Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (7)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Nguyễn Sơn Sàigòn
Mới nhất
A-Z
Z-A
Chuyện giao thông và ngập lụt tại VN
19 Tháng Ba 2018
9:18 SA
Chuyện ngập lụt tại VN xãy ra thường xuyên, họ xem giống như chuyện ăn cơm hàng ngày, riết rồi quen với cảnh tát nước tràn vào nhà, sống với nước ngập lụt trong nhà. Quen với cảnh dắt xe khi chết máy lúc ngập lụt, áo quần ướt nhem mổi khi trời mưa cho dù có mặc áo mưa. Thậm chí có em đang dẩn xe chết máy qua đoạn ngập lụt thì bị chiếc xe buýt đi ngang hơi nhanh làm sóng đánh mạnh thế là em đang dẩn xe té nhào cả người lẩn xe xuống giòng nước cuồn cuộn trôi. Bà con cứ tưởng em này chắc đang bắt con cá nào đó nên bỏ xe để ráng chụp con cá. Ai nhè thấy em lóp ngóp đứng lên, quần áo bèo nhèo, mặt mày méo xẹo, hình như hậm hực muốn chưởi đồng.
Rộn ràng chuyện học hàm và chức danh giáo sư tại VN
19 Tháng Ba 2018
9:11 SA
Người nước ngoài ít quan trọng chuyện phẩm hàm hay ngạch trật. Mọi người nể trọng qua cách làm việc có hiệu quả thôi. Ít khi thấy ai có Master degree (Thạc sỉ) mà dùng business card hay giới thiệu mình là Master đứng trước tên của mình. Trên business card thường có tên và đi theo đó là tên gọi của bằng cấp viết tắt. Không thấy như ở VN mình như là Thạc sỉ Bác sỉ Phó giáo sư Nguyễn văn Khoe đang làm việc trưởng phòng vật tư trong một bệnh viện.
Chữ "Nếu" và vận mệnh Việt Nam
08 Tháng Ba 2018
8:01 SA
Họ và miền Bắc soạn thảo hòa đàm theo nhiều điều kiện đòi hỏi từ miền Bắc như là cho phép quân miền bắc lưu lại miền nam mà ông Thiệu không biết. Vì thế Lê Đức Thọ mới chịu ký trong hòa đàm. Buộc miền nam phải ký vào hòa đàm Paris, họ dọa nạt, ép buộc, hù dọa cắt viện trợ và cắt cổ ông Thiệu nếu không chịu ký. Ông Thiệu chịu ký với điều kiện Nixon phải có văn bản hứa hẹn yểm trợ, đem quân sang VN, cho máy bay thả bom nếu miền bắc không tuân thủ hòa đàm Paris. Thế là T/T Thiệu có mật ước riêng qua lá thơ mà quốc hội Mỹ không biết.
Nhà tôi qua vụ Tết Mậu Thân đợt hai 1968
05 Tháng Ba 2018
7:20 SA
Chúng tôi nằm trong nhà lo sợ chưa biết tính sao và tính thế nào? Chỉ nghe âm thanh của tiếng súng tạch tạch vài tràng của AK rồi đùng đùng thật lớn của B40. Cả đời chưa biết chưa thấy chiến tranh thật sự là gì hay thế nào? Chưa biết súng đạn bắn chết người thế nào? Cho dù có đọc qua báo chí hay thấy hình ảnh chết người thì biết vậy thôi nhưng không hình dung nó khủng khiếp khi mình bị rơi vào hoàn cảnh như bây giờ.
Phượng Hồng
06 Tháng Mười Một 2017
7:23 SA
Người mà chàng nhạc sĩ ví von cũng là bạn học chung trường chung lớp. Thời gian đã hơn 40 năm, mọi chuyện cũng lắng đọng, mọi thứ cũng vơi đi, ký ức cũng phai tàn, tâm tư cũng nhạt phai. Nàng cũng bày tỏ với tôi rằng có hối tiếc vì không thấy, không biết cảm nghỉ của chàng, vì vậy mong rằng hãy để trong tâm khảm, trong cỏi lòng. Duyên nợ không được se duyên nhưng tấm lòng có nghỉ về nhau cũng là quý lắm rồi.
Lăn tăn sự đời: Sinh-Lão-Bệnh-Tử
06 Tháng Mười Một 2017
7:03 SA
Đa phần con người ở tuổi lấp lửng gần 60 là thấy bắt đầu xuống dốc. Trong người lúc nào cũng có vài ba thứ thuốc uống để hổ trợ, ngăn ngừa và chữa bệnh. Giống như chiếc xe đến một lúc nào đó máy móc bắt đầu rệu rạo, phụ tùng không còn ăn khớp với nhau nên thường xảy ra hư hao, cà giựt. Dở chứng thích thì nổ, không thích thì nằm lì không cục cựa gì ráo, cho nên phải đem xe gặp thợ. Cũng có khi chết máy dọc đường hay thê thảm là không còn sửa chữa dược nữa.
Trường tiểu học Lê Văn Duyệt quận Nhất – Sài gòn
03 Tháng Mười Một 2017
7:24 SA
Cuộc sống không ngừng trôi nên cảnh cũ thì mất rồi, không tìm lại được nữa. Bạn bè cũ thì như trong trò chơi Năm mười: Trước khi nhắm mắt, có đủ mặt, nói cười nhăn nhở. Nhắm mắt vào, đếm 2,3,4,5,6...đến 50, mở mắt ra thì tất cả đi đâu hết. Chỉ còn kỷ niệm và vài hình ảnh đã ố vàng theo năm tháng. Bạn cũ, theo dòng đời, đã trôi nổi tứ phương và trong tâm tưởng,không biết tôi có còn dịp gặp lại được ai chăng ?
Quay lại