BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73240)
(Xem: 62215)
(Xem: 39399)
(Xem: 31151)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Hòa Giải ? Tốt! Nhưng liệu chúng ta có nhu cầu không ?

22 Tháng Tám 200712:00 SA(Xem: 951)
Hòa Giải ? Tốt! Nhưng liệu chúng ta có nhu cầu không ?
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Hòa hợp hòa giải không phải là vấn đề gì mới mẻ cả. Khi Việt Cộng mở cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, chôn sống và đập đầu giết gần 6,000 thường dân, công chức, tu sĩ ở Huế thì trên đài Hà Nội cũng như đài Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam vẫn cứ oang oang nói về đề nghị 12 điểm hòa hợp và hòa giải dân tộc. Khi chiến tranh chấm dứt, miền Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng Sản thì những người chiến thắng không còn nói đến hòa hợp hòa giải nữa và thay vào đó không một cấp chỉ huy nào từng cầm súng ngoài chiến trường trong quân đội VNCH mà không bị đẩy vào trại cải tạo. Người Cộng Sản nói huỵch toẹt: “Anh cầm súng chống lại quân cách mạng là anh có tội với nhân dân, mà chúng tôi là đại diện dân (?)nên một cách gián tiếp các anh có tội với chúng tôi”. Thậm chí những người dân thường không thể chịu được chính sách hà khắc và kỳ thị của chính quyền Cộng Sản bỏ nước ra đi tìm tự do cũng vẫn bị Hà Nội cáo buộc “có tộại với tổ quốc”. Rồi thời gian sau, khi thấy những người bỏ nước ra đi tồn tại được, cần mẫn làm ăn sinh sống ở xứ người, kiếm ra tiền gởi về nuôi gia đình bên quê nhà thì Hà Nội bắt đầu nói đến “khúc ruột ngàn dặm”. Hết “phim” khúc ruột ngàn dặm thì bây giờ họ bắt đầu rêu rao “hòa hợp hòa giải” qua lời một ông thủ tướng đã không còn chức.

Thật sự khi nghe ông Võ Văn Kiệt nói về hòa giải trên tờ Việt Weekly, tôi rất ngạc nhiên. Ngạc nhiên là ở chỗ, người Cộng Sản đã thắng rồi, đã cai quản trọn đất nước trong hơn 32 năm qua rồi, giàu có rồi, quyền lực thì mạnh không ai bằng, muốn bắt ai thì bắt, muốn giết ai cũng được, sao lại cần hòa giải làm gì với những người dân Việt Nam đã bị chính họ gián tiếp đuổi ra khỏi nước. Hơn nữa, ông Võ Văn Kiệt thời còn làm thủ tướng thường được mô tả là người “đổi mới”, nhưng chẳng khi nào ông chịu hé môi nói tới chuyện hòa hợp hòa giải một cách chính thức với người Việt Nam ở hải ngoại cả.

Hòa hợp hòa giải tốt chứ, sao lại chống? Hòa hợp hòa giải lại còn là một tiến trình tự nhiên khi hai bên đối nghịch có những điều kiện khách quan và chủ quan thích hợp với nhau. Tuy nhiên, một vấn đề được đặt ra, đó là hòa hợp hòa giải với ai và như thế nào, bên nào phải đi bước trước để tỏ thiện chí và bằng cách nào? Muốn có một câu trả lời dứt khoát cho những vấn đề được đặt ra, phải nói đến nhu cầu hòa hợp hòa giải của cả hai bên.

Trước hết về nhu cầu, thật sự những người Việt Nam ở hải ngoại có cần hòa giải với chính quyền trong nước không. Tôi không dám đại diện cho mọi người để nói đến chuyện này mà chỉ muốn phân tích theo những điều mà tôi hiểu được. Cá nhân tôi không tin là người Việt Nam ở hải ngoại và đặc biệt là ở Mỹ có nhu cầu phải hòa giải với chính quyền Cộng Sản trong nước. Này nhé, những người Việt Nam ở hải ngoại và đặc biệt là ở Mỹ đều là những người phải bỏ nước ra đi theo những diện khác nhau, chẳng hạn như vượt biển, vượt biên, H.O hay O.D.P. Tôi cũng không hồ đồ đến nỗi cho rằng tất cả những người bỏ nước ra đi đều là những người chống Cộng vì hiện không thể căn cứ vào một con số thăm dò nào để nói như thế cả. Cho nên, hãy nhìn vào thực tế là cho tới nay có rất ít người trở về lại quê hương cũ để sống vĩnh viễn. Lý do: dù chế độ hiện tại ở Việt Nam đã có phần thay đổi, nhưng đó vẫn còn là chế độ Cộng Sản và không có điều gì có thể chứng minh rằng đất nước này đã có dân chủ, tự do và quyền con người được tôn trọng. Do vậy, người ta có thể hiểu sự “đổi mới” trong chế độ Cộng Sản tại Việt Nam giống như một nồi nước đang sôi đậy kín, nếu không muốn nắp bung ra thì phải chọc thủng vài lỗ. Hình ảnh này nếu nhân rộng ra có thể ví Việt Nam như một căn nhà vĩ đại nhốt 80 triệu người bằng cách đóng kín mọi cánh cửa. Dân ngộp thở đến độ họ có thể phản ứng chống lại những “cai tù” trong đó nên chủ nhân của căn nhà đó đành phải mở vài cánh cửa cho gió lùa vào, người dân trước đây bị bịt kín hai lỗ mũi, bây giờ được thở bằng một lỗ mũi nên họ cảm thấy dễ chịu hơn. Nhưng dễ chịu hơn và chấp nhận phải sống mãi trong cái nhà tù ấy là chuyện hoàn toàn khác nhau.

Trong vòng 5 năm trở lại đây có một vài sự thay đổi và dễ dãi hơn trong việc nhập cảnh Việt Nam, nên người Việt ở hải ngoại về nước đông hơn. Hành động về nước của họ không thể đồng hóa với việc họ chấp nhận chế độ Cộng Sản. Họ thừa biết rằng với số tiền từ 3 đến 4 tỷ hàng năm gởi về quê hương hàng năm, những Việt kiều trở thành “khúc ruột ngàn dặm” được cưng chiều, nhưng vẫn với điều kiện của Hà Nội: đừng lên tiếng thắc mắc gì về chính trị, nhân quyền, tự do, dân chủ và cũng đừng tìm cách viếng thăm những nhà bất đồng chính kiến hay những nhà lãnh đạo tôn giáo mà chính quyền Cộng Sản đang cô lập. Đáp ứng được những điều kiện đó thì yên ổn, không đáp ứng được thì sẽ lãnh những hậu quả.

Nhưng dễ dãi của nhà cầm quyền Cộng Sản chỉ áp dụng với những người về thăm quê với lý do du lịch. Còn bất cứ một người Việt Nam nào xin nhập cảnh với tư cách một nhà báo hay một chính trị gia đều bị gạn lọc xem anh hay chị này thuộc báo, hoặc chính trị gia “phe ta” hay “phe địch”. Trong chế độ Cộng Sản, không có báo tư nhân và độc lập. Tất cả các tờ báo xuất bản ở trong nước đều “phải là phe ta”, bởi vì đảng Cộng Sản đã nói rất rõ ràng và quan điểm này còn hiệu lực cho đến bây giờ “báo chí là công cụ tuyên truyền của Đảng”. Nhà báo Nguyễn Vũ Bình về nguyên tắc là báo phe ta, nhưng ông Bình chỉ mới bày tỏ những khái niệm đầu tiên về một nền dân chủ đích thực cho Việt Nam, chỉ trích một số quan điểm sai lầm của chế độ mà đã nằm tù ba bốn năm trời. Và kể từ khi ông nói ra một cách công khai quan điểm của ông, và sau khi đi tù về, ông Nguyễn Vũ Bình chắc chắn đã bị xếp vào hàng ngũ những nhà báo thuộc phe địch. Ngược lại, có những nhà báo về nguyên tắc bị coi là phe địch ở hải ngoại, vẫn được mời về nước, được tiếp đón, được hoan nghênh, được đi vào những vùng nhạy cảm chỉ vì Hà Nội không còn sợ những nhà báo này. Có gì phải sợ khi một nhà báo tuy thuộc phe địch ở hải ngoại về nước chỉ để viết “không thêm thắt” vào những gì chính quyền Việt Nam Cộng Sản muốn nói, muốn tuyên truyền. Chuyện viết không thêm thắt những gì vào những điều nhà cầm quyền Cộng Sản muốn nói và chuyện viết sự thực về những gì đằng sau những lời nói tốt đẹp của họ có một biên giới rất lớn. Khi Hà Nội muốn dùng một nhà báo hải ngoại làm cái loa tuyên truyền cho họ thì Hà Nội còn cấm cản những nhà báo này làm gì nữa. Họ chưa trải thảm đỏ ở phi trường đón các quí vị làm báo theo lối Mỹ và khai phá như vậy là một điều còn thiếu sót của Hà Nội.

Những người Việt Nam tị nạn Cộng Sản ở hải ngoại và đặc biệt là ở Mỹ đang được sống thênh thang giữa một đất nước dân chủ, tự do, trọng pháp và trọng quyền thiêng liêng của con người. Đời sống vật chất và tinh thần gặp khó khăn lúc đầu nay đã qua đi rồi. Con cái họ đã trưởng thành, đã được học hành và có công ăn việc làm xứng đáng. Lớp trẻ đang bước vào nhịp sống dòng chính với sự tự tin ở tài năng của mình. Họ chờ đợi đất nước chuyển mình với tự do và dân chủ thực sự để có thể trở về góp bàn tay xây dựng, viết lại những trang sử đẹp cho Việt Nam, xóa bỏ cái hình bóng một chính quyền trong đó những viên chức nhà nước và bọn sâu mọt giàu sụ mà vẫn cứ phải chìa tay xin tiền nước ngoài. Hòa hợp hòa giải được với nhà cầm quyền trong nước là một điều tốt và họ mong muốn có cuộc hòa giải công bằng và không bị áp đặt, nhưng nếu không hòa hợp hòa được như ý muốn với chính quyền trong nước thì cũng chẳng sao. Nếu chính quyền Cộng Sản dễ dãi, cởi mở thì họ về thăm quê đi du lịch, và có thể đầu tư nữa, nhưng khi sự dễ dãi cởi mở không còn, thì họ dại gì mà phải quay lại?

Nhưng liệu trong tình thế này, sau khi Việt Nam đã gia nhập WTO rồi, việc đóng lại những cánh cửa đã mở ra với thế giới bên ngoài có phải là chuyện nghịch lý không? Hà Nội không dám làm điều đó.

Cho nên, cuối cùng theo thiển ý của tôi, người tị nạn không có nhu cầu cấp bách phải hòa giải với nhà cầm quyền Cộng Sản trong nước qua trung gian của một đám tay sai thiếu lương thiện. Vấn đề cấp bách mà Hà Nội phải làm hiện nay là phải hòa giải với ngay nhân dân Việt Nam đang sống dưới sự cai trị của họ. Dân chúng Việt Nam là những nạn nhân của chế độ Cộng Sản trong suốt năm sáu bảy thập niên qua. Hòa giải giữa bạo quyền và nạn nhân là điều vô cùng khó khăn. Nó phải được thực hiện từng bước với thiện chí được chứng tỏ bằng các hành động sau đây: diệt trừ tận gốc nạn tham nhũng, từ trên xuống dưới chứ không phải từ dưới lên trên như hiện nay, xóa bỏ nạn cửa quyền, nạn cường hào ác bá đỏ, trả lại tự do độc lập và nhân quyền - trong đó có tự do ngôn luận và tự do báo chí, chấp nhận đa nguyên đa đảng, thả hết tù chính trị và tù nhân lương tâm ra khỏi các nhà tù, sửa đổi hiến pháp thực hiện tam quyền phân lập, bầu cử chính đáng.

Đến lúc đó, chẳng cần phải đối thoại, chẳng cần đám tay sai gióng trống khua chiêng về hòa hợp hòa giải, người Việt ở hải ngoại cũng sẽ khuyến khích con cái họ trở về để xây dựng đất nước. Hiện nay, có một số người cho rằng đã đến lúc ngồi lại, đối thoại để bàn về hòa hợp hòa giải với phía bên kia (Việt Nam), nhưng tôi cho rằng những người này nói không đúng sự thật và không đúng thực tế. Bởi vì khi chính quyền Cộng Sản chưa dám hòa giải với chính nhân dân của họ thì việc đánh tiếng hòa hợp hòa giải với người Việt hải ngoại chỉ là một âm mưu gây rối trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại nói chung và cộng đồng người Việt ở Mỹ nói riêng mà thôi.

Có nhiều người tị nạn ở đây mô tả âm mưu gây rối này, tại quận Cam cũng như tại San Jose... là một cuộc tổng công kích của Nghị Quyết 36 vào những đồng hương Việt Nam tại hải ngoại. Để chống lại âm mưu đang được thực hiện bằng hành động này, người Việt tị nạn ở Hoa Kỳ cần đoàn kết hơn bao giờ hết. Lần trước, Trần Trường chỉ đóng khung hành động nịnh bợ Cộng Sản bằng một lá cờ và bức tượng HCM trong một cơ sở kinh doanh rất nhỏ. Còn lần này, những lời ca ngợi Hồ Chí Minh và chế độ Cộng Sản được rao truyền bằng vài tờ báo ở quận Cam lẫn ở San Josh gì chen chân vào đây phá rối cả!e. Nếu lần này cuộc đấu tranh đồng hương không có hiệu quả chặn đứng, trong tương lai gần chúng ta sẽ phải thường xuyên đối phó với những bất ổn gây chia rẽ như chúng ta đang phải đối phó hiện nay.

Vũ Ánh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn