BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73239)
(Xem: 62215)
(Xem: 39396)
(Xem: 31149)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Hãy sờ tay lên gáy

29 Tháng Tư 200612:00 SA(Xem: 1622)
Hãy sờ tay lên gáy
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Báo Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) điện tử , ngày 27/04/2006 đăng bản tin: “Nhật báo Chosun bôi nhọ danh dự phụ nữ Việt Nam”

Việc báo chí nước ngoài, không riêng Hàn Quốc, trước đây từng đăng nhiều tin, bài về đề tài “cô dâu Việt Nam”, là chuyện đã trở nên bình thường; nhưng lần này, họ (tờ SGGP, VTV và vân vân) cảm thấy “danh dự” của phụ nữ Việt Nam bị bôi nhọ, khi tờ Chosun cho đăng tấm hình các nàng dâu Việt mà không hề sử dụng tới thao tác nghiệp vụ là làm mờ nhòe mặt các nàng.

Bản tin viết:









Hà Thị Khiết - Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ VN — Nguồn: SGGP

“Nhật báo Chosun cũng đã tung 26 tấm ảnh lên báo điện tử về sinh hoạt của các cô gái Việt Nam trong thời gian chuẩn bị lấy chồng Hàn Quốc. Những tấm ảnh này đều không che mặt người trong ảnh...”.

Bản tin cho biết thêm: “…chiều 26-4, bà Hà Thị Khiết, Ủy viên Trung ương (T.Ư) Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã tổ chức một cuộc họp gấp với lãnh đạo hội của mình để bàn giải quyết các vấn đề liên quan đến vụ việc này”.

Và: “Bà Hà Thị Khiết cho biết: Trung ương hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam sẽ thảo một bức thư mà có lẽ hôm nay sẽ gửi tới Thủ tướng Hàn Quốc, Bộ Bình Đẳng Giới Hàn Quốc, Hội Phụ nữ nước này cùng các tổ chức phi chính phủ khác để yêu cầu, đề nghị họ can thiệp, nhanh chóng giải quyết vụ việc, đồng thời, chúng tôi cũng sẽ có thư yêu cầu tờ báo Chosun phải có lời xin lỗi chính thức với phụ nữ Việt Nam”.
Báo Thanh Niên, số ra ngày 29/04/2006, trong mục Chào buổi sáng, đăng bài “Chuyện không nhỏ”, trong đó, bài viết dẫn nguyên văn bức thư của “một độc giả”, bức thư tỏ ra rất bức xúc về sự việc tờ nhật báo Chosun cho đăng bài viết về các nàng dâu Việt. Và bài viết kết luận:


“Chúng tôi hoàn toàn tán thành và chia sẻ sự bức xúc của bạn havuhien. Điều đáng mừng klà hôm qua (28/4), bà Hà Thị Khiết - Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ VN - thay mặt phụ nữ VN chính thức có thư gửi tới Bộ Bình Đẳng Giới Hàn Quốc (HQ), Hội Các nhà Phát minh Phụ nữ châu Á, Đường Giây Nóng Phụ Nữ Châu Á... bày tỏ sự bất bình trước bài báo này.

Chúng tôi hoan nghênh và ủng hộ báo Tuổi Trẻ cùng một số tờ báo khác trong việc thông tin và tỏ thái độ trách nhiệm của mình trước một việc "không nhỏ" thuộc lòng tự trọng dân tộc.”

 

 











Phụ nữ Việt Nam được rao bán trên mạng đấu giá eBay với giá khởi đầu là 5000 đô la

