BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73344)
(Xem: 62242)
(Xem: 39427)
(Xem: 31174)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nguyễn Thiện Nhân và lời cảnh báo

09 Tháng Chín 200712:00 SA(Xem: 1174)
Nguyễn Thiện Nhân và lời cảnh báo
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Câu chuyện của ông Nguyễn Thiện Nhân và lời cảnh báo cho Blog Việt

Ngày 7/9/2007 tờ Vietnamnet (1) đăng nguyên văn bức thư của ông phó thủ tướng, bộ trưởng giáo dục, Nguyễn Thiện Nhân. Lá thư của ông là một phản hồi về một bài viết trên tờ Sài Gòn Giải Phóng (SGGP). Ông Nhân cho rằng tác giả bài viết trên tờ SGGP đã: “gán cho tôi đã phát biểu một quan điểm, một câu nói mà tôi không hề phát biểu như vậy”, và ông yêu cầu: “xử lý người có trách nhiệm liên quan theo luật báo chí”.









Tôi, Nguyễn Thiện Nhân, không thể là người thiếu lý trí và lương tâm tới mức đã phát biểu “Nghèo đến như vậy đó, đau lòng như vậy đó!”
Nguồn: tuanvietnam.net/Ảnh: quangngai.gov.vn.


Để khẳng định mình không thể có những lời phát biểu “thiếu lí trí và lương tâm”, ông kể câu chuyện về những gia đình nghèo gặp khó khăn như thế nào khi phải đóng học phí cho con, thậm chí có gia đình phải mang… chó đi đóng học phí. Ông tỏ ra hết sức xúc động và thông cảm với những cảnh đời như vậy. Và ông đã phải thốt lên: “Nghèo đến như vậy đó, đau lòng như vậy đó!”. Rất có thể, khi viết đoạn này ông đã rơm rớm nước mắt. Vâng, tôi tin là ông sẽ rớm nước mắt. Cuối thư, ông nhấn mạnh thêm một lần: “Tôi muốn thưa lại với đồng chí Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải phóng hai sự việc trên để đồng chí có thể cảm nhận rằng, tôi, Nguyễn Thiện Nhân, không thể là người thiếu lý trí và lương tâm tới mức đã phát biểu như báo đã trích dẫn”.

Ôi! Một quan chức cấp cao của chính phủ mà biết chia sẻ cảm thông với những mảnh đời rách nát của dân đen như thế thì làm sao có thể phát ra những tuyên bố khủng khiếp như tay nhà báo nọ viết được cơ chứ! Đó là cái cảm xúc của tôi khi vừa đọc xong lá thư của ông, và tôi nghĩ rằng, cũng sẽ có nhiều người chung cảm xúc này với tôi khi đọc lá thư ấy. Đấy là nói cái cảm xúc “vừa đọc xong”, chứ đọc xong một lúc, chắc là chừng 1, 2 tiếng gì đó, tôi không khỏi băn khoăn, rằng tại sao lá thư của ông bộ trưởng không gửi tới chính tờ SGGP, là nơi đã đăng bài viết vu khống ông, mà lại gửi tới tờ Việtnamnet? Và tại sao, hơn một ngày sau, chưa thấy động tĩnh gì từ phía tờ SGGP như đính chính, xin lỗi, thanh minh… ? Không lẽ ông tổng biên tập tờ SGGP coi trời bằng vung? Vẫn biết thông tin một chiều, không chấp nhận phản hồi là tác phong của báo chí Việt Nam, nhưng đấy là tác phong đối với dân thường, chứ đằng này là ông phó thủ tướng kiêm bộ trưởng giáo dục cơ mà?

Cuối cùng thì mọi thắc mắc của tôi cũng được sáng tỏ, khi trên dòng blast của một blog (2) xuất hiện: Bác Nhân nói, còn băng ghi âm rõ mồn một mà bác ấy leo lẻo chối, bác ấy đâu chỉ làm chính trị, bác ấy còn là một giáo sư nữa mà!

Cái thông tin này sẽ được kiểm chứng chỉ ngày một ngày hai tới đây, nhưng ngay lập tức tôi tin chắc, thông tin đó là chính xác, dựa vào tất cả những biểu hiện của tờ SGGP cũng như dựa vào uy tín của blog mà tôi lấy thông tin. Cũng cần nói thêm, blogger đưa ra thông tin này cũng là một nhà báo. Tất cả những bài viết của blogger này, trên báo cũng như trên blog, đều rất khách quan và thái độ rất kiềm chế, rất đúng mực. Tóm lại, đây là một nhà báo khá chuyên nghiệp mà ta có thể đặt niềm tin.

Câu chuyện tiếp theo sẽ là những ngày tới, khi mà người phóng viên của tờ SGGP chưng ra “tang chứng vật chứng”. Tất nhiên, anh/chị ta sẽ chưng ra để bảo vệ mình, mạo phạm ngài phó thủ tướng đâu có phải chuyện nhỏ, còn hơn vuốt râu hùm ấy chứ! Nhưng vấn đề là người phóng viên ấy chưng “tang chứng” ra cho ai? Cho cá nhân ông tổng biên tập báo và ngài phó thủ tướng, hay trưng ra cho tất cả bàn dân thiên hạ? Theo tôi, khả năng trưng “tang chứng” cho những người trong cuộc, rồi câu chuyện sẽ được ém nhẹm là rất dễ xẩy ra. Nếu trưng ra cho bàn dân thiên hạ rồi làm um sùm câu chuyện thì ngài phó thủ tướng chỉ còn nước đeo mo vào mặt. Không lẽ đường đường một phó thủ tướng kiêm bộ trưởng lại cười hềnh hệch rồi bảo: “tôi nói vui ý mà”, hay là “tôi nói rồi tôi quên”? Eo ơi, soi lại bức thư mà thấy xấu hổ chết đi được.

Nhưng giải quyết câu chuyện này theo hướng “giải quyết nội bộ” e rằng cũng khó trôi, vì thông tin đã bị xì ra trên cộng đồng blog. Có lẽ, vì cú này, uy tín của ngài phó thủ tướng (nếu còn tí nào) chắc sẽ trôi tuột ra sông ra biển. Chắc rằng ngài phó thủ tướng sẽ chỉ còn biết ôm đầu than khổ rồi ngấm ngầm đánh tín hiệu sang bộ của ông Lê Doãn Hợp, nhắc nhở xúc tiến cái vụ “quản lí blog” mà thôi. Tới đây lại là một câu chuyện khác.

Cách đây chừng tuần lễ, trang tin BBC, mục Diễn đàn có đăng bài “Blog đấu với báo” (3), bài này cho rằng: “Blog ở Việt Nam không chỉ là nơi tâm sự mà còn có xu hướng trở thành kênh thông tin cân bằng lại ảnh hưởng của báo chí thuộc quyền kiểm soát của nhà nước”. Nhận xét này hoàn toàn chính xác. Hàng loạt các vụ việc mà báo chí “mậu dịch” không đưa tin, hoặc đưa tin một chiều theo hướng có lợi cho nhà cầm quyền được cộng đồng blog đưa tin và bình luận mổ xẻ rất rôm rả mà điển hình là vụ bà con nông dân tụ tập khiếu kiện trước văn phòng 2 quốc hội. Chỉ thuần tuý là đưa tin, nhưng người đọc cũng thấy sự yêu mến và ủng hộ của chuyên mục Diễn đàn BBC dành cho cộng đồng blog Việt Nam. Nhưng cơ khổ, yêu mến, ủng hộ mà nhận xét thẳng tưng như thế thì đúng là “yêu nhau thế bằng mười phụ nhau”. Độc quyền thông tin, độc quyền tư tưởng, không tự do báo chí là chủ trương của Đảng. Cách đây ít lâu, ông bộ trưởng thông tin tuyên truyền còn phát biểu rất duyên dáng, rằng báo chí sẽ tự do nếu đi đúng lề đường bên phải, rằng ông sẽ “cắm” người của ông vào từng tờ báo. Vậy mà nay tự nhiên lại có một loại hình báo chí lạ hoắc với cái tên gọi lạ hoắc là blog cứ nhơn nhơn lượn lờ đánh võng lung tung, chẳng chịu theo cái “lề đường bên phải”, lại còn rắp tâm tạo thế cân bằng với báo chí nhà nước. Đã thế, BBC lại nhận xét như trên thì khác nào đưa cộng đồng blog Việt vào thế “sờ dái hổ”.

Hàng loạt các vụ việc mà cộng đồng blog Việt đưa tin và bình luận không đúng với “lề đường bên phải” chắc chắn là nguyên nhân dẫn tới việc nhà nước Việt Nam đang đau đầu suy nghĩ cách để đối phó, để quản lí, chứ không phải việc các blogger thế hệ 9X post ảnh cởi truồng và chửi nhau bậy bạ khiến họ quan tâm (như họ vẫn nói). Và biết đâu, vụ xì thông tin ông Nguyễn Thiện Nhân “quanh co chối tội” là một giọt nước làm tràn li. Biết đâu, đây chính là cú hích khiến ngày mai ngày kia, luật quản lý blog và một đội “an ninh blog” ra đời?









Yahoo! 360 đi tù vì “tuyên truyền chống phá nhà nước”
Nguồn: DCVOnline


Đảng cộng sản Trung Quốc, người anh hai (anh cả Liên Xô đã chuyển sang từ trần) đáng kính của Đảng cộng sản Việt Nam đã ép Yahoo cung cấp thông tin cá nhân của những accout Yahoo cùng với hàng loạt những biện pháp chế tài đối với công dân mạng thì chẳng có lý do gì mà thằng em không làm được giống như ông anh. Rất có thể một ngày gần đây, cộng đồng blog Việt sẽ có một bộ phận phải khăn gói quả mướp vào tù vì “tuyên truyền chống phá nhà nước”.

Rồi xem, lời cảnh báo này không phải quá bi quan đâu đấy! Cứ liệu cái thần hồn

Sài Gòn - Rạng sáng 09/09/2007

Trích DCVOnline



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn