Hôm 15, 16 tháng 3 năm 2012 xem báo mạng thấy đám đông thanh niên Việt khóc lóc, buồn thảm khi không được gặp sao Hàn (sao xướng ca vô loài) tại sân bay Nội Bài, vì sao Hàn sợ gặp fan Việt nên lỉnh đi phía cửa sau. Than ôi là đau đớn cho nguyện vọng không được đáp ứng của đám đông Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thời hiện tại! Bất ngờ lưỡi tôi thưỡn lên:
tổ quốcđỉnh đồi lơ mơ nấm mồ tổ quốcgió hoang gào rú rách trờitổ quốcmi(ze) săn lùngtổ quốc bị thương lê lết”- TQ 2008.Chẳng biết là ông nhà văn này nói cái ý gì, nhưng nó có thể “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” với đám đông thanh niên Việt Nam khóc lóc và sầu thảm kia. Chẹc chẹc.
Chec chẹc là cái thứ gì mà có thể thành thơ, mà nó còn được mang tựa đề cho cả tập thơ vừa Hậu hiện đại vừa Tân hình thức của nhà văn Nguyễn Đình Chính? Tôi chẳng hiểu cái hiện đại, cái tân hình thức trong thơ là cái mèo khô, chó chết gì, chỉ biết một cách thông thường, chẹc chẹc là cái nhép môi thuộc âm thanh bản ngã của con người, thể hiện một thái độ kinh khi, coi thường hiện tượng và sự vật diễn ra mà mình chứng kiến và tỏ thái độ. Chẳng hạn, một kẻ Việt vừa vạch chim đái vào mộ tổ vùa Hùng, liền đó lại khóc lóc, sầu thảm tỏ ra thương tiếc, đáu đớn trước cái chết của bố mẹ mình. Thấy cảnh đó, người có lương tri, nếu không thể dùng tay, dùng súng cảnh cáo tên đạo đức tiểu nông kia thì ít ra cũng phải thể hiện thái độ của mình:
Chẹc chẹc. Tôi lấy đó làm luận điểm để chẹc chẹc lại với Nguyễn Đình Chính trong tập thơ có tựa đề
“Chẹc chẹc” của ông.
“Liếc mắt” qua, thì thấy có quá nhiều sự chẹc chẹc trong cả tập thơ và lúc điên lên ( không ghìm được cảm xúc), ông còn
“e mé mày”. Có bài, ông Chính
chẹc chẹc tới 2, 3 lần;
“e mé mày” tới 2,3 lần.
Ông Chính
chẹc cái gì mà mà
chẹc lắm thế? Hóa ra ông Chính
chẹc những người vừa cầm chim đái vào mộ vua Hùng và liền đó lại khóc lóc thảm thiết khi thấy bố mẹ mình chết trong quần sinh Việt đang ôm mộng thành Rồng ở cái chuồng hình chữ S mà lĩnh vực nào cũng có cái thằng vừa “đái” vào mộ tổ vua Hùng rồi lại khóc thảm thiết trước cái chết của bố mẹ mình.
Chẹc chẹc. Này nha: Ông Chính miêu tả đám đông dân Việt đang lũ lượt mưu sinh trên “
tổ quốc”:“đám đông hiện nguyên hình kinh khủngtám mươi triệu cái đầu nhẵn thíntám mươi triệu cai sọ trôi đi ù ùtám mươi triệu cái đầu không còn thấy mặttám mươi triệu cái mồm tự nguyện bịt mồmtám mươi triệu…tám mươi triệumẹ kiếpcái đống cóc khô gì thế nàykính koong kinh koongđầu trần không nồi cơm điệnkhác biệt.Một tập thể lớn người mà ở phía đỉnh đầu ai ai cũng được “úp cái nồi cơm điện” – chữ của báo Lao động – lại trôi đi
ù ù, chẳng khác gì bầy vịt bị nước xiết đẩy xuôi dòng, đầu cứ nghển nghển lên, muốn ngược lại mà không thể. Dước mắt ông Chính, đám đồng là bầy vịt, một bầy vịt thời hiện đại nên mới có cái “nồi cơm điên” trên đầu và mới
trôi đi trong “
ù ù” – tiếng động cơ xe máy- như vậy. Những cái đầu này trông giông giống cái đầu của những vị lãnh tụ có đầu mà không có tóc
– nhẵn thín.
Chẹc chẹc.Ông Chính nha, ông coi dân như bầy vịt rồi nha? Ông Chính phân trần, là bầy vịt nhưng là bầy vịt được học hành, có chữ được huấn luyện kỹ càng, được mang trong đầu tư tưởng Mác-Lê.
Chẹc chẹc. Nhưng số phận thì mỗi người mỗi khác đấy:
Có người thì
“tiếng rên phì phò em gái bên đườngđồng nộilén lút bán mình nhà trọ nghênh ngang”;
người khác thì “
tiếng thở dài người tù oan sai hai mươi năm đập đầu vào song sắt”;kẻ kinh doanh lấm tiền thì “
câng câng mặt thằng đại gia ăn cướp (ăn cướp chứ không phải ăn cắp)”; bọn trí thức gường mối quốc gia thì:
“ trí thức cụp taingòi bút trượt dài sợ hảisự ngạo mạn trống rỗng lên ngôivà quả đấm rình mò”. Và chúng:
“lổm ngổn vỉa hè rống lên ông ổngphọt ra ồng ộc ngộ độc mắm tôm( thổ tả)thơ đứng về phe nước mắt ( trên cả tuyệt vời nhưng cẩn thận nước mắt cá xấu).nhân văn thời này không sài nước mắtnhân văn ăn nhậu tối ngàynhân văn cười ruồi lạnh im”Và rồi như không làm chủ được cảm xúc nhà văn gào lên:
ối thơ ơi là thơcục cứt nát bay đi đâu mất rồicục cứt nát chỉ có chópcục cứt nát thì làm gì cói cánh”;Tất cả tạo nên: “
mùi thối con sống thành phố. Chẹc chẹc”- cục cứt thơ.Thơ với chả thẩn. Nước mắt với nước mũi.
Chẹc chẹc.Ông Chính nha. Chỉ có người mới có ngôn ngữ, tất nhiên cũng là một dạng động vật, cũng giống chó có hai tai, nhưng người thì chỉ có vểnh tai lên để lắng nghe như Chúa Jexuma đã “yêu cầu” từ thuở nặn ra người, chứ không thể nào cụp xuống được. Tai mà cụp xuống được chỉ có trâu, bò, chó, lợn. Chẳng hạn, một chú chó thèm ăn, thấy thức ăn thì tiến tới và thể hiện thái độ xin ăn bằng cách cụp tai xuống. Người mà là người trí thức mà lại cụp tai, thì còn đâu là người! Cho nên thật lo gich khi cái người đó cầm bút viết thì ngòi bút
“trượt dài” và tâm thần bấn loạn phải
“sợ hại” là quá chính xác rồi. Tôi cho rằng, cái hay của thơ muôn đời là phải chính xác để người đọc, đọc có thể hiểu được. Riêng cái “khoản này” thì tập thơ Tân hình thức – Hậu hiện đại – Chẹc chẹc của Nguyễn Đình Chính đã đạt tới độ này, khác hẳn những tập thơ Tân hình thức – Hậu hiện đại của các thi nhân Việt Nam đương đại khác đã xuất bản.
Nhân có sự kiện như nêu ở đầu trang viết, lẩn mẫn nhớ lại tập thơ khủng
chẹc chẹc của nhà văn Nguyễn Đinh Chính nên tức cảnh vội ghi mấy dòng hầu bạn đọc, chẳng biết đúng sai thế nào, cốt chỉ đọc cho vui. Hẹn khi thanh bình Phạm Thành lại có“ bất ngờ tiếp theo” đến bạn đọc về tập thơ khủng
chẹc chẹc này.
Phạm Thành19-03-2012
Theo Bà Đàm xòe