BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72814)
(Xem: 62102)
(Xem: 39201)
(Xem: 31056)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Chuyện Trong Tù

28 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 1643)
Chuyện Trong Tù
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51

(Riêng tặng các cựu tù của các trại tù Cộng Sản ở tỉnh Quảng Nam)


 Từ sau ngày Cộng sản Việt Nam cướp nước, hàng trăm ngàn chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cọng hòa đã bị đưa vào những nhà tù khổ sai, cùng cực. Bọn CSVN đã không từ chối bất cứ một hành động dã man nào để đàn áp, đánh đập và bỏ đói để trả thù những người mà bọn chúng gọi là “ngụy quân, ngụy quyền”! Kết quả của những năm tháng được Bác và Đảng tận tình giúp đở để trởû thành “con người mới xã hội chủ nghĩa” ù là không biết bao nhiêu chiến hữu trong chúng ta đã bỏ mạng trong lao tù CS vì bị đánh đập, bị đói khát, bị kiệt sức vì lao động khổ sai và cũng không biết bao nhiêu anh em đã trở thành...”con người mới XHCN”: tàn phế, điên loạn và xác xơ y như hình ảnh của cái xã hội miền Bắc ngày nào và cả Việt Nam trong hiện tại.

Đặc biệt là, để “hướng dẫn, giảng dạy” những viên chức và Sĩ quan QLVNCH bị chúng giam cầm, những người đáng bậc Thầy, bậc Cha, Chú của chúng, CSVN đã chỉ định những tên vô học, mất dạy và non choẹt ra làm cán bộ quản giáo, cảnh vệ dẫn giải và “giáo viên lên lớp chinh trị”.

Người ta nói:”Thà làm đầy tớ của người khôn còn hơn làm thầy người ngu”. Đàng này chúng tôi lại bị làm “học trò” của kẻ ngu mới chết người!

Chính vì sự ngu dốt của bọn cán bộ CS trong các trại tù mà đã xảy ra rất nhiều chuyện cười ra nước mắt của anh em chúng tôi trong những năm tháng đày đọa như một số chuyện sau đây:

1/ “QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN CHẾ TẠO VŨ KHÍ”!

Năm 1976, chúng tôi bị đưa lên vùng núi Hiệp Đức (Tỉnh Quảng Nam) và bị giam trong mật khu của liên khu 5 Việt cọng cũ. Thời gian đầu mới lên, chúng tôi dự một lớp học tập chính trị 15 ngày do những “cán bộ quân huấn” của bộ chỉ huy Tổng trại 1 Hiệp Đức phụ trách giảng dạy. Trong những cán bộ đó có tên Trung tá Trần đình Vọng, mỗi khi giảng bài là lúc nào hai khóe miệng cũng sùi bột mép trắng xóa trông phát khiếp. Miệng tên nầy nói rất dẽo và nói như vẹt .

Phảng phất trong lời nói của y là cả một sự mĩa mai, chua chát nhắm vào chúng tôi. Lúc nào y cũng đưa ra một câu gì của Tố Hữu hay Hồ chí Minh nói (mà khổ nỗi, có phải HCM nói đâu mà hễ câu gì của cha ông, tổ tiên ta ngày xưa nói là y bảo đó là lời của “ Hồ Chủ tịch kính yêu”! (?). Chẳng hạn những câu ca dao, tục ngữ như “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thươngng nhau cùng”, mà y cũng cho là của Hồ chí Minh nói!) là y như là mĩa mai chúng tôi bằng một câu quen thuộc:”Các anh có tin hay không là tùy các anh chứ chúng tôi thì tin lắm các anh ạ!”.

Một hôm nhân giảng về bài “Quân đội nhân dân VN anh hùng”, y khoát loát nói rằng:”Vào năm 2000 chúng ta sẽ chứng kiến một cuộc duyệt binh đại quy mô mà trong đó toàn bộ vũ khí từ lớn đến nhỏ đều do Quân đội nhân dân VN chế tạo và sản xuất. Các anh có tin hay không là tùy các anh nhưng chúng tôi thì tin lắm. Các anh hãy chờ xem!”.

Cả bọn chúng tôi nhìn nhau mà không dám cười ồ lên cho cái trò khoát loát không thể tưởng tượng nỗi của tên cán bộ “vẹt” Cọng sản. Đúng là xấu hay làm tốt, dốt hay khoe khoang!

2/ “NHẠC BUNGARY LỜI VIỆT”

Trong thời gian bị giam giữ trong tù, chúng tôi rất thèm nghe và hát những bản nhạc tình cảm sáng tác trước 1975 nhưng điều đó thật khó mà xảy ra, bởi vì bọn cán bộ quản giáo và cả mấy tên cảnh vệ (những tên VC thường dẫn và canh chừng chúng tôi trong lúc đi lao động) lúc nào cũng theo dõi chúng tôi. Hơn thế nữa, còn một số “ăng-ten” ngay trong hàng ngũ chúng tôi sẵn sàng báo cáo nếu nghe ai hát “nhạc vàng” (những bản nhạc sáng tác trước 75 và cả trong thời tiền chiến, bọn CS đều gọi là nhạc vàng mà theo chúng đánh giá thì đó là loại nhạc mềm yếu, ủy mị...) và sẽ bị chụp mũ là hát nhạc “phản động” (?).

Chừng giữa năm 1977, khi một số đông trong chúng tôi bị đưa từ trại Kỳ Sơn (thuộc Tổng trại 2) xuống Phú Ninh (thuộc huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) để phá vườn, phá làng, phá xóm của dân thuộc mấy xã của quận Tam Kỳ để chúng ngăn con sông Kỳ Trà làm con đập lấy tên là đập Phú Ninh. Bọn giám thị trại đã gom chúng tôi tập trung ơ ûtrên một ngọn đồi.

Gần đến ngày Noel năm 1977 không hiểu nhận được nguồn tin gì mà bọn chúng ra lệnh cho chúng tôi thay nhau canh gác suốt mấy đêm trước và trong Noel.

Lợi dụng tình hình thuận lợi nầy (có người của mình gác), chúng tôi dự định tổ chức một đêm văn nghệ mừng Noel. Sáng ngày 24.12.1977 chúng tôi bí mật thông báo cho nhau trong khi đi lao động là đêm nay sẽ có một chương trình “ca hát tự do”.

Suốt ngày hôm đó cảnh vệ vẫn dẫn chúng tôi đi phá làng (chặt hết tất cả cây cối � bất kể là cây ăn quả hay là cây công nghiệp � bằng hay cách mặt đất 40 cm để sau nầy làm lòng hồ chứa nước) của dân như thường lệ. Chiều tối trở về lán trại, sau khi cơm nước xong, chúng tôi tập trung tại căn lán ở giữa để khó bị phát hiện hơn (căn lán của bọn cảnh vệ và quản giáo ở cách chỗ chúng tôi khoảng 300 mét).

Trời vừa tối, chúng tôi đã bắt đầu chương trình. Ban nhạc gồm có Hồ Dân Thính (guitar), Nguyễn Ngọc Thuyết (mandoline) và tôi (trống). Có một điều mandoline và guitar thì có mà trống thì lấy đâu ra! Tôi bèn dùng cái thùng đạn để dưới đất và dùng gót chân đạp vào thay cho trống bass. Còn giàn trống trên thì tôi xử dụng tất cả các vật dụng có được như cái ca uống nước US, cái tô, cái soang hay cái lon guigoz để tạo ra những âm thanh khác nhau.

Mở đầu chương trình, chúng tôi vẫn phải hát bài “như có bác H. trong ngày vui đại thắng” để đánh lừa bọn cảnh vệ VC. Sau đó là những bản nhạc, những bài hát mà đã lâu lắm chúng tôi thèm hát, thèm đàn và thèm nghe kinh khủng, được lần lượt, khi thì hát tập thể, khi thì đơn ca. Số người tập trung mỗi lúc một đông. Số người canh gác lại càng cẩn thận hơn.

Đêm đó chính Hạ Quốc Huy đã ngâm thơ và hát những tác phẩm do chính anh sáng tác. Hạ Quốc Huy là Thiếu úy TĐ 10 CTCT, là một võ sĩ, thi sĩ, họa sĩ và cũng là nhạc sĩ. Sau đêm văn nghệ đó, anh đã được gia đình tổ chức vượt ngục và vượt biên luôn.

Đến một lúc, bọn cảnh vệ VC đã nghe âm thanh ồn ào của tiếng hát tập thể, cọng với âm thanh mhộn nhịp của đủ mọi dụng cụ mà người nghe hòa theo nên bắt đầu đến kiểm tra. Nhận được tín hiệu từ bên ngoài khi có bọn cảnh vệ gần tới, ban nhạc chúng tôi liền chuyển ngay qua nhạc VC:”Vùng lên nhân dân miền Nam anh hùng”...Thế là bọn chúng bỏ đi chỗ khác xem như những sinh hoạt bình thường của chúng tôi. Thế nhưng cũng có vài tên quản giáo hay cảnh vệ có máu văn nghệ nên ưa đứng lại nghe và có tên còn tham gia hát nữa. Kẹt quá! Chẳng lẽ cuộc vui chấm dứt nửa chừng (mà chấm dứt nửa chừng trong lúc bọn chúng có mặt ở đó thì cũng bị nghi, mà tiếp tục nữa thì chẳng lẽ nhai đi nhai lại hoài những bản nhạc VC chán ngấy hàng ngày?). Chúng tôi bèn đổi chiến thuật.

Biết là đa số bọn quản giáo và cảnh vệ VC đều ngu dốt (có đứa mới học lớp hai mà làm đại úy, dạy chính trị chúng tôi- xin xem tiếp những mẫu chuyện kể khác trong loạt bài nầy), nên chúng tôi bắt đầu chuyển qua chơi nhạc không lời, rồi dần dần thấy bọn chúng vẫn im lặng thưởng thức, chúng tôi tiến thêm một bước nữa là hát bằng âm điệu là lá la la mà không phát ra lời. Ví dụ: la la la la la, là la la la la là (tôi đưa em sang sông...). Thấy cũng vui thú lắm.

Khi mấy tên VC vẫn “hồ hởi”, “phấn khởi” thưởng thức, chúng tôi biết cái dốt của chúng nên bạo hơn một chút nữa. Chúng tôi lựa những bản nhạc không quá phổ biến và không phải ai cũng biết như những bản nhạc của Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên hay Lê Thương, Đoàn Chuẩn...và một số bài hát ca tụng tình yêu ra hát, đàn và giới thiệu thật lớn cho chúng nghe: “Thưa các bạn, sau đây là bản “Giọt Mưa Trên Lá” nhạc...Bungary lời Việt (xin lỗi nhạc sĩ Phạm Duy) do bạn ... trình bày. Rồi hàng loạt những bản nhạc khác được giới thiệu tương tự, khi thì Hungary, khi thì Ba Lan, Liên Xô, Cuba...miễn sao cứ kêu tên mấy nước Cọng sản “anh em” của chúng ra là bọn quản giáo hay cảnh vệ tin ngay. Trong trường hợp nầy chúng tôi đúng là ...súng không sợ điếc! Chứ không phải điếc, không sợ súng, và không ngờ đêm văn nghệ mừng Giáng Sinh năm ấy thành công đến thế. Cả trại tù chúng tôi được hưởng một đêm NOEL thật sung sướng trong lòng vì những gì từ lâu bị cấm nay được công khai thốt ra. Đúng là một đêm văn nghệ đáng ghi nhớ.

3- CỨÙ QUA ĐI, CHẾT TÔI CHỊU!

Năm 1976, bọn CS giam chúng tôi trong một cái trại nằm giữa rừng đầy khí độc của miền rừng núi tỉnh Quảng Nam. Trại nằm sát một con suối tuy không lớn và sâu như một con sông nhưng vào những ngày mưa rừng, nước cuồn cuộn chảy và dâng cao trông khủng khiếp lắm. Thường ngày chúng tôi phải lội qua con suối đó để leo lên những ngọn đồi nhổ sắn (tức khoai mì) về làm thực phẩm.

Một hôm, hai tên cảnh vệ dẫn toán chúng tôi đi nhổ sắn như thường lệ. Vì hai ngày hôm trước mưa liên miên nên nước suối dâng cao và chảy xiết. Đa số trong chúng tôi đều không biết bơi. Chỉ có anh nào đã qua các khóa huấn luyện trong rừng rậm hay tác chiến trong sình lầu ở Mã Lai, Đồng Đế hay Dục Mỹ thì còn không ngán chứ đa số còn lại đều e ngại không dám qua. Trước hết vì mang giày lính, áo quần đã dày lại còn vá trăm mảõnh nên nên dày thêm. Rồi nào thì cơm gói, bi- đông, cuốc, dao và bao tải để đựng sắn nên làm sao mà vượt sông với trang bị lỉnh kỉnh, nặng nề như thế? Mặc khác, những hòn đá dưới suối lại rất trơn, dễ trượt chân, mà trượt chân là bị dòng nước cuốn đi ngay nên chúng tôi bèn năn nỉ tên cảnh vệ cho quay về để ngày mai hãy đi nhưng mặt tên cảnh vệ VC hầm hầm không nói. Y nhất quyết bảo chúng tôi phải thi hành lệnh, nhưng chúng tôi vẫn còn ngần ngừ. Nếu qua thì thế nào cũng có người trượt ngã. Mà đã trượt ngã thì...chẳng có ngày về (dù là về lại trại tù)! Thấy chúng tôi cứ lừng khừng chưa chịu qua, một tên cảnh vệ liền lên đạn, chĩa họng AK về phía chúng tôi và quát lớn: “Các anh có qua không? Nước như thế nầy mà sợ cái gì? Hồi chống Mỹ, chúng tôi bị các anh rượt đuổi, trên đầu bị máy bay các anh bắn xuống, nước còn gấp mấy lần thế nầy mà chúng tôi còn qua được. Bây giờ các anh qua một cách tự do mà không qua được hả? Rồi hắn buông một câu sắc gọn:

-Các anh cứ qua đi. Anh nào chết tôi chịu! (?)

Trước lời nói và họng súng của tên VC không còn một chút tình người đó, chúng tôi bắt đầu nhúc nhích. Tuy nhiên, chúng tôi cũng tìm cách câu giờ để xem còn có cách nào khác hơn là phải liều mạng như thế. Trước hết chúng tôi cởi bỏ bớt áo quần và gói những thứ mang theo lại cho gọn gàng để có qua cũng đỡ vướng. Nhưng cũng chưa có ai nhúng chân xuống nước. Cuối cùng chúng tôi đề nghị với tên VC cho người chạy về trại để lấy sợi giây mây kéo qua trước cho những người qua sau vịn mà qua. Nhờ thế mà ngày hôm đó không một ai bị chết mặc dầu vẫn có vài người bị trượt chân nhưng nhờ được vịn sợi giây mây nên chỉ bị ướt áo quần và thức ăn trôi lềnh bềnh để rồi suốt ngày hôm đó phải lao động nặng trong lạnh cóng mà không có một hột cơm!

Nếu không nhờ sợi giây mây do anh em đề nghị giăng qua trước thì hôm đó tên cảnh vệ VC kia phải “chịu” cái gì khi mà mạng sống của anh em chúng tôi đã mất?

4- KIỂM ĐIỂMÛ NGƯỜI CHẾT!

Cũng tại trại 2 Hiệp Đức (thuộc tổng trại 1) do tên đại úy VC Trần Kim Lội (Lội, quê ở Gò Nổi, Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) làm giám thị trưởng.

Vào tháng 5. 76, Lội ra lệnh cho chúng tôi chuyển gỗ từ trên rừng về trại bằng đường sông. Hôm đó nước chảy xiết nên qua những khúc quanh, dòng nước lại càng xoáy mạnh hơn. Mỗi người phải chuyển một tấm ván dày 20 cm, rộng từ 60 đến 80 cm và dài 3 mét (số ván nầy cũng do các anh em chúng tôi đã lên rừng hạ và cưa xẽ từ trước) xuôi theo dòng nước mà đưa về trại bằng cách ôm phía sau tấm ván, dùng hai chân để làm bánh lái, dùng hai tay và sức mạnh của con người hướng dẫn tấm ván trôi theo dòng nước và độ cong của con sông. Đến một đoạn con sông con và nước chảy quá mạnh, một người bạn của chúng tôi, một Trung úy Dược Sĩ, vì không biết bơi và dòng nướcù xoáy nên anh không làm chủ được hướng đi của tấm ván. Tấm ván đã bị lật, người điều khiển cũng bị lật theo và dòng nước cùng tấm ván đã nhận chìm anh bạn xấu số của chúng tôi. Khi bạn bè vớùt lên thì anh chỉ còn một cái xác mềm nhũn, trắng nhợt và phình trướng vì uống nước quá nhiều.

Sáng ngày hôm sau, trước khi chôn anh, cả trại đã phải tập họp lại để nghe tên cán bộ quản giáo trực trại đọc bản kiểm điểm để “giáo dục” người chết vì lý do: “bất cẩn trong lao động, thiếu tinh thần trách nhiệm...”!?

Bọn CS nói vậy chứ ai mà sợ chết để gỗ trôi mất là cũng bị kết án “làm thất thoát tài sản Xã hội chủ nghĩa” và có biện pháp kỷ luật ngay. (Đã có người đói quá, nhổ một củ sắn ăn liền bị kết án là phá hoại nền kinh tế XHCN). Miệng lưỡi của các tên CS, từ trên xuống dưới, đều nói sao cũng được!

5-HÁT MÀ CÒN CÓ NGƯỜI NHẮC!

Tháng 8/1978 chúng tôi lại bị chuyển từ Phú Ninh về trại tù An Điềm (một trong hai trại tù nỗi tiếng của CS tại Quảng Nam. Mỗi trại nhốt trên 2000 tù nhân đủ mọi thành phần, kể cả chính trị do bọn công an trực tiếp “săn sóc”. Kể từ 1978 bọn cầm quyền CS Hà Nội đã chuyển sự quản lý “ngụy quân, ngụy quyền” như chúng tôi từ Bộ Quốc Phòng qua Bộ Nội Vụ và giao cho bọn công an trực tiếp cai quản).

Chúng tôi đến An Điềm đúng vào dịp bọn VC đang chuẩn bị chào mừng ngày” Quốc Khánh” 2 tháng 9 của chúng nên bọn chúng ra lệnh cho chúng tôi phải đóng góp vào hai đêm văn nghệ cùng với hai khối ï kia. (Kể từ khi chúng tôi đến trại nầy, bọn giám thị đã chia 2000 tù nhân ra làm ba khối: Khối “ngụy quyền” gồm những công nhân viên chức làm việc cho chính phủ VNCH trước 75, kể cả Hạ sĩ quan, Cảnh sát hoặc cán bộ Xây dựng Nông thôn, Aáp trưởng...; Khối “ngụy quân” gồm các sĩ quan của QL.VNCH còn bị kẹt lại Việt Nam bị chúng bắt đi “tập trung cải tạo”; và khối còn lại là khối hình sự gồm những người có án hình sự như giết người, cướp của, xì ke...

Vì lần đầu tiên có khối “ngụy quân” nên bọn chúng muốn tổ chức hai đêm văn nghệ thật xôm trò để làm công tác tâm lý chiến với chúng tôi nên bọn giám thị đã chấp thuận theo đề nghị của chúng tôi là được nghỉ lao động một tuần để tập dượt. (Đối với VC mà để tù nhân nghỉ 1 tuần lao động là chúng tiếc đứt ruột nhưng vì “lý do chính trị” nên bọn chúng đành chấp nhận).

Ngược lại, cũng để chứng tỏ cho bọn giám thị biết rằng bọn chúng tôi thuộc “đẳng cấp” nào nên chúng tôi cũng soạn một chương trình đặc biệt có tính nghệ thuật cao. Ngoài những bài đơn ca, hòa tấu, còn có tiết mục tập dượt công phu nhất là bản hợp xướng nhiều bè do anh Vĩnh Điện soạn nhạc và điều khiển. (Nhạc sĩ Vĩnh Điện là sĩ quan hành chánh tài chánh trước ở Tiểu đoàn 10 CTCT, sau về làm Sĩ quan tài chánh tại Bộ TL/SĐ 3BB) và cũng nhờ tiết mục nầy mà chúng tôi có cớ để đề nghị bọn giám thị cho nhiều người trong chúng tôi được nghỉ lao động để tập.

Đêm văn nghệ hôm đó chúng tôi đánh giá là đặc sắc hơn những lần ở trại trước vì có chuẩn bị tập dượt công phu, (chương trình văn nghệ bên khối “ngụy quyền” do nhạc sĩ Trần Đình Quân điều khiển cũng không kém). Thế nhưng trong ngày họp “kiểm điểm công tác” sau đó, chúng tôi đã bị ban giám thị trại khiển trách nặng nề. Tên giám thị trưởng đã mắng chúng tôi trong buổi họp như sau: “Tôi không ngờ để cho các anh một tuần lễ để tập đi tập lại mà vẫn không thưộc bài hát! Các anh mang danh là “sĩ quan” mà còn thua mấy thằng hình sự. Bọn chúng hát có ai “nhắc” đâu,mà các anh, cả mấy chục người lên sân khấu còn phải có người đứng “nhắc” và ra “dấu” mới hát được?(!!!).

Thế là kể từ đó về sau bọn tôi đã bị ban giám thị chiếu cố và kiếm chuyện để đánh đập thẳng tay chỉ vì đứng hát mà còn có người đứng “nhắc” trước mặt”.

6- CÂY THÁNH GIÁ

Cũng tại trại tù An Điềm nầy, ngay trong tuần đầu tiên mới, đến chúng tôi đã bị buộc phải học “nội quy” của trại. Trong nội quy có rất nhiều điều cấm, như cấm hát nhạc vàng, cấm nói tiếng nước ngoài, cấm quan hệ lẫn nhau giữa khối nầy với khối khác vv... Ngoài những điều cấm trên còn có lệnh cấm thờ cúng, đọc kinh truyền bá tôn giáo trong trại. Vào một đêm, sau một ngày lao động khổ sai rã rời thân xac, cả đội chúng tôi phải ngồi sắp hàng để nghe tên quản giáo kiểm điểm đến 10 giờ đêm vẫn chưa xong và còn hẹn đến mai tiếp tục. Chúng tôi chán đến tột cùng nhưng cũng phải ngồi im lặng nghe tên quản giáo lải nhải.

Hắn ta cứ cầm trên tay cái rút dép cao su và một thanh tre đưa lên trước mặt và đi từ đầu nầy tới đầu kia nhà giam, trước mặt chúng tôi, ngồi hai hàng đối diện nhau, bất động. Tên quản giáo VC hỏi lớn:”Các anh có thấy đây là cây Thánh giá không? Các anh có thấy việc làm của anh Đặng văn Bi là có tính cách truyền đạo không? Lần khám xét trước, anh Bi đã cố tình dấu quyển Thánh kinh để giảng đạo (?) . Lần nầy lại cố tạo ra cái Thánh giá cũng để giảng đạo! Đã vào đây để cải tạo mà còn mơ tưởng tới Chúa, tới Phật. Các anh có thấy việc làm của anh Đặng văn Bi là sai trái không?”

Tất cả vẫn im lặng và cười thầm trong bụng, ngoại trừ tiếng “dạ có” của mấy tay “ăng-ten” đang giữ chức đội trưởng hay thư ký ghi chép biên bản kiểm điểm.

Nguyên nhân sự việc thật giản dị như sau:

Thiếu tá Đặng văn Bi sau hơn 3 năm tù (75-78) vì thiếu tiếp tế của gia đình ( gia đình anh ở tận Sài Gòn) nên anh bị bệnh co rút các khớp xương (mà lúc đó gọi là thần kinh tọa). Các đầu ngón tay của anh Bi bị cong lại nên không thể đi lao động nặng được. Anh Bi được ở nhà để dọn dẹp vệ sinh, lãnh cơm cho anh em. Vì không có chỗ treo quần áo nên anh tạm dùng một thanh tre ngang kẹp giữa cái rút dép (đôi dép râu của VC làm bằng lốp và ruột xe hơi, trời mưa đi thường bị tuột quai nên mỗi người phải tự làm một cái kẹp bằng cật tre vót mỏng hoặc bằng thiết, nhôm để kẹp đầu quai dép bị tuột và rút lên xuyên qua lỗ của cái đế dép) tạo thành hình chữ T để móc vào áo. Chỉ có vậy thôi mà khi tên quản giáo VC đi khám phòng bắt gặp cái móc áo dã chiến của anh Bi đã chụp mũ cho anh Bi là làm cây Thánh giá để truyền đạo (!) và chúng tôi đã phải ngồi hai đêm để nghe chúng hạch tội anh Bi và buộc anh phải ký biên bản nhận tội là “cố ý truyền đạo trong nhà giam”!(?)

 Lê Hùng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn