BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73354)
(Xem: 62245)
(Xem: 39432)
(Xem: 31177)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Thôi rao giảng đạo đức suồng sả!

20 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 1099)
Thôi rao giảng đạo đức suồng sả!
59Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
59
Sau sự kiện tập 7 của chương trình "Vietnam got talent"phát sóng về cuộc thi của cô bé Quỳnh Anh, với biệt danh 'sơn ca hát" của trường quốc tế APC do chính mẹ cô làm CT HĐQT, kiêm TGĐ, bà Nguyễn Thị Ngọ. Quỳnh Anh đã thi thố "tài năng" của mình bằng bài hát Tình Mẹ gây thất vọng cho ban giám khảo và thính giả. Điều đáng nói cô bé chỉ là nạn nhân của chính gia đình mình khi đã ngộ nhận một cách thái quá về tài năng của bản thân qua vài cuộc thi cấp làng xóm ít nhiều đều có bàn tay đạo diễn của chính người mẹ đầy lực về tiền quyền trong thế giới hẹp của bà, với mục đích nhằm PR cho con gái mình trở thành ca sĩ chuyên nghiệp, nhưng lại đòi hỏi quá ít sự khổ luyện cần thiết của một tài năng thật thụ!

Có thể cô bé có ít nhiều năng khiếu, cũng như hưởng chút ít gien ca hát gì đó của cụ kỵ, cha mẹ của mình. Tuy nhiên từ gien và truyền thống đó có đơm hoa kết quả của thế hệ nối tiếp hay không là còn do quá trình ươm mầm chăm bón tốt từ mảnh đất tốt nữa. Tiếc thay, hạt mầm tốt này đã được chính những người trong gia đình gieo trên mảnh đất xấu và cằn cỗi. Cô bé, thay vì được trồng trọt theo cách truyền thống của Global GAP, sinh thái sạch và xanh của loại "hạt giống tốt". Nhưng vì quá tham vọng, muốn thu hoạch kết quả sớm và bội thu, tay "làm vườn" xảo quyệt, hãnh tiến đã dùng nhiều chất đa lượng và khoáng vi lượng bị cấm để chăm bón và tưới tiêu. Và kết quả thì ai cũng thấy qua cái gọi là tài năng của cô bé trong kỳ đấu xảo trái cây quốc gia. Tuy quả to đẹp, lại được đồn thổi về chất lượng đỉnh của đỉnh, thậm chí còn được một tay "ươm trồng hạt giống" có tiếng, lẫn có miếng to ca ngợi! Vậy mà, quả sau lớp son phấn chỉ là sự eo xèo cả hình thức, lẫn chất lượng nhạt nhẽo. Điều đáng chê trách, thay vì chấp nhận người gieo trồng còn cố biện minh cho kết quả của mình bằng cách chê trách BGK và cả những người thưởng lãm không có gu thẩm mỹ để thẩm định vẻ đẹp và tài năng 'tiềm ẩn"!

Trên đây chỉ là tóm lược hành trình dẫn đến cái gọi là "sự bạo hành của ngôn ngữ"- một bài viết được tác giả Văn Việt nào đó đăng trên báo Tuổi Trẻ số ra ngày 17 tháng 2 nói về việc gia đình QA bị cộng đồng mạng ném đá tơi tả bằng thứ ngôn ngữ chợ búa hay thẳng ra là "tàn ác". Bên cạnh việc đưa ra hiện tượng, chỉ trích hiện tượng và cách hành xử của cộng đồng mạng, đồng thời tác giả còn làm một cách "nhân văn". Đó là rao giảng đạo đức, kêu gọi cộng đồng mạng thôi có những hành vi "bạo hành" bằng ngôn từ lên cô bé tội nghiệp QA và cả gia đình cô. Bài của Văn Việt dường như có ý bào chữa cho sự sai lầm của bà mẹ QA và đăng tải những phát biểu của bà sau khi đoạn băng ghi hình được chuyển tải bởi Vờ tờ vờ ba. Nào là bà nghĩ nhà đài đã chơi gia đình bà, lấy gia đình bà để tạo scandal thu hút khán giả. Càng nhiều người theo dõi, nhà đài càng hốt bạc vì quảng cáo,...Đúng sai trong câu chuyện này sẽ hạ hồi phân giải. Tuy nhiên điều muốn đề cập trong bài viết này là sự rao giảng đạo đức của tác giả dường như quá suồng sả, khi cho rằng lỗi này-sự bạo hành ngôn ngữ-chỉ thuộc về cộng đồng mạng và chỉ đơn thuần là những người dân xem chương trình Vietnam got talent!? Trong khi thực tế về cái gọi là "bạo hành ngôn ngữ" chắc không ai là bậc thấy đỉnh nhất, đỉnh của đỉnh chính là cái chính quyền "hậu chí phèo" này là tác giả độc quyền của triết lý sử dụng "ngôn ngữ bạo hành" như là một công cụ đỉnh cao của tuyên huấn đi kèm với chuyên chính vô sản! Ngẫm cho cùng dân chúng, và chính quyền, báo chí của Đảng bây giờ thích dùng "ngôn ngữ bạo hành" cũng là từ đấu tố và cải cách ruộng đất của ngày xưa mà thôi! Xét cho cùng, có cái chi đỉnh bằng một con người bình thường, thậm chí là ân nhân của cách mạng trong việc góp tiền của nuôi quân trong chín năm chống pháp bỗng nhiên bị lôi ra đấu tố, mạt sát, sau đó bị giết thảm hại bằng đường cày của Đảng bởi chính những người nông dân, tá điền chất phát thật thà dưới bàn tay đạo diễn của tàn độc của chính quyền!?

Trở lại bài "sự bạo hành của ngôn từ". Tác giả đã dẫn một đoạn viết của nhà văn Ngọc Tư trên số báo tuổi trẻ ra ngày 5. 9. 2010: " Bạn thấy trên tay mình thiệt tình là có đá. Thiệt tình là bạn đang lăm le chực chờ ném vào người khác, giống hệt cái cách người đời hăng hái ném nhau [...] Đôi khi bạn bĩu môi lườm nguýt ai đó, mắng xiên chửi xéo ai đó... mà thấy rõ ràng là mình vừa ném đá vào người ta. Đôi khi viết một đoạn chữ mà thấy lổn nhổn nặng nề như đá. Đôi khi chỉ nói nửa câu mà thấy người nọ rúm ró vì đau [...]. Những hòn đá đó không bao giờ rơi xuống đất, bởi không người này cất thì người kia cũng cầm. Vì nó mà mình đau nhưng người ta vẫn giữ để tiếp tục làm đau người khác, hòn đá được ném đi ném lại trong một hành trình sát thương không ngơi nghỉ"

Vâng,..."một hành trình sát thương không ngơi nghỉ". Bạn hãy nhớ lại đi, người dân chúng ta làm gì có cục đá nào để thể hiện bạo hành ngôn ngữ, kể từ khi đất nước này độc quyền lãnh đạo bởi đảng cộng sản. Mọi lĩnh vực truyền thông từ nhà xuất bản, báo chí, truyền hình,... là do chính anh quản lý và độc quyền sử dụng, vậy thì ai mới là người thật sự có đá trong tay để ném? Rồi họ xem nó như là công cụ để các anh ca ngợi chính mình, ca ngợi tài lãnh đạo của mình, ca ngợi thành tích của mình, ca ngợi cá nhân trung thành với anh và bạo hành với bất kỳ ai chống lại anh, phản biện anh và không thích anh,.... Điều này có lẽ không cần dẫn chứng ra đây, khiến cho bài viết dài dòng văn tự, kể lể những chuyện ai cũng thấy có mỗi mình anh là mũ ni che tai, bịt mắt bắt dê.

Viết như bà Doan có là ném đá vào hơn 70 chục triệu dân không? Bởi phát biểu này mà nhà văn Nguyễn Quang Lập gọi là "chọc tức dân": Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, biết kế thừa những tinh hoa dân chủ của các Nhà nước pháp quyền trong lịch sử và đã, đang phát triển lên tầm cao mới, khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản… Hơn 700 tờ báo chính thống đều phải là do những người của Đảng lãnh đạo và định hướng. Đảng cho ai nói gì và nói ra sao đều có sự chỉ đạo trong từng câu chữ.



"...Đôi khi viết một đoạn chữ mà thấy lổn nhổn nặng nề như đá. Đôi khi chỉ nói nửa câu mà thấy người nọ rúm ró vì đau [...]." Nhà văn Ngọc Tư đâu chỉ nói về dân chúng thôi. Các anh những nhà văn, nhà báo có giấy phép chắc không là đối tượng Ngọc Tư nói vậy sao? Các anh chắc chỉ viết những điều nhân văn thôi phải không? Thấy cái ác các anh yên lặng, thấy điều bất công, đáng phỉ nhổ các anh né tránh, chỉ đề cập đến việc làm từ thiện, san sẻ yêu thương cho những mảnh đời bất hạnh,... Đồng nghiệp các anh bị bắt vì sự dũng cảm dám vạch trần cái ác, cái xấu, các anh im lặng hoặc có vài đáp trả chiếu lệ của thằng hèn! Vậy các anh có bạo hành ngôn ngữ không? Im lặng, câm nín trước những điều tồi tệ và bẩn thỉu cũng là hình thức bạo hành ngôn ngữ. Tiếng nói cần thiết trong lúc này có thể giải thoát một con người. Các anh lại chọn sự câm lặng để đẩy họ bị bạo hành thân xác ghê gớm!

Một cuộc biểu tình yêu nước chân chính chống ngoại xăm, đã đẩy không biết bao người vào chốn tù đày, thế mà các anh cũng chỉ là kẻ đứng nhìn vì hèn nhát và vì cái giấy phép hành nghề phụng sự cho cái ác để kiếm cơm!

Chẳng lẽ những người tù ngục vì biểu tình chống TQ như Bùi Hằng, Điếu Cày,... là những phận đời không có giá trị dưới mắt của anh sao?

Nhà nước dùng công cụ tuyên truyền như báo Nhân Dân, QĐND, ANTĐ, và vô số các công cụ truyền thông khác thông qua các tay viết bồi bút để đả kích, bôi xấu các cá nhân đó bằng những chứng cớ ngụy tạo hay những nguyên cớ vớ vẩn như trốn thuế, quan hệ tình dục với gái bằng hai bao cao su,...như Lê Công Định, Huỳnh Văn Thức, Nguyễn Tiến Trung, Cù Huy Hà Vũ...Đó có phải là "bạo hành bằng ngôn ngữ không". Vậy, nhà nước, các cá nhân công cụ của Đảng thừa hành theo lệnh có là đối tượng nói của Ngọc Tư không? Văn họ có lổn nhổn đá cục không? Tôi nghĩ đọc những bài này còn rùng rợn hơn nhiều. Bởi đằng sau bạo hành ngôn ngữ sát nhân, kề liền đó là sự bạo hành bằng thể xác như tù đày và sự cưỡng bức có thật sẽ đến!

Điều tệ hại mà anh chưa thấy hết, biết đâu cuộc chơi ảo này là mục tiêu của nhóm dấu mặt nào đó tạo dựng. Nhằm để hướng năng lượng tích lũy nội tại trong dân chúng vào những cuộc chơi vô bổ. Mục đích là để họ quên đi chuyện biển đảo, biên giới, chuyện tái cấu trúc nền kinh tế đang dần rệu rã, chuyện tham nhũng như rươi, chuyện nền giáo dục loay hoay trong vũng bùn chất lượng, chuyện băn khoăn của nhà sử học kiêm thành viên quốc hội Dương Trung Quốc-ngồi trên cổ xe đất nước đang lao dốc không phanh và chuyện người lái xe-những người lèo lái đất nước không biết lùi!,...

Kết thúc bài viết rao giảng đạo đức của mình bạn viết: " Thời buổi này, tay ai cũng có sẵn đá để ném vậy sao? Và thời buổi này, người ta lãng phí thời gian cho những mối quan tâm và bàn tán vô bổ thế sao? Những câu hỏi này rất cũ, và sẽ còn là câu hỏi đầy ngán ngẩm trước cái ác diễn ra hằng ngày... trên các trang tin."

Bạn bức xúc về cách cộng đồng mạng "ném đá" một ai đó, nhưng tôi tin hòn đá ném đi của họ không làm cho xã hội này xấu đi hay ác hơn mà chỉ có thể làm cho cái xấu, cái ác chùng bước vì sợ hãi tính liêm sĩ của người "ném đá" vào sự vô liêm sỉ. Thật ra người như bà Ngọ mà làm giáo dục quả thật đáng ngại. Nhờ cái gọi là ném đá của đồng mạng, người ta càng thấu suốt vào bên trong của hiện tượng(cái xấu bản chất của hiện tượng) mà bạn nghĩ vốn dĩ bình thường(tốt). Còn bạn và các "đồng nghiệp" của bạn- những người ném đá, hay yên lặng trước những tín hiệu tích cực của xã hội, sợ hãi khi viết về tham nhũng,...chẳng làm cho xã hội tốt hơn mà trái lại càng xấu hơn, cái ác nảy nở nhiều hơn. Cứ nghiệm đi, chính các đồng nghiệp của bạn ở các tờ báo chính thống đã từng ném đá ào ạt về cái gọi là xấu xa, phản động, không tiến bộ, thế lực thù địch nọ kia, diễn biến hòa bình,... Trong con mắt người dẫn dắt bạn là đáng phỉ nhổ, đáng lên án, đáng ném đá,...Ấy thế mà xã hội ngày càng suy đồi về đạo đức, cái ác ngày càng ngang nhiên thách thức đạo lý làm người chân chính, phát triển đi liền với ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên ngày càng vô phương cứu chữa. Có bao giờ bạn thử hỏi, cái nguyên nhân gốc rể từ ai không, từ tổ chức duy ý chí nào không? Nếu có, hẳn bạn sẽ không ngán ngẫm khi thấy tội ác cứ đăng tràn ngập các trang tin!

Đào Hữu Nghĩa Nhân

18-02-2012

Theo NghiaNhan's Site
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn