BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73244)
(Xem: 62215)
(Xem: 39401)
(Xem: 31151)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

BIỂN NHỚ

27 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 6089)
BIỂN NHỚ
57Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
57

Chương 4: Vớt xong về bờ


Các thuyền nhân được chăm sóc và đưa ra phía trước, chứ không được xuống hầm liền, sợ lây ghẻ. Sau vài phút phục hồi lại sức khỏe, đa số quỳ xuống hát những bài thánh ca nghe não lòng. Tôi hỏi đùa :

- Gì dữ vậy ? Đợi chủ nhật hát không được sao ?

Một cụ già đáp lại :

- Bác sĩ biết không… trên ghe hết lương thực, chỉ còn bốn ký gạo nấu cháo cầm bụng cho tài công và trẻ con, xăng nhớt cũng gần hết vì trôi đã gần một tuần rồi. Hôm qua ghe bắt đầu vô nước, chúng tôi tuyệt vọng đã đọc kinh cầu hồn. Giờ được vớt, chúng tôi như hồi sinh nên cám ơn Ơn Trên.

Tôi hỏi chủ ghe :

- Bao nhiêu người tất cả vậy anh ?

- Dạ, không biết. Tụi nó đi hôi (lậu) đông lắm. Chỉ có sáu chục người trả tiền hà !

- Vậy cũng đủ giàu rồi ?

Bác sĩ nghĩ coi, mổi người trả hai lượng vàng, mà chiếc ghe đã tốn gần một trăm lượng tiền đóng máy ghe, thuế má này nọ luôn.

Tôi đếm được một trăm lẻ một đầu, phần đông là thanh thiếu niên. Họ có vẻ không quen biết nhau nhiều ; tôi e sẽ khó “cai trị“, vì dù sao một đại gia đình cũng dễ bảo nhau hơn là hai anh em hay đôi uyên ương.

Từng nhóm tám người được đưa xuống phòng tắm. Đó chỉ là bốn thùng cây đơn sơ với tấm bố làm màn. Aùo quần của những thuyền nhân được để qua một bên. Sau khi xịt nước với ống vòi “chữa lửa“ cho ra nhớt dơ, chúng tôi thoa lên họ thuốc trị ghẻ, để cho khô mới phát quần áo xin được.

Rất nhiều vấn đề phức tạp hiện ra : lúc đứng cho ráo người thì không có gì che, chúng tôi phải làm việc nhanh vì trời bắt đầu tối ; ngoài ra áo quần xin được phần đông là của phụ nữ nên các thanh niên phải mặc quần tím, hồng đỏ… Những người tắm chót thì phải mang “jupe“ hay áo cổ viền reng trông thật buồn cười (nhưng không dám cười !).

Sự chống đối của thuyền nhân lên tột bực khi các bác sĩ Tây định “thủ tiêu“ áo quần họ mang theo. Tôi hết sức cản lại, nói rằng biết đâu họ có giấu tiền bạc dưới cổ áo, khuy nút hay các nơi đặc biệt trong áo quần. Patrick mỉa mai tôi, xé vài áo ra cho coi là chẳng có gì trong đó. Mấy người Pháp sợ cả tàu bị lây ghẻ nên nhất quyết không cho người tỵ nạn đụng vào áo quần cũ. Patrick biện luận :

- Tôi bắt đầu thấy ngứa tay chân rồi, thế nào ghẻ cũng lây.

- Vậy hả ? – những người kia hỏi.

Không đầy vài phút sau, họ cũng bắt đầu gãi... Cãi vả một hồi, tụi nó mới hứa đem áo quần ra sau tàu để giặt, rồi sẽ hoàn lại. Ngờ đâu để mãi không đứa nào chịu giặt, mùi hôi càng ngày càng nồng, thủy thủ đoàn đem vứt xuống biển một đem nọ.

Vài ngày sau, các thuyền nhân đòi lấy áo quần lại, không có, đâm ra bấy mãn chửi bới om sòm. Tôi thông cảm họ nên không giận, chỉ buồn vì không có tiếng nói với bạn trong hội đoàn. Đã bảo loại ghẻ này không lây, nhưng vì tôi là bác sĩ trẻ tuổi nhất trong hội nên đàn anh cho rằng tại tôi thiếu kinh nghiệm (dù rằng tôi chuyên về bệnh xứ nóng và nghèo).

Đời thật mỉa mai, phải chăng là nợ số : thoát khỏi bọn hải tặc Thái lại bị “bác sĩ cướp lấy nữ trang, tiên bạc rồi thủ tiêu dấu tích“. Tiếc rằng tôi đã cản không cho quăng áo quần lúc vừa tắm xong, ít ra mọi người đều thấy không có ai lục soạn đồ đạc và tôi không bị mang tiếng !

Ngày qua ngày, sự va chạm giữa bốn trăm năm mươi thuyền nhân xảy ra rất thường xuyên : những thuyền nhân biết điều, biết tự trọng, biết nhường nhịn không thiếu nhưng họ im lặng quá. Trái lại sự cãi vả, đánh lộn, thanh toán nhau vì kẻ này đi "hôi", cánh "Tám Đen" hay "Bảy Nghé" gì đó đưa tiền chưa đủ... thì ầm ầm suốt ngày. Một anh nọ đi cầu làm rớt tiền trong ấy, đến khi nhớ ra liến chạy vào "hỏi giấy" một đồng hương đang ngồi trong cầu ! Đôi khi ban trật tự phải dàn xếp bằng vũ lực. Tôi vô cùng mệt mỏi vì không có chỗ nghỉ ngơi. Làm việc từ sáu giờ sáng đến mười hai giờ đêm vẫn chưa được yên. Vì tàu chỉ có ba nồi cơm điện và hai bếp ga, nên cho đến mười hai giờ khuya vẫn còn có người đang nấu cơm trách móc nhau ồn ào về gạo ít gạo nhiều, muối, tỏi, vân vân... Sáng sớm sáu giờ đã tranh nhau cái bếp để nấu cháo ăn lót lòng.

Những đề nghị của người tỵ nạn như xin năm lít nước ngọt cho mỗi người thay vì chỉ ba... tôi chuyển lại cho các bạn trong hội đoàn thì bị chỉ trích là "vô trách nhiệm" hay "thiên vị quá đáng". Ngược lại, khi tôi trình bày cho đồng bào nghe quyết định của hội đoàn thì bị lên án là "không hết lòng giúp...". Ngoài ra những vụ vào kho để lấy trộm thức ăn cũng khiến tôi xấu hổ vô cùng cho dân Việt Nam. Kouchner ra thông cáo : "Bất cứ ai bị bắt đang lấy đồ đạc hay lục lạo trong phòng sẽ bị cấm nhận giấy nhập cảnh vào Pháp". Biện pháp ấy chẳng ngăn được sự việc này. Nhiều đêm giông tố tàu lắc "nhử tử", dù cửa sắt hành lang đã đóng lại, các thủy thủ vẫn bắt gặp trộm. Họ có rượt theo nhưng không kịp. Ông thợ máy già than thở cùng tôi :

- Dân anh dẻo như khỉ, tưởng tượng đêm qua bão như thế mà nó nhảy qua hông tàu, đu ngang cửa sắt hành lang. Rủi nó té thì làm sao ? Thời gian tôi mở cửa sắt là nó đã chạy xuống hầm rồi.

Tôi hỏi :

- Ông nhớ mặt anh ta không . Chỉ tôi xem.

- Mấy anh, người nào cũng mắt híp hết.

Sau đó tôi dùng kế mua chuộc (cho thuốc hút và bia lạnh) dể tìm ra thủ phạm. Tên tuổi những "phe nhỏ" được tố cáo nhưng tôi biết đây chỉ là mồi nhỏ mà thôi nên không đưa danh sách cho Kouchner trừng trị. Dù sao cũng tội nghiệp cho tương lai học vấn của các em nếu phải bị "tù đày chung thân" (không được chấp nhận định cư) ở trại tỵ nạn chỉ vì tội ăn cắp vài hộp thịt hộp hay vài lon bia. Máy chụp hình, giấy tờ và sách vở thì không mất.

Chúng tôi hẹn gặp tàu hải quân Balny ngày mai để xin nước ngọt vì tàu Goelo sắp cạn vừa nước ngọt vừa lương thực (dân tỵ nạn tắm và giặt đồ với nước uống). Nếu kể luôn số gạo bị mất thì tính ra mỗi đầu người ăn đến một ký hai trăm gờ ram mỗi ngày thay vì bốn trăm gờ ram mỗi đầu người như dự định.

Tôi rất lo lắng đến sự hỗn độn vào ngày mai khi được biết tàu Balny sẽ nhận lại tám mươi người cho đủ số một trăm năm mươi người mà Singapore cho phép Balny đem vào. Số còn lại sẽ theo tàu Goelo đi Phi Luật Tân.

Đêm nay sự lo âu pha lẩn với nỗi buồn uất ức của kể mất nước. Nhìn đền tàu Nga ra vào Sài Gòn lòng tôi căm hờn tột bực bọn người buôn dân, bán đứng tuổi trẻ của nửa triệu thanh niên Việt Nam sang Tây Bá Lợi Á. Một ý nghĩ điên cuồng bỗng nảy ra làm tôi hài lòng phần nào vì có thể thực hiện được (Goelo chỉ cách Sài Gòn sáu mươi hải lý). Chuyền đi kỳ sau, tôi sẽ cố mua vài vũ khí như lựu đạn và lén ban đêm lấy chiếc zodiac của hội (loại ca nôữa quân đội, chạy rất nhanh để rượt cướp Thái) khi tàu trở lại ngang Sài Gòn, tôi sẽ lái vào hải cảng quăng lên tàu Nga mỗi chiếc một quả lụu đạn rồi "vọt" trở ra khơi, đợi Goelo trở về từ Cam ranh vớt lên. Tôi khoái chí mỉm cười rất lâu khiến anh thủy thủ gác chung tưởng đang nghĩ chuyện chơi bời nên trêu chọc :

- Nhớ vợ hả bác sĩ ? Sắp trở về bờ rồi, ráng đi. Tôi sẽ dẫn đi "thăm" mấy "em Phi".

Tôi không đính chánh làm gì, bí mật quân sự mà ! Tôi tin chắc chuyện đó làm được : tấn công ban đêm, trên một chiếc zodiac nhỏ chạy nhanh và dễ "lạng". Tiếc thay, máu anh hùng mau nguội vì chợ nhớ ra là tôi không biết bơi và rất sợ cá mập. Rủi bị thương té xuống biển thì... chắt đứt tim chết trước khi cá mập đến "hỏi thăm sức khỏe".

Sáng hôm sau , trời ui ui như cùng chia buồn trước cảnh biệt lưu ý : hai tàu Balny và Goelo thả neo gần nhau để tiện việc bơm nước. Các thuyền nhân xôn xao bàn tán đoán xem ai sẽ được chuyển sang tàu hải quân, và tỏ vẻ lo lắng rủi ro còn bị "kẹt" lại Goelo thì phải chịu lênh đênh thêm bao lâu nữa ? Nhiều người níu tôi lại hỏi, nài nĩ vận động cho họ được qua Balny. Tôi chỉ trả lời : "Sẽ rút thăm chứ tôi không giúp riêng ai được !".

Đến giờ, mỗi lá thăm được rút ra (tính theo gia đình) là mỗi lần gây cảm xúc mạnh. Mặt mày hớn hở, nhảy la, chạy xuống hầm lấy hành trang... Những người tốt phước ấy vui mừng còn hơn trúng số độc đắc. Lá thăm cuối cùng rất là hỗn độn : một số người giả bộ xô đẩy rồi trà trộn vào đám người được đi chính thức khiến tôi đau đớn nhớ đến cảnh loạn ngày 30 tháng 4 năm 1975 trước tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Balny phái thêm lính hải quân qua Goelo giữ giúp trật tự, giăng dây ra ngăn lại một bên tàu, rồi kiểm soat lý lịch từng người trước khi cho xuống ca nô.

Quá chướng ta mắt, tôi bỏ vào đi tắm cho nguôi giận. Đành rằng ăn uống trên Goelo rất cực khổ, mỗi bữa cơm chỉ có một con cá mòi và chút đỉnh canh chan vào cơm trắng, nhưng chịu đựng thêm vài ngày có chết đâu ? Vả lại không làm buồn lòng những người đã bỏ việc làm, gia đình và sự yên vui để đi công tác. Họ có ý muốn chia sẻ khổ cực với dân nước mình mà thái độ này giống như xem họ là loài quỷ đỏ hiếp hại dân lành lắm nên phải cấp tốc xa lánh bằng mọi cách.

Tôi rất cảm động và bớt xấu hổ khi nghe chị dược sĩ Long Hầu xin tình nguyện ở lại Goelo để phụ giúp chúng tôi, nhưng Kouchner không chịu tuy ông rất cảm động cử chỉ đệp và đầy ơn nghĩa này. Riêng tôi cũng mừng giùm chị được về trước (để hai cháu gái tựu trường cho kịp niên học tới), tuy rất buồn vì mất đi một người phụ giúp đắc lực và một người bạn tâm sự.

Khi trở ra tiễn bác sĩ Kouchner và phái đoàn báo chí qua Balny về Singapore trước, tôi vẩn còn thấy nhiều người gào khóc... đến ói ra lãi đũa trên boong tàu. Tôi làm lơ như không thấy chi. Một bà nọ kêu tôi vừa khóc vừa chỉ đứa cháu gái :

- Bác sĩ cứu giùm dì cháu chúng tôi... cho qua Balny đi, kìa bác sĩ nhìn đi (tay bà chỉ con lãi đũa hơn hai mươi phân đang giãy dụa trên boong tàu), cháu tôi nó đau sắp chết rồi, mới ói ra lãi đấy !

Lòng tôi buồn bã lạ thường khi ôm các bạn đồng nghiệp chào họ trước khi chia tay tưởng như không còn gặp lại họ nữa ! Cảnh chia lưu ý giữa biển mông mênh có cái gì thật bi thảm khó tả. Còi tàu hụ làm tê tái cả lòng tôi. Dần dần hình dạng Balny biến mất trong sương mù để rồi chỉ còn nghe một tiếng còi dài cuối cùng vang ra.

Tôi cảm thấy bơ vơ, vì chỉ còn lại vài người trong hội đoàn và một số người tỵ nạn mà tôi không hạp gì cho mấy. Có một anh chàng mà các bạn tỵ nạn khác gọi là "đĩ già" vì là một cựu tỉnh trưởng quen thói "hào hoa phong nhã", sang trọng, hay gớm hay chê này nọ trên tàu. Bầu không khí bữa cơm chiều thật sầu thảm như có tang. Không ai nói chuyện, chỉ nhìn nhau như muốn hỏi : "Mày cũng buồn nữa hả ?".

Tôi hồi nhớ lại thảm cảnh em bé gái mười bốn tuổi, bị bọn hải tặc hãm hiếp rồi bắt cóc cùng mười hai thiếu nử khác. Tàu Cap Anamur bắt gặp và rượt theo. Nhắm thoát không khỏi và sợ bị đụng chìm, bọn cướp Thái xô từng người tỵ nạn xuống biển để Cap Anamur ngưng lại vớt. Tám cô được cứu vớt ; bốn người còn lại, trong đó có em bé gái mười bốn tuổi kia, chết đuối vì quá kiệt sức sau mấy ngày bị hãm hiếp tập thể nen không còn sức đẻ bơi.

Những ngày cuối cùng trên tàu, trước khi về Phi Luật Tân, ai nấy đều vui cười khiến tôi cũng thoải mái phần nào, nhất là khi nhìn vài người tỵ nạn phụ thủy thủ đoàn sơn lại chiếc tàu "tình thương". Sau cơm chiều, tôi hay ra ngồi trên lui hầm tàu, bàn chuyện với anh em về cuộc sống bên Pháp, chương trình học vấn, trợ cấp chánh phủ... Tình đồng hương thật đậm đà, anh em rù rì chuyện trò đội khi đến rất khuya. Một anh mời tôi điếu thuốc hiệu "Đà Lạt" ; tuy bên nhà chưa hút loại thuốc này, tôi nhận món quà quý giá đó.

Gió mát thổi hiu hiu, tôi kéo mạnh một hơi và giữ lấy hương khói khá lâu trong lòng ngực, như cố giữ mùi vị thơm ngon của quê hương. Tôi ngẩn đầu lên nhìm vòm trăng sáng, phì mạnh ra như trút đi nỗi bất mãn của người bị lưu đày, như muốn hỏi chị Hằng :

- Chừng nào chúng tôi sẽ trở lại quê nhà ?

Lúc đó bài hát Thương hoài ngàn năm trở lại trong tâm trí, khiến tôi tê tái cả lòng :

Trăng khuyết rồi cũng khi đầy

Xa cách rồi cũng xum vầy

Mây bay, bay hoài ngàn năm...

Không phải để tìm lại người tình xưa hay người bạn cũ nhưng là một hình bóng huyền diệu thiêng liêng tai không nghe, mắt không thấy được nhưng chỉ có tâm tư mới nhận diện được khi đặt chân trở lại đất nước thân yêu.

Đến hải cảng Puerto Princesa, đảo Palawam vào một buổi sáng chủ nhật âm u, lòng tôi lại càng bùi ngùi trước giờ lưu ý biệt. Hải quân Phi ra đón tàu Goelo đậu trước vịnh, lên kiểm kê giấy nhập cảnh và lục soát các thuyền nhân xem có đem súng ống, cần sa hay ma túy… may mà họ không mang máy radar rà súng vì có người đến cho tôi hay ông chủ ghe nọ có chôn cây súng lục (dưới tấm ván chõi- ông ngủ) nên tôi định đợi dịp tàu trở ra khỏi đảo lén lấy dùng lúc hữu dụng. Tôi vẫn nghĩ rượt theo cướp Thái mà không mang súng giống như đi tay không vào hang cọp, nhưng các bạn Pháp vẫn từ chốI mọi hình thức bạo động. Họ chỉ muốn thuyết phục mà thôi. Nhờ hải quân Phi lục soát kỹ mà hội lấy lại được vài chục ký gạo và vài trăm muỗng, đĩa và dao.

Từng hàng hai, anh em đến chúc chúng tôi thượng lộ bình an, cám ơn đội lời. Có người lại cố vấn thêm :

- Chúc bác sĩ kiếm được việc làm ở chỗ khác tốt và đỡ mệt hơn !

Tôi nhớ mãi hình bóng duyên dáng một thiếu nữ đến gặp tôi, lúng túng nói :

- Dạ thưa bác sĩ, vì đã vượt biên hụt bao lần nên em không còn gì để biếu… Vậy xin bác sĩ vui lòng nhận kỷ niệm này…

Vừa dứt lời, cọ vội vàng xuống ghe. Thắc mắc, tôi mở gói quà ra : một hộp thuốc ngừa thai dùng chưa hết và đôi dòng tâm sự.

Sau này tôi được biết phần đông các thiếu nữ vượt biển "lo xa" nên đều uống thuốc ngừa thai trước khi lên ghe. Phải chăng đó là giá phải trả để đi tìm tự do ?

Khi mọi người đã xuống ghe (do Cao Uy Tỵ Nạn mướn để ra tàu đón thuyền nhân vào bờ, với sự cộng tác của các thanh niên hướng đạo ở trại), bạn "đĩ già" của tôi muốn huy hoàng phút chót nên lật đật sửa soạn áo quần rồi làm diễn văn nói chuyện vòng vo tam quốc. Đến khi mượn tôi dịch ra Pháp ngữ, tôi chỉ "thu lại" thành một lời chúc gọn gàng và thành thật : "Chúc mọi người sớm được đoàn tụ gia đình và an hưởng một cuộc sống mới đúng như sự mong muốn tự bao giờ !" nên anh ta tức lắm.

Thuyền nổ máy làm tan sự yên lặng sửng sốt của mọi người như đang tự hỏi : "Tôi có đang mơ hay không khi nghe những chữ đoàn tụ, an hưởng… những chữ đó trước đây thật xa vời nhưng nay sẽ trở thành sự thật hữu hình.

Dẩn dần những cánh tay giơ lên ngoắt chào chúng tôi, một số thanh niên hăng máu hơn đã hét lớn :

- Hoan hô anh Hiển, cám ơn anh Hiển !

Tôi rất cảm động. Buồn cười là cô y tá nói nhỏ với patrick :

- Họ cũng biết ơn mình quá chứ !

- "Toa" không biết chứ, hồi thời Ile de Lumière mấy người Việt Nam biết điều hơn mấy người này nhiều. Tôi còn nhớ lúc đó áo quần dơ của tôi, mấy người tỵ nạn dành nhau xin giặt để trả ơn… (Patrick thở dài luyến tiếc thời "vàng son").

Cô y tá quay qua tôi, hỏi :

Sao, hôm rày thấy anh "friendly" (thân) với họ lắm, có chuyện gì hấp dẫn (với nghĩa bi đát, đáng thương) kể cho tôi nghe vì tôi về Thụy Sĩ sẽ lên "tivi" kêu gọi xin tiền cho "boat people" ! tôi im lặng. Sống trên tàu bốn tuần nay với hơn bốn trăm người tỵ nạn bần cùng trong miếng ăn, giấc ngủ, chưa thấy phải là chuyện đáng thương tâm sao cô ơi ?

Ý kiến bạn đọc
31 Tháng Bảy 20107:00 SA
Khách
"Hội từ thiện con mẹ gì mà đối đải với mình như chó ghẻ; ăn không ngon mà cũng chẳng no; ghế bố thì ngưới có người không": sau này, khi biết được có những ghe không còn lương thực, phải ăn thịt nhau... những người nở lòng thốt ra câu này có thấy ăn năn chút nào không? Và có thấy rằng mình đã được Ông Trời ban phước cho mình quá nhiều rồi không? " Lên tàu này là 1 sự nhục nhã cho dân VN, anh biết không? Thà gia đình tôi chết dưới biển còn hơn!"... như con thuyền ma ở đoạn sau, có lẻ anh nầy sẽ cảm thấy "còn hơn"! "Phải mà, anh được mấy thằng Tây cho ăn ngon, ngủ kỷ nên mặc kệ tụi tôi": đương sự nầy không thấy được chân giá trị của những người vì lòng nhơn đạo mà hi sinh cái riêng tư của mình; tôi cũng tự hỏi, cho đến thời điểm nầy, đương sự nầy có làm được điều gì cho người khác vui vẻ hay không?... mà bạo miệng xài xể người khác quá vậy! Và sau khi được cứu và định cư ở nuưóc nào đó, có làm được điều gì giúp người khác không? Hay chỉ cho gia đình mình mà thôi [!] "Lẫn quẩn chỉ nghe những câu chưởi thề giánh ăn": đã nói rồi, cái ăn "trượng" đến như thế đấy! "Phải chi không lên tàu thì giờ nầy tới đảo rồi": hoặc làm chiếc thuyền ma [!] "Ở dưới ghe tôi ăn cơm ngon hơn, còn cả trăm trái dừa và cam tươi": ôi miếng ăn trọng đến thế sao! 35 năm sau, khi làm việc với các tổ chức Cộng Đồng, tôi vẫn thấy đồng hương ta vẫn không có gì thay đổi: "sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi", đồ ăn free thì lảnh cho thật nhiều - ăn không hết thì liệng vào sọt rác- bới xách đem cả về nhà nữa, mà không chịu móc túi ra đóng góp 1 xu, ăn xong là bồng bế nhau ra về! "Chuyện dọn dẹp không phải là việc của tôi"! "Thuyền vẫn trôi, yên lặng trở vào sương mù, mang theo cả sự huyền bí... để lại nơi chúng tôi nhiều thắc mắc về số phận những thuyền nhân trên ghe kia. Có thể họ đã chết trong cơn bảo tố, nhưng sao ghe không chìm? Có thể họ chết vì đói khát, nhưng xác họ đâu? Giả thuyết gần sự thật nhất có lẻ là họ đã bị cướp Thái bắt cóc và thủ tiêu tất cả rồi?": riêng những người vượt biển đã được ở trên tàu Goelo thì có những cảm nghĩ gì khi thấy con thuyền ma nầy? "Tôi cũng hơi bực là các bà mẹ sanh nạnh, đổ lỗi cho nhau, không chịu đem trả bình sửa khi các cháu bú xong. Chỉ có 10 bình cho 20 em, nên họ lại đổ thừa đứa nầy uống trước đứa kia uống sau, đứa nầy bú nhiều, đứa kia bú ít..." "Nhưng trật tự không kềm nổi sự hổn độn trên tàu: kẻ tò mò muốn xem, người viện cớ đến nhìn bà con..." "Nhưng họ vẫn chịu "ăn đòn" hơn là nghe chỉ thị ban trật tự" "Dạ...em kiếm ống thuốc lào đâu mất rồi! Chịu nổi không?": những con người nầy thật làm xấu hỗ người VN! Hởi "Con rồng cháu Tiên", đâu hết cả rồi? Như tác giả đã từng viết rằng, cũng có những người tốt; nhưng ít quá và yên lặng quá! Trong thời điểm hiện nay July 2010, nếu người tốt vẫn miệng câm như hến, thì không bao lâu nữa, Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại chúng ta sẽ không mất cơ hội nghe được quốc ca VC và "Như có chó hồ trong ngày vui đại thắng" ngay tại đất Mỹ nầy: ăn năn thì đã quá muộn rồi!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn