BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73316)
(Xem: 62232)
(Xem: 39419)
(Xem: 31165)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Liên Quân Việt-Mỹ : Trận Chiến Sa Huỳnh 1967

28 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 2093)
Liên Quân Việt-Mỹ : Trận Chiến Sa Huỳnh 1967
50Vote
41Vote
30Vote
27Vote
10Vote
2.38
Trong năm 1966, Cộng Sản gia tăng áp lực tại các tỉnh ở khu vực trung nguyên trung phần, trong đó Quảng Ngãi là một trong những tỉnh trọng điểm, nơi mà Cộng quân đã tập trung nhiều đơn vị chủ lực và lập một số căn cứ địa ở phía tây, gần khu vực ranh giới Kontum-Quảng Ngãi. Cũng trong năm 1966, Sư Đoàn 2 Bộ Binh (BB) của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và các đơn vị tổng trừ bị tăng phái cùng với lực lượng Hoa Kỳ đã mở nhiều cuộc hành quân truy kích địch ở các quận miền cận sơn Quảng Ngãi. Cộng quân đã bị tổn thất nặng trong các trận giao tranh với các đơn vị VNCH và Hoa Kỳ.

Sau những thất bại trong năm 1966, vào đầu năm 1967, lực lượng Cộng quân tại phía nam Vùng 1 Chiến Thuật đã được bổ sung quân số, tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công vào một số tiền đồn và căn cứ hỏa lực của liên quân Việt-Mỹ. Giữa tháng 2/1967, để chận đứng các hoạt động quấy rối của đối phương, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 2 BB phối hợp với Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ khởi động một cuộc hành quân truy lùng địch tại khu vực Sa Huỳnh.

Theo phân nhiệm, một cánh quân gồm 2 tiểu đoàn Bộ Binh và một chi đoàn thiết quân-vận tảo thanh địch phía ở tây Sa Huỳnh. Cùng lúc đó, một thành phần gồm 1,500 chiến binh thuộc Lực Lượng 3 TQLC Mỹ từ các chiến hạm sẽ đổ bộ lên Sa Huỳnh. Trong cuộc đổ bộ này, đơn vị Cọp Biển Hoa Kỳ đã giao chiến với 2 tiểu đoàn Cộng Quân. Họ khai triển đội hình, tiến quân vào khu vực phía tây, nơi mà Cộng quân đã thiết lập nhiều vị trí chiến-đấu liên hoàn với hệ thống phòng thủ kiên cố.



Được sự yểm trợ mạnh của phi pháo và hải pháo, Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đã làm chủ trận địa và sau đó đã tấn công chọc thủng phòng tuyến của địch quân. Cuộc hành quân này kết thúc ngày 21 tháng 4/1967 với kết quả là 805 bộ đội Cộng Sản bị tiêu diệt tại trận, 52 cán binh bị bắt làm tù binh, và các chiến lợi phẩm gồm 42 súng cộng đồng và 139 súng cá nhân.

Theo Đại Tướng Williams Westmoreland ghi lại trong hồi ký của ông, cuộc đổ bộ của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ vào Sa Huỳnh là một sự thay đổi về chiến thuật của lực lượng này. Trước đó, các đơn vị Cọp Biển Mỹ tại phía nam Vùng 1 Chiến Thuật đã chú trọng nhiều về phòng thủ. Điều này đã khiến cho tướng Westmoreland lo ngại về kế hoạch hành quân truy kích địch của liên quân Việt-Mỹ. Về sự kiện này, Đại Tướng Westmoreland ghi lại trong hồi ký như sau:

"Suốt mấy tháng đầu (năm 1966), tôi rất lo cho chiến thuật của Thiếu Tướng Lewis Walt (chỉ huy trưởng của Lực Lượng 3 Thủy Bộ tại Việt Nam) ở Vùng 1 Chiến Thuật và các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến áp dụng. Lực lượng này thành lập xong hai đầu cầu tại Chu Lai và Đà Nẵng nhưng không chịu ra ngoài để hành quân. Lý do không phải vì sợ mà vì họ không đồng quan điểm về phương cách tiến hành chiến tranh chống phiến loạn. Cách của tướng Walt là càn quét vùng đầu cầu, củng cố sự kiểm soát thật chặt chẽ tại các làng mạc và có kế hoạch từ từ lan rộng ra."

Đề cập đến vai trò của mình đối với chiến thuật của Thủy quân Lục Chiến Hoa Kỳ, tướng Westmoreland phát biểu như sau: "Mặc dù nhiệm vụ của tôi đến Việt Nam là để chỉ huy toàn bộ lực lượng Hoa Kỳ tại đây, nhưng tôi không có ý muốn gây cho tướng Walt cảm thấy tù túng. Lực Lượng 3 Thủy Bộ là một thành phần của Bộ Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, trực thuộc quyền của Trung Tướng Charles Krulak. Hơn nữa tại Hoa Thịnh Đốn, tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến lúc nào cũng theo dõi sát từng con nhạn một. Là một vị chỉ huy, tướng Walt thừa biết mỗi khi nhận lệnh rồi thì phải thi hành. Thay vì gây nhiều chuyện để gây tranh cãi, tôi chọn cách ra lệnh theo từng công tác một để binh chủng này có dịp ra khỏi căn cứ của họ mà hành quân bên ngoài."

Trở lại với chiến trường Quảng Ngãi trong năm 1967, song song với cuộc hành quân ở Sa Huỳnh, 3 tiểu đoàn thuộc Lực Lượng 3 Thủy Bộ Hoa Kỳ được tung vào khu vực ở tây-nam Quảng Ngãi để truy kích 2 tiểu đoàn Cộng quân, tuy nhiên các đơn vị Hoa Kỳ đã không gặp sự chống trả nào của địch. Các đơn vị Bắc Việt đã tránh né giao tranh. Đến tháng 4/1967, tin tức tình báo của liên quân Việt-Mỹ ghi nhận một trung đoàn Bắc Việt vừa xâm nhập vào khu vực gần ranh giới hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Nhằm triệt hạ toàn bộ các căn cứ địa của Cộng quân ở vùng cận sơn phía Nam Quảng Ngãi, ngày 8 tháng 4/1967, liên quân Việt-Mỹ đã tổ chức cuộc hành quân hỗn hợp vào vùng này. Cuộc hành quân kết thúc vào ngày 17 tháng 4/1967 với kết quả: 100 Cộng quân chết và 9 vũ khí bị tịch thu. Phía Hoa Kỳ có 12 tử trận và 40 binh sĩ bị thương.

SƯ ĐOÀN 1 KHÔNG KỴ TĂNG VIỆN CHIẾN TRƯỜNG QUẢNG NGÃI

Trong những tháng đầu năm 1967, song song với các cuộc hành quân phối hợp với Sư Đoàn 22 Bộ Binh VNCH tảo thanh Cộng quân ở tỉnh Bình Định, Sư Đoàn 1 Không Kỵ còn tăng phái một số đơn vị tiếp ứng các đơn vị bạn trong nhiều trường hợp khẩn cấp. Vào đầu tháng 4/1967, ngay sau khi Thiếu Tướng John J. Tolson III thay thế Thiếu Tướng Norton trong chức vụ tư lệnh sư đoàn, lần đầu tiên kể từ khi tham chiến tại Việt Nam, Sư Đoàn 1 Không Kỵ đã hành quân ngoài Vùng 2 Chiến Thuật khi được yêu cầu tiếp ứng một đơn vị Thủy Quân Lục Chiến ở phía nam Quảng Ngãi.

Nắm lấy cơ hội xâm nhập một khu vực từ lâu được xem là trung tâm của quân Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) tại Bình Định và phía nam tỉnh Quảng Ngãi, Thiếu Tướng Tolson ra lệnh cho Lữ Đoàn 2 TQLC phải cố tìm đại bản doanh của Sư Đoàn 3 Sao Vàng của Bắc Việt. Trong 2 tuần lễ tảo thanh và truy lùng chỉ có các trận chạm súng lẻ tẻ. Đến ngày 19 tháng 4/1967, Lữ Đoàn 2 được lệnh trở lại tỉnh Bình Định và bàn giao khu vực cho Lữ Đoàn 3 thuộc Sư Đoàn 25 BB Hoa Kỳ.



Hơn 3 tháng sau, vào đầu tháng 8/1967, một thành phần của Sư Đoàn 1 Không Kỵ lại được điều động ra Quảng Ngãi để tiến hành một cuộc hành quân cường thám tại thung lũng Sông Ré. Bắt đầu với hy vọng xâm nhập vào một trọng điểm của Cộng quân mà trước đây chưa được khai thác. Cuộc hành quân gần như kết thúc bằng một thảm họa khi Tiểu Đoàn 2 của lữ đoàn không-kỵ nhảy vào LZ Pat (viết tắt của Landing Zone Pat, tức bãi đáp trực thăng và đổ quân mang ám-danh liên lạc là "Pat") vào sáng ngày 9 tháng 8/1967. Khi vừa đặt chân xuống đất, đại đội dẫn đầu đã được phía Bắc Việt chào đón bằng một trận mưa pháo gồm đủ loại súng cối, hỏa tiễn, súng không giật của một đơn vị khoảng 80 Cộng quân, được tăng cường bởi một đại đội Thượng Cộng.

Tác xạ từ các pháo đài che dấu ngụy trang kỹ lưỡng, chế ngự và bao quanh khu vực đổ quân là một trãng trống nhỏ, Cộng quân đã bắn hạ 2 trực thăng chỉ huy và cầm chân đại đội Hoa Kỳ trong vòng 4 giờ cho đến khi các trực thăng võ trang và Không Quân Chiến Thuật nhập trận. Hỏa tiễn trên trực thăng và các cuộc không kích của Không Quân đã buộc Bắc Việt phải rút lui.

Đến đầu tháng 10/1967, lo ngại về sự gia tăng về các cuộc tăng cường bổ sung quân số của Cộng quân tại Vùng 1 Chiến Thuật, Đại Tướng Westmoreland ra lệnh cho Sư Đoàn 1 Không Kỵ điều động một lữ đoàn ra Chu Lai để tham dự cuộc hành quân Wheeler/Wallowa do Sư Đoàn Americal (mới thành lập) tổ chức. Lữ Đoàn 3 đã được vị sĩ quan tư lệnh Sư Đoàn 1 Không Kỵ giao nhiệm vụ này. Sau khi tham gia cuộc hành quân nói trên được một tháng, Lữ Đoàn 3 lại được điều động lên phía tây tỉnh Kontum để tăng cường cho Sư Đoàn 4 BB và Lữ Đoàn 173 Nhảy Dù tại mặt trận Dakto. Sau đó, lữ đoàn này lại được điều động về Bồng Sơn để tiếp ứng cho Tiểu Đoàn 1/8 trong một chiến trận 9 ngày ở Tam Quan.

Cuối năm 1967, Bộ Tư Lệnh Lực lượng Hoa Kỳ lại quyết định điều động Sư đoàn 1 Không Kỵ ra Vùng 1 Chiến Thuật để tăng cường cho các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, mong rằng các đơn vị TQLC sau này sẽ có thể cải tiến chiến thuật hành quân trực-thăng vận khi quan sát các cuộc đổ quân của Sư Đoàn 1 Không Kỵ.

Ngày 17 tháng 1/1968, Sư Đoàn 1 Không Kỵ giã từ chiến trường Bình Định để ra phi trường Phú Bài (cách Huế khoảng 10 km đường chim bay về phía nam), rồi từ đây di chuyển đến tỉnh Quảng Trị. Trận chiến mới đang chờ đợi đoàn quân này ở chiến trường giới tuyến.

Vương Hồng Anh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn