BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73231)
(Xem: 62212)
(Xem: 39390)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tạp Luận Về Hồ Chí Minh, hay Hồ Chí Minh: Sự Nhạo Báng Tự Thân

21 Tháng Giêng 200712:00 SA(Xem: 1364)
Tạp Luận Về Hồ Chí Minh, hay Hồ Chí Minh: Sự Nhạo Báng Tự Thân
55Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
55
Gần nhà tôi, có một cô bé gần ba mươi, mở tiệm hớt tóc. Cô bé xinh đẹp, li dị chồng, do chồng cờ bạc. Vậy mà cô bé tốt, ra đi tay không, không chia tài sản gì với chồng, còn mong chồng kiếm được vợ giỏi nữa. Hớt tóc ở tiệm cô bé xong, đeo kính, đứng dậy, tôi thấy trong góc tiệm, cô bé thờ bác Hồ. Tôi bật cười ha hả, hỏi: ”Cháu thờ bác Hồ hả?” để xác minh lại như không tin vào mắt mình. Cô bé vâng dạ, nói thờ bác để bác phù hộ. Cô bé chưng hoa quả, nhang đèn như một bàn thờ thần Tài, bàn thờ ông Địa, bàn thờ Phật vậy. Lần đầu tiên tôi thấy ông Hồ được thần hóa như vậy giữa ban ngày ban mặt, không một chút e dè, mắc cỡ. Nhưng tôi cũng thấy ngay là đây là hạng Bắc Kỳ bị nhồi sọ, tư tưởng thấp. Biết suy nghĩ, đọc sách báo nhiều, không ai làm như vậy. Tôi hẹn cô bé tôi sẽ quay lại, nói chuyện cho cô bé nghe về ông Hồ. Tôi muốn giác ngộ ngược cô bé, để em biết rằng ông Hồ và CNCS xấu xa, giả tạo, và hoàn toàn có thật, tôi không hề bôi đen mà chỉ khách quan, ra sao. Vu cáo bất cứ ai, dù là vu cáo kẻ thù, hay vu cáo CS, là điều người viết báo tự trong không bao giờ làm, mà tôi chỉ nói cái có thật. Trong bài này, tôi ghi lại một bài thơ, một lời khuyên của ông Hồ, và 5 điều bác Hồ dạy, trẻ em VN nào cũng thuộc để chỉ ra cái sai trái của nó. Và cũng như mấy lần trước, với bút danh Thanh Tâm, một ông già 81 tuổi, một kẻ sĩ vô cùng cứng đầu, bất trị, tôi thách toàn bộ ĐCS tranh biện phải quấy với tôi.

Về bài thơ của ông Hồ, tôi nghe nhiều. Nó được phổ thành nhạc, phát trên loa phường, ai ở VN cũng biết. Tôi cũng nghe một đại úy cảnh sát hình sự, hạng không phải nhiều chữ nghĩa, đi thi vào đại học An Ninh tại chức phải quay cóp tá lả, khi gặp rắc rối thì đem bài này ra mà tụng như đọc thần chú hóa giải các khó khăn. Tôi không nhớ, mà cũng chẳng thèm nhớ tựa bài thơ là gì, hình như là Khuyên Thanh Niên. Bài thơ như sau:


Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.



Bài này không tầm thường đâu. Nó là kinh điển của CS đấy. Học sinh VN nào cũng thuộc. Nhưng tôi thấy nó chỉ đúng một nửa, nửa còn lại nó sai. Nó còn chứa sai lầm trong đó, tức nó không phải là chân lý. Nói đúng là vì thực tế cho thấy Võ Nguyên Giáp chiến thắng ở Điện Biên Phủ chẳng hạn. Còn nói nó sai thì ta thấy vô vàn những tấm gương như vậy, đi ngược lại tư tưởng “quyết chí ắt thành công” này, tới mức ta nói “quyết chí vẫn thất bại” mà không ai cãi ta cho được. Thời Tam Quốc, Khổng Minh, theo Tam Quốc Diễn Nghĩa, là tuyệt trí, vô địch, không ai thắng ông cho nổi. Nhưng kết quả thì sao? Lao lực quá, ông chết khi chưa thống nhất được đất nước mà cơ nghiệp về sau lọt vào tay con cháu Tư Mã Ý. Tới thiên tài Quang Trung, hễ đánh là thắng, chưa bao giờ nếm mùi thất bại. Ông dự định tiêu diệt tận gốc nhà Nguyễn, và canh tân đất nước. Thế mà đọc sử Việt, ai cũng ngậm ngùi là ông chết trẻ, chết đột ngột. Cuối cùng nhà Tây Sơn bị nhà Nguyễn diệt. Tới một thiên tài khác của thế kỷ 20 cũng vậy, là Gandhi của Ấn Độ. Ông này là Thánh thật mà dù là CS bị nhồi sọ, là cực hữu đi nữa, thì chắc cũng nhận rằng Gandhi còn cao hơn HCM. HCM phải mất núi xương sông máu, có khi phải làm việc ác, việc xấu là buôn thuốc phiện thời kháng chiến chống Pháp để có tiền mua vũ khí, thì mới giành độc lập được. Còn Gandhi, ông lãnh đạo đấu tranh bất bạo động, bất hợp tác. Thực dân Anh trước một khối dân hiền lành nhưng trơ trơ, không sai khiến được, bất lực, bỏ về. Từ đó cũng chẳng thấy đế quốc nào dám xâm lược Ấn Độ. Gandhi không mất một viên đạn nào, không hy sinh một người nào, mà vẫn đuổi được kẻ thù đi, mà cũng không giết một kẻ thù nào. Chủ nghĩa của ông gần với chủ nghĩa không tưởng, vậy mà ông thành công rực rỡ, cả thế giới khâm phục. Thế với hạng thánh này thì sao ? Cũng vậy, cũng bị luật quyết chí vẫn thất bại chi phối. Khi còn sống, Gandhi đau lòng nhìn Ấn Độ bị chia ba ra thành hai nước mới là Pakistan và Bangladesh theo Hồi Giáo mà ông không làm sao thống nhất được. Tai họa hơn nữa là ông không được sống nữa, ông bị ám sát chết. Hạng cao hơn HCM còn bị vậy, thế mà CS VN cứ ra rả nhồi sọ mọi người dân VN về bài thơ này. Bọn láo toét và ngu xuẩn. Hãy để cho dân VN tự do !

CS VN còn quá lắm. Chúng nhồi sọ trẻ thơ ngay trong trường mầm non. Cháu tôi, hồi 3-4 tuổi, đi nhà trẻ về, ở nhà líu lo đọc thơ:


Nhà em treo ảnh bác Hồ,
Bên trên là lá cờ màu vàng tươi.
Ngày ngày bác mỉm miệng cười,
Bác nhìn bọn trẻ chạy chơi trong nhà.
Ngoài sân có mấy con gà,
Trên cây có mấy quả na chín rồi.
Em nghe như bác dặn lời,
Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa.
Tưới rau, quét bếp, đuổi gà,
Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi.
Bác lo bao việc trên đời,
Ngày ngày bác vẫn mỉm cười với em.



Dạy trẻ “lòng kính yêu lãnh tụ HCM vĩ đại” như thế, ngay từ khi còn là mầm người, thì ta biết tâm lý có lẽ là tất cả trẻ em đều coi HCM là ông thánh, ông tiên, khát khao mong gặp HCM trong đời. Câu thơ Bút Tre


Cùng vào lăng bác đi cầu
Nguyện cho gia quyến vừa giàu vừa sang.



Té ra không phải là câu nói chơi mà là câu nói thật, như minh quân cầu hiền tài như khát nước. Trở lại chuyện cháu bé, tôi nhại bài thơ bằng cách sửa vài từ:


Nhà em treo ảnh ông già,
Bên trên là lá cờ màu vàng tươi
Ngày ngày ổng nhe răng cười,
Ổng nhìn bọn quỷ phá chơi trong nhà…



Vậy là cháu bé khóc. Tôi hủy hoại thần tượng của nó.

Rồi khi bé bằng tuổi học sinh, đến trường, là bị nhồi 5 Điều Bác Hồ dạy vào đầu:


Điều 1: Yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào
Điều 2: Học tập tốt, lao động tốt.
Điều 3: Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.
Điều 4: Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
Điều 5: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.


Học sinh, em nào mà cực đoan, là ghi nhớ vào tâm huyết, rồi biến HCM thành thần tượng luôn. Nhưng tôi nghe thì tủm tỉm cười, vì, như bài thơ trên, lại thấy nó không đúng hết mọi lúc, mọi nơi, nó còn sai. Còn sai thì không phải chân lý.



Yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào kiểu HCM thì quên đi. Yêu theo cái lối Stalin nít, Mao ít, quên đi. HCM từng dõng dạc tuyên bố tại Đại Hội II ĐCS tháng 2 – 1951: “Bác bảo đảm rằng các đồng chí Stalin và Mao Trạch Đông vĩ đại của chúng ta không bao giờ phạm sai lầm”. Cả Stalin và Mao đều là những bạo chúa. Mỗi tên đày đọa, đưa vào tù, giết hàng chục triệu người. Tội của HCM lớn lắm, đó là đưa đất nước phát triển kiểu Stalin nít, là một thứ thất bại chắc chắn.

Đến điều thứ nhì, mục tiêu học tốt, đưa ra hàng chục năm nay rồi, mà VN cũng chưa có một đại học cho ra hồn, toàn lẹt đẹt đi sau thiên hạ. Gia đình nào cũng cho việc du học Mỹ, Úc, Pháp, … là một vinh dự. Giáo dục của “tư bản giãy chết” tốt hơn giáo dục VN rất nhiều. Nghe thấy tiến sĩ tốt nghiệp trong nước là người hiểu biết nửa tin nửa ngờ, tìm cách test, vì cho là có khi đụng phải tiến sĩ giấy. Hơn cả tiến sĩ giấy nữa, tôi từng thấy phó giáo sư giấy. Phó giáo sư văn chương, viết sách, viết báo lung tung, vậy mà nếu tới nhà tôi, tôi đuổi ra thẳng thừng, không lịch sự gì cả. Những người tốt nghiệp trường đại học đó còn lan truyền tin rằng chắc gã phó giáo sư này có đường dây thế nào mới bất tài, vô đức mà mà leo cao như vậy. Một đồng nghiệp tại trường chửi cho sinh viên nghe:”Cái đầu nhỏ như cái bàn đèn mà tham vọng thì lớn”. Tới đại học chuyên tu, đại học tại chức lại là vấn nạn nhức nhối tiếp nữa, tới mức dân gian có câu: “Dốt đi chuyên tu, ngu đi tại chức”. Giáo dục của CS VN có rất nhiều cái xấu trong đó. Học sinh em nào cũng thuộc 5 điều bác dạy, nhưng em nào cũng quay cóp nhoay nhoáy, kể cả học sinh giỏi, kể cả sinh viên, rất nhiều,nhiều đa số, kẻ không quay cóp mới là lạ.

Những điều còn lại là sự nhạo báng cay độc chính bản thân nó, là một bộ phận của tư tưởng HCM mà CS VN tôn sùng, cho là chân lý. Một viên chức kể với tôi:”Tụi nó sợ cháu hơn tụi nó lắm”. “Tụi nó” ở đây là các đồng nghiệp. Thấy ai tiến bộ, được lên chức, lên lương, được lòng thủ trưởng, là những tên, những thị còn lại tìm cách gièm pha, tìm cách phá hoại. Phải dìm người khác xuống thì mình mới lên cao được. Đã tìm cách phá hoại, chọc tức thì có hàng ngìn cách “chơi”. Tôi biết có kẻ hack mật khẩu email kẻ khác, rồi xóa email khách hàng đi. Có kẻ đổ đường cát vào lỗ nhớt xe gắn máy đối phương. V.v… Không chỉ ở cấp thấp trong một cơ quan mà cấp lãnh đạo quốc gia cũng vậy thôi. Võ Nguyên Giáp bị đì là một ví dụ. Dân gian có câu:


Ngày xưa đại tướng cầm quân,
Ngày nay đại tướng cầm quần chị em.



Một ông tướng cả nước công nhận là “anh cả quân đội nhân dân VN” mà lại đi coi việc sinh đẻ kế hoạch hóa gia đình. Vậy mà mồm cứ ra rả “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Cái thứ tuyên truyền láo toét, vô liêm sỉ, không biết ngượng mồm. Làm gì có chuyện CS đoàn kết tốt, kỷ luật tốt. Toàn là “chơi” nhau để kiếm sái, lên lon, lên chức, lên lương, vô thường chứ nào thấy tốt đẹp gì.

Đến câu cuối cùng, “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” thì tôi thường thấy buồn cười. Người nào mà mang tư tưởng này thì ngây thơ. Ta biết rằng kiêu binh, kiêu tướng tất bại. Napoleon không bao giờ coi thường đối phương. Nguyên tắc đánh trận của ông là bao giờ cũng hành động như viên tướng đối phương bao giờ cũng sáng suốt nhất, vì thế ông không mắc sai lầm và đa số các trận, ông thắng oanh liệt, trở thành một trong các thiên tài quân sự vĩ đại nhất của nhân loại. Từ đây ta cũng kết luận rằng tướng giỏi là tướng khiêm tốn. Ngược lại, tướng tự cao là tướng dở, vì không khiêm tốn, hạ mình xuống, vinh danh binh sĩ, vinh danh tùy tướng dưới quyền, như Napoleon đặt ra Bắc Đẩu Bội Tinh thì binh sĩ chán nản vì lập được công mà không được khen thưởng. Nhưng xét ngược lại trong lịch sử thì ta thấy các tướng giỏi, tức tướng thật thà, khiêm tốn, dũng cảm thì lắm người mang họa vào thân. Ngô Khởi, nói về tài, ngang Tôn Tử, khiêm tốn ở mức có một binh sĩ mang bọc mủ, ông dùng miệng hút mủ cho binh sĩ đó. Ông đối xử với binh sĩ hết lòng như vậy nên binh sĩ hết lòng vì ông. Ông ra trận thì chỉ từ hòa tới thắng. Thế kết cục ra sao ? Bị loạn trong cung, ông bị bắn tên tới chết. Tôn Tẫn, tài cao hơn Bàng Quyên. Bàng Quyên sợ mình về sau còn bị Tôn Tẫn giúp vua chư hầu đánh bại, không làm trùm được, bèn chặt chân Tôn Tẫn. Tín Lăng Quân, tôn trọng kẻ sĩ tới mức chơi với anh hàng thịt, người bán tương mà có tài rất tương đắc, tôn trọng tới mức sợ họ không chơi với mình nữa, chứ không vì mình là Ngụy Công Tử, là em vua mà coi thường ai. Vì thế kẻ sĩ theo về với ông rất đông, giúp ông những mưu hay kế lạ. Vì có nhiều cơ mưu như thế, ông thành công tới mức đánh cho quân đội Tần, nước mạnh nhất thời đó, bỏ chạy, khiêu chiến mà Tần không dám ứng chiến, tên tuổi ông nổi tiếng nhất Trung Hoa thời ông sống là Chiến Quốc. Thế rồi kết cục ra sao ? Ông bị Tần tung vàng bạc, mua chuộc người nước Ngụy nói xấu là thiên hạ chỉ biết có Tín Lăng Quân mà không biết vua Ngụy, vì rõ ràng, tài ông còn cao hơn vua Ngụy, vua Ngụy không thể nào điều khiển ông được, mà dễ có nguy cơ ông tranh ngôi báu với vua Ngụy. Vua Ngụy nghe những điều này hàng ngày, sợ quá, bãi chức ông. Tín Lăng Quân biết mình mắc mưu, suốt ngày suốt đêm chơi tửu sắc cho tới chết, vô dụng.

Xét xuôi nhưng cũng xét ngược, vì ta không vu oan cho ai. Người khiêm tốn, thật thà, dũng cảm có thành công không? Có, có nhiều nữa là khác. Bạn chỉ xem trong họ hàng bạn, hàng xóm bạn, tỉnh bạn, xem trên báo chí, sách vở là thấy. Nhưng chúng cũng dẫn tới những thất bại đau đớn, nên ta thấy ta không sao xác tín một điều là cứ hễ khiêm tốn, thật thà, dũng cảm là thành công, mà chỉ xác tín được một nửa mà thôi. Vì thế, câu này không luôn luôn đúng, tức không phải chân lý. Thấy điều này từ lâu nên gặp người nào có tư tưởng này là tôi mỉm cười, tôi biết đó là người ngây thơ.

Tóm lại, xét một bài thơ dùng khuyên thanh niên của HCM, xét điều HCM dạy trẻ em, ta thấy ông ta chỉ nói đúng một nửa, nửa còn lại là sai. Mà những điều này, tuy không phải tất cả, nhưng là phần quan trọng trong tư tưởng HCM. Bạn xem, tư tưởng ông ta tầm thường biết bao, ai đọc cũng hiểu cả, chả có gì là cao siêu hết. Nói một cách hình tượng thì HCM là nửa người, nửa con, như một tên tướng cướp tốt bụng, có tốt có xấu, chứ chẳng phải tốt hết, không phải chân lý. Vì không phải chân lý cho nên điều ông ta khuyên dạy, còn xấu, kém, tồi, yếu, thất bại, đau khổ, nhục nhã, nên nó là sự chế giễu chính nó. Nếu nó lúc nào cũng đúng, hay, giỏi hết thì Bụt trên tòa, gà nào dám mổ mắt mà tôi phải đi theo ông ta thôi. Đừng nói tôi sao chống Cộng, mà là chính CS còn yếu kém mới mời tôi đến phê bình. CS là sự phỉ báng chính họ.

VN 21 – 1 – 2007.
Thanh Tâm
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn