Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (7)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Ngự Thuyết
Mới nhất
A-Z
Z-A
Đêm trước trận cuối
11 Tháng Sáu 2024
7:09 SA
Lên đường anh vào Nam xa quê hương khốn khổ nhớ em và thương quê ngày đêm anh ấp ủ giấc mơ về chốn cũ Có anh và có em có dòng sông êm đềm có cánh đồng mát rượi có mẹ cha trông đợi có đàn em đón mừng có xóm dưới làng trên có hàng cau khóm chuối có ngôi nhà ngói mới. Anh nhớ lời em nói “Quê em xa nghìn trùng! miền Bắc trong lao lung làng em còn đâu nữa! Quê anh là quê em ta quê hương chia sẻ! và anh là của em là của em mãi nhé! Hằng đêm em khấn nguyện thôi thôi đừng giết nhau anh mau về mau về về anh về nguyên vẹn.” Nhưng khi nào hết giặc? Bao giờ là ngày về?
Giã Từ Bùi Bích Hà
20 Tháng Bảy 2021
7:33 SA
Nhà của Hà nhìn ra một cánh đồng khá rộng. Những ruộng lúa xanh rì. Đến mùa lúa chín, là cả một cánh đồng vàng. Nhưng khi mùa đông mưa giầm, gió bấc, rét mướt về, cảnh vật thật thê lương. Cánh đồng ngập nước mênh mông trắng xoá, người Huế gọi nước lụt ấy là nước bạc, lội xuống lạnh thấu xương. Tôi nhớ trong một truyện ngắn của Hà có hình ảnh cánh đồng mùa lụt ở Huế. Thêm vào đấy, ngày đêm vang đi rất xa tiếng ểnh ương đều đều, và buồn “thúi ruột”. Từ cổng nhà Hà nhìn xéo sẽ gặp một ngôi chùa nhỏ, không biết mang tên gì, thường được gọi là chùa Áo Vàng, vì các vị sư mặc áo vàng.
Trở lại với "Đêm Qua Bắc Vàm Cống" và mấy bài thơ đầu đời của Tô Thùy Yên
01 Tháng Mười 2019
7:09 SA
Tôi đã viết khá vội vàng về Đêm Qua Bắc Vàm Cống ngay sau khi nghe tin nhà thơ Tô Thùy Yên không còn nữa. Nhưng sự ngưỡng mộ của tôi đối với Tô Thuỳ Yên rất lớn, không khác gì đối với Thanh Tâm Tuyền. Trong khi đó tôi đã “kể lể dài dòng” nhiều lần về nhà thơ sau. Cho nên tôi cảm thấy có bổn phận trở lại với Tô Thùy Yên, Trở Lại với Đêm Qua Bắc Vàm Cống để nói lên “mối tình thủy chung và kín đáo” của tôi đối với bài thơ ấy, và đồng thời nêu vài ý nghĩ về mấy bài thơ đầu đời nhưng rất quan trọng của Tô Thùy Yên.
Đêm qua Bắc Vàm Cống
04 Tháng Sáu 2019
7:14 SA
Đêm Qua Bắc Vàm Cống, một bài thơ ngắn, ra đời cách đây lâu lắm, hơn 60 mươi năm khi tác giả của nó, Tô Thùy Yên, chưa tới tuổi hai mươi. Thỉnh thoảng tôi đọc lại bài thơ ngắn đó, và lại nhớ mấy lần qua cái bắc ấy,trước 1975, trên đường đi về Lục Tỉnh, qua Sa Đéc, Long Xuyên. Lần nào cũng thế, qua đó, cái buồn bỗng dưng ập tới. Tại sao? Tại vì bến bắc hồi đó còn quạnh quẽ lắm, nước sông Cửu Long chảy miên man, lục bình trôi hàng nối hàng như không bao giờ dứt? Thì Tô Thuỳ Yên cùng với bài thơ đó hiện về. Thế là cũng tại vì bài thơ có sức ám ảnh lớn. Đọc lại nó, nghe lại nó, như nghe lời nguyền của định mệnh.
Đêm
22 Tháng Tư 2019
6:52 SA
Anh nhớ một lần thấy tận mắt tại Hội Trí Thức Yêu Nước một nhân vật nổi tiếng, ông Đào Duy Anh. Ông mặc áo bà ba, khăn choàng cổ rằn ri đen trắng, mắt mệt nhọc, trán cao, người dong dỏng. Ông thuyết trình về một đề tài liên quan đến Nguyễn Trãi, vấn đề “Công tâm”. Công tâm ở đây không phải là lòng ngay thẳng, không thiên vị, và chữ “công” là động từ chứ không phải tính từ. Cho nên “Công tâm” có nghĩa là tấn công về mặt tâm tình, tâm lý. Chợt trông thấy giáo sư Nguyễn Đăng Thục ngồi bên dưới hàng thính giả, thế là ông bước xuống khỏi khán đài trong khi ông Thục đứng dậy. Hai người bắt tay nhau. Anh ngạc nhiên. Họ ở hai chiến tuyến lại có biết nhau? Hay là sau ngày Miền Nam mất, họ mới có dịp gặp nhau, làm quen?
30/4/1975
18 Tháng Tư 2019
8:06 SA
Trưa ngày 28/4 tôi đang lái xe chạy trên đường Nguyễn Kim gần sân Vận Động Cộng Hòa bỗng nghe từ xa, từ trên cao, dồn dập tiếng động cơ gào lên khủng khiếp. Tôi hoảng hốt thắng xe lại. Ngay phía trên không gần mặt đất, một máy bay loại vận tải đang lảo đảo bay, đuôi đã bị đứt, để lại đằng sau một chuỗi khói đen ngòm dài, và chưa đầy một phút, nó đâm vào một toà nhà cao tầng. Một tiếng nổ vang trời tiếp theo sau ánh lửa đỏ lóe lên sáng rực trong đám khói mù mịt. Có bao nhiêu người trong chiếc máy bay ấy, tôi tự hỏi, và họ có kịp nghĩ gì trong giây phút cuối cùng đó? Chiều ngày 29/4 trên đường Nguyễn Thiện Thuật từ phía đường Hồng Thập Tự hướng về đường Phan Thanh Giản, thuộc khu Bàn Cờ, một xe bọc sắt của Dù hoặc Thuỷ Quân Lục Chiến chạy len giữa đám đông dân chúng đổ ra đầy đường, kẻ sững sờ nhìn, người tò mò chạy theo. Vì thế xe không thể chạy nhanh đư
Biệt Ly trong Thơ
22 Tháng Mười Hai 2017
6:34 SA
Thương Nhớ thì “vô cùng”. Nhớ người, nhớ cảnh, nhớ quê hương. Lỡ không có đối tượng để nhớ, có khi bịa đặt ra. Thế hệ của chúng ta, có người không nhớ quê hương. Cũng đúng thôi. Sống trong loạn ly lâu ngày, quê hương chưa tạo nên niềm gắn bó bền chặt, mình cũng chưa tích lũy được kỷ niệm gì đáng kể, thế mà đã phải tách rời. Thiếu kỷ niệm, thiếu gắn bó, nhớ được gì nơi quê cũ? Thì cứ nhớ cái mình đang thiếu hay không có chăng?
Quay lại