BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72811)
(Xem: 62102)
(Xem: 39197)
(Xem: 31055)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Mặt thật chế độ CS Hà Nội - Sự kiện Vịnh Bắc Bộ

28 Tháng Bảy 199212:00 SA(Xem: 1137)
Mặt thật chế độ CS Hà Nội - Sự kiện Vịnh Bắc Bộ
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

* Cuộc chiến tranh ngầm giữa Lê Duẩn và Võ Nguyên Giáp


Trong "Hoa Xuyên Tuyết" tôi đã nói qua đến thái độ không thiện cảm của Tổng Bí Thư Lê Duẩn đối với đại tướng Võ Nguyên Giáp. Điều nầy cả thủ đô Hà Nội, đặc biệt là giới trí thức và giới quân sự đều biết.


Nó có nhiều nguyên nhân. Trước hết, từ năm 1945, Lê Duẩn bị "quên" một thời gian ở Côn Đảo. Duẩn và một số bạn tù sang đến đầu tháng 9 mới có mặt ở Nam Bộ, sau khi Cách Mạng Tháng Tám đã bùng nổ 2 tuần lễ. Thành ra các chức vụ đã có người đảm nhiệm hết rồi. Tướng Nguyễn Bình và ông Trần Văn Giàu, 2 người có quyền lực lớn nhất sau Tổng Khởi Nghĩa ở Saigon, không biết Lê Duẩn là ai cả nên giao cho ông chức vụ quá thấp : Trưởng phòng dân quân Nam Bộ, sau khi ông ngỏ ý muốn vào ngành quân sự


Với ý thức của người CS chuyên nghiệp, từng được vị nể ở Côn Đảo, từng thảo luận sôi nổi về chủ nghĩa Mác, về cách mạng VN với Trần Quỳnh, ở cùng "banh" số 19, nhìn lên trên ông thấy Bộ Trưởng Nội Vụ là Võ Nguyên Giáp, rồi Chủ tịch Quân ủy Hội cũng là Võ Nguyên Giáp. Võ Nguyên Giáp là ai ? Ở Nam Bộ lúc ấy, người ta chỉ biết ông Giáp vốn là một trí thức, đậu cử nhân luật khoa ở trường Đại Học Luật Hà Nội, là giáo sư khoa Sử trường tư thục Thăng Long. Dưới con mắt nhà cách mạng vô sản, Giáp chưa có bằng cấp "ở tù", chưa qua cửa ải Buôn Mê Thuộc hay Côn Đảo, nhà tù Lao Bảo hay Sơn La cũng không thì không thể ở cương vị cao đến thế ! Trưởng phòng dân quân Nam Bộ chỉ làm việc kiểm tra số lượng dân quân ở các tỉnh miền Đông và miền Tây, việc tổ chức tự vệ ở Saigon và Chợ Lớn, thống kê các loại vũ khí, hướng dẫn việc huấn luyện cấp tốc cho dân quân; đó là theo lời một đại tá lực lượng quân báo vốn ở phòng dân quân Nam Bộ đầu năm 1946 kể lại.


Chính Lê Đức Thọ, Ủy viên Thường vụ Trung ương (như là ủy viên Bộ Chính trị hiện nay) được cử vào Nam Bộ 1946 đã phát hiện ra điều "không hợp lý" ấy và đưa Lê Duẩn lên cương vị ngày càng caọ Tâm đầu ý hợp giữa 2 ông Lê ngày càng sâu đậm. Cùng một thái độ hoài nghi đối với trí thức có nhiều học vấn từ "trường của Tây" (Thọ có người anh cả tốt nghiệp trường thú y Hà Nội, nhưng ông tự coi là mình tài giỏi, là cao hơn người anh của ông vì mình có bằng "Côn Đảo", 2 ông cũng có sự băn khoăng về sự tín nhiệm mà Hồ Chí Minh đã dành cho Giáp, và khi cùng ở Nam Bộ, 2 vị lãnh đạo nầy cũng đã cùng một thời gian lấy thêm vợ ! Tất nhiên việc nầy lúc đầu là kín đáo, không có cưới xin công khaị Và các vị - theo các bà kể lại - đã phải giấu chuyện đã có bà cả ở quê ngoài Bắc, một bà ở tỉnh Nam Hà, một bà ở Triệu Phong, Quảng Trị, về sau được đưa ra vùng Nghệ An.


Tại Đại hội Đảng lần thứ 3 (cuối năm 1960), một số đại biểu ở các tổ chất vấn về chuyện nầy. Đây là các cán bộ tập kết từ miền Nam ra, rất muốn lấy vợ ở miền Bắc mà bị cấm, vì không liên lạc với gia đình ở miền Nam, do đó không có chứng cớ đầy đủ là vợ đã chết hay lấy chồng khác. Nếu cứ làm bừa thì sẽ bị kết tội là vi phạm kỹ luật đảng, đạo đứxa^'u, hủ hoá, rất có thể bị khai trừ ra khỏi đảng. Chính Hồ Chí Minh phải lên tiếng, thanh minh cho 2 vị rằng :


- Chuyện các chú ấy có 2 bà là có thật. Vợ cả, vợ hai đều là vợ cả. Nhưng các chú ấy làm chuyện nầy trước khi có luật hôn nhân và gia đình, cho nên xí xóa. Từ nay có luật rồi, mới cấm thật sự!"


Nhiều đại biểu vẫn không thông, cho rằng có 2 thước đo về kỹ luật, về đạo đức, một cho trên, một cho dưới!


Ông Lê Duẩn để 2 bà vợ ở 2 nơi, một bà ở Saigon, một bà ở Hà Nội. Còn Lê Đức Thọ thì cao tay hơn, có khi 2 bà ở chung một nhà trên đường Nguyễn Cảnh Chân, Hà Nội, xưa là biệt thự của Hiệu trưởng trường Albert Sarraut, cùng ăn chung một bàn với cùng một ông chồng và con cái theo tinh thần Nam Bắc đề huề. Đúng là một nhà tổ chức đại tài!


Theo sự kể lại của viên đại tá Kinh Chi, một thời gian dài là Cục trưởng Cục bảo vệ của quân đội (1958-1976), việc bắt một loạt cán bộ quân đội từ đại úy lên đến trung tá ở Bộ Tổng tham mưu và ở báo "Quân đội nhân dân" hồi 1964-1966 trong cái gọi là "vụ xét lại trong quân đội" là theo lệnh của bộ trưởng Nội vụ Trần Quốc Hoàn, được Lê Đức Thọ phê chuẩn. Tất cả các vụ nầy đều chĩa vào đại tướng Võ Nguyên Giáp. Các đại tá Đỗ Đức Kiên, cục trưởng tác chiến, Nguyễn Trọng Nghĩa, cục trưởng quân báo, Lê Minh Nghĩa, chánh văn phòng Bộ Quốc phòng, Hoàng Thế Dũng vừa lên chức Thưo+>ng tá, Văn Doãn là biên tạp báo "Quân đội nhân dân", Đại úy Đinh Châu biên tập viên ban chính trị của báo "Quân đội nhân dân"...sau khi bị bắt đều bị chất vấn như sau :


- Đã gặp ông Giáp (người ta gọi Đại tướng Võ Nguyên Giáp). Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Tổng tư lệnh một cách trống không như thế trong các cuộc hỏi cung) lúc nào, ngày nào, giờ nào, ở đâu, nói với nhau những gì? Tất cả là bao nhiêu lần ?


- Các cuộc gặp gỡ với ông Giáp ấy, có những ai có mặt ? Ông Giáp nói những gì trong các cuộc gặp gỡ ấy, nhất là nói gì về Liên-xô ? Về nghị quyết 20 ? Về cuộc tranh luận trong phong trào CS quốc tế ?


- Ông Giáp có nói gì về Krushchev ? Có nói gì về cụ Mao ? Có nhắc gì đến Đại nguyên soái Staline không ? Đánh giá Đại nguyên soái ra sao ? Thái độ ông Giáp đối với tình hìng Hungary ra sao ? Về việc Hồng quân Liên-xô vào thủ đô Budapest như thế nào ?


- Ông Giáp có nhận xét gì về đồng chí Lê Duẩn, đồng chí Lê Đức Thọ không ?


- Ông Giáp có nhận xét hoặc nói gì về đại tá Lê Vinh Quốc và thượng tá Văn Doãn không ? (Ông Quốc là phó chính ủy quân khu 3, ông Doãn là tổng biên tập báo "Quân đội nhân dân" ở Liên-xô từ năm 1963 sau khi học trường đảng ở Moscow)...


Chắc chắn được lệnh Lê Đức Thọ thì đại tá Kinh Chi mới dám mở cuộc điều tra gián tiếp về đại tướng Võ Nguyên Giáp như vậy. (Năm 1977, đại tá Kinh Chi được lên cấp thiếu tướng, chuyển ngành làm thứ trưởng bộ thương binh và xã hội, rồi về hưu sau đó).


Một người vốn thân cận với Hồ Chí Minh cho biết Lê Duẩn và Lê Đức Thọ nhiều lần nói với Hồ Chí Minh chuyện ông Giáp từng nhận được một bức thơ riêng của Tổng bí thư đảng CS Liên-xô Nikita Krushchev qua sự chuyển giao tận tay của đại sứ Liên-xô Sebacov hồi 1957. Viên đại sứ nầy, ai nấy đều biết, là người của KGB (Cục tình báo trung ương Liên-xô). 2 ông Duẩn và Thọ vịn cớ nầy để định kết tội Giáp là có quan hệ vô nguyên tắc với người nước ngoài.


Thế nhưng Hồ Chí Minh đã đứng ra bênh vực cho Giáp, nói rằng :


- Chuyện chú Văn (bí danh thường dùng của Giáp) nhận bức thư là có thật. Chú Văn đã báo cáo với Bác và đưa bức thư ấy cho Bác. Chú Văn không có khuyết điểm gì trong chuyện nầy. Người ta viết thư cho chú ấy chứ có phải chú ấy viết thư cho người ta đâu !


Lê Đức Thọ vẫn bám riết việc công kích Giáp, vạch thêm và đến 10 ngày sau lại trình Hồ Chí Minh. Hồ Chí minh lại gạt qua một bên.


Rồi 2 ông họ Lê lại cố tranh thủ kéo Đồng về phe mình. Đồng vốn không nhập vào phe phái nào, mũ nỉ che tai, cười khà khà :


- Chuyện nầy có gì đâu, có gì đâu ! Không có gì là quan trọng cả.


Đồng tỏ vẽ có thiện cảm với Giáp hơn.


Một vị thiếu tướng làm việc ở Cục tác chiến bộ Tổng tham mưu, vốn cùng học với tôi ở trường Quốc học Huế trước năm 1945, trên tôi 3 lớp, kể lại rằng năm 1972, ông ta được dự một số buổi họp của Bộ Chính trị bàn về tác chiến ở miền Nam với nhiệm vụ ngồi ghi biên bản. Trong một phiên hợp gần cuối năm 1972, Lê Duẩn khiêu khích Giáp :


- Bộ tổng tư lệnh chỉ huy như vậy đó ! Chọn hướng tiến công không rõ ngay từ đầu !


Ông Giáp liền cãi lại, bàn tay phải đập xuống bàn :


- Nếu tôi có toàn quyền chỉ huy thì đâu có thế !


Nếu dở lại biên bản ghi chép thì cuối năm 1971, cũng trong một phiên họp của Bộ Chính trị, Lê Duẩn đề ra hướng tấn công chính là Quảng Trị và Thừa Thiên, vì đưa quân miền Bắc vào thuận tiện hơn, gần hơn, hướng Kontum và Pleiku chỉ là hướng phụ. Về sau khi lâm trận do hướng chính tiến công ở Tây Nguyên gặp khó khăn mới chuyển hướng ra Quảng Trị, Thừa Thiên thì đã có phần chậm.


Hồi diễn ra sự kiện vịnh Bắc Bộ (Gulf of Tonkin incident), 5/8/64, giữa 2 ông Duẩn và Giáp, Bộ trưởng Quốc phòng, cũng có xảy ra sự chống đối nhaụ


Khi tình hình rất căng thẳng, trong một phiên họp Bộ Chính trị, Hồ Chí Minh căn dặn :


- Cần chuẩn bị cho tốt để đối phó với tình hình. Nhưng ta không đánh trước. Nó đánh trước thì ta đánh trả ngayï Không để bị bất ngờ.


Tàu Mỹ cứ quanh quẩn ra vào khu vực cách bờ 3.5 dặm, chừng 20 hải lý. Tàu Maddox ẩn hiện trong khu vực ấy. Vì tàu Mỹ chưa vượt hẳn qua đường quy định hải phận quốc gia nên Giáp vẫn duy trì lệnh :"Chưa đánh! Chờ lệnh!". Cũng trong khi ấy, ông Lê Duẩn được báo cáo tình hình, liền ra lệnh thẳng cho Tổnh tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng :"Đánh!". Được lệnh của Tổng bí thư, ông Dũng liền chuyển ngay lệnh ấy cho tư lệnh hải quân đô đốc Giáp Văn Cương. Và tàu ta nổ súng. Trận ấy được báo cáo ngay về : ta bị chìm 2 chiếc tàu tuần, bị thương một tàu, phía địch bị thương một tàu. Sự kiện Vịnh Bắc Bộ xảy ra như vậy. Sau đó Lê Duẩn thường trách cứ nhằm hạ uy tín Giáp :"Không dám tiến công địch, đánh giặc mà nhác như thỏ đế..."


Rồi đến chiến dịch muà Xuân 1975, sau khi chiếm được Đà Nẳng nơi cơ sở chỉ huy của vùng 1 chiến thuật vào 29/3, Bộ Chính trị hạ quyết tâm kết thúc chiến tranh bằng toàn thắng, huy động đến mức cao nhất lực lượng chính huy của miền Bắc vào miền Nam. Trong kế hoạch, Giáp dự định để lại miền Bắc cả quân đoàn 1 đang đóng ở vùng Ninh Bình, Bắc Thanh Hóa, để đề phòng mọi bất trắc, ông cho rằng tiến công vùng Saigon, Gia Định đã có 13 sư đoàn cùng với 4 trung đoàn đặc công và các đơn vị hổ trợ khác là đủ. Về sau Duẩn đề ra yêu cầu đưa 2 sư đoàn của quân đoàn 1 hành quân gấp vào miền Nam, chỉ để lại 1 sư đoàn 308 ở tại miền Bắc. Đưa tổng số sư đoàn tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lên thành 15 sư đoàn, gấp 3 lần đối phương. 2 sư đoàn nầy hành quân trong 11 ngày đã có mặt ở vùng Bắc Biên Hoà. Cuộc điều quân nầy Giáp cũng đồng ý. Nhưng Duẩn luôn dùng chuyện nầy để nói xấu Giáp rằng, "Vừa đánh vừa run, thực tế là không chỉ huy", ngụ ý là Duẩn và Giáp cùng chỉ huy tất cả!


Cuộc "chiến tranh ngầm" giữa Duẩn và Giáp diễn ra dai dẳng. Các tướng lãnh ở Bộ Quốc phòng và Bộ tổng tư lệnh mà tôi quen biết hầu hết đều không đồng tình với cách cư xử có phần thô bạo, thiếu công bằng của Duẩn, họ vẫn quý trọng Giáp về thái độ đàng hoàng, không cay cú khi bị "chơi xấu", nhưng không ít người đã bắt đầu phàn nàn về thái độ do dự, có thể nói là nhu nhược của Giáp trong thời gian gần đâyï..


Ông đã bị họ điều khiển, bắt 2 lần đi sứ sang Tàu năm 1991 và năm 1993 để phục vụ chiến lược cầu thân của họ


*Thời của các ông tướng địa phương :


Nhiều bạn bè và người nước ngoài hỏi : Việt Nam hiện có nhiều tướng giỏi không? Xin được trả lời : Có chứ! Tướng giỏi không ít. Nhưng họ bị "rơi rụng" hết!


Như trên đã kể, vào những năm từ 1963-1967, Cục bảo vệ quân đội theo lện của Bộ Nội vụ và Trưởng ban tổ chức trung ương đảng bắt giữ hàng loạt cán bộ ở Bộ Quốc phòng, Bộ tổng tham mưu, được coi là thân cận nhứt của Giáp. Tất cả số ấy đều xuất thân từ học sinh, sinh viên, gia đình tiểu tư sản thành thị. Không ai xuất thân từ bần cố nông cả. Đó là những sĩ quan xuất sắc. Đại tá Đỗ Đức Kiên nguyên là kỹ sư canh nông, sang Liên-xô học trường quân sự cấp cao, được bằng đỏ, là cục trưởng tác chiến tài bạ Đại tá cục trưởng quân báo Nguyễn Trọng Nghĩa vốn là sin viên luật khoa, rất thông minh tài bạ Họ không đụng được đến Giáp vì ông tỉnh táo, chặt chẽ, cẩn thận, giữ rất "kín vỏ", không để "hở sườn", lại được Hồ Chí Minh quý và tin cậy. Không đụng dddược Giáp thì họ cắt tay chân của Giáp.


Từ sau 1975, đặc biệt là mấy năm gần đây, những cận thần thân tín của Giáp thưa thớt dần. Số đông về hưu, một số đã chết. Cái chết của Hoàng Văn Thái và Lê Trọng Tấn làm Giáp đau buồn khôn xiết. Thái ở gần Giáp từ dạo còn ở bên Trung Quốc, và sau đó ở căn cứ Việt Bắc từ cuối năm 1944. Về Hà Nội, chính Giáp đã chọn Thái làm Tổng tham mưu trưởng. Thái ở Bộ Tổng tham mưu cho đến khi chết đột ngột vào 6/1986. Trong 30 năm liền ở Bộ Tổng tham mưu, Thái hàng ngày làm việc với Giáp với lòng quý mến không suy suyển. Văn phòng Bộ Quốc phòng ở ngay sát Bộ Tổng tham mưu, cùng chung một Sở chỉ huy tác chiến. Từ năm 1957 trở đi, tuy lui xuống làm Tổng tham mưu phó thứ nhất, "nhường" cho Văn Tiến Dũng làm Tổng tham mưu trưởng nhưng trên thực tế Thái vẫn là linh hồn của Bộ Tổng tham mưu, cán bộ tham mưu được đào tạo lớp nầy đến lớp khác đều công nhận vai trò không thể thiếu được của Thái trong sự trưởng thành của mình.


Đu'g nửa năm sau, Giáp khóc một lần nữa sau cái chết bất thần khác, không rõ nguyên nhân, của Lê Trọng Tấn, một cán bộ quân sụ có tài. Trong toàn quân, Tấn có uy tín cực lớn, là một lão tướng xông xáo, có mặt ở nơi nóng bỏng nhất.


Là sư trưởng sư đoàn Công Pháo (Công binh - Pháo binh) ở chiến dịch Điện Biên Phủ, Tấn còn có mặt ở chiến trường Lào, ở chiến dịch Sầm Nứa, rồi năm 1966 ở Trung ương cục miền Nam, rồi tư lệnh một cánh quân Duyên Hải đánh Đà Nẳng, qua Cam Ranh, Bà Rịa, Biên Hoà, dinh Độc Lập vào 1975. Tấn nhớ hết mọi diễn biến, đặc điểm của các trận đánh lớn. Tấn không uống rượu, bia, luôn suy nghĩ về các trận đánh. Biết rằng ông xuất thân từ một "anh đội tàu bay" ở sân bay Bạch Mai thời Pháp, lên đến đại tướng, sắp nhận chức Bộ trưởng Quốc phòng chỉ 10 ngày trước khi khai mạc Đại hội đảng lần thứ 5 (12/86), ta sẽ hiểu rằng Tấn phấn đấu ra saọ Giáp và Tấn rất quý mến nhau vì rất hợp rơ nhau trên các bản đồ quân sự. Giáp đã có lần nói : ở trận nào mà anh Tấn có mặt để đốc chiến là mình có thể yên tâm đến hơn 50%.


Tôi đã kể về "Đại hội đảng toàn quân" diễn ra 3 tháng trước Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 5, tại đó bất ngờ cực lớn đã diễn ra, làm cho Duẩn, Lê Đức Thọ, Chu Huy Mân, Văn Tiến Dũng, Đặng Vũ Hiệp, Mai Chí Thọ...giật mình như bị điện giật ! Bất chấp sự lãnh đạo trên cơ sở "dân chủ tập trung", bất chấp sự hướng dẫn của đoàn Chủ tịch đại hội, đông đảo đại biểu dù đã được tuyển lựa kỹ từ cơ sở đã dứt khoát không bầu Văn Tiến Dũng, Chu Huy Mân, Đặng Vũ Hiệp, 2 đại tướng và một trung tướng vào danh sách đại biểu chính thức đi dự đại hội đảng toàn quốc. Giáp và Tấn được số phiếu cao nhất. Dũng chỉ trúng là đại biểu dự khuyết, trước khi đại hội khai mạc đúng 10 ngày. Tấn đột nhiên chết nên Dũng mới được bổ xung vào đoàn đại biểu vừa hân hoang vừa ngượng ngùng lọt vào hội trường Ba Đình!


Mấy hôm sau đại hội toàn quốc, tôi gặp các bạn cũ ở câu lạc bộ Ba Đình, mấy viên tướng và đại tá hồ hởi : "Có thế chứ! Đổi mới cũng có khác chứ! Các đại biểu tinh đời thật! Không thể cứ cúi đầu vâng dạ như cũ được nữa!". Các sĩ quan cấp cao đã dám kể cho nhau nghe những bê bối của các quan lớn và các bà lớn, miệng họ nói không ngớt : vì dân, biết ơn các liệt sĩ, chiến lợi phẩm là xương máu chiến sĩ, mà vợ chồng các ngài cứ chở kìn kìn về nhà, hết hòm nầy đến hòm khác, để đội từ nóc xuống. Chỉ khổ cho anh lính quèn. Đi xe lửa về phép, mang về một chiếc quạt nhỏ, chiếc máy thu thanh cũ...cũng bị hạch sách, còn các ngài thì tha hồ chồng chất trong khoang máy bay và tàu biển...Mọi người hy vọng : đại hội đảng toàn quốc lần thứ 5 chắc sẽ còn cho thấy nhiều điều mới lạ hơn! Thế mới là đổi mới chớ!


Đến đại hội 5, mọi người chưng hửng ! Người ta lắc đầu, ngao ngán.


Sau đó, ở Bộ Quốc phòng, một loạt tướng ở địa phương được gọi về. Các tướng hiện công tác ở Bộ Quốc phòng không được tin cậy nữa! Cuộc "mi-ni nổi loạn" ở đại hội toàn quân là từ các đoàn đại biểu ở các cơ quan của Bộ và các học viên, nhà trường trực thuộc Bộ, đặc biệt là từ đoàn đại biểu của học viên quân sự cấp cao, nơi tập trung đông nhất những tướng và tá có tài, có trình độ, có nhiều kinh nghiệm nhất. Thế là từng đoàn của Cục bảo vệ, của Thanh tra quân đội, của Ban kiểm tra quân ủy trung ương tới tấp lao về thủ độ Cả bộ máy an ninh, tổ chức, tuyên huấn được huy động để kiểm tra từng đoàn đại biểu, từng đại biểu khi cần, để hiện tượng "lỏng lẻo", "mất cảnh giác", "dân chủ quá trớn" ở Đại hội đảng toàn quân tuyệt đối không được lập lại.


Một cuộc "chấn chỉnh" lớn trong hàng ngũ sĩ quan cao câp diễn ra sau đó. Bộ ba quan trọng nhất đều là các tướng từ địa phương rút về : tướng Lê Đức Anh, nguyên là từ quân khu 9 trong thời chiến tranh, nơi tận cùng phía Nam, địa bàn vốn được coi là yên tĩnh hơn cả, ít ác liệt hơn cả vì không có quân Mỹ ở đó, cũng không có các đơn vị thiện chiến nhất của Saigon hoạt động; từ 1981, Anh là tư lệnh quân Việt Nam "tình nguyện" ở Cam-bốt.


Người thứ hai là trung tướng Đoàn Khuê, quê ở Quảng Trị, nguyên là thượng tá chỉ huy lữ đoàn giới tuyến đóng ở huyện Vĩnh Linh từ 1955-1962, giáp với giới tuyến quân sự tạm thời. Sau 1975, Đoàn Khuê vào chiến trường quân khu 5 với quân hàm thiếu tướng rồi trung tướng. Tôi đã ghé qua quê ông, làng Gia Đẳng ven biển huyện Triệu Phong, cha ông là chánh tổng, giàu nhất làng, có rất nhiều đồ đồng ở trong nhà cũng như chôn dấu dưới những đụn cát caọ Khuê đi hoạt động sớm, mới học đến lớp 2 trung học thời Pháp, rồi bị bắt, đi tù ở Quảng Trị và Ban Mê Thuộc. Cha ông từ ông vì sợ liên lụy. Em ruột ông là thiếu tướng Đoàn Chương, giám đốc nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân. Cán bộ cấp cao quân sự đều biết ông Đoàn Khuê là cán bộ chính trị, hiểu biết về quân sự và kinh nghiệm chỉ huy còn ít, không hề được đào tạo về chỉ huyï Khuê nổi tiếng là phát biểu cứn rắn, cực đoan, theo công thức, khô khan và máy móc, tiêu biểu cho một viên chín ủy ít học nhưng lại luôn thuộc lòng các công thức, ăn nói "đúng" lập trường kiểu lên gân mà không hề gượng.


Người thứ ba là thượng tướng Nguyễn Quyết, nguyên là chính ủy quân khu 3, đóng bản doanh ở Kiến An, gần Hải Phòng. Quyết người nhỏ nhắn, mặt thư sinh, tham gia tổng khởi nghĩa tháng 5, 1945 ở Hà Nội, vào chiến trường miền Nam một thời gian ngắn ngay sau đó. Quyết vốn là cán bộ chính trị, là một chính ủy thành nghề.


Sau đại hội 6, 3 ông tướng địa phương rút lên trung ương, đánh bắt tất cả hằng mấy chục tướng giỏi, tướng có văn hóa, có thực tài, chỉ vì một đường lối chính trị cũ kỹ đến cổ hủ, run chân trước ý thức dân chủ vừa manh nha, ôm giữ quyền lực đến cùng vì lợi riêng. Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng và Chủ nhiệm Tổng cục chính trị luôn là một ba quyền lực lợi hại nhất nắm lực lượng quân đội.


Đến đại hội 7 (6/1991), bộ ba có thay đổi chút ít để thành bộ bốn, theo hướng cũng cố cho vững thêm hạt nhân cứng rắn : Bộ trưởng Lê Đức Anh lên nắm chức vụ Chủ tịch nước; chắc chắn hàng trăm vị tướng vốn là cấp trên ông phải nhún vai lắc đầu ! Năm 1964, Anh mới chỉ là cục phó loại trung bình trong Cục tác chiến của Bộ tổng tham mưu với cấp trung tá. Thời đánh Pháp, Anh còn là một cán bộ vô danh. Nay Anh ôm cả một mảng lớn quốc phòng, an ninh, ngoại giao, nội trị. Tổng tham mưu trưởng Đoàn Khuê lên thế Anh ở chân Bộ trưởng quốc phòng. Cuối 1974, Khuê chỉ là một phó chính ủy với cấp đại tá, lúc ấy ở Bộ quốc phòng đã có hơn 30 ông tướng! Tướng tài, tướng giỏi lên vượt cấp tá là chuyện bình thường, nhưng đây chỉ là tướng "thông suốt" với đường lối bảo thủ, thế thôi !


Tổng tham mưu trưởng mới là trung tướng Đào Đình Luyện, lại mới lên thượng tướng cho tương xứng với chức vụ. Đây cũng là chuyện không bình thường, vì Luyện là tướng không quân, mà thường Tổng tham mưu trưởng hay Tham mưu trưởng các quân đoàn, quân khu đều là tướng bộ binh, để chỉ huy hợp đồng binh chủng, lấy bộ binh làm chủ. Tướng Luyện là một trong những người lái máy bay của miền Bắc, tốt nghiệp lái máy bay ở Trung Quốc hồi 1957, đến 1960 lại đi tu nghiệp thêm ở Liên-xộ Luyện chăm chỉ, cẩn thận, anh em cấp dưới mến, sống giản dị, người cao to, da ngăm đen, vốn quê vùng Thái Bình nhưng tính tình có nét khác lạ là "như con gái" trong quan hệ với bạn bè, gặp phụ nữ là đỏ mặt, và rất "sợ" cấp trên. Suốt trong cuộc chiến đấu chống không quân Hoa Kỳ ném bom bắn phá miền Bắc, Luyện là tư lệnh không quân. Có lẽ ông được chọn vào chức vụ Tổng tham mưu trưởng là vì tính kỹ luật cao, trên bảo gì là "Rõ! rõ!" ngay, một tinh thần viên chức cao lấn át hết tinh thần công dân. Bảo làm gì là làm nấy, như một cỗ máy hoàn hảo, không cần suy nghĩ băn khoăn là làm như thế rồi sẽ ra sao ? Để làm gì ? Khi quân đội rất có thể được dùng cho một mục tiêu chính trị chống lại phong trào dân chủ của quần chúng thì cần người chỉ huy như thế.


Đọc những lời huấn thị của bộ trưởng Đoàn Khuê thì rõ : "Quân đội phải sẵn sàng bảo vệ chế độ, thẳng tay trừng trị những mưu đồ "diễn tiến hòa bình" được bọn đế quốc và phản động giật dâyï..". Tôi quen biết tướng Luyện khá rõ vì hồi chiến tranh thường lui tới sở chỉ huy không quân để theo dõi cuộc chiến đấu của các phi công trẻ.


Người thay tướng Nguyễn Quyết ở cương vị chủ nhiệm Tổng cục chính trị quân đội nhân dân là một bộ mặt mới, gần như không ai biết đến trước năm 1986. Đó là tướng Lê Khả Phiêu, mới ở cấp trung tá cuối năm 1974. Một cán bộ "trẻ", hơn 50 tuổi, lại mang bản chất thuần túy nông dân. Phiêu là chủ nhiệm chính trị quân đoàn, cũng từ địa phương, được điều về bộ, nhảy phóc lên thiếu tướng năm 1979, lên trung tướng năm 1989, lên thượng tướng cuối năm 1992, sau khi được bổ xung vào ban bí thư trung ương đảng. Một viên tướng "vâng, dạ".


Họ đưa các tướng địa phương về triều đình do yêu cầu chính trị mới. Trong khi Bộ Quốc phòng, không thiếu các tướng tài hơn 4 vị nói trên khá nhiều...


*Nhà quân sự sáng tạo và kẻ a tòng :


Tôi đã có dịp kể về chuyện Lê Duẩn qua những sự kiện lịch sử cận đại vào mùa hè 1983 tại nhà nghỉ của Bộ Chính trị Quảng Bá, cạnh Hồ Tây Hà Nội, cho một số người nghẹ Trong khi cao hứng, Duẩn tự nhận là sáng hơn, giỏi hơn Hồ Chí Minh. Về quân sự, cũng như trong cơn cao hứng, Duẩn nhận định rằng học thuyết quân sự của đảng CSVN có tinh thần bao trùm, là tiến công mà tuyệt nhiên không có phòng ngự (!). Phát triển ý ấy cao hơn nữa, Duẩn cho rằng học thuyết quân sự của giai cấp vô sản cũng chỉ có phương thức tiến công mà không có phương thức phòng ngự, bởi vì ngay cả khi dùng phương trhức phòng ngự cũng phải mang bản chất tiến công !


Cùng ngồi nghe với tôi là nhà báo Thép Mới và có cả đại tá Nguyễn Quang Cận, Tổng biên tập của tạp chí Quân đội nhân dân (từ năm 1986 đổi tên thành tạp chí Quốc phòng toàn dân). Chúng tôi cùng học với nhau ở Trường lý luận chính trị trung cao cấp của quân đội. Anh em thường gọi Cận là "Cận mù" vì bị cận thị nặng. Tôi thấy Cận ghi chăm chú và liên tiếp mọi điều Duẩn kể, với thái độ kiên nhẫn và kính cẩn !


Sau đó Duẩn lại nói chuyện với cán bộ ở thành phố HCM, nhắc lại rằng học thuyết quân sự của Đảng CS luôn mang tinh thần tiến công nên không có phương thức phòng ngự.


Ý kiến của Duẩn gây nên tranh cãi khá sôi nổi ở các cơ quan quân sự, nhất là ở học viện quân sự cấp cao, viện nghiên cứu lịch sử quân đội, Bộ Tổng tham mưu, Trường lý luận chính trị của quân đội (có 1 phần học về quân sự trong chương trình).


Phần đông đảo cán bộ cho rằng không thể bác bỏ 2 hình thức cơ bản trong hành động quân sụ là : tiến công và phòng ngự. Sáng tạo gì sáng tạo, không thể loại bỏ phòng ngự được. Cho dù khi phòng ngự có tinh thần tiến công thì phòng ngự vẫn là phòng ngự với những đặc điểm của nó, không thể thủ tiêu hình thức phòng ngự đi được !


Liền đó, trên tạp chí Quân đội nhân dân, một loạt bài phân tích lý luận ra đời, cho rằng giai cấp vô sản không có phương thức phòng ngự và "đảng ta" trong lý luận quân sự của mình, cũng chủ trương là chỉ có một hình thức tiến công là bao trùm, là duy nhất, cho dù khi buộc phải gọi là "phòng ngự" thì chỉ là phòng ngự về hình thức mà vẫn mang tinh thần tiến công, là phương thức tiến công !


Tôi không còn nhớ kỹ lập luận kỳ hoặc ấy, nhưng chỉ còn biết là một sự lẩm cẩm trong suy luận, nhân danh sự "sáng tạo" của "đảng ta" và của người đứng đầu của đảng CSVN lúc ấy. Các bài luận văn ấy được ký tên : Quang Cận !


Ít lâu sau, tác giả được lên cấp thiếu tướng. Phải chăng đây là một sự ban thưởng cho một kẻ a tòng biết "hứng" khi lãnh tụ "tung" ra, như chuyện tiếu lâm dân gian, quan lớn "làm gì" cũng khen là "thưa thơm lắm ạ" vậy !


*Xích tay đối thủ rồi thách đấu !


Vào khoảng cuối năm 1990, dưới trang 3 của báo Nhân dân đăng một bài luận văn dài hơn 3000 chữ với đầu đề "Đi dưới bảng chỉ đường của trí tuệ là theo sự lãnh đạo đúng đắn của đảng CS".


Bài báo ký tên "Quang Cận". Nhà "lý luận" quân sự trứ danh kể trên lại xuất trận ? Bài báo nhằm bác bỏ một bài báo khác có đầu đề là "Dắt tay nhau đi dưới những tấm biển chỉ đường của trí tuệ" (hay : Thử giải bài toán lo^gic xã hội, mọi điều rắc rối bắt nguồn từ đâu ?), bài báo ký tên Tú Xuân Hà Sĩ Phụ


Đây là một bài báo không được đăng báo. Tác giả lần lượt gởi đăng một số báo lớn, kể cả Ban chuẩn bị Đại Hội nhà văn lần thứ 4, nhưng chẳng có một lời hồi âm, ngoài một công văn của Hội Nhà Văn Việt Nam, từ chối khéo rằng : Tuy nhiên, thời gian ở đại hội hạn hẹp rất khó có điều kiện để trình bày phát biểu nầy.


Ở báo Nhân dân chắc hẳn ban chính trị có nhận dược bài nầy, nhưng đã xếp vào hồ sơ của những "bài báo đen" "chống Đảng" !


Tú Xuân Hà Sĩ Phu là ai ? Đó là một sĩ phu Bắc Hà, phó tiến sĩ sinh học Nguyễn Xuân Tụ, ở Viện Khoa Học Việt Nam, đang công tác tại một cơ sở của viện đặt ở thị xã Đà Lạt, nhà anh ở 4E đường Bùi Thị Xuân; anh viết bài báo nầy vào 9/1988.


Không nơi nào nhận đăng bài báo dài 10 trang đánh máy nầy, Hà Sĩ Phu liền nghĩ ra cách phổ biến khá nguy hiểm cho anh : Phô-tô cố-pi bản đánh máy, gởi cho bè bạn quen thân, có ghi rõ nơi gởi là : bạn bè, những người hiểu biết, quan tâm và có trách nhiệm, để xin ý kiến trao đổi.


Đây là một bài báo rất thú vị, của một trí thức có chiều sâu suy nghĩ, tự tin, có trình dộ nghiên cứu, lại hóm hỉnh. Một con người quý, hiếm, có đủ tư duy độc lập.


Trong lời mở đầu, tác giả cho rằng mình đã "cả gan lạm bàn chuyện quốc gia đại sự !", và nhấn mạnh, "những điều nầy nói ra hôm nay là đã quá muộn".


Câu đầu bài viết là, "Hãy thử để cho trí tuệ được vài phút hoàn toàn tự do, xem nó có thể mách bảo ta điều gì ?".


Đó là :


"Hệ thống mà ta đang khảo sát chứa dựng quá nhiều nghịch lý nếu chưa muốn nói là cấu thành bởi toàn những nghịch lý". Những nghịch lý ấy là :


- Hệ thống dân chủ gấp triệu lần lại vướng mắc chính vấn đề dân chủ !


- Hệ thống tiêu biểu cho sự thật, có các nhà xuất bản sự thật, thì đang phải cố chữa bịnh nói dối !


- Hệ thống ưu việt tiêu biểu cho sự giải phóng con người thì lại không ưu việt về quyền con người !


- Hệ thống tiêu biểu cho Nhân loại, tính tập thể thì lại xuất hiện nhiều ví dụ về tệ nạn sùng bái cá nhân !


- Hệ thống tiêu biểu cho sức sáng tạo của trí thức thì vấn đề trí thức lại cứ cộm lên như một hạt nhân của toàn bộ cái hiện thực cần cải tổ !


- Chúng ta vẫn nói tới thắng thua giữa các chế độ, rút cuộc là ở năng suất lao động thì lại thua quá xa !


- Hệ thống xã hội chủ nghĩa được mô tả là đầy sức sống, còn chủ nghĩa tư bản đang "giãy chết", vậy mà trong tất cả trường hợp quốc gia bị chia cắt làm hai thì dù chia theo kiểu nào, nữa thuộc phía "giãy chết" cũng có năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm hơn nữa kia !..."


Tác giả phê phán chũ nghĩa Mác về 2 luận điểm cơ bản là "đấu tranh giai cấp" và "chuyên chính vô sản", và phân tích tình hình xã hội theo 3 quan niệm : duy lý, duy tín và duy lợi.


Tác giả nêu bật ý nghĩa của trí tuệ, của trí thức, yếu tố năng động nhất ở con người, mà con người lại là yếu tố năng động nhất của sức sản xuất xã hội.


Trong phần phê phán chế độ hiện thời, Hà Sĩ Phu có nhận xét thâm thúy, ngay thật, vạch trần sự phi lý của nó :"Chủ nghĩa bình quân gắn chặt với tư tưởng lật đổ. Khi chưa có thì muốn mình giàu hơn người khác, lật đổ vua nhưng rồi mình lại làm vua !".


Tác giả lên án chủ nghĩa cơ hội, thái độ bạc nhược quay mặt đi một cách vô trách nhiệm, ngậm miệng ăn tiền, trì hoãn, thậm chí độc ác, lì lợm, cố thủ của một số gọi là trí thức, và nhận xét : Trong bức tranh chung về sự tha hóa, cái bịnh nói dối cứ như con bạch tuộc ôm ghì lấy xã hội, chẳng để cho ai thoát rạ


Tôi trích ra khá nhiều, mà vẫn còn muốn trích thêm để bạn đọc hiểu rõ về một trí thức sớm "dấn thân" theo kiểu của mình, điềm tĩnh, rỉ rả phê phán những sai lầm đã qua một cách sâu sắc riêng của mình, một cách thật thâm thúy, và đồng thời chỉ ra lối thoát là nhìn thẳng vào sự thật, chấm dứt sự lừa dối, trở về với sự thông minh, với trí tuệ. Rất mong bài viết từ năm 1988 ấy sớm đến được với bạn đọc trong và ngoài nước nguyên vẹn để bạn đọc thưởng thức một suy nghĩ mới, và hiểu rằng ở trong nước đang có những bộ óc cần mẫn sáng tạo rất đáng trân trọng và tin cậy.


...


Ban tư tưởng và văn hóa lúc ấy do 2 ông Trần Trọng Tân và Thái Ninh cầm đầu lập tức cho những cây bút nổi danh nhất phang cho Hà Sĩ Phu những chùy nặng trên báo Nhân dân, Quân đội nhân dân và Tuổi Trẻ, lên án tác giả là : có dụng ý xấu, bôi đen chế độ, đả kích vào đảng; là : mang tâm lý thất bại chủ nghĩa và bi quan, bối rối trước thời cuộc; là : ăn phải bả luận điệu của đế quốc...Nghĩa là đủ mọi thứ nữa.


Cách làm trong "đổi mới" vẫn theo một lối cũ, rất cũ. Đó là hô hoáng ầm lên đối tượng định "phang", thế nhưng lại giấu rất kỹ không để công luận biết được những luận điểm của bài báo ấy, cấm chỉ sự lưu truyền và tịch thu mọi bản đang được truyền tay, coi đó là tài liệu phản động, đồ quốc cấm !...


*Những người gác cổng cần mẫn :


Có một dạo, những cán bộ tuyên huấn và an ninh văn hóa được phân công theo dõi các sách xuất bản và báo chí nhằm phát hiện những "lệch lạc", "sai lầm", tìm ra những "tên thủ phạm" chống đảng, mơ hồ trong đấu tranh giai cấp, dùng biểu tượng 2 mặt để nói xấu lãnh đạo, đả kích vào cơ quan lãnh đạo, nhằm trừng trị thẳng tayï Họ được đặt cho cái tên vinh dự (!), "những người gác cổng canh giữ an toà cho đảng".


Từ đó đẻ ra những sự tô vẽ : đó là người lính canh cẩn mật, tỉnh táo, đó là "tiêu binh" sáng suốt sớm phát hiện âm mưu của chúng từ trong trứng ! Họ là lính gác luôn thức để đảng và nhân dân ngủ ngon ! Và khi đảng dạy rằng kẻ thù luôn ở quanh ta, luôn luồn lách vào hàng ngũ của ta, có khi ranh ma chui sâu, luồn caọ..thì đâu cũng có thể có, cũng có thể là kẻ thù cả. Mà đã là địch thì không còn là dân, phải đánh "không thương tiếc".


Căm thù địch đã được dạy từ lúc còn bé, trong các lớp mẫu giáo, phải bắt chúng, giết chúng không chút do dự. Căm thù đã trở thành nội dung giáo dục từ trong các bài hát, trong lúc vui chơi cũng như trong lúc học. Việc dạy căm thù đã được nâng lên thành khoa học, thành nghệ thuật...


Nhà thơ Việt Phương suýt chết chỉ vì dám nói mỉa mai rằng "trăng của ta" luôn tròn hơn "trăng của địch !". Rằng "đồng hồ Trung quốc tốt hơn đồng hồ Thụy sĩ". Nói mỉa chế độ đó, chứ không phải mỉa mai vài người lẩm cẩm...


Nhà thơ Quang Dũng nói "đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm" là cố tình tuyên truyền cho nếp sống tư sản, chủ trương văn hóa đồi trụy, chống lại giai cấp công nông...Vì "dáng kiều thơm" chỉ có thể là bọn con gái gia đình tư sản bốc lột có tội với nhân dân lao động; đây là một chủ trương chính trị của kẻ thù giai cấp, dùng thơ để xâm nhập vào thanh niên còn mơ hồ !


Cái kiểu suy luận của những ông "lính gác" xem ai cũng có thể là địch thật dễ sợ ! Ở khu 4, tôi đã dự một buổi lên lớp chính trị của một chính trị viên cấp tiểu đoàn, xuất thân từ bần cố nông ở đất Nghị Lộc, vùng rất nghèo ven biên Nghệ An, giọng nói anh nặng trịch, nghe quen lắm mới hiểu. Anh nói con "cá" với quả "cà" không khác gì nhaụ Anh lên lớp cho một đại đội lính mới. Thế rồi có 2 chú ngủ gật. Thế là anh đứng lại phân tích ! Chính trị viên nguyên là cố nông, mới thoát mù chữ, lính thì đa số học lớp 8, lớp 9 phổ thông ! Anh càng phân tích, lính càng bấm nhau cười, cười mà không thành tiếng. Anh càng bực, càng làm ra vẻ nghiêm trang và có trình độ cao ! Anh phân tích rằng ngủ gật là thiếu tinh thần kỹ luật, là thiếu ý chí. Làm cách mạng thì phải có ý chí. Địch muốn ru ngủ ta, ta ngủ gật là mắc mưu địch, là làm hại sựnghie^.p cách mạng, làm giảm sút ý chí của quân đội, làm giảm sức chiến đấu của quân đội, rồi còn là thiếu tinh thần thi dua tập thể...


Chính tướng Chu Huy Mân hồi ấy là Chính ủy Quân khu 4, xuất thân từ cố nông đi gặt thuê ở vùng Nam Đàn, Thanh Chương, sau nầy Mân nổi tiếng về một "thư viện" trong nhà luôn bóng lán, vì hầu như Mân không hề đụng đến, chỉ để trang trí...đã khuyến khích việc đào tạo chính trị viên từ bần cố nông. Anh em ấy có khổ, có căm thù bốc lột, sẽ là chính trị viên giỏi cho mà xem !


Theo suy luận của những người như chính ủy Mân và anh chính trị viên tiểu đoàn "Cà" thì ngủ gật có thể là "tội ác", là một sai lầm có hại cho hòa bình thế giới...


Quả tình tôi nói không ngoạ Tôi còn nhớ ở báo Quân đội nhân dân, có một vị phó Tổng biên tập, nguyên là thừa phái ở một huyện miền Trung hồi 1944. Anh ta giấu kỹ thành phần xuất thân, cố leo lên đến chức bí thư đảng ủy kiêm phó tổng biên tập đặc trách nội bộ Anh ta luôn lên gân về lập trường giai cấp. Cứ cách một tuần anh lại duyệt các bài báo; mỗi tuần duyệt cách trình bày báo. Năm 1969, một hôm trình bày báo ở trang nhất, trên đầu góc trái là ảnh Hồ Chí Minh tiếp khách. Ở góc dưới cùng bên phải là ảnh một đơn vị pháo cao xạ 37 ly vừa tham gia trận chống máy bay Mỹ. Ở giữa 2 bức ảnh ấy là 6,7 bài báo khác, là 5 cột báo và một bức ảnh về một nhà máy. Vị phó tổng nhà ta trong khi duyệt khám phá ra một "sai lầm lớn" của anh đại úy ở Ban thư ký tòa soạn và của anh họa sĩ trình bày báo. Kéo dài bằng bút chì đỏ nòng súng cao xạ từ góc dưới chéo lên góc trên tì vết chì ấy đụng đến...chân chủ tịch Hồ Chí Minh ! An đại úy tái mặt nhận ra "tội" của mình ! Anh họa sĩ sợ quá xóa gấp nơi trình bày 2 bức ảnh, rút tờ giấy khác ra để thay hẳn cách trình bày ! Chuyện cứ như đùa, mà là có thật ! Có thật hoàn toàn, được vị bí thư đảng ủy kiêm phó tổng nêu lên thành bài học hẳn hoi ! Thế là từ đó mọi bức ảnh có súng đều được kéo dài bằng nòng súng trong tưởng tượng ra xem có ai bị trúng đạn không ?


Chuyện không dừng lại ở đó ! Vềsau, ông phó tổng ấy còn mở cả 2 trang báo để xem mối liên quan giữa các bức ảnh ở trang 1 và trang 4, cũng như ở trang 2 và trang 3 có xâm phạm gì nhau không ? Nghĩa là nếu ảnh ở trên cao bên phải trang 1 có các vị lãnh đạo mà ở trang 4 góc dưới bên trái có khẩu súng lớn nhỏ nào thì cũng phải coi chừng vì đạn có thể "bắn từ xa", vượt qua hằng chục cột báo, để trúng vào người các cụ thì thật là nguy tai ! Phải là người lính cần mẫn, bảo vệ các vị lãnh tụ ngay từ những nguy cơ hoàn toàn tưởng tượng đến oái oăm như thế mới thật là có tinh thần cảnh giác caọ


Tôi còn nhớ có lần ông phó tổng ấy còn "xạt" môt vị thiếu tá ở thư ký tòa soạn về chuyện : trang 1 đăng ảnh và bài nói chuyện của cụ Lê Duẩn thế mà ở trang 2 lại có bài thơ đả kích chống bịnh quan liêu ! Khi dơ lên trời để soi thì mới thấy 2 bài ấy dính vào nhau, dựa lưng vào nhau ! Không thể thế được. Kẻ địch chúng ta nó thâm lắm. Không thể để chúng nó dán một bài đả kích trên lưng lãnh tụ được !


Thế là từ dó, các ông thư ký tòa soạn phải soi lên trời xem mặt sau các bài và ảnh có các vị lãnh đạo có dính với một bài thơ đả kích hay một bài châm biếm nào không ! Cho đến cái đuôi tiếp sang trang 4 cũng vậy, không thể để cho các cụ hay là bài nói đến hoạt động của các cụ đứng sát bên một bài nói đến một hiện tượng tiêu cực nào đó...


Có ở trong nghề và có hiểu trách nhiệm "người lính gác" mẫn cán như vậy mới thấy hết cái ngóc ngách đến oái oăm như kể trên. Tôi cũng chưa thấy báo của Đảng Liên-xô hay Trung quốc có những kinh nghiệm độc đáo dị kỳ như thế. Thế mà vị nguyên tổng ấy hiện nay lại là phó tổng thư ký của Hội nhà báo Việt Nam, tội nghiệp cho cả làng báo !


...


Sự xếp đặt tôn ti trật tự (trong đảng) kiểu kỳ mục cũ, ngồi chiếu trên, chiếu dưới, ăn phần trên chỉ ở đình làng, không phải chỉ áp dụng cho người còn sống mà còn dùng cho những người chết, cho những thây ma nữa !


Bùi Tín

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn