BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73309)
(Xem: 62227)
(Xem: 39416)
(Xem: 31160)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Vài ý kiến nhỏ cho một bài viết lớn

23 Tháng Sáu 200512:00 SA(Xem: 1160)
Vài ý kiến nhỏ cho một bài viết lớn
55Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
55
“Ca-pốt lành” thì đương nhiên là có giá trị [sử dụng] hơn “ca-pốt rách”. Nhưng về bản chất thì ca-pốt chỉ là ca-pốt [nói theo cách của các bác nông dân Thanh Hoá, đó là chỉ có tác dụng… bịt cặc].

Bài “Quyền lực con người trong xã hội dân sự” của ông Đỗ Minh Tuấn(ĐMT) - phần hai - là đỉnh cao của nghệ thuật ma mị; những câu chuyện cổ tích, những lời khoe mẽ huyênh hoang trong đó được khoác lên tấm áo mĩ miều diêm dúa: “tâm sự nhiều điều chân tình, sâu kín trên một số diễn đàn điện tử trên tinh thần bè bạn”.

Tôi đồng ý với bác Tâm Phong, rằng ông ĐMT thật là bản lĩnh. Bản lĩnh vỗ ngực. Chỉ cần đọc đoạn văn mà BBT talawas trích ra trang chính thì đủ thấy cái “bản lĩnh vỗ ngực” của ông ĐMT ở đẳng cấp nào. Thú thật, tôi cũng đọc qua một số thơ của ông ĐMT, và tôi không thấy thơ ông thể hiện cái gì có thể gọi là “hoành tráng về nhân cách nghệ sĩ day dứt đau đời gắn bó với cuộc sống nhân dân và cười giễu không thương tiếc đám người quyền thế”. Còn điện ảnh? Vua bãi rácKí ức Điện Biên thì liên quan gì tới cái gọi là “day dứt đau đời gắn bó với cuộc sống nhân dân và cười giễu không thương tiếc đám người quyền thế”? Tôi dẫn hai “tác phẩm lớn” này ra bởi chính ông ĐMT cũng rất hay mang hai siêu phẩm này ra để hò hét. Không bàn tới chất lượng của hai bộ phim này, bởi nó không thuộc phạm vi bài viết và cũng chẳng cần trích dẫn những lời lẽ khen chê (việc mà ông ĐMT rất hay làm) của đám bồi bút vẫn lăng xăng hóng hớt trên các tờ báo quốc doanh, mà cần khẳng định ngay, đó là những tác phẩm “cúng cụ” (điển hình là Kí ức Điện Biên). Vậy thì phải nói, nó hoàn toàn ngược lại với những gì thuộc về phạm trù “đau đời”, “chế giễu”, “gắn bó với nhân dân”, mới đúng. Thực ra, việc ông ĐMT chiến đấu với ông TMH ra sao, các đại biểu hội nhà văn Việt Nam chửi nhau thế nào trong Hội trường Ba Đình, tôi không mảy may quan tâm; nhưng bài viết của ông ĐMT với quá nhiều nguỵ tín, lại xuất hiện trên talawas [chứ không phải báo Văn Nghệ] nên tôi buộc lòng phải chỉ ra những điều nguỵ tín đó với mong muốn những người đọc “nhẹ dạ” như bác Tâm Phong có điều kiện nhìn chính xác hơn.

Nhìn chung, toàn bộ bài “Quyền lực con người” là một bức tranh tự hoạ, nhưng tiếc rằng, trong khi tô son trát phấn, ông ĐMT đã vô tình hay cố ý nhìn nhận và tuyên truyền một số điều sai sự thật về xã hội Việt Nam. Ông viết:

“Trong kinh tế thị trường hôm nay, người ta đã dùng tiền mua được cả chức quyền, bằng cấp, phiếu bầu thì đâu chỉ có đảng viên được ai đó xét duyệt mới được bước lên cái bục gỗ quốc gia kia? Ai biết được trong số hàng vạn đại biểu đến dự các kiểu mít tinh, hội nghị, đại lễ trong Hội trường Ba Đình xưa nay có bao nhiêu người là Thượng đế của thương trường chính trị?”.

Có thể hiểu ý của ông ĐMT rằng, ngày nay kinh tế thị trường - tức đồng tiền – chi phối tất cả. Đảng, đảng viên không còn độc quyền quyền lực nữa, họ đã phải chia sẻ quyền lực cho những “Thượng Đế của thương trường chính trị”. Thực tế không phải như vậy. Những kẻ có quyền thì mới có thể bán quyền. Và quyền lực đẻ ra tiền. Một vòng tròn luẩn quẩn. Không có sự chia sẻ quyền lực nào hết. Ông Tuấn nằm mơ hay cố tình nói nhảm?

Ông ĐMT so sánh mình với các tiền bối trong nhóm Nhân văn–Giai phẩm, ông cho rằng các tiền bối này “Không tấn công, lười biếng trong lao động chính trị, không liên minh với nhau và không nắm lấy tổ chức”. Thưa ông, những con người đó họ không sống trong thời đại “toàn cầu hoá” không được thụ hưởng “không gian internet”, để có thể nói năng văng mạng như ông, mà họ sống trong một xã hội “chuyên chính vô sản”; chỉ cần một câu thơ “khang khác”, một truyện ngắn vô thưởng vô phạt như Con ngựa già của chúa Trịnh và v.v, là đủ để rũ tù rồi; ở đấy mà “tấn công” , “liên minh” với chả “nắm lấy tổ chức”. Có mà tru di tam tộc.

Thông qua những câu chuyện “hậu trường” mà chỉ có ông ĐMT và… Chúa biết, ông tự vỗ ngực, rằng mình có “một bước nhảy ghê gớm về đạo đức của thế hệ tôi vượt thoát khỏi lực trọng trường của đạo lý truyền thống để bay vào vũ trụ quyền lực giành lấy tự do”. Cứ cho rằng ông đạt được những uy tín chính trị, quyền năng nghệ thuật như ngày nay, không nhờ vào một “thế lực bảo kê” nào, nhưng điều đó không có nghĩa “là do những nỗ lực bền bỉ của cá nhân vượt thoát khỏi những âm mưu cô lập và vu cáo, giành lấy quyền tự do làm việc, quyền tự do phát ngôn trong một xã hội quyền lực…”. Vâng, không thể tin như vậy. Nếu thế thì những Nguyễn Vũ Bình, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Khắc Toàn, Lê Chí Quang, Hà Sĩ Phu, Dương Thu Hương… , họ đều là những kẻ “lười biếng trong lao động chính trị”, không “bền bỉ nỗ lực để vượt thoát” sao? Trong thể chế độc tài mà nghệ sĩ, trí thức, có thể “giành lấy tự do”, “giành lấy quyền lực” bằng những biện pháp như của nhà thơ ĐMT thì thật là bỉ mặt các nhà độc tài quá.

Vậy thì ông ĐMT đã đạt được những thành công như hôm nay nhờ vào cái gì?

Một bài viết chưa đầy trang rưỡi A4 để “soi” một bài hơn 10 trang A4 thì tất nhiên là rất sơ sài; thực tế là còn nhiều điều để nói, nhưng tôi không có tham vọng “chiến đấu” với ông ĐMT, mà chỉ vạch ra một số điểm như một thao tác “gõ kẻng”, đặng giúp những ai [có thể] nhẹ dạ khi đọc bài của ông ĐMT, nhất là những ai có ý đồ “giành lấy tự do”, “giành lấy quyền lực” như cách ông ĐMT xúi dại [1].

Vương Văn Quang
Ghi chú:

[1] Vì trong bài viết của ông ĐMT có nói tới cái gọi là “biểu tình mini”, nên tôi chợt nhớ ra một chuyện. Cách đây khoảng một năm, tôi có viết một lá thư [viết trên giấy, gửi bằng bưu điện - dịch vụ thư bảo đảm, chuyển phát nhanh. Có nghĩa là khả năng thư thất lạc bị loại trừ] cho ông Tổng biên tập báo Văn Nghệ [hồi đó tôi còn ngây thơ], lấy tư cách là một độc giả thường xuyên, chất vấn về việc tại sao một truyện ngắn lại đăng hai lần trên cùng tờ báo [việc này sau đó tôi có viết một bài trên talawas], với lời lẽ rất chi là cung kính, nhưng không có hồi âm. Đấy mới là tổng biên tập một tờ báo thôi nhé. Vậy hãy hình dung, nếu muốn “trao đổi” với những “cụ” tầm như Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng thì thế nào?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn