BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 81638)
(Xem: 64265)
(Xem: 41779)
(Xem: 33313)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Thủ Tướng Nói Sai Rồi Thủ Tướng Ơi !

03 Tháng Mười 200812:00 SA(Xem: 1067)
Thủ Tướng Nói Sai Rồi Thủ Tướng Ơi !
52Vote
41Vote
30Vote
20Vote
10Vote
4.73


Thưa Thủ tướng! Em xin có ý kiến tiếp. Số là em đọc báo Ta thấy đăng rằng tại buổi tiếp đoàn đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam ngày 01/1/0/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “đề cập tới quan điểm của Nhà nước VN về vấn đề đất đai. Theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam hiện hành, đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước thống nhất quản lý” (Lao Động ngày 02/10/2008);

Em tưởng báo Lao Động đăng tin sai, nên kiểm chứng lại ở báo Tiền Phong ngày 02/10/2008, Tuổi Trẻ ngày 02/10/2008 thì thấy hai báo này cùng đăng một câu y chang (dẫn nguồn TTXVN) là: “Về vấn đề đất đai, Thủ tướng khẳng định quan điểm của Nhà nước Việt Nam là đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”;

Như vậy, nếu báo Ta không đăng sai thì đích thị là Thủ tướng nói sai rồi.

Bộ Luật Dân Sự 2005 có mấy Điều luật như vầy:

Điều 200. Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước

Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước bao gồm đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp luật quy định.

Điều 201. Thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước

  1. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước.

  2. Chính phủ thống nhất quản lý và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước.


Theo Chương XII quy định về nội dung quyền sở hữu tại BLDS 2005 thì quyền sở hữu tài sản bao gồm 3 quyền năng: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Trong đó, quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản (Điều 182), quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản (Điều 192), quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó (Điều 195).

Điều 195 giải thích hơi bị thiếu, quyền định đoạt không chỉ là có quyền quyết định việc chuyển giao quyền sở hữu cho đối tượng khác hoặc từ chối quyền sở hữu (giống như từ chối di sản thừa kế) mà còn là quyền quyết định số phận của tài sản, chủ sở hữu muốn gọt cho tài sản đó méo là méo, muốn tròn là tròn, muốn đập bỏ là đập bỏ, không ai có quyền can thiệp.

Người dân chưa bao giờ là chủ sở hữu đất đai bởi lẽ họ chỉ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có ai được cấp giấy chủ sở hữu tài sản đâu. Nếu ai đó có cái nhà cất trên đất thì người đó được cấp giấy chủ quyền nhà riêng và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (của miếng đất có cái nhà đang ở trên) riêng.

Có một nguyên tắc bất di bất dịch mà xã hội phương Tây lẫn phương Ta đều biết rõ là người quản lý thì chỉ có quyền giữ gìn, khai thác, bảo vệ tài sản của người chủ; người quản lý không có quyền đem cho, tặng, hiến, bán, thay đổi mục đích sử dụng của tài sản. Nhưng thực tế, đối với đất đai, Nhà nước ta muốn quy hoạch ở đâu là quy hoạch, muốn thu hồi ở đâu là thu hồi, muốn giải tỏa ở đâu là giải tỏa; muốn đền bù giá nào là đền bù không cần biết giá thị trường như thế nào, dân muốn thay đổi mục đích sử dụng đất phải xin phép Nhà nước, Nhà nước đồng ý mới được thay đổi (không thì bị phạt vạ, thậm chí bị truy tố, bỏ tù); quy hoạch đất đai là cái sự rất chi “bí mật” chỉ “nội bộ” “phe ta” mới biết, “nội bộ” nhưng “hổng phải phe ta” cũng mù tịt. Cụ thể nhất là trường hợp của em, tuy em có mười mấy năm công tác phục vụ cho “nội bộ” nhưng “hổng phải phe ta” nên mấy cái vụ quy hoạch đất đai ở địa phương em mà em chưa bao giờ được biết. Chỉ có mấy thằng “phe ta” nó biết trước chổ nào quy hoạch nó ép giá mua rẻ của dân, hoặc nó xin Nhà nước cấp rồi bán lại với giá trên trời.

Rõ ràng, dân chỉ là người được Nhà nước cho sử dụng để “khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức”, người chủ sở hữu đất đai là Nhà nước. Cho nên kiểu tư duy “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý” của Thủ tướng nó có hơi bị lạc hậu, không phù hợp luật pháp hiện hành.

Nếu Thủ tướng có lỡ nhớ nhầm, nói sai thì Thủ tướng cứ “đính chính”, “nói lại cho rõ”, hổng sao hết, Luật Báo chí cho phép như vậy. Em hổng phải như mấy vị đã ra lệnh bắt hai nhà báo Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Việt Chiến, bảo rằng họ viết báo sai nhưng hổng cho đính chính, đến bây giờ họ bị bắt nhốt đã lâu rồi mà em cũng chưa được biết là họ đã viết sai chi tiết nào, trong bài báo nào nữa.

“Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”, em chỉ nói sự thật, xin Thủ tướng đừng cảm thấy bị bẽ mặt rồi nổi giận thì tụi nghịp em lắm lắm!

Tạ Phong Tần

03-10-2008
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn