BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73326)
(Xem: 62237)
(Xem: 39424)
(Xem: 31171)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Viết thêm về sự duy tâm, vĩ cuồng của Chủ Nghĩa Cộng Sản

04 Tháng Mười Một 200612:00 SA(Xem: 1062)
Viết thêm về sự duy tâm, vĩ cuồng của Chủ Nghĩa Cộng Sản
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Trước tiên thì tôi cảm ơn sự quan tâm, sự hưởng ứng của các bạn sinh viên. Tôi cũng tranh luận với các bạn rằng tôi viết không tư biện, nghĩa là chỉ dựa trên lý luận, trên logic, mà tôi luôn dựa vào cái thực tế có thể kiểm chứng được. Sự tranh luận của các bạn làm cho tôi sáng thêm, vì thế tôi viết tiếp bài này.

Trước hết ý kiến cho rằng Ăng Ghen không lấy ví dụ về hạt lúa thì các bạn có thể kiểm chứng trong sách giáo khoa Triết học Mác – Lê Nin chương trình trung cấp và đại học, nhưng in vào khoảng những năm 80. Tôi đọc sách cũ. Chủ nghĩa Mác, tôi nghiền ngẫm nhiều, làm thế nào mà viết trật được. Hơn vậy nữa, lúa thì không chỉ có ở Châu Á, mà còn có ở Châu Âu, là lúa mì, lúa mạch. Vậy trên cơ sở thực tế, cũng như trên lý luận, bài viết trước của tôi không đưa ra ví dụ sai, không trích dẫn sai. Tôi “nã đại bác” mà, cái gì cũng phải vững vàng cả, các bạn ạ. Tôi thách thức hàng triệu đảng viên CS tranh luận với tôi mà. Cái gì biết thật rõ, tôi mới viết ra, còn cái gì lờ mờ, chưa rõ ràng, tôi không bao giờ viết ra.

Thứ nhì, các bạn cho rằng ta xét hạt lúa trên quy luật nội tại của nó. Ok, cũng đúng, nó cũng theo quy luật ai cũng phải công nhận với tôi là đúng là hạt lúa nào cũng có tốt có xấu, như bất kỳ con người nào, hiện tượng nào, vật nào, xã hội nào cũng có tốt có xấu. Đây là quy luật luôn luôn đúng, và luôn hợp tình hợp lý. Các bạn muốn biết tính tốt xấu nội tại của hạt lúa thì lúa nào cũng vậy, luôn biến đổi gien, dù nhiều hay ít. Ta tưởng lúa không biến đổi là vì nó biến đổi ít quá, ta không thấy. Và biến đổi thì theo 2 chiều. Chẳng hạn, có loại lúa biến đổi gien, hay đột biến, cho hạt thơm hơn, nhiều hơn cũng như có thể biến đổi gien cho ra thân cây lúa yếu hơn, không chống được mưa to gió lớn.Kết luận của tôi là hạt lúa nào cũng có tốt có xấu, không có hạt lúa nào là “cao hơn, do số lượng nhiều hơn” như Ăng Ghen viết ra. Có một thứ lúa “cao hơn”, đem đi trồng, có thể chúng biến đổi gien, chả hóa thấp hơn ! Cái này đem áp dụng vào xã hội thì cũng đúng vậy. Xã hội nào cũng có tốt, có xấu. Nếu bạn lấy 5 cường quốc Hội Đồng Bản An Liên Hợp Quốc, tức 5 nước mạnh nhất thế giới, thì bạn thấy ngay nước nào cũng bất cập cả, không tốt, không làm gương mẫu cho nước khác được. 95% vũ khí trên thế giới là do 5 nước này sản xuất và bán. Đây là những nước đạo đức giả, miệng nam mô nhưng bụng bồ dao găm, bán dao găm. Nước mạnh nhất như Mỹ thì đang sa lầy ở I-Rắc mà chưa có ai của hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đưa ra được một lộ trình khả thi. Tôi thì biết ngay rằng ngay cả thiên tài còn “chết” với tình hình ở I-Rắc, chứ đừng nói tổng thống George W. Bush. Gương xưa là Napoleon đánh Tây Ban Nha, dân Tây Ban Nha dùng chiến tranh nhân dân chống lại, Napoleon sa lầy. Tình hình đó giống như Mỹ & I-Rắc ngày nay vậy. Mà Napoleon là thiên tài rồi đấy, hạng mà hàng thế kỷ mới gặp một người như vậy. Tóm lại là ta luôn gặp bất kỳ quốc gia nào, bất kỳ thời đại nào cũng có cái xấu. Vì vậy, kết luận của tôi là khi ta muốn tiến tới một xã hội không có người bóc lột người, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, không còn giai cấp như CNCS vẽ ra, tức là “thiên đường hiện thực”, tức xã hội, quốc gia tốt, thì đó là không tưởng, là vĩ cuồng, là duy tâm, thiếu cơ sở thực tế.

Tôi còn muốn bàn thêm về điểm này dựa trên triết học phương Đông cổ truyền. Nếu dựa theo Phật, thì ta thấy sự khập khiễng của của CSVN. Trong cái link các bạn gửi tôi, tôi thấy bọn họ nói rằng Hồ Chí Minh học Nho Giáo, học Phật giáo, rồi áp dụng vào thực tế cách mạng VN. Tôi bật cười ha hả. HCM chưa đắc Đạo Phật, chỉ là một người, một gã vô minh tầm thường, làm gì đủ trình độ mà dùng Phật Giáo. Ai dám nói HCM là La Hán, là Bồ Tát đâu ? Ai dám nói với chúng ta là HCM yêu kẻ thù như người giác ngộ đạo Phật đâu, hay là ông ta làm chết hàng triệu con người vì chiến tranh, bàn tay ông ta đẫm máu kẻ thù ? Tôi viết trong bài trước rằng HCM thấp hơn Gandhi một bậc, vì Gandhi không giết ai cả, mà đuổi được thực dân Anh ra khỏi đất nước và bây giờ viết tiếp rằng, HCM thấp hơn người sơ ngộ đạo Phật một bậc. Và sự theo đuổi tư tưởng HCM lại gây ra bao đau thương khác. Tóm lại một câu là HCM không hề đủ tư cách để nói rằng ông ta học Phật Giáo. Chưa giác ngộ mà bàn về Phật, nói rằng áp dụng Phật thì như chưa làm thợ mộc mà bàn về nghề mộc vậy vậy, chỉ là mượn lời người khác, là nói láo. Bịp hạng lờ mờ thì được, bịp thế quái nào được tôi.

Một điểm nữa liên quan tới Phật Giáo là Phật cho rằng tốt hay xấu đều có tính không. Không ở đây ta không hiểu là không có gì, mà là không sinh ra có, có sinh ra không. Thôi thì để dể hiểu, tôi nói tắt một tiếng là tính không là tính không đi theo chiều nào của thế giới cả. Chẳng hạn, Trung Quốc càng phát triển thì về chính trị, nó càng đối lập với Mỹ. Trung Quốc càng mạnh về chính trị, Mỹ càng kéo nó thụt lùi lại, và ngược lại, Trung Quốc cũng vậy, cũng tìm cách qua mặt Mỹ. Cái tiến bộ nước này kéo lùi sự tiến bộ của nước khác, cũng vì nguyên nhân tôi nói trên, là không có quốc gia nào tốt, tức quốc gia nào cũng có điểm yếu. Có điểm yếu thì bị nước khác khoét vào đó, lợi dụng, làm to ra. Rồi như Nhật Bản, muốn cải tổ Liên Hiệp Quốc, muốn vào Hội Đồng Bảo An mà đâu có được, vì bị Trung Quốc cản lại. Đến lượt mình, Nhật Bản thì luôn quan sát, thấy anh Tàu mà tăng ngân sách quốc phòng thì la to lên. Một ví dụ khác về tính không là bạn hay thù, các nước thay đổi xoành xoạch, dù trong bất cứ trường hợp nào, họ cũng tin là họ minh trí nhất, khôn ngoan nhất, dũng cảm nhất. 1975, Mỹ và VN là thù. Đến 2005, cũng vẫn những con người đó, họ là bạn với nhau, thậm chí còn có thể là đồng minh chiến lược. Điều này minh họa rất rõ tính vô sắc của thế giới, nó không thường hằng, không vĩnh cửu gì cả. Cuộc đời này là vô thường. Trong cái vô thường đó, CS VN đòi một nước thiên đàng thì đúng là một đảng mê tín, vĩ cuồng, là một bọn “khôn độc không bằng ngốc đàn”, đáng để tôi đem ra chế giễu cay độc.

Áp dụng triết học phương Đông, ta còn thấy điểm này: Kinh Dịch và triết học Lão – Trang nói rằng trong họa có phúc, trong phúc có họa; trong tốt có xấu, trong xấu có tốt. Từ đây ta suy ra rằng khi ta tiến tới một xã hội tốt, thì xã hội đó luôn có cái xấu. Vậy mà CS cứ đòi đưa ra một thiên đường CS. Nói theo Phật cũng sai, theo Kinh Dịch, cũng sai, theo Lão- Trang, cũng sai. Ôi dào, bọn CS này ! Theo Nho thì CS cũng chả đúng. Cái lõi của Nho là chữ Nhân, tức nhân đạo, nhân ái, yêu người, và dĩ trực báo oán. Theo cái lối đó thì ta thấy bàn tay CS đầy máu, như Stalin, Mao Trạch Đông, Pôn Pốt đều là những bạo chúa. HCM có đỡ hơn nhưng cũng gây bao tai họa. Và “dĩ trực báo oán’, hm, coi, bọn công an đàn áp đối lập theo kiểu mafia, chứ làm gì cao thượng, nhân ái tí nào, chính trực tí nào. Đúng là vô thường, chứ làm gì có vẻ Nho gia nào !

Lời cuối cho các bạn sinh viên và cho độc giả nói chung là như các bạn sinh viên nói tôi dùng kiến thức tôi để bẻ gãy tư tưởng trong các bài viết mà các bạn gửi link ấy, thì tôi đáp rằng ta không cần làm vậy đâu. Quy luật phủ định của phủ định là quy luật nền tảng của CN CS, nó đưa ra kết luận là loài người tiến tới xã hội CS khoa học là tất yếu. Tôi chỉ cần phá vỡ quy luật đó là cả nền tảng CS sụp đổ, là làm cho CS danh bất chính, ngôn bất thuận. Vì thế tôi đi tới tiên đoán rằng CS ở bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ sụp đổ và đi vào lịch sử như một vết nhơ nhân loại, dưới ánh sáng của triết học phương Đông.

VN 4 – 11 – 2006.
Thanh Tâm, người thách thức toàn bộ đảng CS VN tranh luận ai thắng ai.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn