BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73230)
(Xem: 62212)
(Xem: 39389)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Người Ở Lại Biển Đông

26 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 1811)
Người Ở Lại Biển Đông
57Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
57
Biển Đông, ngày thứ ba mươi tám . . .

Buổi sáng hôm ấy, cả nhóm chúng tôi gồm hơn ba mươi người còn lại, gồm cả đàn bà và con trẻ, đang nằm, ngồi la liệt, đói khát, mệt lả trong khoang của chiếc ghe cào rách nát, tả tơi . Sau hơn một tháng trời trôi giạt trên vùng biển mênh mông, vô định , chiếc máy “ấn độ” đã chết tiệt chỉ sau hơn ba ngày gầm gừ, thi gan cùng gió bảo, bây giờ nằm thù lù giữa lòng ghe như một vật vô tri, chỉ dùng làm chỗ dựa lưng cho một vài người ngồi nhìn ra biển một cách tuyệt vọng ; hai chiếc máy đuôi tôm loại khá lớn đã lần lược bị đẩy xuống biển sau chỉ hơn một vài lần nổ máy mà không đẩy được chiếc ghe đi được bao nhiêu xa, vì sóng biển cứ liên tục lên xuống bập bềnh, khiến không cách nào giữ cho chiếc chong chóng quay chìm dưới mặt nước được……. . .Tất cả “động cơ” (!) còn lại trên ghe chỉ là một chiếc buồm tự tạo bằng một tấm vải bạt khá lớn trước đây dùng để đậy máy, được cột chằng chịt vào một cây “tầm vông’ dài khoảng năm thước, được dựng lên hạ xuống tùy theo mức gió. Có ai đó đã có sáng kiến dùng dầu nhớt máy, phết lên mấy chữ S.O.S lên “chiếc buồm hộ mạng”, đã bị nước mưa làm lem luốc, chảy dài , làm tăng thêm vẻ thê lương của “con tàu định mệnh”. Mặt biển bây giờ thật yên lặng , không một chút gió nào, chiếc ghe dường như đứng yên, không nhút nhích. Tôi nghe rõ từng tiếng vổ lạch bạch, thưa thớt của nước biển vổ vào thành ghe. .Không ai nói một lời nào, tất cả mọi người dường như đang còn bàng hoàng, ngạc nhiên vì sự ra đi, hay đúng hơn là sự “ở lại “ thật vô lý , thật bi thảm của Anh sáu Hoàng mới chiều hôm qua . Anh chàng này là một cựu Sĩ quan hải quân , mới ra tù được vài năm, được người chủ ghe móc nối đi theo để làm tài công cho chuyến đi, vì biết anh ta trước đây đã từng nhiều lần lái tàu đi về trên vùng biển này. Cho đến ngày hôm đó, Anh là người tương đối còn khỏe mạnh , năng động nhất trên tàu, Anh vẫn thường dùng những kinh nghiệm đi biển của mình để tính toán, đoán mò là theo sức gió thế nầy, đi theo hướng này thì bây giờ phải là qua khỏi vỉ tuyến số mấy, và nếu cứ tiếp tục với tốc độ này, thì bao nhiêu ngày sẽ đến vùng biển nào, và có thể tấp vào vùng đảo nào . . .v . .v . . Mọi người, ai cũng thích nghe anh ta nói, đặt cho Anh những câu hỏi ngây ngô : bây giờ tới đâu rồi?, còn bao xa nữa ?, chừng nào tới?, mình sẽ đi tới đâu ?. . .mặc dù không mấy ai tin tưởng lắm, vì chưa có gì thật sự xảy ra đúng như lời anh tiên đoán !

Tôi còn nhớ rõ như in, buổi chiều hôm đó, anh ngồi dựa lưng bên thành ghe, chân tựa vào chiếc cần lái đã được buộc hờ vào khoang ghe, anh chỉ cho tôi và một vài người ngồi kế đó xem : mặt nuớùc biển bây giờ có vẻ đục hơn, không còn màu đen đậm như khoảng một tuần trước đây, có nghĩa là mình đã qua khỏi vùng biển sâu, nước biển như có lẫn cát, và thỉnh thoảng có những mảnh rác nỗi trên mặt, hi vọng là mình đã tới gần bờ hơn . và nếu như anh không tính toán sai thì có lẽ đây là vùng biển Philippines. Dù không tin tưởng lắm, nhưng ai nấy đều có thoáng một chút hi vọng mong manh, biết đâu lần này anh ta nói đúng. . . Và rồi, kia kía, có một vật gì trăng trắng nổi trên mặt nước biển, trôi từ từ về phía bên hông ghe, anh nhoài người ra nhìn và chỉ cho chúng tôi, có lẻ là một chiếc vỏ nhựa của bình sửa, hoặc một loại nước uống nào đó từ trong đất liền trôi ra. Và đột nhiên, không nói một lời nào, anh ta nhào xuống biển, để vớt lấy chiếc bình nhựa lên để may ra thấy nhản hiệu mà có thể xác định xuất sứ của nó, để biết mình gần đến đâu, tôi chỉ thầm đoán như thế. Nghe tiếng động, mọi người quay lại nhìn theo. Chiếc bình nhựa cách thành ghe không xa, khoảng mươi thước, anh xảy tay bơi về phía đó, với lấy chiếc bình, lặn hụp vài cái để nhìn rõ hơn, vài người trên ghe nhao nhao hỏi có thấy gì không? đến đâu rồi ?…. . .Anh vẩy tay , ra dấu hiệu gì không ai biết, rồi ôm chiếc bình, bơi ngược trở lại ghe. Mặt biển vẫn yên lặng, sóng chỉ gợn nhè nhẹ, sức gió yếu ớt không căn nỗi chiếc buồm, Chiếc ghe vẫn vô tình lướt tới, dường như không biết đến chuyện gì xảy ra. Anh sáu Hoàng một tay ôm chiếc bình nhựa, một tay sảy nước cố bơi theo chiếc ghe, mọi người trên ghe đứng cả dậy, nhìn về phía Anh, không có gì nguy hiểm lắm. . , mọi ngưòi hớn hở, chờ đợi tin vui. Một phút . . . hai phút. . . rồi năm phút trôi qua, Anh vẫ n chưa theo kịp chiếc ghe, vài ngườiøi trên ghe vớ lấy thanh gổ, áo quần nhoài người đưa xuống cho anh với lấy, có người la lên, - Anh ấy đuối sức rồi ! Tôi vội vàng nắm lấy cần lái, cố đẩy hết mức về phía phải mong cho chiếc ghe vòng lại, hay ít ra cũng giảm bớt tốc độ. . . nhưng không hiểu sao bánh lái không hoạt động, tôi cố kéo ngược về bên trái, chiếc ghe vẫn ù lì tiến tới… .Chết rồi !!! Làm sao bây giờ ?. .khoảng cách giữa chiếc ghe và Anh Sáu càng lúc càng xa hơn, tôi nhìn thấy tay anh đập chậm hơn, tay kia đã buông trôi chiếc bình nhựa, chân đập yếu dần. . .không có cách nào cho ghe dừng lại, hoặc giảm đi tốc độ, vài người trên ghe hì hục tháo dây cột buồm, cố sức lấy dây, hoặc cả cột buồm mong đưa xuống cho Anh bám lấy, nhưng đã trể. . .Anh Sáu mỗi lúc một trôi lùi lại phía sau, chiếc ghe vẫn trôi về phía trước, khoảng cách mỗi lúc một xa dần, mấy người trên ghe cố quăng xuống cho Anh bất cứ thứ gì có thể bám được, . . .cuối cùng Anh vớ được một tấm ván khá to, vẫn dùng để đậy nắp hầm sau ghe, tôi thấy Anh cố nhoài người cởi lên tấm ván, nằm sấp người, ôm chặt lấy nó , và rồi Anh cùng tấm ván trôi ngược dần về phía sau. Tôi đứng chết lặng nhìn theo Anh đang cố vẩy vùng, trồi lên hụp xuống, tay vung vẩy một cách tuyệt vọng, càng lúc càng xa dần, xa dần cho đến lúc chỉ còn là một chấm nhỏ lay động ở chân trời . Hình như Anh đang còn cố vẩy tay gọi chúng tôi một cách tuyệt vọng . . .Trời ơi ! Dễ dàng như thế sao ? tức tưởi như thế sao ? Không có cách nào . . .sao ? Tại sao Anh nhảy xuống vớt cái bình quỷ quái ấy . . .làm gì ? Sao truước khi nhảy, không tìm sợi dây, hay vật gì để buộc vào cho chắc ??

Thôi đành vĩnh biệt Anh . . . Số phần Anh đã vậy ! ! ! Cầu xin Thượng Đế phù hộ cho Anh, Xin Biển, Trời nâng đở xác thân Anh, hoăïc xin cho một phép lạ nào dun rủi . . .Tôi không dám nghĩ tiếp nữa, bất giác tôi từ từ đưa tay ngang trán, chào Anh lần cuối, một vài người đưa tay chào theo . Không ai thốt được một lời nào !

Màn đêm dần dần buông xuống, theo thói quen của những ngày trước, tôi đưa mắt nhìn về phía chân trời để đoán mò thời tiết đêm nay. Theo kinh nghiệm của anh chàng vốn là dân chày lưới trước đây, nếu chân trời trong là biển lặng, sóng êm, mà nếu có nhiều áng mây, đóng như vảy cá là coi chừng gió bảo... . .Trời hôm nay có vẻ trong xanh, cầu xin cho Anh không bị sóng gió dập vùi, cũng cầu xin cho những người còn lại trên tàu thêm một đêm nữa yên lành trên biển cả ! Tiếng hát cầu kinh của các anh em Công giáo trầm buồn vang lên như thường lệ mỗi đêm, nhưng đêm nay có vẽ thê thiết hơn, ngậm ngùi hơn “Lạy Mẹ. . . là ngôi sao sáng . .Soi lối cho con , lúc vượt biển . . thế gian….”, có người đề nghị đọc thêm vài kinh để cầu cho Anh Sáu Hoàng được bình an !

Bóng tối đã hoàn tòa bao phủ cả vùng biển mênh mông, chiếc ghe vẫn bồng bềnh trôi giạt, lầm lủi như một chiếc tàu ma. Không khí thật yên lặng, nhưng tôi biết rõ là không có người nào chợp mắt trong đêm nay .

Ngày thứ ba mươi chín . . .

Trời đã sáng hẳn, mặt trời lên khá cao, chiếu những tia nắng nóng xuyên vào trong lòng ghe, làm tôi tỉnh hẳn sau một đêm dài trằn trọc. Như một phản ứng tự nhiên đã có từ những ngày lênh đênh trên biển, tôi nhỏm dậy nhìn quanh tứ phía, vẫn chưa thấy bến bờ, vẫn là biển cả mênh mông ! Thêm một ngày lênh đênh trôi giạt !!! Nhìn về phía sau ghe, mặt biển phản chiếu ánh sáng mặt trời lấp lánh như một tấm thủy tinh khổng lồ, loang lổ. Hình ảnh Anh Sáu Hoàng ôm mảnh ván vẩy vùng tuyệt vọng như còn ẩn hiện ở cuối chân trời. Anh có thể chịu đựng được bao lâu trong hoàn cảnh bi thảm đó?! Tôi cố ghi nhớ ngày tháng , để sau này có dịp còn báo lại cho gia đình anh cúng giổ, ma chay . Kiếp người sao quá mong manh ! biên giới của cái sống và cái chết chỉ là một làn ranh thật nhỏ, một cái bình nhựa, một ý nghĩ vội vàng, một cái xẩy tay trong gang tất…cũng có thể đổi lấy một mạng người…

Còn đang miên mang với những ý nghĩ mơ hồ, lẫn lộn, thì từ phía đầu khoang ghe có tiếng la lớn .. Có tàu đến !! có tàu đến !!! Tôi ngồi bật dậy, nhìn quanh thấy một vệt dài, xám đen, chưa rõ hình thù đang ẩn hiện ở phía trái của chiếc ghe. Không ai bảo ai, mọi người đều đứng lên, vớ lấy những gì có thể thấy được, quần áo , khăn giẻ, nón mũ… đưa lên cao, vẫy qua , vẫy lại. Một vài thanh niên còn có sức, đưa tay lên miệng làm loa la lớn “Help ! Help !” Những động tác này, chúng tôi đã từng lập đi lập lại nhiều lần trong những ngày lênh đênh trên biển cả, mỗi khi thấy có bóng dáng của một chiếu tàu xuất hiện từ xa, và cũng đã bao nhiêu lần chúng tôi đã thất vọng nảo nề nhìn theo những chiếc thương thuyền đi qua một cách lãnh đạm, không hề quay lại, hoặc có một dấu hiệu nào cứu vớt. Thậm chí còn có những chiếc tàu đã vội quay mủi chuyển hướng khi nhìn thấy chúng tôi vẩy gọi…. Tôi đã từng nghe nói đến từ ngữ “tình thương mệt mõi …. . . ngân sách không còn… . . . trại tỵ nạn sắp đóng cửa…. . . .” trong những ngày còn ở quê nhà. Nhưng tôi không ngờ họ có thể vô tình đến vậy ! đành lòng đến như vậy !!!
Chiếc tàu lạ dần dần hiện rõ, Ồ , cũng không to lắm, có lẽ cũng xấp xĩ ghe chúng tôi thôi, hình thù trông có vẽ khác lạ, có nhiều màu xanh đỏ, lại có cái gì giống như hai cái “giàn cào “ (?) dang rộng hai bên, trông rất vững chắc . Có lẽ là ghe đánh cá của dân địa phương chăng ? Thì ra Anh Sáu Hoàng đã tiên đóan rất đúng , đây quả là vùng biển Phi luật Tân rồi ! Hình như họ đã thấy ghe chúng tôi và đang tiến thẳng đến . Mọi người vẩy tay hăng hơn, mấy anh thanh niên la lớn hơn, Tôi nhận ra được có mấy người trên chiếc ghe lạ, mặc quần áo kín mít, đầu trùm một thứ mủ vải che kín cả mặt, chỉ chừa hai lổ mắt. Môït người có vẻ vạm vở, đứng lom khom trước mủi ghe, tay cầm sợi dây thừng cuốn vòng lại, nhìn chúng tôi, quan sát. Mấy người trên ghe chúng tôi càng la to hơn HELP ! HELP !!! Chiếc ghe lạ tiến thẳng đến, quay mủi lại, cặp sát vào, ngưới đứng trước mủi ghe lẹ làng chuyền qua giàn cào, nhảy gọn lên ghe chúng tôi. Ôâng ta dùng sợi dây thừng cột vào chiếc cọc trườc mủi ghe, rồi từ từ nhìn mọi người, nói ư a những tiếng gì không ai hiểu. Có lẻ ôâng ta đang đếm xem có bao nhiêu người . Chúng tôi thi nhau nói với ông ta bằng một thứ tiếng Anh cố rặn ra từng chữ “ Vietnamese … . . .refugee . . .boat people . . . no food . . .water . . . help . . . please !!! “ Có mấy người đàn bà chắp tay xa xá tỏ vẻ khẩn cầu. . .ông ta vẫn nói ư a những tiếng gì khó hiểu, lần đi vào trong lòng ghe, nhìn vào chiếc máy chết tiệt rồi quay trở ra. Ôâng dùng tay ra hiệu cho mấy người bên ghe kia, họ liền nhanh chóng bê ra một tấm ván dài, chuyền tay bắt qua thành ghe chúng tôi, và ra hiệu cho chúng tôi bước qua . Mọi người reo hò, mừng vui khôn xiết, luôn miệng nói những tiếng “thank you , thank you . . .”

Tạ ơn Thượng Đế, đã cứu mạng chúng con, Đã cho chúng con đến được bến bờ ! Thôi, hết rồi, những ngày lênh đênh, trôi giạt. Hết rồi, những cơn sóng gió hải hùng ! Qua rồi những ngày đói khát triền miên !
Cám ơn những tấm lòng vàng của những người dân chày đơn sơ chơn chất ! Cám ơn một dân tộc tuy không giàu của cải, nhưng tràn đầy lòng nhân ái, đã dang tay đón nhận chúng tôi trong lúc mọi người chỉ muốn đóng cửa, phủi tay, vì . . “.tình thương đã . . .mỏi mệt !!!”

Kể từ buổi sáng nhiệm mầu đó, Họ đã cưu mang chúng tôi như những người anh em ruột thịt, Họ đã chia xớt cho chúng tôi từng mẫu bánh, chén cơm, từng manh quần , tấm áo, đến cả những viên thuốc hồi sinh . Họ đã giúp đở chúng tôi những điều kiện ban đầu trên bước đường tỵ nạn, trước cả những trợ giúp chậm chạp , đầy nguyên tắc, giấy tờ của Cao Uûy Tỵ Nạn ! Dân tộc này, Đất nước này đã đem lại cho chúng tôi những niềm tin yêu mơí, những hình ảnh tốt đẹp nhất của một “NGƯỞNG CỬA CỦA TỰ DO “.

Anh Sáu Hoàng ơi, chỉ một ngày nữa thôi, sau Anh không nán lại để cùng với chúng tôi hưởng nhờ những kết quả nhiệm mầu của một chuyến đi liều chết để tìm lẻ sống !. Chính Anh đã lèo lái con thuyền trong giông bảo, đã cùng chúng tôi chia sẻ những nhọc nhằn, đói khát, mỏi mòn, tuyệt vọng… . trong những ngày lênh đênh trôi giạt trên vùng biển cà mênh mông . Anh đã đưa con thuyền đi đúng hướng. Anh đã đoán đúng khi con thuyền sắp tới bến bình yên, Anh đã đoán đúng mà ! Xin Anh tha thứ cho những lời trêu chọc, bông đùa vì quá mỏi mòn, tuyệt vọng . . .Đâu có cần Anh phải liều mình để chứng minh cho những suy đoán của mình . Chúng tôi thật sự tin tưởng ở sự lèo lái của Anh mà !!!
Hay là . . . trong những lúc tận cùng khổ ải, Anh linh của Anh đã sáng suốt , thấy trước những nhục nhằn của cuộc đời tỵ nạn, những nghiệt ngã của cuộc sống tha hương lưu đày mà đã sớm ra đi về miền miên viễn . . .!!!??? Dù sao đi chăng nữa, chúng tôi - những người còn lại - thật sự mang ơn Anh. Chúng tôi thật sự tiếc thương Anh. Và mỗi lần có dịp gợi lại những kỹ niệm đau buồn đó, là hình ảnh Anh ôm chặt tấm ván thuyền, tay vùng lên vẩy gọi, trôi tuột vào vùng giông bảo mênh mông, lại trở về trong tâm tưởng chúng tôi.

Xin thấp một nén hương, để tưởng nhớ và ghi ơn Anh Sáu Hoàng, người đã liều mình trong nỗi chết, để chứng minh cho niềm tin của mình , đã hy sinh chỉ một ngày trước khi con thuyền được tới bến bình yên .

Với lòng tin tưởng mảnh liệt đó, anh đã chọn làm . . . NGƯỜI Ở LẠI BIỂN ĐÔNG !

Cali, mùa thu 2002
HQTN
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn