Thế nhưng có một gia đình, dưới tận cùng khổ đau, bị dồn đến nấc thang cuối cùng của khổ nhục mà họ vẫn vươn lên . Cha đi tù đứa bé chị gái mới chỉ 7 tuổi thằng em trai mới 3 tuổi. Vài năm sau người mẹ cũng mất luôn. Chị em ôm nhau lay lất đủ 10 năm nuôi cha trong tù. Câu chuyện của những năm 1992 thế kỷ trước. Vậy mà các em vẫn lớn lên, đi học nên người. Ngày nay những bài viết của hai chị em bloger này làm chấn động dư luận trong và ngòai nước. Hôm nay , họ đang đứng trước một nguy cơ tù tội của ngày xưa khi họ dám lên tiếng cho sự thật và lẽ phải .
Đó là gia đình nhà văn yêu nước Hùynh Ngọc Tuấn ở Tam Ky- Quảng Nam
Cô bé Hùynh Thục Vy và cậu bé Hùynh Trọng Hiếu ngày nào giờ đã là những thanh niên mẫu mực. Xã hội bây giờ không lường hết được những khổ đau mà hai em phải hứng chịu khi còn tuổi thơ. Con cái của một tù nhân lương tâm yêu nước đi học trong sự phân biệt đối xử nghiệt ngã rất khốn khổ . Người ta đánh giá một con người không phải bởi tài năng vào đức độ của họ mà bằng cái lý lịch có HỒNG hay không mà thôi . Xã Tam Phú, ngọai ô thành phố Tam Kỳ bây giờ vẫn còn dấu vết của một làng quê nghèo khó. Dù ngày nay từ Tam Kỳ về biển Tam Thanh có công ty nuôi đà điểu, có du lịch biển, nhiều người nuôi tôm nhưng dân vùng này vẫn còn nghèo huống gì những ngày trước thì càng khốn khó hơn
Huỳnh Thục Vy – Huỳnh Trọng Hiếu
Tôi từng đến nơi đây nhiều lần, con đường từ trung tâm thành phố Tam Kỳ về miền biển Tam Thanh độ chừng hơn 10km tôi thuộc lòng từng ngôi nhà . Tôi biết nhiều sinh viên đậu đại học nhưng không có tiền đóng học phí nên gác chuyện học hành. Thôn Phú Quý cách xã Tam Tiến huyện Núi Thành chỉ một con đường làng nhỏ . Gần nhà của cha con anh Hùynh Ngọc Tuấn có cái chợ quê, trong cái chợ quê Tam Tiến này có một người bán thịt tên là Thông. Tôi biết anh này tại tòa án thành phố Sài Gòn, Con anh đi học đại học trong Sài Gòn nó giựt điện thọai của người ta và bị Tòa án tuyên tù 2 năm rưỡi. Trong cái phiên tòa này anh ta trình ra đủ thứ giấy tờ liệt sĩ, giấy trả tiền cho nạn nhân và đặc biết giấy chứng nhận anh là AN NINH. Tòa án thành phố nói là đã xem xét rồi mới giảm như vậy, đứa đồng phạm với nó không phải cháu liệt sĩ, không phải con của cán bộ an ninh nên mới đi tù đủ 3 năm rưỡi .
Thiệt tình mà nói lần đầu tiên tôi đến miền quê này cũng chỉ đi thực tế cho biết gia đình của một nhân viên an ninh sống ra sao chứ không nghĩ là đi du lịch thăm biển Tam Thanh nó đẹp như thế nào . Nhưng sau đó có dự án trong khu Kinh tế mở Chu Lai tôi về vùng này. Lúc đó thì chưa biết gì về gia đình nhà văn Hùynh Ngọc Tuấn cả. Những năm 2006-2007 thì miền quê này có con bão lớn tàn phá nặng nề. Tôi còn nhớ là mỗi sáng chúng tôi hay ngồi quá cà phê xéo xéo trại nuôi đà điểu thì nhà văn Hùynh Ngọc Tuấn đạp xe đi qua. Vài người dân trong vùng bàn luận về anh với lòng ngưỡng mộ thương yêu. Thực tình mà nói lúc đó tôi cũng chẳng để ý gì nhiều
Một đôi lần giáp mặt chào anh nhưng có lẽ mới đi tù ra và thấy tôi là người lạ, giọng nói cũng khác dân miền biển quê anh, nên anh cũng e dè. Rồi nghiệp cầm bút nó kéo tôi lại gần anh hơn. Hiện giờ anh cũng chỉ biết tôi là « đồng hương» chứ cũng chẳng biết gì nhiều hơn. Nhưng tôi có cơ hội biết về gia đình của anh nhiều hơn. Và cũng mới đây thôi
Tôi tự hào về người đồng hương này. Và dĩ nhiên tôi yêu mến cái gia đình nhà văn yêu nước một cách chân chính này .
Buồng số 6 Tại Nam Hà Tết Năm 2001. Từ trái sang phải: Phan Văn Mỹ, Trương Văn Sương, Huỳnh Ngọc Tuấn, Lê Văn Tiến. Ảnh: Huỳnh Ngọc Tuấn
Dân Quảng Nam cầm bút cũng nhiều nhưng chỉ ít người dám nói thẳng sự thật. Nhà văn Nguyên Ngọc chỉ là số ít trong họ. Có anh nhà văn vừa rồi đạt giải 3 Hội nhà văn với tác phẩm « ĐTVV» và anh đang làm cho Auto Trường Vũ, cũng dân Quảng Nam nhưng anh cũng dám nói thật là anh…hơi bị nhát gan. Lấy cái nồi cơm ra để làm chuẩn mà viết thì không đúng là tố chất của nhà văn « Quảng Nam hay cãi» rồi !
Nhưng cha con của nhà văn Hùynh Ngọc Tuấn bất chấp hiểm nguy họ vẫn lên tiếng cho sư thật. Họ cầm bút chẳng phải vì cái nồi cơm, ngay cả mái ấm họ cũng chả có phải đi ở nhờ người em gái .
Những động thái của an ninh Quảng nam vừa làm là nhằm dọn đường để bắt anh và triệt hạ đường sống của hai thanh niên yêu nước nồng nàn Hùynh Thục Vy và Hùynh Ngọc Hiếu.
10 năm tù và nhiều năm quản chế đã không làm suy giảm lòng yêu nước kiên cường của nhà văn Hùynh Ngọc Tuấn. Khi chúng tôi hỏi anh có ý định như nhà văn Trần Khải Thanh Thủy là xin đến một nước tự do nào cầm viết tiếp không? Nhà văn trả lời không do dự: TÔI MUỐN Ở VIỆT NAM CÓ CHẾT THÌ TÔI CŨNG MUỐN CHẾT TRÊN QUÊ HƯƠNG MÌNH
Tre chưa già nhưng măng đã mọc. Nhà văn Nguyên Ngọc ít ra cũng có đồng hương trên mặt trận nói lên sự thật. Nhà văn Hùynh Ngọc Tuấn có mệnh hệ nào do tội ác của nhà cầm quyền tỉnh Quảng Nam gieo ra thì cũng còn có 2 bloger con nối nghiệp cha. Một gia đình yêu nước và trưởng thành trong nghịch cảnh
Tôi tin là thế giới của công nghệ truyền thông thì cha con nhà văn Hùynh Ngọc Tuấn sẽ không lẽ loi và đơn độc. Thời buổi ngày nay nó khác xa cái thời năm 1992 đó rồi. Ngày xưa nhà văn Hùynh Ngọc Tuấn đi tù thì an ninh còn đem sinh mạng của 2 đứa bé con trẻ thơ ra hù dọa cũng không làm anh thay đổi bẻ cong ngòi bút thì bây giờ 2 đứa bé con ngày xưa đó chúng đã lớn khôn và là đồng đội của cha nó trong mặt trận truyền thông sẽ tăng thêm nghị lực cho nhà văn. Tôi tin là nhà cầm quyền có bắt bớ cũng chỉ tiếp thêm nguồn năng lượng mới, tạo nên một chất xúc tác mới cho cha con nhà văn chứ hòan tòan chả có lợi lộc gì
Mọi việc hãy còn phía trước. Và biển Tam Thanh chiều nay có cuộn sóng giận dữ trong mùa biển động?
Vũ Nhật Khuê
Theo Dân Làm Báo
Gửi ý kiến của bạn