối lập. Ông Nhu không hút thuốc phiện. Ông Diệm không ăn cắp nghiên mực của vua Tự Đức theo lời tố cáo của tên Việt cộng nằm vùng Nguyễn Đắc Xuân, không giết Trịnh Minh Thế như lời tố cáo của Lê Trọng Văn. Nhất là ông Diệm không có chính sách đàn áp, giết hại người Phật Tử như biến cố Đài phát thanh.
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện (1939-2012)
03 Tháng Chín 2024
6:33 SA
Mỗi bài thơ là một bản cáo trạng. Mỗi bài thờ dù ngắn – dù dài đều thể hiện sự căm thù cộng sản. Tình cảnh lưu đầy này đưa đến một cách tất yếu là sự cô đơn một mình. Đây là một sự tranh đấu hoàn toàn cô độc, tranh đấu nội tâm với một kẻ thù vô cùng nguy hiểm. Cuộc tranh đấu giữa một con người với cả một chế độ, với cả một guồng mày cai trị của đảng. Những câu thơ của anh đạt tới sự kết tinh, nén chặt không ai khác có thể làm được.
Cỏ Cụ Hồ và cây vú sữa miền Nam Hải Ngoại
13 Tháng Sáu 2024
6:07 SA
Truyện Cây Vú Sữa miền Nam nói quá trở thành kịch, có chút “bịp bợm.” Nhà văn Vũ Thư Hiên là người rành rẽ những truyện “bịp” này. Ông cho biết hồi còn ở Việt Bắc, dân miền Nam kính yêu bác, không gửi Cây Vú Sữa Miền Nam mà gửi một cô gái miền Nam làm quà cho Bác. Bác xơi quà mỗi ngày, khỏi phải tưới bón. Ít lâu sau cô gái có bầu. Dân miền Nam mang biếu bác món quà quý hóa như thế. Một món quà trên đời này không dễ mấy ai có được. Vậy mà không báo chí nào nhắc nhở tới.
Cây cộng sản, cỏ cụ Hồ
12 Tháng Sáu 2024
6:52 SA
Sự vơ vét chiếm chiếm đoạt mang tính chất nhà nước, như một định chế bất khoan nhượng, luật rừng. Cái luật rừng ấy củng cố thêm cho cái hào quang chiến thắng và làm mờ lương tri và lẽ phải. Dựa vào chiến thắng biến chuyện vơ vét thành chuyện chính đáng, tự nhiên. Như một thứ cướp ngày.
Nhân đọc cuốn sách về cuộc chiến 1946-1954, tài liệu của Trung Quốc
11 Tháng Sáu 2024
6:35 SA
Đọc ký sự do cả hai bên ghi lại chuyện xảy ra 55 năm trước giữa những người anh-em-đồng-chí có “mẫu mực sáng ngời của Chủ nghĩa Quốc tế Vô sản” không dễ. Người đọc cần phải có thái độ thận trọng dè dặt như, hay hơn cả khi đọc sách An Nam chí lược của Lê Tắc. Âu đây cũng là một bài học lịch sử quý giá cho tất cả mọi người Việt quan tâm đến vận mệnh dân tộc. Đây là một công trình làm việc rất có ý nghĩa, nhằm đưa ra những tài liệu chính thức về phía Trung Quốc cho thấy vai trò của Trung Quốc trong chiến thắng Điện Biên Phủ không thể bị gạt ra một bên.
Quay lại