BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72807)
(Xem: 62101)
(Xem: 39196)
(Xem: 31054)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Những sự im lặng đáng sợ

27 Tháng Giêng 200812:00 SA(Xem: 910)
Những sự im lặng đáng sợ
514Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
514
Những người nông dân nghèo từ những vùng nông thôn xa xôi lặn lội lên thành phố Sài Gòn, đem theo những tờ đơn khiếu kiện đất đai bị chiếm đọat hoặc ép bán với giá đền bù giải tỏa rẻ như cho, mỗi mét vuông giá chỉ tương đương với 4 tô phở, sau đó lại được những kẻ khác bán lại với giá vài triệu đồng và nhiều lần hơn nữa. Những lá đơn trong tay họ nhàu nhĩ, đẫm mồ hôi và cả nước mắt. Họ cứ việc ngồi đấy hết ngày này qua ngày khác, ăn bờ ngủ bụi, mòn mỏi hy vọng có ai đó giải quyết cho. Rồi không ai giải quyết cả. Lá đơn lại được trả lại với lý do khiếu kiện vượt cấp, đem về tỉnh giải quyết. Tỉnh lại trả về huyện, huyện lại trả về xã là nơi chính quyền đã trực tiếp thi hành những cái lệnh giải tỏa, cưỡng chiếm đất đai của họ. Lại bắt đầu một cuộc hành trình đi ngược trở lại từ xã lên huyện lên tỉnh và lên thành phố rồi cao hơn nữa, khiếu kiện lên tới Trung Ương. Cũng không ai giải quyết. Những lá đơn cứ như gửi vào khoảng không. Bao giờ mệt mỏi quá thì người nông dân tự động bỏ cuộc. Đất đai bao đời của ông bà tổ tiên để lại, nay bị ép bán rẻ như bèo, số tiền còm rồi sẽ hết nhanh thôi, người nông dân sống làm sao đây khi không còn đất? Tương lai con cái họ rồi sẽ ra sao?



Người ta bảo đất nước này nông dân chiếm đa số, do vậy chính quyền này là của giai cấp nông dân, nông dân là một trong hai thành phần cốt cán của cách mạng. Vậy thì bây giờ họ đứng ở đâu trong công cuộc làm giàu đi lên của đất nước, sao không ai bảo vệ quyền lợi của họ?

Những người công nhân đứng bên cạnh nhau trong những cuộc đình công đòi tăng lương, đòi được đối xử tử tế. Đồng lương còm cõi mà giá cả sinh họat thì ngày càng tăng, mua cái gì cũng không được, sống giữa thế kỷ XXI mà luôn luôn mấp mé giữa bờ vực của sự chết đói nói gì đến nhu cầu đựơc ăn ngon được giải trí là quá đỗi xa vời. Họ đứng cạnh nhau kiên trì đình công hết ngày này qua ngày khác để may ra được thêm vài chục ngàn cho tới một trăm ngàn một tháng, bữa ăn trưa từ hai ngàn được lên thành ba ngàn. Chưa kịp mừng thì sự trượt giá làm cho cái sự thêm ấy cuối cùng cũng như không. Rồi lại rủ nhau đình công, cho đến khi nào mệt mỏi quá và tự động bỏ cuộc.

Cũng như vậy, người ta bảo chính quyền này là của giai cấp công nhân, công nhân là một trong hai thành phần cốt cán của cách mạng. Vậy thì bây giờ họ đứng ở đâu trong công cuộc làm giàu đi lên của đất nước, sao không ai bảo vệ quyền lợi của họ?

Đội quân xe ba bánh bốn bánh xe tự chế làm đủ mọi công việc từ chở hàng thuê cho tới đi dọn rác…bao nhiêu đời nay, những người dân nghèo bán hàng rong có mặt ở khắp nơi từ hang cùng ngõ hẻm đến khu trung tâm các thành phố lớn hoặc bám vào từng mét vuông đất vĩa hè mà sống qua ngày. Phía sau mỗi người phần lớn là những câu chuyện đời nhiều nước mắt, đắng cay, tủi cực hơn là niềm vui, và cái gánh hàng rong nhỏ xíu trên vai họ phần nhiều là nồi cơm của cả gia đình năm sáu bảy, mười miệng ăn trông vào, cả việc học hành của những đứa con…Lệnh cấm bán hàng rong, cấm xe ba bánh xe tự chế rồi sẽ được thi hành. Họ sẽ sống ra sao?

Người ta bảo chính quyền này thuộc về nhân dân, họ có phải nằm trong hai chữ nhân dân đó không, sao không ai hỗ trợ họ, sao chỉ đơn giản ra một cái lệnh là một bài toán trừ gạt phăng họ qua một bên?

Những câu hỏi không bao giờ được trả lời. Người đi kiện cứ kiện đi, kiện chán thì tự bỏ cuộc. Người đi đình công cứ đình công đi, giỏi lắm thì được thêm vài chục ngàn mỗi tháng mà tận gốc vấn đề thì vẫn không thay đổi đựơc, có chán thì tự động bỏ cuộc. Người đi cầu nguyện để đòi lại đất đai nhà thờ cứ việc cầu nguyện đi, chẳng ai giải quyết đâu, cầu nguyện chán thì tự động bỏ cuộc.

Sinh viên học sinh trí thức ấm ức về vụ Trung Quốc lấn chiếm Hoàng Sa Trường Sa, đòi Nhà Nước phải có thái độ rõ ràng hơn, minh bạch hóa mọi chuyện trong quan hệ giữa hai nước từ trước đến nay. Mặc, thì cứ việc ấm ức, đòi hỏi, chẳng ai trả lời và nhất là không được phép lên tiếng công khai, tụ tập biểu tình, nếu còn bức xúc định bày tỏ thái độ thì sẽ có đủ biện pháp của chính quyền làm cho mệt mỏi phải bỏ cuộc ngay.(Không những thế, với những trường hợp đã được “điểm danh” thì tùy theo từng trường hợp sẽ có nhiều chiêu từ gây sức ép về gia đình, kinh tế, việc học...cho đến đưa đi nghĩa vụ quân sự (nếu là sinh viên và còn trong độ tuổi); làm phiền liên tục, gây chia rẽ, gây sức ép về công việc, quan hệ làm ăn cho đến buộc nghỉ việc, hạ nhục danh tiếng…nếu là giới trí thức văn nghệ sĩ!)

Xã hội ngổn ngang bao vấn đề. Báo chí vẫn nói ra rả đủ thứ chuyện hằng ngày rồi đâu vẫn vào đó. Dân kêu chán rồi thôi, không kêu nữa.

Có vẻ như biện pháp thường được áp dụng của Nhà Nước ta từ bao lâu nay là cứ im lặng, mặc kệ, chuyện nào dân phản ứng quá thì có những cách thức xoa dịu tí chút rồi đâu vẫn hoàn đó. Quá nhiều chuyện, chỉ xin lấy hai ví dụ gần đây nhất và được dư luận biết đến nhiều: vụ sập cầu Cần Thơ làm hàng chục người chết oan uổng, báo chí rộ lên, dư luận bức xúc, ông bộ trưởng ngành giao thông vận tải rồi đích thân ông Chủ tịch nước có mặt tại hiện trường hứa hẹn trên mặt báo rằng sẽ tìm ra nguyên nhân vụ sập cầu và sẽ xử lý vụ việc trong vòng một tháng. Thời hạn một tháng đã qua và câu trả lời vẫn không thấy đâu! Vụ thứ hai là vụ video clip sex Vàng Anh. Cho đến giờ thì thủ phạm thực sự của vụ này là ai, có thể tìm ra được không? Câu trả lời là IM LẶNG.

Sự im lặng đó-gọi nôm na là LƠ, LỜ, LẨN… có khả năng bào mòn mọi bức xúc, bẻ gãy mọi ý chí hành động, lâu dần làm người dân mệt mỏi, vô cảm, tê liệt, tuyệt vọng, mất lòng tin vào mọi thứ và quan trọng nhất: không muốn lên tiếng hoặc phản ứng trước bất cứ chuyện gì nữa.

Quả là một biện pháp đối phó hữu hiệu của chính quyền trước mọi nỗi bức xúc của nhân dân.

Song Chi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn