Tôi ủng hộ CT bởi vì vừa qua CT có một phát biểu rất mạnh dạn, táo bạo và đầy trách nhiệm trước một thủ đô bê bối vì tắc đường, úng ngập tràn lan… CT nói rằng nên đào hầm chứa nước mưa để tránh ngập cho thủ đô. Thật tuyệt vời, tư duy của một kiến trúc sư hàng đầu được đào tạo bởi phe XHCN đến nay đang toả sáng. Rất nhiều ý kiến phân tích về những mới mẻ, sáng kiến, thực tiễn của CT và đến phiên tôi khó mà nói thêm được những tốt đẹp mà dự án đó sẽ mang lại cho Hà Nội.
Có chăng thì chỉ còn góp ý rằng:
![]() |
Hà Nội hay Hà Lội đây? |
- Phần đất của hầm đào: đào lên ta nên dùng nó để đắp lên 5 cái cổng chào đi vào thành phố, mỗi cổng chào to bằng cả quả núi tượng trưng cho Ngũ hành; vậy là được cả phong thuỷ được cả việc tiết kiệm đất đai vào mục đích có ích. Nếu chẳng may đào đất lên có chạm vào một số di tích cổ xưa, có cổ vật như đá, ngói… thì tiện thể lấy đá đó lát xung quanh Bờ Hồ, cho khách du lịch trong và ngoài nước lác mắt trước sự hoàng tráng của thủ đô ta. Đặc biệt không đem đất này về Quế Võ để tôn cao khu mộ tổ vì như thế người dân lại bảo mộ phần phát là do ngoại lai, đất đền 8 vua đời Lý thiếu gì mà phải vác từ xa về đắp như vậy, từ Từ Sơn về Quê Võ có bao xa.
- Khi chưa mưa thì hầm đó nên làm chỗ họp hành cho các cơ quan chính quyền để tránh sự dòm ngó của bọn diễn biến hoà bình và dân oan xông vào, cũng như tránh thiệt hại khi nguy cơ rơi bom nguyên tử từ những nước như Bắc triều và Bắc Triều Tiên.
- Khi mưa thì ta nên chọn loại giống tôm cá ngắn ngày để nuôi trồng một thể, để sau khi ngớt cơn mưa vài ngày là được thu hoạch ngay.
Vân vân và vân vân.
Kể từ ngày CT nhảy phắt một cái từ Bắc Ninh về Tràng An và tránh được cả mấy cái vụ bê bối ăn tiền linh tinh dính dáng đến Hội nhà văn và Bệnh viện đa khoa gì đó với chứng cớ rõ mười mươi, thì con dân Hà thành đã mừng vì có vị CT ba đầu sáu tay. Đúng là trời chiều lòng người hay là có cánh hẩu, có tiền, có quan hệ với già làng Nông Văn Tày hay không thì không biết, nhưng số CT đến thời phát rồi.
Vừa qua, một số bọn dân chủ, diễn biến hoà bình có những bài viết bới lông tìm vết, vạch lá tìm sâu… để phá hoại công lao của CT. Chúng đưa ra những luận cứ trái ngược với chủ trương giải pháp của CT để hòng đánh lừa dư luận. Để cho công bằng tôi xin trích dẫn một trong những luận cứ của chúng để dư luận tỏ tường.
Về phương án chống ngập chúng nói láo như sau:
Hiện nay chỉ cần một cơn mưa nhỏ thì nội thành Hà Nội đều xảy ra hàng chục điểm úng ngập, điều này thực sự không phải chỉ do hệ thống bơm nước thoát ra các sông yếu kém, mà chính là do chưa thiết kế hệ thống cống thoát nước hiệu quả theo tình trạng hiện tại của nền đất Hà Nội.
Việc úng ngập xảy ra ở nơi có nền đất thấp, và vì hệ thống thoát nước của Hà Nội là một hệ thống liền nhau từ nơi cao đến nơi thấp nên nơi thấp bị biến thành đường ống thoát nước hở cho nơi cao. Nước dồn rất nhanh từ nơi cao xuống nơi thấp nên nước không thể chảy nhanh được dẫn đến ùn tắc và ngập.
Giải pháp này như sau: chia khu vực Hà Nội thành 3 khu cao, trung bình, thấp.
- Lập bản đồ nơi đất cao của Hà Nội và các đường ống thoát của khu cao này được dồn vào một vài ống chung và kín chảy thẳng đến trạm bơm mà không thông với đường ống của khu trung bình, khu thấp.
- Dồn các đường ống của nơi cao trung bình vào một hệ thống và cũng chạy riêng một đường ống ra trạm bơm, không nối với đường ống khu thấp.
- Hệ thống ống khu thấp được cải tạo để khơi thông, thoát dòng chảy.
Việc này nếu làm được thì sẽ chống được ngập cho các nơi thấp ngay vì nước từ nơi cao không chảy qua nơi thấp rồi mới đến trạm bơm. Ta cũng có thể lắp trạm bơm cho khu cao ở gần sông để tránh phải làm đường ống dài. Hoặc hiện nay đường ống có nhiều, ta có thể chọn lựa một đường ống chạy thẳng và bịt các cửa ống thông từ cao xuống thấp để làm đường chảy riêng cho khu cao, đường ống chạy qua khu thấp phải kín, không có lỗ thoát nước từ mặt đường xuống để tránh nước trào ngược.
Sắp đến đại lễ “Ngàn năm…” nên khó xây dựng được nhanh hệ đường ống trên. Do vậy có một giải pháp tạm thời cho việc chống ngập như sau: Hạn chế lưu lượng và thời gian chảy từ khu cao đến khu thấp, tức là tăng thời gian trễ của nước từ cao chảy xuống thấp để tránh nước dồn quá nhanh từ vùng cao xuống thấp gây ngập. Chia sẻ lượng nước trên các khu thoát nước hở như mặt đường, cống hở…
Ta làm như sau:
Khi có cơn mưa đến thì đóng các cửa cống dẫn từ khu cao xuống thấp, để nước mưa khu cao nằm trong đường ống của khu cao giống như một bể chứa ngầm. Sau khi nước đầy đường ống thì nó sẽ tự tràn trên hệ thoát nước hở, tức là mặt đường, cống cạn… và chảy tự nhiên xuống khu thấp, lượng nước chảy trên hệ hở này cũng chia sẻ, giảm lưu lượng dồn nhanh xuống khu thấp. Việc này chống được nước dồn nhanh xuống khu thấp và có khả năng chống ngập. Khi lưu lượng mưa giảm ta điều tiết mở dần từng cửa cống từ khu cao xuống thấp để nước chảy xuống và được bơm hút đi.
Về phương án chống tắc đường chúng nói láo như sau:
Việc ùn tắc giao thông thường xảy ra ở các thời điểm từ 7h30- 9h và 16h30- 18h, đây là lúc cao điểm đi làm hoặc đi về nhà sau một ngày làm việc.
Việc chống ùn tắc này dựa trên cơ sở: Thiết lập đường một chiều theo vòng tròn trong giờ cao điểm.
Ví dụ: đường Trường Chinh và Chùa Bộc, hay đường Thanh Nhàn và Kim Ngưu hay tắc, nên khi đến giờ cao điểm đến ta lập tức điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đi theo đường một chiều như đường màu đỏ trong hình vẽ dưới đây. Việc này sẽ không gây ra tắc đường nữa, tuy có thể “gần nhà xa ngõ” một chút, không đáng kể so với thời gian bị tắc đường.
Tuỳ theo từng lưu lượng phương tiện đi hay ra khỏi trung tâm mà ta
![]() | |
![]() |
Đoạn đường một chiều trong giờ cao điểm. Nên chăng?
chọn chiều theo chiều kim đồng hồ hay ngược chiều kim để thuận tiện. Các đường một chiều tạm thời này chỉ dùng trong thời gian giờ cao điểm mà thôi. Mỗi nơi thường xuyên xảy ra ùn tắc đều có thể sử dụng phương pháp này.
Nếu CT làm được vài việc nho nhỏ như nêu trên, toàn dân Hà thành sẽ nhận chân ra bộ mặt xấu xa của bọn diễn biến hoà bình và càng tin tưởng hơn nữa vào sự lãnh đạo của CT.
Xin chúc mừng và UnHCT!
Hà Nội, 23/07/2010
Nguyễn Phương Anh
Gửi ý kiến của bạn