BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73344)
(Xem: 62242)
(Xem: 39427)
(Xem: 31174)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Bên trong phiên tòa xử học viên Pháp Luân Công

11 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 1265)
Bên trong phiên tòa xử học viên Pháp Luân Công
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Phiên tòa sơ thẩm của hai học viên Pháp Luân Công Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành vừa diễn ra vào sáng thứ Năm.


Bắt bí Viện kiểm sát


Bản án của TAND Hà Nội dành cho hai nhân vật trên lần lượt là 36 tháng tù giam và 24 tháng tù giam. Nói chuyện với Quỳnh Chi sau khi phiên tòa kết thúc, anh Phạm Thành Trung, một học viên Pháp Luân Công từng tham gia tọa thiền trước đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối việc bắt giam hai ông Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành, cũng là người tham dự phiên tòa từ đầu đến cuối, kể về những điểm đáng chú ý xung quanh phiên tòa:

Anh Phạm Thành Trung: Nói chung, sáng thì họ cho cảnh sát vây kín hết đường, hai bên vỉa hè là chính, không ai đến gần được. Ai có giấy phép - giấy của tòa, thì mới vào gần được thôi, nhưng có nhiều người không vào được. Khi vào được trong rồi thì thấy việc xét xử cũng diễn ra bình thường, cũng đầy đủ các mục, các phần, có tranh tụng rồi xét xử, nhưng mà các phần mà luật sư đưa ra thì luật sư đưa ra các cái sai phạm từ bên thủ tục, điều tra, cho đến các cái về bằng chứng họ đưa ra đều sai, sai cả về hiến pháp, sai cả về pháp luật, sai rất nhiều cái.

Luật sư cũng chứng minh là cái việc các anh ấy làm thì không có gì sai đối với pháp luật Việt Nam hay là sai đối với pháp luật Trung Quốc, ngay cả với pháp luật Trung Quốc không sai. Luật sư chứng minh là Trung Quốc không có luật nào cấm Pháp Luân Công cả.

Trong hồ sơ vụ án thì có một cái văn bản cấm Pháp Luân Công thì chỉ là văn bản ở cấp bộ của công an thôi, nghĩa là dùng cái đấy nó chỉ là cái riêng của họ thôi, nó không có bằng chứng gì để chứng minh cả.

Về phía Viện kiểm sát thì họ cũng không phản bác lại những phần đấy mà họ cứ bảo lưu ý kiến của họ.

Quỳnh Chi: Là một người tham dự phiên tòa từ phút đầu cho đến phút cuối thì không biết anh thấy điểm nào là đáng chú ý nhất trong phiên tòa đó, thưa anh ?

Anh Phạm Thành Trung: Điểm đáng chú ý nhất thì chính là cái phần tranh luận của luật sư và đại diện Viện kiểm sát thì luật sư họ vạch rõ nhiều sai phạm, họ cũng đặt yêu cầu chỉ rõ cho mọi người biết là thân chủ của luật sư sai về luật gì, đưa lên sai phạm ở chỗ nào, rồi gây thiệt hại cho những ai, thì phía đại diện Viện kiểm sát không chỉ ra được là như thế nào.

Quỳnh Chi: Phiên tòa có bao nhiêu người tham dự, thưa anh?

Anh Phạm Thành Trung: Cũng nhiều lắm, cũng mấy chục người lận. Mà mình thấy toàn là công an thôi, họ vây kín hết.

Quỳnh Chi: Người thân và bạn bè của anh Trung và anh Thành thì khoảng bao nhiêu người ?

Anh Phạm Thành Trung: Khoảng bốn năm người thôi. Nói chung là ít người lắm, còn lại thì toàn là những người rất là lạ.

Quỳnh Chi: Dạ vâng. Vì sao mà anh được vào?

Anh Phạm Thành Trung: Lúc trước mình có làm cùng với Vũ Đức Trung một số các dự án, ngồi cùng chung văn phòng của công ty cùng với Trung, thì trước khi mình đến họ cũng có một số cái họ hỏi trước, họ điều tra, họ có triệu tập hỏi rồi, mình nghĩ là họ gọi mình đến để làm nhân chứng cho họ đấy.

Quỳnh Chi: Ngày hôm nay thì anh có làm nhân chứng không ạ?

Anh Phạm Thành Trung: Không.

Quỳnh Chi: Vâng. Thế thì anh thấy anh Vũ Đức Trung và anh Lê Văn Thành phản ứng như thế nào?

Anh Phạm Thành Trung: Hai anh rất bình tĩnh. Khi mà tòa hỏi thì hai anh cũng đứng lên nói rõ về quan điểm của mình và chỉ rõ cáo trạng sai ở những điểm nào, và về luật thì nói sai điểm nào chẳng hạn, áo dụng như thế có đúng hay không. Về phía các anh thì các anh cũng nói rõ quan điểm của mình.

Bản án quá nặng


Quỳnh Chi: Và họ có nói về cái điều 226, khoản 1, điểm a, cái khoản mà cho rằng các anh có vi phạm ?

Anh Phạm Thành Trung: Có chứ. Cả hai thì đều không nhận vấn đề đấy. Thật ra thì có nhận cái việc lắp đài phát sóng mà chưa xin phép thôi, có nghĩa là liên quan đến vấn đề xin phép mà thôi chứ còn cái việc phát thì không hề sai, nội dung đưa lên cũng không hề sai, không có cái sai phạm gì như thế.

Quỳnh Chi: Vâng. Trong một lần phỏng vấn trước thì anh cũng đã bảo rằng làm cái việc tọa thiền, một trong các lý do là để phản đối việc bắt giam anh Vũ Đức Trung và anh Lê Văn Thành, bây giờ đã có bản án thì không biết là các học viên sẽ có hành động gì trong thời gian tới không ạ?

Anh Phạm Thành Trung: Tôi thấy phiên tòa này thật vô nghĩa bởi vì thật ra nó không phải là phiên tòa để xét xử mà nó chỉ là một hình thức người ta đưa ra đấy để người ta tuyên án, tôi nghĩ các học viên chắc chắn sẽ cố gắng tiếp tục nói lên cái nguyện vọng của mình.

Quỳnh Chi: Vừa rồi là cuộc trao đổi của Quỳnh Chi với anh Phạm Thành Trung, một học viên Pháp Luân Công và cũng là người có mặt ở phiên tòa từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc. Tiếp theo là cuộc trò chuyện giữa Quỳnh Chi và chị Lê Thị Thu Hòa là vợ anh Vũ Đức Trung. Trước tiên chị chia sẻ suy nghĩ của mình về bản án:

Chị Lê Thị Thu Hòa: Khi mà đến lúc nhận được bản án thì hai anh đều cảm thấy là nó quá nặng, mà trong quá trình em tham gia thì em thấy là luật sư có bào chữa và đưa ra những cái căn cứ mà em thấy là hợp lý và có cả bằng chứng cụ thể, xác định rằng anh Trung và anh Thành là không có tội, chỉ vi phạm về hành chính thôi. Và trong phần tranh tụng với bên Viện kiểm sát thì em thấy là Viện kiểm sát vẫn chưa có những câu trả lời rõ ràng về các luận điểm mà luật sư đưa ra.

Quỳnh Chi: Vâng. Không biết là thành viên gia đình hay là những người liên hệ bạn bè với anh Trung và anh Thành thì bao nhiêu người được vào trong phiên xử đó, thưa chị?

Chị Lê Thị Thu Hòa: Chỉ những người nào có giấy mời thôi, thì chỉ có bố mẹ đẻ của em, vợ anh Thành và bố chồng em tức là bố anh Trung. Ngay cả mẹ của anh Trung cũng không được vào, lúc vào đến cổng thì họ bảo là không có tên. Trong khi đó thì ở trong phiên tòa thì em thấy nhiều người nên em mới hỏi, trong đó có một cô em hỏi: “Cô ơi, cô ở bên nào?”, thì cô ấy bảo là cô là dân thường, mà dân thường thì em thấy chẳng ai được vào cả, ngay cả mẹ anh Trung cũng không được vào mà lại.

Quỳnh Chi: Phiên xử này là phiên tòa sơ thẩm, vậy gia đình sẽ có hành động gì trong thời gian sắp tới không, thưa chị?

Chị Lê Thị Thu Hòa: Thực tế là anh ấy không có tội như luật sư đã bào chữa nói, gia đình sẽ kháng án lên phúc thẩm ạ.

Quỳnh Chi: Trước tiên Quỳnh Chi cũng xin chia buồn với gia đình chị, Mong chị và gia đình được nhiều sức khỏe. Cảm ơn chị và xin chào chị.

Chị Lê Thị Thu Hòa: Dạ. Cảm ơn chị.

Quỳnh Chi, phóng viên RFA

10-11-2011

Theo RFA
Ý kiến bạn đọc
22 Tháng Mười Một 20118:00 SA
Khách
LUẬT SƯ TRIỂN “LẠC ĐỀ”, PHÁP LUÂN CÔNG BỊ LỢI DỤNG Tình hình hiện nay đã diễn ra theo tình huống bất lợi nhất cho hai anh Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành. Theo nhận định của chúng tôi thì hai anh đã bị kết tội vi phạm điều 226 Bộ Luật Hình Sự sửa đổi bổ sung 2009 “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet” theo khoản 2, điểm a là phạm tội “có tổ chức” với khung hình phạt từ 2 đến 7 năm tù giam. Anh Thành được hưởng mức nhẹ nhất là 2 năm tù giam và anh Trung là 3 năm. Như vậy hội đồng xét xữ đã tính đến các tình tiết giảm nhẹ. Các Luật gia là học viên Pháp Luân Công nhận định rằng Luật sư (LS) Trần Đình Triển không nắm rõ luật và hoàn toàn không bảo vệ được thân chủ của mình. LS Triển đã đặt sai vấn đề ngay từ đầu trong văn bản của mình gửi Viện Kiểm Sát tối cao: “Nếu giả sử rằng áp dụng điều 226 Bộ luật hình sự 1999 đã được bổ sung và sửa đổi tháng 6 năm 2010 có hiệu lực từ 01/01/2010 để xem xét xữ lỳ hành vi của Vũ Đức Trung thì không có căn cứ, vì: thông tin phát trên hệ thống vô tuyến điện nói trên là hướng dẫn về “Pháp Luân Công” , pháp luật của nhà nước ta không cấm tuyên truyền, phổ biến về môn phái này (mang màu sắc tôn giáo, tín ngưỡng và rèn luyện sức khỏe); thông tin đó không xâm phạm đến lợi ích của cơ quan tổ chức cá nhân, trật tự an toàn xã hội và cũng chưa có hậu quả xảy ra cho ai…” HIỂU SAI LS Triển đã hiểu sai hai điểm sau: 1) Cụm từ “đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin…” ghi trong luật được LS Triển hiểu thành “đưa hoặc sử dụng thông tin trái phép…” Theo điều luật này thì ở đây hành vi thực hiện việc đưa thông tin bị điều chỉnh hơn là nội dung thông tin. Luật sư Triển lại hiểu rằng nội dung thông tin là đối tượng bị điều chỉnh. Nếu muốn nói đến nội dung thông tin thì cần phải đem cụm từ “trái phép” ra sau danh từ thông tin để đảm bảo cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt. Vì hiểu nhầm nên LS Triển đã dày công chứng minh rằng Pháp Luân Công không bị cấm tại Việt Nam. Đương nhiên là Pháp Luân Công không bị cấm ở Việt Nam và điều này cũng không liên can gì đến vụ việc của hai anh Trung và Thành vì hai anh có đưa thông tin nào đi nữa thì cũng vẫn bị điều chỉnh bởi điều luật này. 2) Điểm thứ hai là LS Triển đã quá chú tâm đến khoản 1 thuộc điều 226 nêu trên để chứng minh rằng việc làm của hai anh không “… xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng” trong khi đó anh Trung và Thành lại bị xét theo khoản 2 do phạm tội “có tổ chức”. Theo khoàn 2 điểm a này thì không kể có “xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội” hoặc có “gây hậu quả nghiêm trọng” nếu là phạm tội trên “có tổ chức” thì sẽ phạm vào khung 2 và bị phạt từ 2 đến 7 năm tù giam. Như vậy LS Triển đã hoàn toàn đi lạc hướng trong việc thu thập các dữ kiện để bảo vệ thân chủ của mình và hoàn toàn bị động trong quá trình bào chữa. Một nguồn tin trên mạng internet cung cấp thông tin chứng minh LS Triển đã lạc đề ngay cả khi ra bào chữa cho Trung và Thành trước tòa. Theo Báo Đại Kỷ Nguyên, LS Triển đã chất vấn công tố viên rằng “không có pháp luật Việt Nam cấm phát sóng thông tin về Pháp Luân Công” cũng như “Triển yêu cầu được biết những gì pháp luật Việt Nam cấm phát sóng vào Trung Quốc” và công tố viên đã im lặng. LS Triển đã lãng phí thời gian bào chữa bàn cãi vào những câu hỏi ngô nghê vì Điều 226 bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và có hiệu lực tháng 01/01/2010 điều chỉnh mọi hành vi “đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet” với bất kể nội dung thông tin gì hay hướng về bất cứ nơi đâu (cho dù nội dung muốn đưa là tuyên truyền cho Chủ nghĩa Mác-LêNin hay chỉ hướng qua nhà hàng xóm). CẦN PHẢI LÀM GÌ Vậy đúng ra luật sư Triển phải làm gì? Theo các luật sư thì LS Triển cần phải chứng minh Trung, Thành không có tổ chức và điều này rất khó khăn; hoặc biện minh Trung, Thành thiếu hiểu biết và quá nhiệt tình nên vô tình phạm tội qua đó kêu gọi sự khoan hồng của luật pháp cùng các tình tiết giảm nhẹ tội cho hai anh. Chúng tôi hy vọng, trong phiên phúc thẩm Luật sư Triển nếu còn tiếp tục bào chữa có thể bình tĩnh và chuẩn bị thật kỹ lưỡng các nội dung thật sự có lợi cho thân chủ của mình. Không đẩy họ và những người tập luyện Pháp Luân Công thiếu hiểu biết khác vào những tình huống phức tạp không đáng có như đang diễn ra hiện nay. Tham khảo * Bộ Luật Hình Sự sửa đổi bổ sung 2009 * http://vietdaikynguyen.com/v2/world/1236-hai-ngi-ai-truyn-thanh-vit-nam-b-kt-ti-trong-phien-toa-nhan-chng-noi * Công văn của Luật sư Trần Đình Triển gửi Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn