BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73309)
(Xem: 62227)
(Xem: 39416)
(Xem: 31160)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nhớ Duyên Anh

24 Tháng Bảy 200612:00 SA(Xem: 1679)
Nhớ Duyên Anh
52Vote
40Vote
32Vote
20Vote
10Vote
44
 

Thấm thoát lại đến ngày giỗ năm thứ 10 của nhà văn Duyên Anh (Vũ Mộng Long). Thời gian trôi nhanh như bóng câu qua cửa sổ.

Hình tưởng như mới hôm nào. Bác khập khễnh bước vào nhà tôi lần cuối cùng trước khi về Pháp và giã từ nhân thế..

Nắm tay dìu bác vào... Mẹ tôi rươm rướm nước mắt , ái ngại pha lẫn niềm chua xót :

- Anh Duyên Anh... Em thật không ngờ...

Nhìn mẹ thật lâu. Như cô ôn lại những kỷ niệm thuở xa xưa. Bác mỉm cười , nhưng cái cười méo mó chứa đựng nhiều bi thương :

- Nhanh quá cô nhỉ... Anh nhớ rồi ! Mới đấy mà đã hơn hai mươi năm..

- Vâng ! Mời anh ngồi.. Hôm nay mẹ con em đãi anh theo đúng : Ca Dao quyện lấy miếng ngon dân tộc.

Bác đưa tay trái vịn ghế ngồi nhìn tôi và nói với mẹ :

- Trông nó giống hệt thằng H. Con gái giống cha giàu ba cửa họ...

Tôi nhìn lại bác :

-Thế mà cháu vẫn nghèo.. Bác thấy không !

Bác từ tốn kể cho tôi nghe... Về cái thời vàng son , về những vất vả , cheo leo. Những ngày tù đày khốn khổ trong lao tù CS.

Mẹ tôi lau vội giòng nước mắt chen vào :

- Các anh còn được tha về... Nhà em thì...

- Thôi cô a ! Mỗi người một phần số... Như nó mà lại khoẻ.. SỐng dở khóc dở cười thì thà chết còn đỡ tủi ! Ngày anh được tha về... Gặp thằng Luyện (Đinh Tiến Luyện) thằng Tuấn (Hoàng Ngọc Tuấn) cả thằng Mường Mán nữa... Chúng nó kể hết cho anh nghe những ai còn ai , ai mất...

Mẹ hỏi :

- Nghe nói ông Luyện và Mường Mán làm việc cho Việt Cộng mà !

- Thì chúng nó cũng phải kiếm cách để sống chứ ! Cô nghĩ xem , có làm thì cũng làng nhàng chứ đời nào VC. cho chúng nó tự do viết.

Câu chuyện xoay qua những ngày xưa cũ. Ngày mẹ còn là cô nữ sinh áo trắng thường đi với bố tới Tuổi Ngọc.

Mẹ kể :

- Nhớ hôm gặp anh lần đầu tại quán tiết canh đường Hồng Thập Tự. Khiếp hôm ấy mấy ông tán nhảm quá !

- Vậy hả? Anh cũng chả nhớ rõ... Chỉ biết hồi ấy em đi với H. tới giao bài cho Tuổi Ngọc...

- Cái hôm gặp anh ở Hông Thập Tự có cả Đằng Giao , Vũ Thành An và hình như có cả Trịnh Công Sơn nữa !

- Anh không nhớ hết ! Thằng Sơn thì anh không thân lắm... Nghe nói thằng An bây giờ theo đạo Công Giáo và đi tu nữa phải không?

- Tu gì đâu anh ! Ông ấy bây giờ chỉ là Thày Sáu thôi.. Không tu mà cũng như tu.. Ổng chỉ làm nhạc đạo.. Bỏ lại sau lưng những tình khúc Không Tên rồi.. Nghe thiên hạ đồn phát khiếp. Giống như trường hợp của anh vậy đó..

- Đồn gì?

- Họ bảo Vũ Thành An làm ang ten cho VC. trong tù !

- Anh không tù chung với thằng An ngày nào cả.. Nhưng nghe thiên hạ đồn cũng chết người rồi...Cô và cháu chưa ở tù ngày nào... Chứ... Bố khỉ. Làm ăng Ten cho VC. thì ăn cái giải gì? Ăng Ten là nó phải dùng những đứa không tên , không tuổi ... Cô nghĩ xem dù gì thì những thằng như anh và thằng An cũng có chút danh phận tại miền Nam. Lẽ nào chúng nó lại dùng những đứa đã có chút tên tuổi...

Sợ câu chuyện đi xa hơn tới những điều không tốt đẹp. Tôi đánh trống lảng :

- Mời các bác với mẹ vào dùng bữa kẻo nguội hết...

Hôm ấy mẹ tôi làm món lươn nấu chuối xanh.. Thay vì Lươm Um Củ Chuối như bác Duyên Anh đã viết.

Đó là lần gặp gỡ cuối cùng của tôi với nhà văn Duyên Anh...

Đến Giáng Sinh năm ấy. Bác gọi sang chúc mững lễ Noel cho chúng tôi.

Tôi hỏi bác :

- Chừng nào thì bác sang Mỹ?

- Chắc đến Tết ta ! Mấy hôm nay tao đau đầu không thể tả.. Hình như bác bị cúm...Tôi chúc hai bác một lễ Giáng Sinh vui vẻ và chúc bác may mắn , bình phục..

Nhưng ! Bác đã không may mắn. Căn bệnh viêm gan đã vào thời kỳ chót.. Bác đã vĩnh viễn năm xuống...Nhà Văn Duyên Anh đã vĩnh biệt trần gian.. Kỷ niệm của bác với tôi là mấy cuốn sách với chữ ký của tác giả.

Bác Duyên Anh thân mến ,

Hôm nay ngồi viết những hàng chữ này nhân sắp tới ngày giỗ lần thư 10.. Cháu không làm cái công việc vinh danh bác... Bởi bác đã tạo được cho chính bác danh vọng... Bác xứng đáng được gọi là nhà văn. Nhà Văn với đúng nghĩa của nó. Hôm nay ! Ở chốn miên viễn không còn hận thù , ganh ghét và đố kỵ tài năng... Hãy nghỉ yên đi bác .

Hoa Chanh
2006
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn