BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73182)
(Xem: 62205)
(Xem: 39378)
(Xem: 31132)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Sư đoàn 1 không kỵ : Những trận đánh lớn tại An Hậu

28 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 1904)
Sư đoàn 1 không kỵ : Những trận đánh lớn tại An Hậu
51Vote
41Vote
30Vote
20Vote
10Vote
4.52
Thung lũng A Shau (bản đồ quân sự Mỹ ghi là Ashau, địa dư chí tỉnh Thừa Thiên ghi là An Hậu) cách biên giới Việt-Lào không quá 10 km, cách thành phố Huế hơn 40 km về phía Tây. Địa thế tại vùng này rất hiểm trở, mây mù bao phủ quanh năm, hạn chế tầm quan sát của phi cơ khi muốn thám sát trục lộ chuyển quân và vũ khí của Cộng quân. Đây là một trong những khu vực mà Bộ Tư Lệnh Khu Chiến Thuật 11 (còn được gọi là Khu Chiến Thuật Trị Thiên, do Sư Đoàn 1 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa đảm trách tổng quát), đã rất quan tâm về hệ thống phòng ngự.

Năm 1966, Cộng quân đánh chiếm thung lũng này sau khi tấn công tiền đồn biên phòng của Lực Lượng Đặc biệt (LLDB) Việt-Mỹ tại đây. Do không đủ quân số để chiếm lại đồn này, nên Bộ Chỉ Huy Lực Lượng Hoa Kỳ tại Vùng 1 và Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 1 Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã cho lệnh đơn vị trú phòng triệt thoái. Sau đó, Cộng quân đã khởi sự xây dựng căn cứ địa để tập trung các đơn vị Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) từ Bắc xâm nhập vào khu vực phía Tây tỉnh Thừa Thiên.

Năm 1968, vào ngày 11 tháng 4/1968, Bộ Tư Lệnh Khu Chiến Thuật 11 đồng thời là Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh đã khởi động một cuộc hành quân Lam Sơn 218 nhằm tảo thanh Cộng Quân tại thung lũng này và để tái chiếm tiền đồn A Shau. Lực lượng tham chiến gồm bốn tiểu đoàn thuộc Sư Đoàn 1 Bộ Binh VNCI và hai lữ đoàn thuộc Quân Đoàn 24 Hoa Kỳ tăng cường. Tất cả đã khai triển đội hình trên một khu vực 60 cây số vuông. Giao tranh diễn ra quyết liệt giữa các đơn vị Việt-Mỹ và các trung đoàn thuộc Sư Đoàn 324B và 325 Cộng Sản Bắc Việt.

Trong suốt 21 ngày của cuộc hành quân, phi cơ chiến thuật B-52 đã dội xuống thung lũng A Shau hơn 1,000 tấn bom. Tổng kết sau ba tuần giao tranh, phía Cộng Quân có 377 tử thương, hai bị bắt, 598 vũ khí cá nhân và 37 súng cộng đồng bị tịch thụ Về liên quân Việt-Mỹ có 82 tử thương, 442 bị thương, 50 trực thăng bị bắn rớt hoặc hư hại.

CUỘC HÀNH QUÂN VÀO THUNG LŨNG A SHAU, MÙA THU 1968

Đến mùa thu, vào ngày 9 tháng 8/1968, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh VNCH và Khu Chiến Thuật 11 đã mở tiếp một cuộc hành quân quy mô mang tên là Lam Sơn 246 vào thung lũng A Shau. Giao tranh đã diễn ra ác liệt khi một tiểu Đoàn Hoa Kỳ tiến vào phía Tây Nam thung lũng, trực thăng chiến đấu đã yểm trợ cho đơn vị bộ chiến đánh bật Cộng Quân ra khỏi trận tuyến, trong một đợt không kích, có hai trực thăng bị bắn rớt.

Cũng gần ghi nhận rằng, trước khi cuộc hành quân Lam Sơn 218 khởi động, vào tháng 3/1968, tại thung lũng này, một thành phần Biệt Cách Nhảy Dù VNCH đã tổ chức cuộc phục kích phá hủy một đoàn quân xa Cộng quân gồm 8 chiếc. Từ tháng 4 đến tháng 12/1968, Lực Lượng Đặc biệt Việt-Mỹ đã tung nhiều toán thám kích tiền phong vào thung lũng tử thần này.

TRẬN ÁC CHIẾN TRÊN ĐỒI HAMBURGER

Giữa tháng 5/1969, để triệt hạ các vị trí trọng điểm của Cộng Quân tại A Shau, Bộ Tư Lệnh Khu Chiến Thuật Trị Thiên phối hợp với Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 24 Hoa Kỳ (bản doanh đặt tại Phú Bài) khởi động một cuộc hành quân tảo thanh Cộng Quân tại thung lũng này. Lực lượng tham chiến gồm bốn tiểu đoàn thuộc Sư Đoàn 1 Bộ Binh VNCH và bảy tiểu Đoàn của Sư Đoàn 101 Nhảy Dù Hoa Kỳ. Hai cánh quân từ hai hướng tiến quân vào thung lũng. Trực tiếp chỉ huy cánh quân Hoa Kỳ là thiếu tướng Melvin Zais, Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù nói trên.

Cánh quân của sư đoàn Việt Nam Cộng Hòa đã chọc thủng cụm phòng tuyến ngoại vi ở hướng Tây Bắc của thung lũng, một thành phần của Trung Đoàn 1 Bộ Binh đã tiến chiếm cụm điểm tiền tiêu ở phía Bắc, khống chế được các hoạt động chuyển quân của đối phương.

Về cánh quân của Sư Đoàn 101 Nhảy Dù Hoa Kỳ, trong ba ngày liên tiếp, tướng Zais đã cho Không Quân không tập và Pháo Binh hỏa tập dữ dội vào các vị trí trong thung lũng được ghi nhận là Cộng quân tập trung. Tiếp đó, các đơn vị bộ chiến đã khởi động các cuộc tấn công tốc chiến.

Một trong những đơn vị xung kích của cánh quân Hoa Kỳ là Tiểu Đoàn 1 do Trung Tá Weldom Honeycutt chỉ huy. Tiểu Đoàn này trước kia thuộc Lữ Đoàn 187 Nhảy Dù do tướng Westmoreland (khi còn mang cấp đại tá) chỉ huy trong trận chiến tại Triều Tiên 16 năm trước đó. Theo lời kể của đại tướng Westmoreland, Trung Tá Honeycutt nguyên là hạ sĩ quan, được ông cử đi học trường Sĩ Quan. Sau khi tốt nghiệp, vị sĩ quan này được tướng Westmoreland chọn làm tùy viên cho ông một thời gian.















Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù Hoa Kỳ có nhiệm vụ tấn công vào đồi Hamburger ở núi Ấp Bia, dãy núi chính bao quanh thung lũng An Hậu. Chiến thuật của Trung Tá Honeycutt tấn công vào đồi này rất táo bạo và vũ bão. Nhờ thế tiểu đoàn Nhảy Dù Hoa Kỳ này đã làm chủ được trận tuyến. Cộng quân đã ba lần tổ chức phản công nhưng đều thất bại nên cuối cùng rút về biên giới Lào. Trong trận đánh tại ngọn đồi này, Cộng Quân bị tổn thất nặng với 597 tử vong, phía tiểu Đoàn Nhảy Dù Hoa Kỳ có 50 binh sĩ tử trận.

Cuộc hành quân kết thúc sau 16 ngày giao tranh, phía Cộng quân có 825 tử thương, 482 vũ khí cá nhân và 161 súng cộng đồng bị tịch thu. Phía Việt Nam Cộng Hòa có 5 tử thương. Sư Đoàn 101 Nhảy Dù Hoa Kỳ có 82 tử thương. Sau khi cuộc hành quân kết thúc, Đại Tá Conny Jr., chỉ huy nỗ lực chính của cánh quân Hoa Kỳ, đã cho các phóng viên biết là cuộc hành quân được khai triển nhằm truy kích năm ngàn Cộng Quân đang tập trung tại thung lũng A Shau, đồng thời để triệt phá hệ thống xâm nhập của Cộng Quân từ Bắc vào biên giới Lào-Việt.

Con số tổn thất của Hoa Kỳ sau trận đánh tại đồi Hamburger trong vùng A Shau kết thúc đã trở thành đề tài cho nhiều cuộc tranh luận tại Hoa Kỳ. Câu chuyện về một trung đội của Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù Hoa Kỳ nói trên đã được một hãng phim Hoa Kỳ dựng thành phim và có doanh thu rất cao. Trong cuốn hồi ký "Bản Tường Trình Của Một Người Lính," đại tướng Westmoreland đã ghi lại sự kiện ở đồi Hamburger qua trích đoạn dưới đây:

Tại Hoa Kỳ mọi người la ó vì con số tử vong của quân nhân Hoa Kỳ, một phần vì họ không thích chiến tranh, một phần vì trận đánh đang diễn ra đúng vào lúc Hoa Thịnh Đốn (Washington) vừa mới công bố về các cuộc hành quân lớn đang khai diễn. Trong số những người chỉ trích mạnh mẽ nhất có thượng nghị sĩ Edward M. Kennedy, lúc ấy là người đứng đầu phe đa số tại Hoa Kỳ, đã gọi trận đánh này là vô lý và thiếu trách nhiệm với dụng ý nói rằng các giới chỉ huy Hoa Kỳ ra lệnh tấn công và hy sinh sinh mạng của binh sĩ chỉ vì tự ái quân đội.

Ông ta nói như vậy là không biết gì về thực trạng và mục tiêu của cuộc hành quân vào thung lũng A Shau cả. Chiến thuật của Honeycutt đánh vào đồi Hamburger rất dũng mãnh, một đặc tính của chiến thuật Hoa Kỳ trong suốt cuộc chiến. Tấn công vũ bão có thể bị thiệt hại vào giờ phút đầu, nhưng về sau thì bảo toàn sinh mạng. Dĩ nhiên trận đánh nào, cuộc chiến nào mà không tổn thất về nhân mạng và càng kéo dài thì tổn thất càng lên cao.

Một ngọn đồi hay một vùng nào đó không có nghĩa gì cả nếu địch không dùng nơi đó làm bàn đạp để tiến tới khu vực dân cư trù phú. Ngoại trừ vùng dọc theo khu phi quân sự, địch không đặt trọng pháo thì các điểm cao chiến thuật chỉ giúp quan sát và kiểm soát các vùng chung quanh dễ dàng hơn. Trong lúc đó, chúng tôi làm gì và đi đâu cũng thiếu quân số, ngay cả trong việc trấn giữ các địa thế hiểm trở này cũng không có đủ người.

Nhưng khi chúng tôi đẩy lùi được địch ra vùng biên giới, gây cho đối phương tổn thất lớn, hoàn tất nhiệm vụ, vấn đề được nêu lên là giữ nơi đó để làm gì ? Nếu làm như vậy thì chắc phải rải đều quân của chúng tôi ra khắp mọi nơi. Lúc ấy không tài nào làm địch quân nao núng, không làm sao ngăn chận địch nổi vì lực lượng phân tán mỏng như vậy sẽ trở thành vô cùng yếu ớt. Thêm nữa không bao giờ đóng quân sát biên giới Lào-Cam Bốt vì như vậy sẽ trở thành món mồi ngon cho các đại đơn vị của địch.

Nếu trấn giữ tại các nơi đã đánh đuổi được Cộng quân đi thì vừa quá vô ích và vừa mất quân số làm nhiệm vụ tiểu trừ tận gốc rễ hang ổ du kích. Do đó nhiều người dựa vào sự kiện này mà cho rằng địch quân đã dùng lực lượng Việt-Mỹ vào những nơi hẻo lánh, xa rời khu vực dân cư. Thật tình nếu đây là dụng ý của địch thì chúng tôi nhờ có khả năng di chuyển nhanh, có thể trở về vị trí cũ một cách nhanh chóng. Hơn thế nữa, làm như vậy chẳng khác nào dùng con dao hai lưỡi. Nếu quả tình địch quân muốn dụ chúng tôi đến vùng hoang vắng thì chính lúc đó, chúng tôi có dịp đối diện với địch quân, triệt hạ địch mà giảm thiểu được sự thiệt hại của dân chúng.

Đánh chiếm lại một ngọn đồi nào đó có lẽ là phương cách và chủ trương có từ sau ngày tôi rời nhiệm sở khỏi Việt Nam, nhưng cũng lối đánh tương tự như hồi tôi còn ở đó. Từ đó họ có khuynh hướng đặt tên cho từng ngọn đồi, chẳng hạn như có ngọn đồi mang tên một loại thức ăn đi đường: Hamburger.

Vương Hồng Anh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn