BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73355)
(Xem: 62245)
(Xem: 39432)
(Xem: 31177)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Hồ Sơ Nhân Văn Giai Phẩm (theo đài RFI - Pháp)

28 Tháng Bảy 199212:00 SA(Xem: 4355)
Hồ Sơ Nhân Văn Giai Phẩm (theo đài RFI - Pháp)
58Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
58

Phần 2


Những thành viên cuả phong trào NVGP nhiều người đã khuất và thế hệ ngày nay ít ai biết rõ về con người, về cuộc sống cuả ho. Nhưng ký ức văn học may mắn không bị thời gian lôi cuốn đi, nhờ đó mà số phận cuả các tác giả dù có trải những đoạn trường, văn bản cuả họ vẫn sống, vẫn được người đời đọc lại và viết lại

Thụy An, trong vụ án NVGP tên bà được nêu lên hàng đầu với cái tựa "Con phù thủy xảo quyệt" cùng bản cáo trạng nặng nề và độc ác nhất dành cho bà. Thụy An là aỉ Thụy An tên thật là Lưu thị Yến, trong điạ hạt tiểu thuyết, bà là nhà văn phụ nữ đi tiên phong với cuốn "Một linh hồn". Thụy An đã cộng tác với báo Phụ Nữ Tân Văn và là chủ nhiệm các báo Đàn Bà Mới ở Sài Gòn và Đàn Bà ở Hà Nộị Là phóng viên chiến tranh, bà đã tham dự nhiều cuộc nhảy dù ra mặt trận để cung cấp tài liệu cho báo chí. Bà Thụy An đã từng giữ chức quyền giám đốc Việt Tấn Xã. Cuối năm 53, Thụy An liên lạc với Hồ Hữu Tường, cổ động cho báo đông Phương và Thuyết Trung Lập Chí.

Về cuốn tiểu thuyết Một Linh Hồn cuả Thụy An, nhà phê bình Vũ Ngọc An nhận định trong tờ Nhà Văn Hiện đại như sau: Một Linh Hồn chính là một tiểu thuyết tình cảm, tác giả Thụy An lại vốn là một nhà thơ, Hàn Mạc Tử đã đem vào thi ca VN lòng tin tưởng ở đạo Gia Tô với một giọng say sưa đầm ấm, Thụy An đã xây dựng cho tiểu thuyết của bà, có những nhân vật tin cậy ở đấng Cứu Thế, ở Đức Mẹ Đồng Trinh và sẳn lòng nhịn nhục hy sinh. Hãy đọc bà diễn tả những sự tin tưởng êm đẹp cuả người con gái dòng Thức Đường:
"Trên bàn thờ Chuá và những bàn thờ nhỏ chung quanh, vài ngọn nến le lói trong bóng nửa tối nửa sáng Ánh nến dập dờn làm linh động những pho tượng, những bức tranh. Mặt Đức Bà như càng lúc càng rầu rĩ thêm và cứ dần dần sát xuống mặt Vân, và 2 bàn tay mềm dẽo cuả người thường chắp lại nay từ từ rời ra và đang xoa trên cái trán rạo rực nóng bừng cuả Vân. Vân tưởng hít thấy cái hơi thở thiêng liêng cuả người và nghe người thì thào như một cơn gió: "Hỡi con, hãy đem nỗi đau khổ gởi vào lòng ta đây". Vân ngã hẳn đầu, tựa vào bức tường mà bấy giờ Vân mơ màng thấy ấm ấm như tựa vào ngực Đức Bà."

Một câu chuyện bắt đầu giữa nguồn an ủi muôn năm và nỗi đớn đau cực điểm, và Vũ Ngọc Phan kết luận: Một Linh Hồn đáng kể là cuốn tiểu thuyết xuất sắt nhất cuả phụ nữ VN từ trước đến nay, tác giả đã giầu tưởng tượng, truyện lại xây dựng 1 cách vững vàng, chắc chắn.

Thời kỳ NVGP, theo lời khuyên cuả Nguyễn Hữu Đang, Thụy An không lộ mặt trên báo, tuy vậy tập tài liệu cuả nhà xuất bản Sự Thật có nói đến 2 bài viết cuả bà tựa đề "Bích Xu Va" và "Trường hợp tòng quân cuả thiếu úy Lâm". Thụy An thường ra vào hội nhà văn, mạt sát chế độ bần cùng hoá nhân dân và Thụy An liên lạc, nâng đỡ tinh thần, giúp đỡ quần áo, tiền bạc cho văn nghệ sĩ. Thụy An có 1 ảnh hưởng lớn đối với họ. Trong bản tự kiểm thảo, Lê Đạt viết về Thụy An: Mỗi lần ở nhà Thụy An ra, là mỗi lần tôi thấy mình tài giỏi thêm, oán đảng thêm và chán nản thêm, lòng tin tưởng vào đảng cuả tôi mất dần khi Thụy An nói đến những con người không đất đứng và tôi cũng tự hỏi đất đứng cuả mình ở đâu. Không chịu đi chỉnh huấn, Thụy An bị bắt giam vào Hỏa Lò Hà Nội.

Người được nêu tên hàng thứ nhì trong vụ án NVGP ngay sau Thụy An là Nguyễn Hữu Đang với cái tựa "Tên quân sư quạt mo" với lời buộc tội nặng nề và thô thiển. Nguyễn Hữu Đang quê quán ở Thái Bình, ông tham gia những phong trào ái quốc rất sớm. Trước năm 1942, ông hoạt động trong phong trào truyền bá Quốc ngữ. Năm 1942, ông tham gia Văn hoá cứu quốc, ngay từ 1945, Nguyễn Hữu Đang đã liên lạc mật thiết với Trần Thiếu Bảo, sau này là chủ nhà xuất bản Minh Đức. Trong thời kỳ toàn quốc kháng chiến, Nguyễn Hữu Đang tổ chức Thanh Niên Xung phong và sau đó làm thanh tra bình dân học vụ. Đến năm 1947, Nguyễn Hữu Đang mới chính thức vào đảng. Năm 1951, ông ly khai đảng và từ đó khi ở Cầu gỗ, khi ở Hậu hiền, ông lên tiếng đả kích đường lối cuả đảng.

Theo lời buộc tội của Mạnh Phú Tư thì Nguyễn Hữu Đang là linh hồn cuả tờ Nhân Văn, ông tìm tiền, kiếm giấy, thu xếp việc ấn loát và viết bài, nhưng lại ký tên người khác, che lấp những nguồn tài chính, những người cung cấp phương tiện bằng hình thức nêu danh những người góp tiền in báo có một nhân lên gấp mười. Trong bản tự kiểm thảo, Trần Dần viết về Nguyễn Hữu Đang: nếu không có Đang, không ai có thể tập họp anh em được, sẽ không có tham luận những đề nghị gặp trung ương ra báo mà cũng sẽ không có tờ Nhân Văn. Nguyễn Hữu Đang chủ trương tranh đấu triệt để và trực tiếp. Nhân lớp học 18 ngày do hội Văn Nghệ tổ chức, ông đọc 1 bản tham luận nẩy lửa nhằm đả kích đường lối văn nghệ lãnh đạo cuả đảng. Nguyễn Hữu Đang không chịu đi chỉnh huấn bị bắt giam vào Hỏa Lò Hà Nội.

Trần Thiếu Bảo xuất thân trong 1 gia đình giàu có ở Thái Bình. Trần Thiếu Bảo mở hiệu sách Minh Đức sau trở thành nhà xuất bản, trước ở Thái Bình đến năm 1954 dời về phố Phan Bội Châu, Hà Nội. Trần Thiếu Bảo không theo cách mạng ngay từ đầu và ông có tiếng là mạnh thường quân đối với văn nghệ sĩ. Cùng với Nguyễn Hữu Đang, Trương Tửu, ông tổ chức lễ kỷ niệm Vũ Trọng Phụng khi ấy VTP chưa được vinh thăng như bây giờ. Nhà xuất bản Minh Đức lợi dụng chuyện khai thác vốn cổ để tái bản những sách cuả Tự Lực Văn đoàn như Tiêu Sơn Tráng Sĩ, v.v... Nhà xuất bản Minh Đức cũng là trụ sở các cuộc hội họp báo Nhân văn, in giai phẩm đất Mới. Trần Thiếu Bảo xuất tiền bạc giúp phương tiện in ấn và phát hành.

Ba giáo sư đại học đã tham gia phong trào NVGP là Trương Tửu, Trần Đức Thảo và Đào Duy Anh. Cả ba đều bị cất chức và bị quản thúc gần như suốt đời.

Trương Tửu là nhà phê bình, nhà văn, giáo sư đại học và lý thuyết gia. Trương Tửu bước vào làng văn với loạt bài phê bình những tác phẩm cuả Tự Lực Văn Đoàn trên báo Loa, Hà Nội năm 1935. Ông còn là tác giả cuả những tập tiểu thuyết tranh đấu và xã hội. Khi mặt trận dân chủ cuả Việt Minh bắt đầu phát động, ông đã viết bài đả kích mặt trận trên các báo Quốc gia và Thời thế.

Trương Tửu tuyên bố "Văn nghệ không làm chính trị để giữ sự độc lập cuả trí thức". Cùng với Nguyễn Đức Tùng ông thành lập nhóm Hàn Thuyên. Nhóm Hàn Thuyên theo chủ trương cộng sản đệ tứ in những sách cuả Lương Đức Thiệp, Thái văn Tam, Nguyễn Tế Mỹ, Lý Hải Âu và các sách cuả Nguyễn Bách Khoa, tức Trương Tửu như "Nguyễn Du và Truyện Kiều", "Hai bà Trưng". Ngày mùng 10-9-45, Trương Tửu cho xuất bản cuốn Tương Lai Văn Nghệ Việt Nam, trong đó ông nhắc đến cái hôm nay đen tối và chật hẹp, và mượn lời André Gide khuyên các văn nghệ sĩ hãy gieo rắt vào tâm trí mọi người chất men bất phục tòng và phản kháng. Tuy vậy, khi toàn quốc kháng chiến, ông cũng đi theo trào lưu trong 9 năm trời.

Về hoạt động cuả Trương Tửu trong thời kỳ NVGP, Hoài Thanh tố cáo: "Trong 3 tập giai phẩm liên tiếp, nó tức là Trương Tửu đả kích thậm tệ vào toàn bộ cán bộ đảng phụ trách công tác văn nghệ, phủ nhận tính chất Mác Xít, tính chất vô sản cuả đảng" và Bằng Sĩ Nguyên viết: "Tửu đã nói gì khi giảng dạy? Tửu đã vu khống đảng là hiện tượng tha hóa, trường đại học có đảng trị, có đảng cụ thể và đảng trừu tượng. Cụ thể bao giờ cũng có sai lầm, vậy mỗi giai đoạn cần có 1 đảng mới. Tửu gây ý thức thoát ly sự lãnh đạo cuả đảng cụ thể là tấn công vào cán bộ lãnh đạo cuả đảng trong bài học. Tửu đề cao quá đáng Vũ Trọng Phụng để nói rằng không có đảng lãnh đạo, nhà văn vẫn viết được những tác phẩm có giá trị và văn nghệ sĩ còn sáng suốt hơn đảng, cố vấn cho đảng phát hiện vấn đề cho đảng biết.

Trần Đức Thảo nổi tiếng về tài học, đỗ đầu vào trường Normale Superieur ở Pháp năm 1936, thạc sĩ triết học. Trong thời kỳ ở Pháp, ông cộng tác với Jean Paul Sartre tham gia nhóm Les temps modernes. Sau này ông kiện Sartre về 1 cuốn sách viết chung mà Sartre lại không muốn xuất bản.

Những năm 44, 45 ông hoạt động cho hội Việt kiều theo lời buộc tội cuả Phạm Huy Thông. Khi phái đoàn Việt minh đồng chiếu hộ sang Pháp năm 1946, Trần đức Thảo đả kích phái đoàn, cho chính sách ngoại giao cuả Việt Minh là đầu hàng và phản bội, và đảng cộng sản Pháp có đầu óc đế quốc thực dân. Trần đức Thảo chống lại hiệp ước sâu bộ 6-3-1946. Năm 1949, tại đại hội hoà bình thế giới ở Paris, Trần Đức Thảo lên tiếng cảnh cáo đại biểu Liên Xô và đại biểu Pháp là phản bội các dân tộc thuộc địa

Năm 1951, Trần Đức Thảo về nước và năm 56, tham gia phong trào NVGP. Sau khi Nhân Văn bị cấm, Trần đức Thảo vẫn tiếp tục hoạt động, che chở và giúp đỡ các sinh viên. Ông mở diễn đàn tự do ở đại học để truyền bá tinh thần tự do dân chủ. Hai bài viết quan trọng cuả ông trong thời kỳ NVGP là bài "Nội Dung Xã Hội và Hình thức tự do" đăng trong giai phẩm muà đông, tập 1, năm 1956 lên án những sai lầm trong cải cách ruộng đất và bài "Nỗ Lực Phát Triển Tự Do Dân Chủ" đăng trên Nhân văn số 3 tháng 10-56 được coi như một đề cương tranh đấu cho tự do dân chủ cuả nhóm NVGP. Trần Đức Thảo viết: "Cái tự do mà họ tức là những người lao động trí thức và chân tay muốn phát triển là tự do cuả toàn dân phê bình lãnh đạo. Cái tự do đó là quyền cuả người công dân đã được hoàn toàn công nhận và bảo đảm trong chế độ ta. Tự do không phải là cái gì có thể ban ơn. Người trí thức hoạt động văn hoá cần tự do như khí trời để thở, có tự do thì mới đẩy mạnh được sáng tác văn nghệ, nghiên cứu khoa học, cải tiến kỹ thuật. Phát triển tự do là nhu cầu thiết thân đồng thời là nhiệm vụ số 1 cuả người trí thức cũng như cuả toàn dân. Hình thức tự do là tự do cá nhân, cá nhân phục tòng tập thể nhưng tập thể cũng phải có cá nhân xây dựng. Xét đến tình hình thế giới mới đây, lý tưởng tự do cá nhân lại là lý tưởng cuả những ngày tiến tới, lý tưởng cuả chủ nghiã cộng sản bây giờ đến bắt đầu trở thành 1 thực tế lịch sử ở Liên Sô", ký tên Trần đức Thảo.

Học giả Đào Duy Anh đóng góp tiếng nói cuả mình trong Giai phẩm muà Thu tập 3 năm 1956 với bài "Muốn phát triển học thuật", nội dung phân tích những sai lầm trong nguyên tắc dùng chính trị để lãnh đạo học thuật. Ông viết: "Sự xâm phạm cuả những cán bộ chính trị vào điạ hạt chuyên môn, cố nhiên là rất trở ngại cho công tác chuyên môn, nhất là công tác nghiên cứu khoa học. Cái điều kiện không thể thiếu được để cho học thuật phát triển là tự do tư tưởng, tự do thảo luận. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh 2 hình thức hạn chế tự do tư tưởng tác hại nặng nhất đối với học thuật là bệnh giáo điều và biến chứng cuả nó là bệnh sùng bái cá nhân. Ở nước ta thì các bệnh giáo điều và sùng bái cá nhân lại còn trầm trọng hơn khiến người ta vô luận bàn về vấn đề gì cũng đều phải bắt đầu dẫn những đề án cuả Marx, Angel va Lenin, hoặc những ý kiến cuả Stalin hay các lãnh tụ khác. Bệnh giáo điều và bệnh sùng bái cá nhân lại dẫn thẳng đến cái tệ tư tưởng độc tôn, hễ thấy ai có ý kiến gì vượt ra ngoài nhưng công thức cũ, những khuôn khổ sẳn có thì người ta chụp ngay cho những cái mũ dễ sợ như danh hiệu "cải biến chủ nghiã" chẳng hạn để bịt mồm, bịt miệng người khác.

Tư tưởng không tự do thì không thể tự do thảo luận được, mặc dâù không ai cấm tranh luận, các nhà lãnh đạo vẫn thường nói nên mở rộng tranh luận, nhưng trong thực tế thì sự tranh luận đã bị thủ tiêu từ gốc rồi. Nghiên cứu hay nghị luận 1 vấn đề gì, người người chỉ nơm nớp lo sợ, không khéo thì trật ra ngoài đường lối tư tưởng chính thống độc tôn. Đối với những người ấy công tác học thuật trở thành trò xiếc leo giâỵ. Con đường học thuật phải là con đường cái thênh thang cho mọi người tự do đi lại chứ không phải là sợi dây căng cho người làm xiếc. Phải trừ bỏ những bệnh giáo điều và sùng bái cá nhân để trả lại tự do cho học thuật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn