BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73182)
(Xem: 62205)
(Xem: 39378)
(Xem: 31132)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Ánh sáng và, bóng tối trong ca khúc Lam Phương

15 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 1097)
Ánh sáng và, bóng tối trong ca khúc Lam Phương
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
(Tiếp theo kỳ trước)

 Tuy nổi tiếng ngay với hai ca khúc đầu tay “Chuyến Đò Vỹ Tuyến” và “Kiếp Nghèo,” nhưng theo tôi, đó chỉ là hai đòn bẩy để cõi nhạc Lam Phương vươn tới những chân trời rực rỡ khác.



Một trong những chân trời mà cõi nhạc Lam Phương vươn tới, thành tựu, như một dấu ấn riêng, nghĩa là những người cùng thời với ông, không có được. Đó là sự thể hiện trung thực những nét đặc thù của miền Nam Việt Nam, trong những năm đầu, kể từ thời điểm lịch sử đất nước bị chia đôi hai miền Nam/Bắc.

Nhìn lại dòng chảy của nền tân nhạc Việt Nam, giai đoạn 1954-1960, các nhà phê bình âm nhạc ghi nhận rằng, gần như hầu hết các nhạc sĩ của chúng ta, ở giai đoạn vừa kể, ít hay nhiều, đều đề cập tới cảnh thanh bình, đời sống an lành, sung túc của mảnh đất miền Nam. Cùng những đặc tính hiền hòa, đôn hậu, hiếu khách của người dân Nam bộ. Nhưng tôi nghĩ, có dễ chỉ riêng một Lam Phương bằng vào nốt nhạc, ca từ của mình, đã vẽ được toàn cảnh miền Nam và tâm tình người dân miền Nam, một cách trung thực, lấp lánh nắng mưa êm đềm của dải đất phù sa, trù phú này.

Điển hình như ca khúc “Khúc Ca Ngày Mùa” được Lam Phương viết xuống từ giữa thập niên (19)50. Đó là thời điểm hơn một triệu người miền Bắc vô Nam, đã hòa nhập đời sống, tâm tình họ vào miền đất mới. Ở ca khúc này, tính chất thanh bình, tính đồng nhất Bắc/Nam trong nhịp đập thương yêu, niềm tin đương nhiên vào hạnh phúc, tương lai đời sống ở miền Nam được Lam Phương khắc, họa lại (bằng nốt nhạc và lời ca), như những nét khắc và những sắc mầu cụ thể. Khiến tôi có thể đi tới kết luận rằng: Những người dù không sống ở miền Nam trong giai đoạn vừa kể; luôn cả giới trẻ lớn lên ở quê người, vốn không có một chút ý niệm gì về cảnh thổ mà ca khúc này đề cập tới, khi nghe, cũng có thể hình dung cảnh thổ của phần đất, nơi mà ông bà, cha mẹ họ đã một thời sinh sống:

Kìa thôn quê dưới trăng vàng bát ngát

Ánh trăng thanh chiếu qua làng xơ xác

chiếu hồn quê bao khúc ca yêu đời

Mừng trăng lên chúng ta cùng múa hát

Ước mong sao lúa hai mùa thơm ngát

Lúa về mang bao khúc ca tuyệt vời.

Lờ lững trôi qua trôi mãi trong chiều tà

tiếng tiêu buồn êm quá

Hồn ngất ngây trong tiếng hát đưa nhịp nhàng

tiếng cười thơ ngây

Mịt mùng đêm thâu cung hằng chênh chếch bóng

khuất sau rặng tre

Tiếng ai hò chập chùng xa đưa

Hò là hò lơ hó lơ hò lơ

Nầy anh em ơi! Giã cho thật đều, giã cho thật nhanh

Giã cho khéo kẻo trăng phai rồi

Khoan hò khoan tiếng chày khua vang mãi trong đêm dài.

Cũng chỉ với Lam Phương, qua ca khúc “Nắng Đẹp Miền Nam,” ông đã cho thấy sức sống, sự chan hòa tình người, không phân biệt Nam, Bắc, thành phần xã hội:

Đây trời bao la ánh nắng mai hé đầu ghềnh lan dần tới đồng xanh.

Ta cùng chen vai đem tay góp sức tăng gia cho người người vui hòa

Đường cày hôm nay lên tràn bông lúa mới ôi duyên dáng đồng ơi!

Đến mai sẽ là ngày muôn hạt chín lả lơi mình ngắm nhau cười.

Kìa đàn chim quê chim tung bay về đâu

mang tin rằng giờ đây ta sống với bình minh

Tiếng ca trong lành tiếng hát lừng trời xanh

đẹp biết bao tâm tình

Tình là tình nồng thắm

Buộc lòng mình vào núi sông

tình mến quê hương.

Ngàn bóng đêm phai rồi

vầng dương lên soi đời làng ta nay rạng ngời!

Khi người lính chiến đã đấu tranh hiến hòa bình cho Đồng Tháp, Cà Mau

Ta người nông thôn quên sương gió góp gian lao lo được mùa mong cầu.

Nhờ tình quân dân gây bao niềm thương ấm cúng non sông đón bình minh,

Gắng lên với ngày này ta cùng tưới đồng xanh rồi sống no lành.

Đây quê hương thân yêu miền Nam

Nắng lên huy hoàng đẹp mùa vui sang.

(Tôi không biết chính xác, khi Lam Phương sáng tác ca khúc này, lúc ông bao nhiêu tuổi?) Chỉ biết chắc một điều, khi ấy ông còn rất trẻ. Ở độ tuổi thanh niên, mới chia tay thời niên thiếu, mà ông đã viết “buộc lòng mình vào núi sông,...” tôi nghĩ khó ai có thể biểu tỏ tình yêu quê hương, đất nước mộc mạc mà nồng nàn hơn ông được.

Trong kho tàng tân nhạc Việt Nam, ngày nay, vẫn còn lưu truyền những ca khúc đẹp, viết về thời thanh bình của miền Nam trước đây của khá nhiều nhạc sĩ tài danh. Nhưng, ca từ của những ca khúc đó, hoặc quá bóng bẩy, lãng mạn, hoặc thậm xưng, cực tả với ngôn ngữ bác học... Theo tôi, vốn không phù hợp với bản chất đơn giản, chân chất của hồn tính con người và đất Nam bộ.

Phải chăng, đấy cũng là một trong những lý giải thích hợp nhất, cho sự kiện những ca khúc viết về miền Nam của nhạc sĩ Lam Phương, tự thân, đã định vị cho nó một chỗ đứng đáng kể trong tâm hồn đám đông. Đó là chúng ta chưa kể tới khả năng đem vào các khúc của mình, làn hơi hò-miền-Nam của tài năng này.

Nhưng song hành với những ca khúc ngời ngợi ánh sáng tin yêu và sự đồng cảm của đám đông, bên cạnh những thành tựu vang dội, như những vòng nguyệt quế, rực rỡ hạnh phúc thì, ở một góc khuất nào khác, trong đời thường, Lam Phương cũng không ngần ngại gửi tới số người yêu mến ca khúc của ông, những tự sự, như những khoảng tối. Lặng. Tê. Điếng. Của riêng ông:

Em ơi nếu mộng không thành thì sao

Non cao đất rộng biết đâu mà tìm

Đường đời mịt mời vạn nẻo về đâu

Mong chờ duyên kiếp đưa lối bắc cầu.
Em ơi nhắc lại phút xưa gặp nhau


Trên đê vắng người lúc tan chợ chiều

Ngại ngùng mỗi lần anh đến tìm em

Má em ửng hồng vì quá thẹn thùng.

(Lam Phương, trích “Duyên Kiếp.”)

Hoặc nữa:

Đời là vạn ngày sầu biết tìm nơi chốn nào

Ta quen nhau bao lâu nhưng tình đã có gì đâu

Nhiều khi anh cũng muốn biết bao giờ sẽ có tình yêu

Cho lòng không thấy quạnh hiu khi đêm rừng buông xuống tịch liêu...

(Trích “Biết Đến Bao Giờ,” Lam Phương)

Trung thành với ca từ thành khẩn, chân chất, như một loại “ID,” thẻ nhận dạng cõi giới âm nhạc của mình, nhưng qua ca khúc “Duyên Kiếp,” giới thưởng ngoạn lại nhận được từ nơi người nhạc sĩ trẻ tuổi, tài hoa phát tiết quá sớm này, một thứ “ID” khác. Nó như mặt bên kia của đồng tiền hạnh phúc. Nó như mặt khác của khán đài vinh quang.

Tôi muốn hỏi, phải chăng, đau khổ, tuyệt vọng luôn là thuộc từ, là mặt trái, mặt khuất lấp của những tấm huy chương danh vọng?

Nếu sự thực đúng là như vậy thì, cũng phải chăng, ngay tự những năm đầu trên lộ trình sáng tác ca khúc, Lam Phương đã có những dự báo, những tiên tri bất hạnh thuộc phần đời riêng của ông, sau này?

Du Tử Lê

23-11-2011

Theo Người Việt

(Kỳ tới: “Hình ảnh người lính trong ca khúc Lam Phương.”
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn