Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (83)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Đỗ Trường
Mới nhất
A-Z
Z-A
Duyên Anh - Từ Cảm Xúc Đến Tận Cùng Của Con Chữ
14 Tháng Chín 2023
7:46 SA
“Giàn thiên lý quê nhà giờ đây héo khô tàn tạ. Loài ve sầu không rủ rê mùa hạ sang nữa nên họ hàng nhà bọ ngựa cũng chết hết vì buồn. Ở ngoài ấy người ta ngăn cấm không cho ai buồn, không cho ai nhớ, không cho ai thương nhau thì dễ gì mẹ tôi đã được ngồi duới giàn hoa mà kể chuyện cho em tôi nghe. Thì dễ gì có phút giây mẹ nằm tưởng tượng bão táp ngoài trời thấy con chim nhỏ lạc bầy dạt trôi thảm hại. Tôi buồn, tôi muốn khóc khi nghĩ rằng chiều nào người ta bắt mẹ tôi nhổ hoa lý, phá giàn tre để trồng ngô khoai chẳng hạn. Mẹ tôi sẽ chết khô héo trên mảnh đất xác xơ đầy những oán thù…“
Lê Mai Lĩnh- Với tình yêu và hồn thơ thế sự lưu đày
11 Tháng Tư 2023
7:13 SA
Nếu ta đã đọc Mùa Hạn của người tù Tô Thùy Yên: “Bước tới, chân không đè đá sắc/ Vai trần chín rạn gánh oan khiên/ Nước khe, cơm độn, thân tàn rạc/…Nắng kim khí chảy, đá rạn nứt/ Gió táp, rừng khô rụm, cát tràn” thì sẽ hiểu, cảm thông hơn cho người lính tù Lê Mai Lĩnh trong: Mùa Đông Đi Cấy Ruộng Sình. Những hình ảnh ở hai bài thơ này của Tô Thùy Yên, và Lê Mai Lĩnh: Hè và Đông, khô và sình (lầy), tuy tương phản, song cùng bật lên nỗi thống khổ của người lính thất trận tù đày, trong cùng một bức tranh hiện thực. Và với Mùa Đông Đi Cấy Ruộng Sình, Lê Mai Lĩnh đã làm cho người đọc phải rưng rưng ngấn lệ, bởi phép so sánh: thân phận con người không bằng cả loài súc vật
Trần Mạnh Hảo - Người đã chết với tâm hồn bia mộ
16 Tháng Hai 2023
8:14 SA
Có thể nói, cả cuộc đời Trần Mạnh Hảo gắn chặt với văn học nghệ thuật, kể cả khi sự nghiệp, và cuộc đời bị vứt bỏ ra ngoài xã hội. Tình yêu văn học ấy, đã cho ông nghị lực sống, và viết. Đọc Trần Mạnh Hảo, có những lúc, tôi cứ ngỡ ông đang tự vắt kiệt mình cho văn học. Do vậy, khi Trần Mạnh Hảo viết về Nguyễn Bính, mà như viết về chính mình vậy: “Đêm sao sáng cạn hoàng hôn/ Bút đào huyệt giấy mà chôn mình dần”
Lê Lựu: Nhát cuốc đầu tiên khơi lại dòng văn học hiện thực phê phán
29 Tháng Mười Hai 2022
7:18 SA
Có thể nói, Thời xa vắng gắn liền với tên tuổi Lê Lựu. Bởi, đây là cuốn tiểu thuyết ra đời đúng thời điểm, đánh vào tâm lý khao khát cái mới, cái chân thiện của người đọc. Và tính chân thực ấy như lưỡi dao lóc dần vào sự áp đặt, đàn áp tư tưởng con người của cả một hệ thống chính trị xã hội. Tuy nhiên, nếu được phép chọn ra một tác phẩm tiêu biểu nhất cho sự nghiệp sáng tạo của Lê Lựu, với tôi phải là tiểu thuyết Làng Cuội. Đây là tác phẩm không chỉ toàn bích về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật, mà còn cho ta thấy rõ sự can đảm, cũng như bút lực của Lê Lựu.
Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh - chân dung từ một nhà văn
01 Tháng Chín 2022
6:48 SA
“Cũng vì thế mà anh muốn trở thành một phi công và hơn thế nữa một phi công quân sự. Em cũng đừng vội kêu lên anh là xếp bút nghiên để khoác chiến bào. Trong thời ly loạn này dĩ nhiên mang nhung phục là bổn phận tất cả các thanh niên, nhưng câu chuyện xếp bút nghiên chỉ là câu chuyện cổ khi mà người tráng sĩ chỉ biết độc có một chuyện mài gươm dưới trăng, hát Bài ca chính khí, để rồi sáng hôm sau nghe tiếng tì bà giục lên ngưa, cố uống cạn chén rượu bồ đào cho say túy lúy trước khi ra đi. Người quân nhân hiện nay hơn lúc nào hết phải học hỏi nhiều cho mình mỗi ngày một tiến.“
Trạch Gầm- Một giọng thơ độc đáo
08 Tháng Tư 2022
7:12 SA
“Hai chín tháng Tư, Biên Hòa xơ xác Ta về Sài Gòn ngang qua nghĩa trang Ta đứng nghiêm chào bạn ta đã chết Như tự chào mình – nát cả tim gan. Ba mươi tháng Tư, ta ôm mặt khóc Trên cầu Sài Gòn – cạnh phố Hùng Vương Mười năm binh đao, mười ngày kết thúc Ta còn nguyên, mà mất cả Quê Hương…“
Tết nơi xứ lạnh – nhớ quê nhà
31 Tháng Giêng 2022
6:38 SA
Gần chục năm nay, cuộc sống của tôi dường như chậm lại, nhất là những ngày Tết đến xuân sang. Sự thư thái ấy, càng làm cho con người sống thiên về hoài niệm, với những ký ức đã xa vời vợi. Do vậy, về miền ký ức, tìm lại dĩ vãng, tìm lại kỷ niệm, dù rằng rất nhỏ, song luôn thôi thúc, ám ảnh trong tôi. Dường như, viết cả một cuốn sách gần 300 trang Về miền ký ức, làm sống lại cả cái thuở ấu thơ ấy vẫn chưa đủ, mà phải đợi đến nồi bánh chưng đang sôi, tỏa ra mùi hương quê nhà, dưới ngọn lửa hồng ta vừa nhóm, mới làm hồn người dịu lại giữa ngày xuân, ngày Tết chăng?
Văn học Miền Nam – một góc nhìn
18 Tháng Mười Một 2021
7:09 SA
“Chúng tôi rời Sài Gòn trong thở dài nhẹ nhõm, một tháng ở Thủ Đô đủ để tạo thành sụp đổ tan hoang trong lòng, đủ thấy rõ sự phản bội của hậu phương, một hậu phương lừa đảo trên máu và nước mắt của người lính. Một tháng đủ để chúng tôi hiểu ti tiện hèn mọn của loại lãnh tụ ngã tắt, những anh hùng đường phố, những ông vua biểu tình theo ngẫu hứng, vua tôn giáo đầy thù hận và dục vọng… Một tháng “vỡ mặt” lính non cũng như lính già. Chúng tôi bây giờ biết rõ: Máu và đời sống của mình đã đổ ra cho một xã hội lừa lọc.“
DU TỬ LÊ – Đời lưu vong chưa tận tuyệt với linh hồn
25 Tháng Mười Một 2019
7:27 SA
Tuy đớn đau, dường như có phần tuyệt vọng, song cái tôi trữ tình vẫn xuyên suốt những trang thơ Du Tử Lê. Tình Sầu là một trong những bài thơ như vậy của ông. Với tôi đây là bài thơ tình hay và toàn bích nhất của Du Tử Lê. Không chỉ có lời thơ đẹp, mà tính tự sự đặc trưng bộc lộ rõ nét trong thơ ca Du Tử Lê. Mỗi khổ thơ là một phép so sánh tu từ về tâm trạng, hoàn cảnh khác nhau của nhà thơ. Những hình ảnh hoán dụ ấy, tuy nhẹ nhàng nhưng quặn thắt lòng người. Đọc Tình Sầu của Du Tử Lê, làm tôi chợt nghĩ đến bài thơ cũng thất ngôn: Đường Khuya Trở Bước của Đinh Hùng. Có lẽ, Du Tử Lê và Đinh Hùng viết những bài thơ này trong cùng một hoàn cảnh, tâm trạng sầu đau chăng?
Vũ Thư Hiên – Người giã từ thiên đường ảo ảnh
27 Tháng Tám 2018
7:41 SA
Khi nhát dao chém ngang hình đất nước, thì văn học Việt cũng chẻ đôi dòng chảy. Bắc Nam như hai thái cực đối nghịch nhau về cả tư tưởng lẫn bút pháp. Sau Nhân văn giai phẩm, trên đất Bắc lại một cuộc nồi da xáo thịt nữa xảy ra với cái tên gọi mơ hồ: Xét Lại. Cơn sóng ngầm ấy cuốn đi rất nhiều công thần, và những nhà báo, văn nhân, một thời đã từng là bạn bè, đồng chí. Nhà văn Vũ Thư Hiên và cha mình, cụ Vũ Đình Huỳnh, người thư ký đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng nằm trong số đó.
Quay lại