Như trên đã viết, việc báo chí nước ngoài đăng tin, bài về đề tài “dâu Việt Nam”, với thái độ “thông cảm” có và phỉ báng cũng có, nó không phải là điều gì mới mẻ. Chắc mọi người còn nhớ (hình như năm ngoái?) một tờ báo của Singapore đưa tin và ảnh các “nàng dâu Việt Nam” đứng trong lồng kính trong một hội chợ hay cái gì đó đại loại thế. Và dư luận nói chung, hay các cá nhân như bà Hà Thị Khiết hoặc “một độc giả” của tờ Thanh Niên…, không hề phản ứng dữ dội như lần này. Tại sao thế nhỉ? Chắc không phải là do tờ Chosun đăng tấm ảnh các nàng mà không che mặt; vì như thế họ sẽ phải phản ứng dữ dội đến thế nào với vụ việc ở Singapore? Hay là họ “tát nước theo mưa” vì “vụ việc này cũng đã gây bức xúc trong dư luận Hàn Quốc” (tin trên tờ SGGP)? Nếu thế thì nhục thật! Nó còn nhục gấp vạn lần chính các cô gái quê phải ra đi “tìm đường cứu nhà” và đang bị chà đạp nhân phẩm nơi xứ người. Hay họ phản ứng dữ dội, khẳng định tinh thần “tự trọng dân tộc” để chào mừng đại hội đảng lần thứ X thành công tốt đẹp?

Có lẽ chẳng nên đoán già đoán non cái lí do của sự búc xúc ấy làm gì, dù cái lí do của sự bức xúc ấy rất đáng ngờ. Nhưng có một điều chắc chắn: tôi (và rất nhiều người) cũng thấy nhục, thấy búc xúc khi những cô gái đồng hương của mình phải mang bướm đi bán và bị chà đạp, bêu riếu nơi xứ người. Nhưng làm người Việt Nam (ngày hôm nay) sẽ còn thấy nhục, thấy bức xúc dài dài. Nhà chứa toàn gái Việt trên đất Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Macau; tệ nạn tham nhũng, quan chức sa đọa hiếp dâm trẻ em; ngư dân bị người “đồng chí tốt, láng giềng tốt” giết tỉnh bơ; nạn buôn bán phụ nữ qua biên giới; các cô gái hàng hàng, lũ lũ rồng rắn lên mây chờ lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc … vân vân và vân vân kể không xiết …, nó không phải là (hàng đống) những nỗi nhục của chúng ta đấy ư?

Chúng ta, những thằng dân ngu khu đen chỉ biết kêu nhục chứ biết làm gì? Nhưng, những người có quyền lực như bà Hà Thị Khiết thì không nên kêu nhục và làm om xòm ỏm tỏi như vậy, mà bà nên thử nghĩ xem, tại sao các cô gái Việt Nam đổ xô đi lấy chồng nước ngoài; bà nên (hay ít ra là cử các cộng sự) đi về các vùng quê, vào các khu chế xuất, các khu công nghiệp (ở những nơi này, phụ nữ Việt Nam - theo nhà thơ Phan Bá Thọ - làm quần quật cũng chỉ đủ tiền ăn mắm và mua được năm chiếc băng vệ sinh cho tám kì kinh nguyệt) để tìm hiểu xem chị em ta “sống, học tập và làm việc” ra sao? Sự khốn nạn họ đang thụ hưởng có bằng sự khốn nạn khi đi lấy những thằng chồng vũ phu nơi Đài Loan, Hàn Quốc hay không? Còn nếu như bà muốn chứng tỏ con người đầy tính tự tôn dân tộc bằng cách “…thảo một bức thư mà có lẽ hôm nay sẽ gửi tới Thủ tướng Hàn Quốc, Bộ Bình Đẳng Giới Hàn Quốc, Hội Phụ nữ nước này cùng các tổ chức phi chính phủ khác để yêu cầu, đề nghị họ can thiệp, nhanh chóng giải quyết vụ việc, đồng thời, chúng tôi cũng sẽ có thư yêu cầu tờ báo Chosun phải có lời xin lỗi chính thức với phụ nữ Việt Nam” - Thì … vớ vẩn lắm!

Sự vớ vẩn ấy chẳng khác nào nhà nọ có ông bố bà mẹ không cho con đi học mà xúi nó đi ăn cắp, nhưng lại rất lấy làm xấu hổ khi con bị bắt, bị ra tòa và bị đi tù. Nói cụ thể hơn, bà Hà Thị Khiết nên tỉnh táo mà xem xét, phụ nữ Việt Nam nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung thật sự có danh dự/danh giá dưới con mắt quốc tế hay không, rồi hãy la làng là “Nhật báo Chosun bôi nhọ danh dự phụ nữ Việt Nam”.

Tại sao mấy thằng trọc phú Đài Loan, Hàn Quốc không mang bóp tiền của chúng sang Anh, sang Singapore, sang Nhật, v.v..., mà mua vợ?

Người ta không thể mất những gì họ không có.

Chắc chắn, khi bà ủy viên trung ương đảng, chủ tịch hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, nhẩy dựng lên bắt người ta xin lỗi, thì tôi tin rằng, tờ Chosun cũng như tay phóng viên kia sẽ phải xin lỗi; nhưng liệu lời xin lỗi ấy có làm người phụ nữ Việt Nam danh giá lên? Nhân phẩm của họ sẽ được phục hồi? Không! Ngàn lần không. Cho dù tất cả các tờ báo, các phóng viên viết về đề tài này từ trước tới nay đồng thanh xin lỗi, thì sự thật về phụ nữ Việt Nam thế nào vẫn không thay đổi. Họ (phụ nữ Việt Nam) vẫn sẵn sàng lao đi lấy chồng ngoại bất kể tuổi tác đui què mẻ sứt dở hơi hâm hấp, họ vẫn sẵn sang “chạy chọt” để đi “hợp tác lao động” nơi xứ người, vẫn sẵn sàng đứng trong tủ kính để thiên hạ “coi mắt”… tóm lại là sẵn sàng làm bất cứ việc gì, miễn là thoát được chốn tăm tối khốn nạn nơi quê nhà và có chút đỉnh báo hiếu mẹ cha.

Lòng tự trọng dân tộc không phải là độc quyền của cá nhân nào. Nó là một tình cảm rất tự nhiên của bất cứ ai. Chúng ta có nhiều cách để thể hiện tinh thần ấy. Nhưng cố gắng đừng để tự trọng thành tự ái.

Trong trường hợp này, trước hết, chúng ta nên tự sờ tay lên gáy mình đã. Việc bù lu bù loa là rất cần thiết, nhưng nên làm trong trường hợp khác. Như trường hợp các ngư dân bị bắt, bị giết hồi năm ngoái. Chẳng hạn.

Sài Gòn – 29/04/2005
Vương Văn Quang

Trích DCVOnline



Tài liệu bổ sung cho bài:Tìm tình yêu nước ngoài một cách chiếu lệNguồn: english.chosun.com,


Cập nhật ngày 20 tháng 4, 2006

Trà Mi lược dịch

 

 


Để rộng đường dư luận, DCVOnline đăng bản tin do Trà Mi lược dịch của nhật báo Chosun, bản điện tử Anh ngữ, cập nhật ngày 20 tháng 4, tựa đề “Finding Love Overseas the Perfunctory Way”. Ảnh trong bài theo sau là ảnh trên trang english.chosun.com đã hiệu đính, tuy nhiên quan điểm của Trà Mi khác với Hà Thị Khiết hay một số báo chí và bạn đọc trong nước. Bạn đọc DCVOnline có thể tự thẩm định nhân phẩm của phụ nữ Việt Nam có thay đổi gì không khi so sánh ảnh trong bài với ảnh nguyên bản ở trang english.chosun.com.

Tại văn phòng mai giới hôn nhân tại Tp. Hồ Chí Minh, một người đàn ông Hàn Quốc ngồi trên ở ghế bành bằng tre đan ngắm nhìn một đoàn thiếu nữ Việt Nam. Trên ngực áo của các cô gái Việt Nam đều có đeo bảng số, những thiếu nữ này đang đợi để được chọn đi thoát khỏi cuộc đời nghèo đói tại Việt Nam. Người đàn ông, với ít nhiều xấu hổ, nhìn vào những khuôn mặt của các thiếu nữ Việt Nam. “Tôi cảm thấy rất thương hại cho họ và tôi không biết phải chọn ai,” người đàn ông Hàn Quốc nói. Sau 20 phút, ông ta ngưng, không chọn nữa.










Đàn ông Hàn Quốc đang chọn vợ Việt Nam tại văn phòng môi giới ở Tp Hồ Chí Minh — Nguồn: english.chosun.com

Kim Jang-Ho (không phải tên thật), 35 tuổi, thất nghiệp. Mẹ Kim có tiệm ăn ở Incheon. Kim đến Việt Nam tìm vợ. Cùng với việc xem mắt 11 thiếu nữ ở văn phòng môi giới hôn nhân, Kim còn được xem bản liệt kê ảnh tất cả cô dâu Việt Nam trong đĩa nhựa (CD-ROM). Chỉ nhìn thoáng qua những ảnh trong đĩa nhựa cũng phải mất đến 90 phút. Bóng của 150 thiếu nữ Việt Nam, và dĩ nhiên trên ngực áo nào cũng đeo số hiệu, lần lượt hiện trên màn hình. Một lần nữa, chỉ sau 20 phút, Kim lại ngừng. Đến đây Kim đã quyết định 2 trong 11 cô gái Kim được gặp ở văn phòng có thể là ứng viên phù hợp.









Cô dâu tương lai ngắm nghía áo cưới — Nguồn: english.chosun.com

Kim quyết định phỏng vấn Sen (20 tuổi) và một cô gái khác (21 tuổi). Kim nói vớ hai cô gái Việt Nam, “Anh đang thất nghiệp, nhưng sẽ tìm việc khác nay mai. Mẹ anh đã già đang trong coi quán ăn, em có thể sống với và chăm sóc mẹ anh không?”. Cả hai cô gái Việt gật đầu. Sen sống ở một cùng quê nghèo khó cách Tp. Hồ Chí Minh khoảng 4 giờ đi xe. Sen muốn lấy chồng nước ngoài để vượt thoát cuộc đời cùng khổ. Sen nói, “Con gái của Bà trẻ của Sen lấy chồng Đài Loan 3 năm trước, nhờ cuộc hôn nhân ấy Bà trẻ đã có nhà lầu”.

Sau một hồi rảo bước, hút thuốc lá, Kim quyết định lấy Sen. Thế là cả đôi vợ chồng sắp cưới đi thẳng đến bệnh viện thử nghiệm AIDS. Thử nghiệm AIDS là điều kiện bắt buộc để đi làm cô dâu nước ngoài sau khi có tin cô dâu Việt Nam đã làm lễ cưới nhưng không được nhập cảnh Nam Hàn vì có HIV dương tính. 90 phút sau kết quả thử nghiệm trở lại: cả hai đều khoẻ mạnh, không có HIV. Cặp vợ chồng làm lễ cưới đơn giản theo tục lệ Việt Nam, đeo nhẫn cưới, uống rượu mừng và Kim gặp cha mẹ của Sen. Đôi vợ chồng trẻ ra ngoài trời, dưới ánh nắng gay gắt của Sài Gòn, chụp ảnh ngày cưới. Cả tiến trình tìm và lấy vợ của Kim mất hai ngày.









Thiếu nữ Việt Nam học làm Kim Chi, chuẩn bị lấy chồng Hàn Quốc — Nguồn: english.chosun.com

Sau những sinh hoạt ồ ạt, quay như chong chóng, hai vợ chồng trong những giờ phút riêng tư lại có trở ngại khác: truyền thông. Kim chán chường thú nhận, “Tôi cứ ngỡ mình có thể thay ngôn ngữ bằng động tác để thông cảm nhau, nhưng tôi đã sai”. Vài ngày sau Kim quay trở lại Nam Hàn. Sau khi đã ghi tên và sổ gia đình, và gởi cho Sen 1 phó bản để có thể bắt đầu thủ tục làm chiếu khán sang Đại Hàn. Tiến trình này mất khoảng 20 ngày đến 2 tháng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn