Quốc hội trong nước vừa thảo luận sôi nổi về việc làm luật ở nước ta, về chương trình xây dựng pháp luật trong 5 năm tới.
Đã có những phát biểu khá buồn cười về Luật nhà thơ, Luật nhà văn, Luật phát triển văn học, khiến một số blogger lên tiếng châm biếm, chế diễu bằng cách đề nghị cơ quan lập pháp Việt Nam làm thêm luật thơ ca, luật bằng trắc, luật chính tả, luật cấm nói ngọng…Các bạn trẻ lại có dịp nhắc đến những chuyện ngộ nghĩnh về Quốc hội Ba Đình, như khi cơ quan này gửi công văn cho bà Nguyễn Huệ Chi, hay khi đại biểu Quốc hội kể chuyện về việc các bà nội trợ và các em học sinh các nước văn minh dùng xe lửa tốc độ cao để đi chợ và đi học, hoặc có đại biểu nói về tình hình 2 tỉnh «Linh Bình và Lam Định»…
Thật ra, làm luật là quốc gia đại sự, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết trong 5 năm tới sẽ xây dựng 3 Bộ luật và 104 Luật, trong năm 2011 làm 21 Luật và trong năm 2012 sẽ làm 31 Luật. Đây là một chương trình công tác lập pháp hết sức rộng lớn, đầy tham vọng. Do đó, vấn đề chất lượng của đã được nêu lên, đặc biệt là chất lượng của các bộ luật đã được thông qua. Ai cũng biết có nhiều luật chưa phải là điều tốt. Trên thực tế, đã có nhiều luật được xây dựng một cách vội vã, sơ sài, cho nên chưa áp dụng đã phải sửa chữa, bổ sung. Một số không ít luật thiếu tác dụng trong cuộc sống, trong khi cuộc sống lại đòi hỏi cấp bách nhiều luật khác.
Hiện nay, những đạo luật nào là cấp thiết nhất cho đất nước và nhân dân? Theo một số đại biểu, đó là các luật về trưng cầu dân ý, về đạo đức cán bộ, về biển, về quản lý vốn đầu tư, về biểu tình…vì đó là những luật liên quan đến quyền công dân, đến mối quan hệ giữa chính quyền và công chúng.
Một vấn đề cực kỳ hệ trọng và cấp bách là Luật về đất đai mới. Luật này đã được đưa vào chương trình xây dựng pháp luật cùa 2 khóa,trước, nhưng Quốc hội cứ lần lữa, trì hoãn mãi, tránh né một khát vọng cháy bỏng của nông dân, lực lượng chiếm gần 70 % dân số nước ta, là trả lại cho họ quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất, một quyền vốn có từ xa xưa. Không có lý do gì quyền sở hữu tư nhân đã được trả lại đầy đủ cho thợ thủ công, cho nhà kinh doanh thương nghiệp, công nghiệp, mà riêng nông dân vẫn còn là kẻ làm thuê trên chính đồng ruộng của mình.
Gần đây, ông Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường và hiện là giáo sư Đại học Hà Nội và cố vấn Tổng cục Quản lý Đất đai,có đăng trên Vietnam Net một bài báo đặc biệt có tựa đề là «Mối nguy địa chủ thời hiện đại». Trong bài báo này, ông nói thẳng, biết rằng «trung ngôn nghịch nhĩ», mạnh tay vạch mặt những tên đại địa chủ và đại điền chủ - tư sản đỏ xuất hiện nhan nhản khắp nơi, lũng đoạn kinh tế xã hội nước ta, nấp sau cái lập luận tai ác «ruộng đất thuộc quyền sở hữu của toàn dân», một khái niệm chỉ còn có ở đất nước ta.
Cho nên Luật sửa chữa, bổ sung về Luật đất đai hay Luật về sở hữu ruộng đất là đạo luật cần kíp nhất, cấp bách nhất, là món nợ lớn của đảng CS và nhà nước đối với bà con nông dân, cần giải quyết ngay trong năm nay. Quốc hội và chính phủ phải đặt luật này vào hàng ưu tiên cao nhất trong số 21 Luật sẽ được soạn thảo trong năm nay cũng như trong số hơn một trăm luật dự kiến cho 5 năm tới. Sau đó mới đến các Luật về tư do báo chí, về Luật về trưng cầu dân ý, Luật về biểu tình, Luật về biển, và Luật về đạo đức cán bộ, tuy nhiên các luật này cũng phải được dành ưu tiên cao.
Quốc hội Việt Nam không nên nêu lên sự hiện hữu của con số hàng chục, hàng trăm luật mà họ đã thông qua để lẩn tránh, trì hoãn việc xây dựng những bộ Luật sinh tử, cần kíp nhất cho cuộc sống bình an của xã hội hiện nay.
Bùi Tín
16-11-2011
Theo Blog Bùi Tín
Đã có những phát biểu khá buồn cười về Luật nhà thơ, Luật nhà văn, Luật phát triển văn học, khiến một số blogger lên tiếng châm biếm, chế diễu bằng cách đề nghị cơ quan lập pháp Việt Nam làm thêm luật thơ ca, luật bằng trắc, luật chính tả, luật cấm nói ngọng…Các bạn trẻ lại có dịp nhắc đến những chuyện ngộ nghĩnh về Quốc hội Ba Đình, như khi cơ quan này gửi công văn cho bà Nguyễn Huệ Chi, hay khi đại biểu Quốc hội kể chuyện về việc các bà nội trợ và các em học sinh các nước văn minh dùng xe lửa tốc độ cao để đi chợ và đi học, hoặc có đại biểu nói về tình hình 2 tỉnh «Linh Bình và Lam Định»…
Thật ra, làm luật là quốc gia đại sự, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết trong 5 năm tới sẽ xây dựng 3 Bộ luật và 104 Luật, trong năm 2011 làm 21 Luật và trong năm 2012 sẽ làm 31 Luật. Đây là một chương trình công tác lập pháp hết sức rộng lớn, đầy tham vọng. Do đó, vấn đề chất lượng của đã được nêu lên, đặc biệt là chất lượng của các bộ luật đã được thông qua. Ai cũng biết có nhiều luật chưa phải là điều tốt. Trên thực tế, đã có nhiều luật được xây dựng một cách vội vã, sơ sài, cho nên chưa áp dụng đã phải sửa chữa, bổ sung. Một số không ít luật thiếu tác dụng trong cuộc sống, trong khi cuộc sống lại đòi hỏi cấp bách nhiều luật khác.
Hiện nay, những đạo luật nào là cấp thiết nhất cho đất nước và nhân dân? Theo một số đại biểu, đó là các luật về trưng cầu dân ý, về đạo đức cán bộ, về biển, về quản lý vốn đầu tư, về biểu tình…vì đó là những luật liên quan đến quyền công dân, đến mối quan hệ giữa chính quyền và công chúng.
Một vấn đề cực kỳ hệ trọng và cấp bách là Luật về đất đai mới. Luật này đã được đưa vào chương trình xây dựng pháp luật cùa 2 khóa,trước, nhưng Quốc hội cứ lần lữa, trì hoãn mãi, tránh né một khát vọng cháy bỏng của nông dân, lực lượng chiếm gần 70 % dân số nước ta, là trả lại cho họ quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất, một quyền vốn có từ xa xưa. Không có lý do gì quyền sở hữu tư nhân đã được trả lại đầy đủ cho thợ thủ công, cho nhà kinh doanh thương nghiệp, công nghiệp, mà riêng nông dân vẫn còn là kẻ làm thuê trên chính đồng ruộng của mình.
Gần đây, ông Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường và hiện là giáo sư Đại học Hà Nội và cố vấn Tổng cục Quản lý Đất đai,có đăng trên Vietnam Net một bài báo đặc biệt có tựa đề là «Mối nguy địa chủ thời hiện đại». Trong bài báo này, ông nói thẳng, biết rằng «trung ngôn nghịch nhĩ», mạnh tay vạch mặt những tên đại địa chủ và đại điền chủ - tư sản đỏ xuất hiện nhan nhản khắp nơi, lũng đoạn kinh tế xã hội nước ta, nấp sau cái lập luận tai ác «ruộng đất thuộc quyền sở hữu của toàn dân», một khái niệm chỉ còn có ở đất nước ta.
Cho nên Luật sửa chữa, bổ sung về Luật đất đai hay Luật về sở hữu ruộng đất là đạo luật cần kíp nhất, cấp bách nhất, là món nợ lớn của đảng CS và nhà nước đối với bà con nông dân, cần giải quyết ngay trong năm nay. Quốc hội và chính phủ phải đặt luật này vào hàng ưu tiên cao nhất trong số 21 Luật sẽ được soạn thảo trong năm nay cũng như trong số hơn một trăm luật dự kiến cho 5 năm tới. Sau đó mới đến các Luật về tư do báo chí, về Luật về trưng cầu dân ý, Luật về biểu tình, Luật về biển, và Luật về đạo đức cán bộ, tuy nhiên các luật này cũng phải được dành ưu tiên cao.
Quốc hội Việt Nam không nên nêu lên sự hiện hữu của con số hàng chục, hàng trăm luật mà họ đã thông qua để lẩn tránh, trì hoãn việc xây dựng những bộ Luật sinh tử, cần kíp nhất cho cuộc sống bình an của xã hội hiện nay.
Bùi Tín
16-11-2011
Theo Blog Bùi Tín
Gửi ý kiến của bạn