BBCVietnamese ngày 12/11/2008 vừa đưa tin 4 bị can là cựu lãnh đạo Công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương (PCI), Nhật Bản, “đã nhận tội hối lộ quan chức nước ngoài, trong có Việt Nam”. Những người này, cùng với công ty PCI, đã bị truy tố tội vi phạm Luật Chống Cạnh tranh Bất bình đẳng. Họ đã nhận tội ngay trong phiên điều trần đầu tiên tại tòa án Quận Tokyo.
Tờ Yomiuri Shimbun đưa tin các bị cáo Masayoshi Taga, Kunio Takasu, Haruo Sakashita và Tsuneo Sakano đã nhận việc chuyển cho một quan chức cao cấp tại TP Hồ Chí Minh số tiền hối lộ 820.000 USD để thắng thầu dự án phát triển cơ sở hạ tầng có sử dụng vốn ODA của Nhật trong thành phố.
Phía công tố nói rằng số tiền hối lộ tổng cộng lên tới 2,43 triệu USD (280 triệu yen tính theo giá hối đoái thời điểm vụ việc xảy ra), nhưng họ chỉ xác lập vụ án hình sự đối với hai khoản hối lộ đưa cho phía Việt Nam trị giá trên 800.000 đôla, vậy 1.630.000 USD còn lại chạy đi đâu? Hay là phía Nhật cũng biết bao che cho tham nhũng, hối lộ?
Vụ PCI đã gây chấn động dư luận Nhật Bản vì chưa bao giờ có cáo buộc nghiêm trọng như vậy trong các dự án sử dụng vốn ODA của nước này.
“Trong phát biểu của mình, phe công tố nói rằng các bị can đã chuyển cho ông Huỳnh Ngọc Sỹ, Phó Giám đốc Sở Giao thông Công chính TP HCM số tiền hối lộ tương đương 10% giá trị hợp đồng để nhận thầu tư vấn các dự án cơ sở hạ tầng trong thành phố trong thời gian 2001 - 2003”.
“Các khoản tiền mà PCI trao cho ông Sỹ được các công tố viên liệt kê là: 650.000 đôla trao hồi tháng 1/2002 và 7/2002; 860.000 đôla năm 2003; 540.000 đôla năm 2004; 160.000 đôla năm 2005 và 220.000 đôla năm 2006.
Tuy nhiên, họ chỉ quy trách nhiệm hình sự cho các khoản 600.000 đôla năm 2003 và 220.000 đôla đưa năm 2006”.
Cho đến thời điểm hiện nay, báo chí Việt Nam vẫn im lặng nên người dân không hề biết gì vế tiến độ điều tra vụ án này. Ông Nguyễn Hữu Tín - Phó Chủ tịch UBND thành phố HCM- là người phụ trách về lĩnh vực ODA này, thời gian qua đã đột ngột bàn giao công việc cho một Phó Chủ tịch khác là ông Nguyễn Thành Tài. Ông Trương Văn Lắm, Chánh Văn phòng UBND TP HCM nói “do ông Tín bận đi học”.
“Chính phủ Việt Nam nói luôn tích cực điều tra với phía Nhật Bản và quyết tâm không để vụ việc ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn vốn ODA và quan hệ với chính phủ Nhật”. Nhưng báo chí Việt Nam thì không hề nhắc tới cái tên Huỳnh Ngọc Sỹ cũng như Nguyễn Hữu Tín, và viết tin với lối diễn đạt bàng quan mà người dân Việt Nam đọc báo trong nước (mà chưa hề đọc thông tin từ báo nước ngoài) sẽ không thể nào biết được vụ PCI cộm cán này lại dính dáng đến quan chức nước mình.
Dư luận đồn rằng số tiền được “lại quả” đó được “rửa trong các tập đoàn tư nhân như Hoàng Anh Gia Lai, FPT, Mai Linh, các nhà máy ximăng đang xây ở VN.... Còn tiền xây nhà lầu, xe hơi, cho con đi du học… đó là tiền lẻ”(?).
Bất cứ nguồn vốn vay mượn nào của nước ngoài thì con cháu người Việt đời sau cũng phải trả. Người Nhật cho rằng mọi hành vi xâm hại đến nguồn vốn ODA là một tội ác đối với nhân dân Việt Nam, không hiểu các quan chức lãnh đạo Việt Nam nghĩ gì khi mà “Cho tới nay phía Việt Nam chưa có ai chính thức bị khiển trách hay kỷ luật vì liên quan tới vụ việc này”?
Tạ Phong Tần
12-11-2008
Tờ Yomiuri Shimbun đưa tin các bị cáo Masayoshi Taga, Kunio Takasu, Haruo Sakashita và Tsuneo Sakano đã nhận việc chuyển cho một quan chức cao cấp tại TP Hồ Chí Minh số tiền hối lộ 820.000 USD để thắng thầu dự án phát triển cơ sở hạ tầng có sử dụng vốn ODA của Nhật trong thành phố.
Phía công tố nói rằng số tiền hối lộ tổng cộng lên tới 2,43 triệu USD (280 triệu yen tính theo giá hối đoái thời điểm vụ việc xảy ra), nhưng họ chỉ xác lập vụ án hình sự đối với hai khoản hối lộ đưa cho phía Việt Nam trị giá trên 800.000 đôla, vậy 1.630.000 USD còn lại chạy đi đâu? Hay là phía Nhật cũng biết bao che cho tham nhũng, hối lộ?
Vụ PCI đã gây chấn động dư luận Nhật Bản vì chưa bao giờ có cáo buộc nghiêm trọng như vậy trong các dự án sử dụng vốn ODA của nước này.
“Trong phát biểu của mình, phe công tố nói rằng các bị can đã chuyển cho ông Huỳnh Ngọc Sỹ, Phó Giám đốc Sở Giao thông Công chính TP HCM số tiền hối lộ tương đương 10% giá trị hợp đồng để nhận thầu tư vấn các dự án cơ sở hạ tầng trong thành phố trong thời gian 2001 - 2003”.
“Các khoản tiền mà PCI trao cho ông Sỹ được các công tố viên liệt kê là: 650.000 đôla trao hồi tháng 1/2002 và 7/2002; 860.000 đôla năm 2003; 540.000 đôla năm 2004; 160.000 đôla năm 2005 và 220.000 đôla năm 2006.
Tuy nhiên, họ chỉ quy trách nhiệm hình sự cho các khoản 600.000 đôla năm 2003 và 220.000 đôla đưa năm 2006”.
Cho đến thời điểm hiện nay, báo chí Việt Nam vẫn im lặng nên người dân không hề biết gì vế tiến độ điều tra vụ án này. Ông Nguyễn Hữu Tín - Phó Chủ tịch UBND thành phố HCM- là người phụ trách về lĩnh vực ODA này, thời gian qua đã đột ngột bàn giao công việc cho một Phó Chủ tịch khác là ông Nguyễn Thành Tài. Ông Trương Văn Lắm, Chánh Văn phòng UBND TP HCM nói “do ông Tín bận đi học”.
“Chính phủ Việt Nam nói luôn tích cực điều tra với phía Nhật Bản và quyết tâm không để vụ việc ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn vốn ODA và quan hệ với chính phủ Nhật”. Nhưng báo chí Việt Nam thì không hề nhắc tới cái tên Huỳnh Ngọc Sỹ cũng như Nguyễn Hữu Tín, và viết tin với lối diễn đạt bàng quan mà người dân Việt Nam đọc báo trong nước (mà chưa hề đọc thông tin từ báo nước ngoài) sẽ không thể nào biết được vụ PCI cộm cán này lại dính dáng đến quan chức nước mình.
Dư luận đồn rằng số tiền được “lại quả” đó được “rửa trong các tập đoàn tư nhân như Hoàng Anh Gia Lai, FPT, Mai Linh, các nhà máy ximăng đang xây ở VN.... Còn tiền xây nhà lầu, xe hơi, cho con đi du học… đó là tiền lẻ”(?).
Bất cứ nguồn vốn vay mượn nào của nước ngoài thì con cháu người Việt đời sau cũng phải trả. Người Nhật cho rằng mọi hành vi xâm hại đến nguồn vốn ODA là một tội ác đối với nhân dân Việt Nam, không hiểu các quan chức lãnh đạo Việt Nam nghĩ gì khi mà “Cho tới nay phía Việt Nam chưa có ai chính thức bị khiển trách hay kỷ luật vì liên quan tới vụ việc này”?
Tạ Phong Tần
12-11-2008
Gửi ý kiến của bạn