BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73215)
(Xem: 62209)
(Xem: 39387)
(Xem: 31147)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Trả lời phỏng vấn đài RFA

26 Tháng Chín 200612:00 SA(Xem: 1084)
Trả lời phỏng vấn đài RFA
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Tuần trước, Hội đồng Chỉ Đạo Quỹ Tài Trợ RAFTO đã thông báo trao giải thưởng nhân quyền 2006 cho Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hoá Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Thông cáo do Quỹ RAFTO phổ biến gọi người lãnh giải năm nay là một trong những người Việt Nam lỗi lạc nhất, không ngừng bảo vệ cho dân chủ, tự do ôtn giáo và nhân quyền trong suốt hơn 30 năm qua

Nhân dịp này, Đài Á Châu Tự Do chúng tôi hân hạnh được Hòa Thượng dành cho một cuộc phỏng vấn đặc biệt, nói về cảm nghĩ của Ngài trước tin được trao giải, đồng thời cũng trình bày hiện tình sinh hoạt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Hôm nay, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả cuộc phỏng vấn do Ỷ Lan thực hiện.

Ỷ Lan: Bạch Hòa Thượng Thích Quảng Độ, vừa qua Sáng hội RAFTO của Na Uy công bố trao tặng Hòa thựơng giải thưởng nhân quyền RAFTO năm 2006. Đây là lần đầu tiên một giải nhân quyền quan trọng tại Bắc Âu vinh danh một người Việt Nam. Xin Hòa thựơng cho biết cảm tưởng khi nghe tin này?

Hòa Thượng Thích Quảng Độ: Dạ vâng, trước hết xin chào cô Ỷ Lan, qua đài tôi xin gửi lời chào đến quý vị thính giả đài Á Châu Tự Do. Về việc tôi đựơc tặng giải nhân quyền của Na Uy đến sáng hôm qua tôi mới được biết.

Đồng thời cũng có một số thân hữu đến thăm và báo tin cho biết. Cảm giác đầu tiên của tôi là ngạc nhiên, vì tôi không bao giờ nghĩ đến việc đó. Sau đó, tình cảm cũng lẫn lộn vui mừng cũng có, buồn tủi cũng có.

Trước hết vui mừng là như thế này. Tôi nghĩ giải nhân quyền này, ban chỉ đạo quỹ tài trợ RAFTO tặng cho tôi đây không phải chỉ tặng riêng cá nhân tôi, mà họ có thể qua tôi dùng làm biểu tượng đại diện cho 80 triệu nhân dân Việt Nam, những người hiện đang bị tước đoạt hết hay chà đạp lên nhân quyền.

Sống mà nhân quyền không được tôn trọng là sống trong tủi nhục. Chính vì thế cho nên họ tặng cho giải này để mà nhắc nhở tôi cũng như toàn thể dân tộc Việt Nam cố gắng vận động như thế nào đòi lại cho bằng đựơc quyền con người mà tất cả dân tộc văn minh được hửơng dưới chế độ chính trị của họ.

Họ thấy dân tộc Việt Nam như thế nên cảm thấy rất ái ngại cho dân tộc của mình cho nên tặng giải này để nhắc nhở rằng mình phải cố gắng phấn đấu làm như thế nào đòi cho bằng được nhà cầm quyền Việt Nam phải trao trả lại nhân quyền cho dân mình, bản thân mình. Tôi nghĩ rằng mục đích họ tặng giải này là như thế.

Cho nên tôi mừng ở chỗ bây giờ 80 triệu dân Việt Nam đang sống trong cảnh bị đàn áp rồi tủi nhục, đừng quên rằng đã có người quan tâm đến mình, chứ không phải mình cô đơn đâu. Bởi vì một nước Bắc Âu xa Việt Nam cách bao nhiêu ngàn vạn dặm mà người ta còn nghĩ đến mình, còn thương mình và cố khích lệ tinh thần vận động cho nhân quyền, dân chủ tự do ở Việt Nam.

Người ta gián tiếp cho mình biết còn có bao nhiêu người ở bên ngoài, khác chủng tộc không phải cùng một dòng máu, giống nòi mà họ giúp mình bằng cách này hoặc cách khác, cụ thể bằng vật chất hay tinh thần luôn luôn họ nghĩ đến dân tộc Việt Nam, đấy là điều tôi rất mừng.

Cũng như giải Phong trào dân chủ thế giới, chỉ cách đây mấy tháng thôi tặng cho tôi và ông Hòang Minh Chính, tặng cho những người dân chủ dũng cảm của Việt Nam, cũng là đại diện cho toàn thể dân tộc 2 miền Nam Bắc đang sống trong lầm than, trong tủi nhục, mất hết mọi giá trị nhân phẩm. Cho nên họ tặng cái đó để mà nhắc nhở mình là thế giới không quên chúng ta.

Chúng ta cứ cố gắng vận động, năm nay không được thì sang năm, sang năm không được thì sang năm nữa, phải cố sức đeo đuổi và vận động cho bằng được thì thôi. Bởi vì cái đó rất quan trọng trong đời sống con người. Con người sống không có nhân quyền, không có dân chủ thì sống cũng như chết, không khác gì loài vật cả. Đấy là cái mừng của tôi.

Ỷ Lan: Bạch hòa thượng, theo bản phúc trình về tình hình tôn giáo tại Việt Nam của bộ ngoại giao Hoa Kỳ vừa công bố tuần qua cho biết rằng nhà cầm quyền Việt Nam không chịu phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của GHPGVNTN, Hòa thượng nghĩ sao về một quyết định như thế?

HT Thích Quảng Độ: Nói về việc mà họ không cho giáo hội sinh hoạt lại thì đó chứng tỏ rằng họ rất yếu, họ rất bạc nhược, vì họ không có chính nghĩa, họ không có sự thật cho nên họ sợ. Họ sợ chính nghĩa, họ sợ sự thật. Họ sợ sự thật như những con dơi sợ ánh sáng. Bây giờ Giáo hội thì làm gì được họ, mà thực tế giáo hội đã chia năm xẻ bảy. Năm 1981 họ đã vơ hết về để thành lập giáo hội nhà nước, là trong Mặt trận tổ quốc họ kiểm soát hết cả rồi. Còn ai đâu? không còn mấy người cả. Thế mà họ vẫn sợ mình sinh hoạt pháp lý trở lại thì tức là họ sợ cái là đã chia đôi được giáo hội mà tuyệt đại đa số đã đi theo họ rồi mà họ vẫn không yên tâm. Chứng tỏ đa số đi theo họ đó là không có sự thật, không có lẽ phải.

Cũng như họ vậy, họ cai trị đất nước Việt Nam này mấy chục năm nay, có bao giờ họ hỏi người dân bỏ phiếu cho không. Họ có bày ra cuộc tổng tuyển cử hỏi ý dân rằng anh có bằng lòng bỏ phiếu cho tôi cai trị anh không? Chưa từng bao giờ. 61 năm qua người Việt Nam chưa từng có dịp nào để thực hiện quyền người dân của mình là đi bầu người lãnh đạo mình - chưa có.

Bây giờ họ ngồi cai trị suốt 6 mươi mấy năm nay, họ cưỡng chế, họ cướp quyền của dân, cứ bắt người dân đè cổ ra mà chịu mà đội họ lên đầu thôi chứ họ có hỏi ý kiến dân đâu. Có bao giờ người dân được tự do đi bầu người lãnh đạo của mình đâu.

Bây giờ thì đảng là quốc hội, những người dân biểu cũng là đảng viên rồi, hầu hết là đảng viên. Bây giờ họ mới cho bầu quốc hội thì là bầu cho đảng CS. Vậy cũng như là đảng trị, độc quyền chớ đâu có san sẻ quyền hành cho ai. Bây giờ giáo hội cũng thế, tuyệt đại đa số thì cũng đã nắm rồi mà họ vẫn không yên tâm. Chỉ còn mấy ông GHPGVNTN thì có gì đâu, đòi sinh hoạt là cái pháp lý thôi chứ còn cơ sở, chùa chiền... các cơ sở cô nhi viện họ lấy hết từ năm 1975 rồi. Chỉ còn hai bàn tay trắng, ấy thế mà họ vẫn sợ là thế nào?

Trong khi đó thì người Na Uy vừa rồi họ tặng cho giải nhân quyền cho dân Việt Nam. Người chẳng dính dáng gì đến giòng giống, đến máu mủ, đến tình nghĩa đồng bào gì đến Việt Nam cả, cách nhau hàng ngàn dặm, khác nòi gióng khác chủng tộc mà sao họ lại thương dân Việt Nam đến vậy. Không phải họ thương để lợi dụng điều gì cả, nước Việt Nam có làm gì lợi cho họ đâu mà bây giờ họ phải cưu mang hàng mấy chục nghìn người Việt Nam bỏ cộng sản mà chạy sang đấy tị nạn. Bây giờ ở Na Uy, Olslo lại có một chùa Việt Nam, chùa lớn nhất ở vùng đó.

Bây giờ người cộng sản thử nghĩ coi, nói là không có gì quí hơn độc lập tự do mà tại sao người dân lại chạy đến đấy vậy. Như thế các ông không dám cho giáo hội sinh hoạt lại. Tôi không dám quả quyết rằng tuyệt đại đa số nhưng cũng có một số người thuộc giáo hội nhà nước họ bỏ giáo hội nhà nước họ về bởi vì GHPGVNTN là giáo hội cũ của họ. Có thể có một số như thế cho nên họ sợ.

Bây giờ nếu họ cho GHPGVNTN sinh hoạt lại đúng pháp lý như trước 1975 thì có thể là giáo hội nhà nước cũng tan rã. Mà tan rã thì họ hết người làm tai sai, lấy ai mà đập chùa phát tượng. Cho nên họ phải bám lấy cái đó. Họ độc quyền, không cho giáo hội nào, giáo phái nào ra để tranh giành với giáo hội tai sai của họ nữa. Mà đây không phải là tranh giành. Bây giờ nếu giáo hội sinh hoạt được từ bao nhiêu năm rất khó khăn, bây giờ đây lớn bé cũng đã có được 18 ban đại diện,Ban ĐạI Diện mớI nhất đây. Nếu họ cho sinh hoạt pháp lý lại như thường, họ đừng đàn áp, họ đừng gây khó khăn, họ đừng bắt tù tội đủ mọi thứ thì dám chắc là 90% giáo hội nhà nước sẽ trở về với giáo hội cũ. Họ lo là lo cái đó. Nhưng họ lo mà họ cứ nắm như thế được bao lâu thì chưa biết thành ra phải dùng bạo lực để giữ lấy quyền hành của mình. Chính vì thế mà họ phải dùng nhà tù cho nhiều, công an cho đông, bộ đội cho khỏe để mà giữ quyền. Nếu họ mất các thứ đó là họ trắng tay. Cho nên bây giờ cái gì thì họ cũng vơ vào, họ nắm cho chặt. Nhưng đấy là ý muốn của họ, còn vận nước vận dân và thời thế có cho phép họ nắm được đến bao lâu nữa thì cái đó lại là vấn đề khác.

Ỷ Lan: Bạch hòa thượng, tình hình giáo hội trong nước hiện nay ra sao?

HT Thích Quảng Độ: Tôi mới được biết tin đây là Đức Tăng Thống ngoài kia đau, các sư đưa ngài vào bệnh viện thì công an không cho. Công an đưa bác sĩ của công an đến tu viện để chữa trị cho Đức Tăng Thống, tôi không hiểu cái đó tại sao. Bây giờ ở trong này không ai ra được, có nhờ người ra vì bản thân tôi đi không được, cho nên tôi vừa nhờ một vị đi ra ngoài kia tức khắc. Ra yêu cầu họ làm sao để đưa ngài vào bệnh viện chớ còn bác sĩ công an mà đến chữa thì biết thế nào? Bây giờ ngài đau ngực thì có thể là tim và trầm trọng. Tôi đang chờ sáng mai để xem tin thế nào. Nếu tình hình nặng thì yêu cầu họ phải để đưa Đức Tăng Thống vào bệnh viện nằm hoặc là có thể đưa về Sài Gòn.

Việc thứ hai nữa là như tôi vừa nói là ban đại diện mới thành lập ở Quảng Trị, ở ngoài đó vừa điện vào cho biết là công an kết hợp với các sư giáo hội nhà nước đuổi thầy Chánh đại diện là thầy Từ Giáo ra khỏi chùa, cũng như trường hợp cô Thông Mẫn ở Khánh Hòa. Nhưng thầy Từ Giáo không chịu đi và đã hứa với tôi là nhất định không đi đâu. Tôi bảo rằng không đi đâu cả, sư thì phải ở chùa chớ đuổi đi đâu. Mà chùa đấy là chùa đã làm từ lâu rồi mà bây giờ chỉ mới ra lập ban đại diện mấy hôm nay mà họ đã đuổi rồi. Trường hợp cô Thông Mẫn bị đuổi như thế thì có thể ứng dụng cách đó với các ban đại diện - không bao giờ. Cô Thông Mẫn là vì ni chúng, nhi chúng là đệ tử cô toàn các cháu gái vị thành niên thì nó lại dùng bọn côn đồ đến để phá phách, đập phá, hăm dọa cho nên cô sợ quá thì phải bỏ chùa mà đi.

Một nhà nước mà phải dùng đến côn đồ để trị dân, dọa dân, phá dân, đánh dân thì còn là thể thống gì của một nhà nước nữa. Cho nên rằng họ tưởng trường hợp cô Thông Mẫn có thể đem áp dụng ở các nơi khác, nhưng họ đã thất bại ở An Giang. Thượng tọa Chân Tâm 34 lần bị trục xuất mà thượng tọa vẫn không đi. Thế rồi họ hăm dọa những ban đại diện ở Bà Rịa, Vũng Tàu đến đốt cả chùa đến đốt luôn ,phá ban đại diện. Ở Sông Bé, Đồng Nai Biên Hòa, họ vào phá của chùa cuả Thượng Tạo Nhật Ban... nhưng các sư thì không chịu khuất phục dù bị côn đồ hay gì, vẫn giữ vững lập trường của mình. Mình có chùa thì mình ở, ban đại diện đây là ban đại diện giáo hội lập ra. Giáo hội này mặc dầu họ không thừa nhận mà lại không giải tán được. Mà họ không có quyết định giải tán mà pháp lý thì ….mình cứ sinh hoạt. Có cơ sở pháp lý sinh hoạt thì không việc gì phải sợ, cho nên các vị bây giờ rất kiên trì.

Ỷ Lan: Xin cảm ơn hòa thượng Thích Quảng Độ đã dành cho cuộc phỏng vấn rất đặc biệt cho đài ÁCTD.

Ỷ Lan, phóng viên đài RFA, 26-9-2006
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn