BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73309)
(Xem: 62227)
(Xem: 39416)
(Xem: 31160)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Về buổi tiếp xúc, làm việc của Tiến sĩ Michael Orona đại diện Bộ ngoại giao Hoa Kỳ và cô Nancy N. Tran với tôi tại Hà Nội

31 Tháng Bảy 200712:00 SA(Xem: 1055)
Về buổi tiếp xúc, làm việc của Tiến sĩ Michael Orona đại diện Bộ ngoại giao Hoa Kỳ và cô Nancy N. Tran với tôi tại Hà Nội
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Hôm ngày 16 tháng 7 năm 2007, vào lúc 10 giờ sáng tiến sĩ Michael Orona và cô Nancy Trần đã được anh Đào Công Đức là phiên dịch viên của Tòa đại sứ Hoa Kỳ hướng dẫn và cùng đi tới nhà riêng của tôi, một nhà báo tự do tại số 11 ngõ Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm TP Hà Nội. Đây là cuộc tiếp xúc lần thứ hai giữa những người bất đồng chính kiến trong nước được diễn ra sau cuộc gặp lần thứ nhất với cụ Hoàng Minh Chính vào chiều ngày 11 tháng 7 trước đây mấy hôm với ông Michael Orona Phó giám đốc phụ trách Phòng Nhân quyền, Dân chủ và Lao động thuộc Bộ ngoại giao Hoa Kỳ trong dịp ông được cử sang công tác tại Việt Nam. Cùng đi với ông Michael Orona còn có cô Nancy N. Tran là chuyên viên chính trị của tòa đại sứ Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam, cô là người Mỹ gốc Việt nói giọng miền Nam.


Từ trái qua phải : Cô Nancy N. Tran chuyên viên chính trị Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Michael Orona phó giám đốc Phòng Dân chủ, Nhân quyền và Lao động thuộc Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, và nhà báo tranh đấu Nguyễn Khắc Toàn tại buổi gặp gỡ sáng 16/7/2007 tại số nhà 11 Ngõ Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Thủ đô Hà Nội


Buổi gặp này đã được diễn ra tại tư gia của gia đình tôi tại phòng khách trên tầng 2 và đã được phía Mỹ thông qua ông Nguyễn Quốc Quân đang định cư tại Mỹ, là anh ruột của Bác sĩ Nguyễn Đan Quế báo tin trước qua Thượng tọa Thích Thiện Minh hiện là Chủ tịch Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam ở Bạc Liêu. Từ đó Thượng tọa đã thông tin trước cho t ôi cách đó 1 tuần. Lẽ ra cuộc gặp được diễn ra vào ngày thứ Tư tuần này vào ngày 18/7/2007 nhưng tôi đã đồng ý và gặp vào đầu tuần để còn có thời gian làm một số việc khác. Hơn nữa trong hoàn cảnh hiện nay, những người như chúng tôi ở trong nước phần lớn bị quản thúc rất chặt chẽ thì cuộc gặp cần phải được diễn ra thật nhanh chóng, bí mật, bất ngờ trước khi bị an ninh mật vụ trong nước biết và ra tay ngăn chặn. Cuộc trao đổi thân mật giữa phái đoàn đại diện Bộ ngoại giao và quan chức của Tòa đại sứ Hoa Kỳ đã diễn ra trong không khí rất thân tình, cởi mở được sự giúp đỡ phiên dịch của một cán bộ người Việt như đã nói ở trên.

Nội dung gồm có 3 phần chính do tôi đã trình bày và thảo luận với phái đoàn đại diện Bộ ngoại giao Hoa Kỳ một cách thẳng thắn, trung thực, toàn diện như sau:

-Phần thứ nhất :

Phái đoàn của ông Michael Orona trước tiên đã đặt những câu hỏi về an ninh cá nhân và tình hình đàn áp, sách nhiễu của công an đối với cá nhân tôi từ khi ra tù đến nay. Tôi đã đề nghị chưa vội vã trả lời câu hỏi này ngay. Mà trái lại ngay sau đó, tôi đã chủ động trình bày nội dung của mình muốn đề đạt với phái đoàn đại diện Bộ ngoại giao Hoa Kỳ và đã được tôi chuẩn bị từ trước. Tôi đã đem hơn 1 trăm các đơn thư tố cáo khiếu nại, hình ảnh, hồ sơ của dân oan trong nước khắp 3 miền Bắc-Trung-Nam bao gồm cả ảnh chụp, đơn thư viết tay, các bản đánh máy, bản photocopy mang ra để trình bày vấn nạn dân oan với phái đoàn của ông Michael Orona mà tôi thấy rất cần thiết và hệ trọng trong bối cảnh thực tế của xã hội Việt nam hiện tại. Tôi đã nêu một số trường hợp cụ thể, như vụ bà Nguyễn Thị Vàng là một thương binh 4/4, là mẹ liệt sĩ ở tỉnh Kiên Giang, người có công với chế độ nhưng đã bị bắt giam bỏ tù 2 năm trong những năm 1997-1999 và bị vu cáo là xâm phạm đến luật đất đai. Cho đến nay thì bà Nguyễn Thị Vàng vẫn ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng và vừa qua bà đã bị phía công an Việt Nam tại thủ đô hành hung, cướp một số giấy tờ cũng như đập bát hương thờ con trai là liệt sĩ của bà. Tôi cũng đã đưa cho đoàn xem những hình ảnh nhà cửa của bà tại quê hương tỉnh Rạch Giá ngày nay gọi là sau hơn 32 năm được miền Nam được giải phóng ( nay là tỉnh Kiên Giang ). Đó là túp lều rách nát của bà tại quê hương hiện tại làm cho đoàn của ông Michael Orona rất chú ý. Tôi đã trưng ra cho đoàn biết lệnh tha tù của bà Nguyễn Thị Vàng khi bà đã hết án 2 năm tù giam, thời kỳ bà bị chính quyền tỉnh Kiên Giang bỏ tù chỉ vì kiên trì đấu tranh đòi lại ruộng đất của mình….


Chụp ảnh kỷ niệm giữa nhà báo Nguyễn Khắc Toàn và Tiến sĩ Luật khoa Michael Orona đại diện Bộ ngoại giao Hoa Kỳ tại phố Nguyễn Khắc Cần TP - Hà Nội lúc 12 giờ 20 trước khi ông chia tay trở về Tòa đại sứ ở số 7 phố Láng Hạ, quận Đống Đa, TP - Hà Nội


Sau đó tôi đưa ra những vụ nổi bật khác, như trường hợp của ông Võ Văn Nghệ là một nhân viên tình báo của ngành công an Việt Nam trong những năm 1965 – 1967, sự kiện đã xảy ra cách đây đã hơn 40 năm. Ông đã nhiều lần bị tù đầy và đánh đập rất dã man tàn bạo đến hỏng cả mắt, tàn phế suốt đời chỉ vì đấu tranh chống tiêu cực bảo vệ tài sản quốc gia. Hồi đó ông Nghệ đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam trái phép, biệt giam trong xà-lim, bị cùm khóa rồi hàn cố định hai chân lại dính với bệ nằm xi măng đến lở loét nhiễm trùng. Ông đã phải nằm bất động trần truồng 15 tháng ròng rã một mình trong xà-lim tối tăm, hôi thối, chỉ cho đến khi ông Võ Văn Nghệ sắp chết khi còn da bọc xương thì mới được công an Thanh Hóa tạm thả ra để cho chết tại nhà nhằm phi tang, xóa mọi dấu vết tội ác của họ…

Tiếp đó tôi đã đưa tiếp những trường hợp của những đồng bào dân tộc người S’tiêng, người Hmông, người Hoa, người Tày, người Nùng, người Dao, người Kinh v.v… ở xã Đắc Ơ, huyện Phước Long tỉnh Bình Phước, đã bị chính quyền địa phương chỉ đạo cho hơn 400 công an và bộ đội trong 2 năm (2005 và 2006) đến càn quét đốt hàng trăm nóc nhà của nhân dân, tàn phá hoa màu, chặt vườn cây điều và các cây ăn trái khác của đồng bào các dân tộc nghèo khổ. Lực lượng vũ trang này còn bắt gà, vịt và chó của dân để ăn thịt, đánh đập nhân dân tùy tiện rất dã man. Bắt giam những người dân có lời nói chống đối, phản kháng để bảo vệ hoa mầu, tài sản ruộng rẫy là thành quả công sức lao động nhiều năm của mình. Sau đó công an đã đem họ giam trong xe đặc chủng của cảnh sát phơi nắng 1 ngày ròng rồi chiều tối mới chở về công an huyện Phước Long của tỉnh để giam nhốt.

Tiếp theo là tôi đưa các hồ sơ hình ảnh vụ của bà Phạm Kim Thu 81 tuổi ở xóm 8, xã Ỷ La, thị xã Tuyên Quang là vợ và mẹ liệt sĩ đã hy sinh cho đảng CSVN và chế độ XHCN VN, thế mà gia đình bà Kim Thu vẫn bị cướp nhà, rồi bà bị đẩy vào trại bảo trợ xã hội tỉnh. Ở đó bà cũng không yên ổn tiếp tục bị ngược đãi, đánh đập tàn bạo phải trốn khỏi trại bảo trợ xã hội tỉnh để ra vườn hoa dân oan Mai Xuân Thưởng tìm công lý, lẽ phải. Trường hợp nữa là ông Nguyễn Duy Huân, kỹ sư cầu đường, nhà báo chuyên nghiệp, cựu sĩ quan quân đội, cựu đảng viên ĐCSVN đã bị bỏ tù oan ức. Ông bị nhà cầm quyền tỉnh Tuyên Quang bắt giam 19 tháng trong xà lim, khi họ đưa ra tòa chỉ còn da bọc xương, bị liệt 2 chân không đi được phải khiêng cáng ra trước vành móng ngựa gọi là xét xử trước tòa án nhân dân. Hiện nay bà Kim Thu và ông Duy Huân là những dân oan khiếu kiện ở Mai Xuân Thưởng đã, đang tiếp tục sống lay lắt ở đây và ở tại Hà Nội từ 3 đến 10 năm trời nay mà vẫn chưa đòi được công lý và công bằng cho mình.

Tiếp theo là tôi đưa ra loạt hồ sơ những trường hợp dân oan ở các tỉnh Phú Yên, Cà Mau, An Giang, Đồng Tháp, Rạch Giá, Bắc Giang, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn…. cho phái đoàn của đại diện Bộ ngoại giao Hoa Kỳ xem. Cả tiến sĩ Michael Ôrona và cô Nancy N.Trân rất chăm chú lắng nghe, họ đều ghi chép tỷ mỷ, cụ thể mọi chi tiết về các trường hợp, các vụ việc oan khuất của đồng bào các tỉnh trong nước là nạn nhân.


Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn bắt tay thân mật với ông Michael Ôrona khi trao tặng ông các bài vở, tài liệu về hồ sơ dân oan tố cáo và dân chủ tại phòng khách của gia đình


Tiếp nữa là tôi có đưa ra hơn 50 bản viết tay của đồng bào dân tộc, phần lớn là người họ Điểu sắc tộc Stiêng là dân gốc bản xứ nhiều đời ở địa phương tỉnh Bình Phước cũng đã bị cướp đất, đốt nhà, chặt phá hoa màu để cho đoàn của ông Michael Orona biết. Tôi cũng đưa ra những hình ảnh mà phía bộ đội mà công an huyện Phước Long đã tiến hành càn quét, đốt phá, đánh đập và bắt giam trái phép nhân dân trong các chiến dịch càn quét như vậy. Đó là những cảnh chặt phá hoa màu, đốt nhà, cảnh đánh đập nhân dân tại xã Đắc Ơ, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước, đây chính là những bằng chứng hùng hồn minh chứng tội ác của phía công an và bộ đội của tỉnh Bình Phước đã gây ra cho nhân dân lao động nghèo khổ ở đây. Hiện nay họ phải sống cảnh màn trời chiếu đất không cơm ăn, không ruộng rấy và chăm sóc y tế giữa rừng sâu núi thẳm vô cùng cực khổ và hết sức thương tâm… Tôi cũng cho phái đoàn biết, có rất nhiều đồng bào các dân tộc ở vùng đó đã lặn lội ra tận Hà Nội để đưa đơn khiếu nại tố cáo với nhà nước CSVN trung ương. Tôi còn cho đoàn ông Michael Orona và đại diện Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội hay : Số đồng bào dân tộc này đã kéo đến nhà riêng của tôi để nhờ lên tiếng bênh vực nỗi đau khổ, oan khuất của họ, và ngày 12 /7/2007, tôi đã tổ chức cho họ được trả lời phỏng vấn nhiều giờ đồng hồ liên tiếp trên 2 đài phát thanh hải ngoại là Việt Nam Sydney ở Úc Châu và Chân Trời Mới ở Pháp để tố cáo những sự thật hãi hùng đó. Điều đáng chú ý và đặc biệt là 9 đồng bào trong số gần 20 người đã tham gia phỏng vấn trên các rađio trên đã nói bằng chính Tiếng Dân tộc của mình để tố cáo cho dư luận toàn thế giới biết những tội ác đã xảy ra tại quê hương và nơi họ cư trú ổn định trong nhiều năm qua. Khi nghe đến đây ông Michael Orona rất xúc động đánh giá và được người phiên dịch nói lại : “ Tôi đã thấy rõ sự hoạt động rất nhiệt tình vì nhân dân của ông để bênh vực cho những người dân nghèo khổ cô thế, bị áp bức và bạo lực lộng hành. Bởi vì có tới 2 lần tôi đặt câu hỏi về tình hình cá nhân của ông, nhưng không được trả lời ngay mà ông chỉ nêu những vấn đề của nhân dân ra trước ”. ( Nguyên văn qua lời phiên dịch viên Đào Công Đức )

Tôi đã đưa ra những hình ảnh biểu tình ở Hà Nội cũng như Sài Gòn hiện nay để cho phái đoàn biết và khẳng định vấn nạn dân oan ở trong nước không còn là một vấn đề nhỏ trong đời sống của người dân Việt Nam nữa. Vấn nạn này có không chỉ trong phạm vi một vài tỉnh hay là một vài thành phố, mà trên đời sống thực tế ở Việt Nam hiện nay thảm nạn dân oan, thì xã nào cũng có, thôn nào cũng có, huyện, tỉnh, thành phố nào cũng có….Con số nạn nhân là dân chúng bị khổ nạn, bị đàn áp, áp bức, khủng bố, đánh đập, trù dập hãm hại, bị bỏ tù oan sai nhiều năm tháng, bị đối xử bất công vô nhân đạo, bị tước đoạt tài sản ruộng đất, vườn tược, hoa màu của nhân dân trong nước đã diễn ra lan tràn trên khắp cả đất nước. Số lượng nạn nhân được coi là Dân oan có thể nói lên đến hàng triệu, thậm chí rất nhiều triệu người. Có thể coi thảm kịch Dân oan tại Việt nam hiện nay chỉ đứng sau thảm kịch Thuyền nhân đầy tang tóc, bi thương sau biến cố ngày 30/4/1975 ở miền Nam Việt Nam đã diễn ra và kéo dài hơn 2 thập kỷ sau cột mốc lịch sử đau thương này trên đất nước ta. Tôi đã khẳng định với phía đại diện Bộ ngoại giao Hoa Kỳ rằng khổ nạn dân oan tại Việt Nam phải được nhận thức thật công bằng, khách quan, đúng đắn và cần phải xếp vào phạm trù vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đã và đang diễn tiến ngày càng trầm trọng tại Việt Nam hiện nay. Chứ công luận không nên chỉ chú tâm quan niệm đơn thuần, rằng giá trị Nhân quyền, Dân chủ chỉ bao hàm là các tiêu chuẩn, khái niệm về các quyền Con quyền căn bản mà dư luận lương tri tiến bộ trên thế giới đã, đang quan tâm bênh vực cho nhân dân trong nước bị tước đoạt, như các quyền Tự do ngôn luận và phát biểu chính kiến, Tự do báo chí và xuất bản, Tự do tổng tuyển cử, Tự do thông tin, Tự do lập hội và sinh hoạt đảng phái chính trị, Tự do tín ngưỡng, tôn giáo và thờ phụng….

Như vậy là qua các thảm kịch dân oan trong nước hiện nay, thì Quyền mưu sinh và tồn tại tối thiểu của nhân dân, cả mạng sống, sự đảm bảo an toàn thân thể và nhân phẩm, danh dự của các công dân trong nước đã, đang bị xúc phạm, bị chà đạp, bị nhục mạ trắng trợn rất thô bạo và hết sức nghiêm trọng. Các minh chứng về nạn dân oan như trên, mà thủ phạm là giới cầm quyền các cấp, các ban ngành trong bộ máy quyền lực độc tài gây nên, chính là những bằng chứng về sự vi phạm Nhân quyền cực kỳ nặng nề không thể biện minh hay chối cãi được nữa trước công luận trong, ngoài nước và quốc tế.

Khi gần kết thúc phần trình bày về dân oan thì tôi đã tặng lại cho đoàn một số các hồ sơ để chứng minh cho đoàn của ông Michael Orona biết về vấn nạn dân oan như đã nói. Ông Michael Orona đã đặt ra câu hỏi: “ Vậy thì những người tố cáo chống tham nhũng, chống bất công, đòi công lý và công bằng xã hội, đòi minh oan thì số phận của họ có bị ngược đãi như vậy không ? ”. Và ông còn nêu câu hỏi để lắng nghe tôi trả lời : “ Có thể những người dân đó họ bị nhà nước lấy đất, trưng thu để mở đường hay quy hoạch khu công nghiệp, hoặc đô thị mới thì sao ? ”.

Tôi đã bình tĩnh và ngay lập tức trả lời tiến sĩ Michael Orona: “Đúng là ở Việt Nam hiện nay có nhiều hộ dân bị nhà nước thu hồi hay trưng thu đất để phục vụ mở rộng đường xá giao thông hay dành cho khu quy hoạch đô thị mới nào đấy. Đó là việc mở mang phát triển kinh tế xã hội, là cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật rất cần thiết cho công cuộc xây dựng lại đất nước. Tuy nhiên trong quá trình giải tỏa để thực hiện các dự án tái thiết như thế ở trong nước, thì đã xảy ra việc nhiều quan chức nhà nước đã ăn chặn tiền đền bù của người dân. Chính sách giá cả đền bù cho dân của nhà nước CSVN trung ương đã quá lỗi thời, quá xa rời so với giá cả thực tế của thị trường, xa rời đời sống thực tiễn của xã hội và hoàn toàn mang tính áp đặt, độc đoán, trịch thượng, quan liêu, họ không coi lợi ích của người dân bị giải tỏa đất đai là yếu tố quan trọng hàng đầu. Mặt khác khi triển khai thu hồi đất theo chính sách đã lỗi thời đó của nhà nước CSVN thì lại phát sinh ra tiêu cực tham nhũng, chính quyền địa phương các nơi chèn ép người dân, họ đã tiến hành lấy đất đai, lấy ruộng rẫy của người dân trên tư thế của một chính quyền chuyên chế, ngạo ngược, áp đặt giá quá rẻ mạt gần như cướp trắng, cướp không của nhân dân. Trong khi đó giá đất đai ngoài xã hội thì lại theo quy luật thị trường tự do, bị nạn đầu cơ trục lợi vô cùng đắt đỏ. Thậm chí có nhiều trường hợp họ mượn danh nghĩa việc công vụ, nhân danh việc nhà nước, nhưng cướp đất của dân để chia nhau hoặc cướp đất xong đem bán giá cao kiếm lời thu lợi nhuận lớn khủng khiếp và chỉ chớp mắt đã trở nên những tỷ phú đỏ. Còn người dân đã nghèo khổ bị cưỡng chế lấy ruộng đất, bị trả giá gọi là đền bù rẻ mạt vô cùng thì họ lấy tiền đâu ra để bù vào việc mua nhà hoặc đất để tái định cư vì giá cả đắt đỏ. Bởi thế, tình hình đó đã đẩy rất nhiều người dân lâm vào cảnh nghèo khổ hơn, họ bị bất công, áp bức đến đường cùng, nên họ phải biểu tình đấu tranh đòi quyền lợi công bằng và lẽ phải.

Hơn thế nữa, trong khi ấy chính sách của nhà nước Việt Nam hiện nay có nói rõ là, trong việc giải phóng mặt bằng phục vụ cho việc canh tân đất nước, thì các cơ quan hữu quan phải thực hiện họp bàn với dân, cùng tìm giải pháp trong tinh thần dân chủ, tôn trọng nhân dân, phải căn cứ vào “những điều khoản tiến bộ” trong luật đất đai hiện hành. Dứt khoát không được để người dân bị thiệt thòi xảy ra khiếu kiện phức tạp, nguyên tắc phải tuân thủ là làm sao để nơi tái định cư phải tốt hơn, thuận tiện hơn chỗ ở cũ đã bị giải tỏa…Tiếc thay trên thực tế thì hầu hết các quan chức ở các địa phương đã không thực hiện chủ trương và quán triệt tinh thần dân chủ đó, không coi trọng quyền lợi của nhân dân như họ nói. Phần lớn họ quen nếp tư duy thống trị toàn xã hội theo ý thức hệ cộng sản rất nặng nề, nên đã ỷ vào sức mạnh của bộ máy quyền lực độc đoán chuyên chế, khi cần là sử dụng để cưỡng bức lấy nhà đất, ruộng vườn của nhân dân rất trắng trợn và thô bạo. Có nhiều trường hợp xảy ra đổ máu gây thương vong cho người dân và kể cả cho lực lượng cưỡng chế, vì bị nhân dân chống đối kiên cường, quyết liệt. Vấn đề chính cốt lõi, là thể chế hiện nay tại Việt Nam là độc tài đảng trị cộng sản, không dân chủ, xem thường lợi ích của nhân dân, là họ không thừa nhận công dân có quyền sở hữu và tư hữu về đất đai… Họ mập mờ và cũng khẳng định ngay trong Hiến pháp khi quy định : “Đất đai là công thổ quốc gia, là sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý ”… để thỏa sức vận dụng trong việc thu hồi đất đai của toàn xã hội, của nhân dân một cách tùy tiện, bừa bãi, tùy thích !!!

Lợi ích quốc gia và của đất nước nói chung là lớn nhất là hàng đầu và lâu dài, nhưng quyền lợi của nhân dân là quan trọng, là nhu cầu trước mắt và hiện tại để phục vụ cuộc sống của con người cần phải được ổn định, đó là an sinh tối thiểu không thể coi thường xem nhẹ. Một chế độ luôn tự nhận là “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” thì càng phải chú trọng phương châm số một này mới chứng minh được điều tự nhận đó cho mình. Nêú ngược lại lời nói không đi đôi với việc làm thì chỉ là sự lừa mị, dối trá và mạo danh mà thôi”

Khi tôi trả lời xong câu hỏi đó tiến sĩ Michael Ôrona và cô Nancy N. Trân tỏ ra rất hài lòng, toại nguyện có vẻ rất được thuyết phục làm họ không thắc mắc gì thêm.


Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn đưa các tấm ảnh do dân oan Việt Nam cung cấp để tố cáo cho phái đoàn xem. Người đàn ông ngồi ngoài cùng cạnh cô Nancy N. Trân là phiên dịch riêng của Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam - anh Đào Công Đức cùng làm việc với đoàn Bộ ngoại giao Hoa Kỳ trong buổi tiếp sáng ngày 16/7/2007.


Ngay sau đó tôi đã tiếp tục trả lời câu hỏi của tiến sĩ Michael Ôrôna đã đặt ra và chỉ rõ những trường hợp chỉ vì đấu tranh chống tham nhũng mà có những người đã bị bắt giam không xét xử, hoặc xét xử và bị đánh đập rất tàn nhẫn với những bản án tù đầy rất bất công. Ví dụ như trường hợp mới nhất là ông Đinh Tất Thắng ở Thanh Hóa, tôi đã đưa ra cả đơn từ và hình ảnh của ông Đinh Tất Thắng 62 tuổi cho đoàn xem. Và các trường hợp ông Võ Văn Nghệ như đã nói rõ ở trên, riêng vụ anh Đỗ Duy Thông là một công dân, một cựu chiến binh ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây bị đánh què tay chỉ vì tố cáo các cán bộ địa phương tham nhũng đất đai. Anh đã ra thủ đô vạch trần sự thật để tố cáo hơn 30 tháng nay nhưng không được ai giải quyết. Tôi cũng đã tặng đoàn của ông Michael Orona toàn bộ những hồ sơ này.

Tôi cũng dẫn chứng thêm các trường hợp những công dân can đảm ở tỉnh Ninh Bình vạch mặt tố cáo các quan chức đứng đầu bộ máy đảng CSVN và chính quyền địa phương từ bí thư tỉnh ủy tới chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh này đã cấu kết tham nhũng hàng trăm tỷ đồng qua các dự án kinh tế gây thiệt hại cho ngân sách quốc gia. Nhưng khi các công dân này, họ làm đơn đấu tranh tố cáo thì tất cả đã bị bắt giam bỏ tù, bị hành hạ đến chết trong ngục tối như trường hợp cựu trung úy quân đội nhân dân Việt Nam - Trịnh Quang Hòa và vợ anh cũng bị bắt giam bỏ tù 3 năm. Hiện nay công an tỉnh Ninh Bình vẫn ra sức đe dọa những người đã tạm thời được thả khỏi tù nếu tiếp tục tố cáo bọn tham nhũng.

Còn bà Nguyễn Thị Gấm 68 tuổi, một công nhân ở mỏ than Quảng Ninh đã nghỉ hưu cũng là một trường hợp nữa, chỉ vì đi đấu tranh đòi quyền lợi cho gia đình mình mà bà bị bắt giam tới 2 lần ở trại giam Lán 14 tỉnh Quảng Ninh và Hà Nội không án hơn 40 ngày và hiện nay đã nằm ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng sang năm thứ 9.

Có trường hợp ở thôn Hòa Mỹ, xã Xuân Cảnh, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên một cụ già hơn 94 tuổi tên là Nguyễn Thị Rủ mẹ đẻ của ông Nguyễn Dương Mau thương binh 4/4, dù tuổi rất cao, sức quá yếu nhưng vẫn bị bắt giam hơn 1 năm. Sau đó cụ sắp chết trong tù mới được thả ra, lý do chỉ vì cụ đấu tranh giữ đất đai, nhà cửa hợp pháp của mình, gia đình cụ đã bị đốt nhà tới 5 lần. Cùng bị bắt giam có con gái ông Dương Văn Mau là chị Nguyễn Thị Quý 41 tuổi cũng bị giam cầm hơn 6 tháng mới được thả khỏi tù, dù cho gia đình này là có công với chế độ và ĐCSVN.

Sau đó tôi cũng đưa ra tiếp trường hợp của gia đình vợ chồng bà Đinh Thị Diên và ông Trần Khánh Thọ cư trú ở thôn 2 cùng địa phương với ông Mau ở thôn 2, xã Xuân Hải, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên bị đốt nhà tới 5 căn, cả nhà đã bị bắt giam bỏ tù tới 5 người gồm 2 vợ chồng, 2 đứa con đẻ và 1 đứa cháu. Hiện nay các con ông bà vẫn ở tù án từ 24 tháng đến 30 tháng tù giam, đáng chú ý là ông Thọ đã từng là cựu quân nhân của chế độ Việt Nam cộng hòa cũ trước kia, nay vẫn sống trong nghèo khổ đói rách tột cùng.

Tôi cũng đã tặng lại cho đoàn cả tấm ảnh của ông Vũ Đình Bá và chị Trần Thị Lan là người Kinh quê gốc ở tỉnh Nam Định vì nghèo khổ phải di cư tự do vào Nam khai hoang lập nghiệp đã mấy năm và chính họ là cư dân của xã Đắc Ơ, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước hiện nay. Đó là tấm ảnh hai chú cháu ông Bá đang căng tấm biển trước Mai Xuân Thưởng có nội dung tố cáo công an và bộ đội đã phạm tội ác như đốt nhà, hành hạ, đánh đập nhân dân, chặt phá vườn cây, hoa màu của đồng bào các dân tộc thuộc xã Đắc Ơ, xã Bù Gia Mập … tỉnh Bình Phước cho phái đoàn biết….


Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn đang giới thiệu các hồ sơ dân oan Việt Nam tiêu biểu bị nạn bạo quyền trong nước đàn áp, vùi dập tàn nhẫn. Phái đoàn đại diện Bộ ngoại giao Hoa kỳ và Tòa đại sứ Mỹ rất quan tâm, chăm chú lắng nghe và ghi chép đầy đủ.


Về vấn nạn dân oan, tôi đã xếp ưu tiên tường trình trước tiên trong hơn 1 giờ đồng hồ, chiếm quá nửa thời lượng dành cho buổi làm việc với đoàn của ông Michael Orona khi họ tiếp xúc và bàn thảo với tôi sáng ngày 16/7/2007.

Vấn đề này, tôi đã kết luận chỉ có đấu tranh đòi dân chủ hóa toàn diện đời sống đất nước, trước nhất là đấu tranh đòi phải gỡ bỏ thể chế độc tài đảng trị cộng sản hiện nay, đòi xóa bỏ điều 4 hiến pháp để mở đường xây dựng thể chế đa nguyên đa đảng thì mới chấm dứt tận gốc rễ khổ nạn dân oan cho nhân dân. Và tất cả các nạn nhân gọi là dân oan trong nước hiện nay chỉ là sản phẩm của cỗ máy độc đoán, chuyên quyền sản sinh ra hàng ngày hàng giờ không bao giờ hết. Chính vì thế, nên những quần chúng lao động cùng khổ là nạn nhân của áp bức bất công khi gặp các nhà tranh đấu dân chủ đã được giác ngộ nâng cao nhận thức và trở thành chiến sĩ hòa bình của khối dân chủ yêu nước 8406 khá đông đảo. Hiện nay, phong trào dân chủ trong nước được các nhà tranh đấu chuyên nghiệp, có tên tuổi đã mở rộng ra, nhân rộng lên trong lực lượng dân oan. Khi nói đến đây thì tôi đã đưa ra những trường hợp dân oan tham gia phong trào dân chủ cũng khá đông rất tiêu biểu như các chị Vũ Thanh Phương ở Đồng Nai, Hồ Thị Bích Khương ở Nghệ An, Lư Thu Duyên ở Sài Gòn, các ông Võ văn Nghệ ở Thanh Hóa, Trần Anh Kim ở Thái Bình, Kha Văn Chầu ở An Giang, anh Hoàng Trung Kiên ở Ninh Bình, Nguyễn Hữu Châu ở Hà Nội, Lê Xuân Tứ ở Nghệ An, Nguyễn Thị Hồng ở Quảng Bình, Nguyễn Thị Kỷ ở Thái Bình v.v… . Đấy là những chiến sĩ dân chủ 8406 trưởng thành từ phong trào dân oan và còn nhiều nữa không kể hết.

Tôi cũng nêu những trường hợp từ phong trào đấu tranh dân chủ và công bằng xã hội họ đã tham gia các đảng phái chính trị, như bà Nguyễn Thị Kỷ là người phụ nữ đầu tiên ở xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình đã tham gia đảng Dân Chủ 21, một số cụ già nữa ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phú, các ông Lê Xuân Tứ ở huyện Nam đàn, tỉnh Nghệ An, Võ Văn Nghệ ở Thanh Hóa đã có đơn viết tay dán ảnh gửi cụ Hoàng Minh Chính để xin gia nhập Đảng Dân chủ 21 chính thức…. Nói đến đây tôi đã đưa ra những bản thư viết tay xin gia nhập Đảng Dân Chủ 21 của 2 chị em cụ bà Đường Thị San và người em dâu Nguyễn Thị Trâm ở tỉnh Vĩnh Phú, của các ông Lê Xuân Tứ ở Nghệ An, ông Nguyễn Văn Thu ở Lao Cai, bà Nguyễn Thị Hồng ở xã Thạch Hà, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình… cho ông Michael Orana xem trực tiếp và cả hình ảnh chân dung của những công dân này. Tôi cũng lưu ý là bản thân cụ San 70 tuổi này, trước là nữ thanh niên xung phong đã tham gia cuộc chiến tranh 21 năm ( 1954-1975 ) trên tuyến lửa khu 4 cũ ở miền trung, còn ông Lê Xuân Tứ là cựu chiến binh, thương binh trong cuộc chiến, cựu đảng viên ĐCSVN nhưng ông đã rời bỏ ĐCS này và tự nguyện ra nhập Đảng Dân chủ 21 của cụ Hoàng Minh Chính.

Sau đó tôi đưa ra tiếp các hình ảnh và đơn tố cáo của bà Nguyễn Thị Hồng quê xã Thạch Hà, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình ra cho phái đoàn đại diện Bộ ngoại giao Hoa Kỳ xem cảnh mẹ con bà Hồng bị mất nhà cửa phải dựng túp lều để tá túc qua ngày. Những hình ảnh bà Hồng đang chụp ở vườn hoa Lý Tự Trọng ven Hồ Tây trong những ngày nộp đơn tố cáo cán bộ địa phương tham nhũng, cướp đất, phá nhà của gia đình mình ở quê hương. Tôi nói rõ bà Hồng đã từng bị công an tỉnh Quảng Bình đánh đập bị thương nặng đến mức câm không nói được phải ra Hà Nội nằm điều trị 6 tháng ở bệnh viện Bạch Mai…Trước kỳ đại hội ĐCSVN lần thứ 10 hồi tháng 4/2006 năm ngoái, khi người phụ nữ nông dân nghèo khổ này xông vào trụ sở Văn phòng trung ương đảng CSVN tại số 1 đường Hùng Vương để nộp đơn đã bị cảnh vệ và công an đánh đập tàn bạo thêm lần nữa đến bị trọng thương phải đưa đi cấp cứu và nằm tại bệnh viện XanhPôn Hà Nội trong mấy tuần liền….Tôi cũng nói cho phái đoàn của ông Michael Orona và cô Nancy N. Trân biết bà Nguyễn Thị Hồng trước cũng từng là một nữ thanh niên xung phong phục vụ hỏa tuyến trong chiến tranh ở tuyến lửa khu 4 ác liệt hồi mấy thập niên về trước. Hiện nay bà Hồng đang theo kiện để kiên trì tố cáo bọn tham nhũng bất lương ở địa phương đã bước sang năm thứ 8 tại Hà Nội. Hàng ngày bà ta đi nhặt rác, xin ăn để kiếm sống, tối tối về ngủ tại vỉa hè tòa án nhân dân tối cao ở số 48 phố Lý Thường Kiệt.

Trường hợp đáng chú ý nữa, là của ông Lê Duy Khang giáo viên tiểu học 75 tuổi quê gốc ở huyện Thiệu Yên, tỉnh Thanh Hóa 2 vợ chồng bị bắt giam, bị đánh đập, bị tịch thu tài sản và sau khi được thả ra từ trong tù bà vợ đã chết. Ông Lê Duy Khang cũng xin vào đãng Dân Chủ 21 của cụ Hoàng Minh Chính để góp sức phấn đấu cho sự nghiệp chung của nước nhà đòi dân chủ hóa Đất nước Việt Nam.

Trong thời gian tới bức thư của ông Lê Duy Khang xin vào đảng dân chủ 21 và ủng hộ phong trào 8406 Dân Chủ sẽ được công bố trên mạng internet toàn cầu…

Trường hợp sau nữa là chị Vũ Thị Bình quê gốc ở thành phố Hải Phòng, hiện đang cư trú ở tỉnh Đồng Nai, gia đình chị có bố mẹ đẻ đều là người đã từng phục vụ cho ĐCSVN, là cán bộ nhà nước đã có công lao đóng góp xương máu và mồ hôi để xây dựng nên chế độ này từ trước cách mạng tháng 8 năm 1945. Thế mà, khi chị đi đấu tranh đòi giải quýêt quyền lợi chính sách đãi ngộ cho bố mẹ mình là những người có công lao với Đất nước, với cả đảng và nhà nước CSVN, và với chế độ nhưng bị oan sai, thì chị đã bị công an Việt Nam bắt giam tù 1 năm tại trại tù Xuân Nguyên,huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Trong tù chị đã bị công an chỉ đạo tù hình sự đầu gấu cùng buồng đánh đập tàn bạo, bị xúc phạm danh dự nhân phẩm. Hiện nay chị đã theo kiện ròng rã 16 năm cộng thời gian bố mẹ chị đi khiếu kiện tố cáo đòi công lý 10 năm trước đó nữa, tất thẩy gia đình này phải theo đuổi kiện cáo là 26 năm trường. Hiện nay chị vẫn sống ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng để tiếp tục kiên trì vụ việc mà vẫn chưa được các cấp đoái hoài giải quyết….

Tôi cũng đã thông tin cho phái đoàn của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ biết các trường hợp dân oan bị đàn áp khốc liệt từ trước, nhưng khi gặp tôi đã được giác ngộ dân chủ nên đã trở thành những chiến sĩ tranh đấu rất kiên cường mặc dù họ là phụ nữ. Đó là các trường hợp Hồ Thị Bích Khương, Vũ Thanh Phương, Nguyễn Thị Kỷ, Lư Thị Thu Duyên, Dương Thị Xuân, Vũ Thị Bình.…Ngay tại trong buổi gặp này, tôi đã trao cho ông Michael Orona bức thư của cô Vũ Thanh Phương đã đọc qua điện thoại di động từ trong nhà tù trá hình là “trại bảo trợ xã hội 1” bên huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội để tôi viết thành Bức thư ngỏ gửi nữ dân biểu Lôretta Shanchez hồi tháng 11/2006 trong dịp nhà cầm quyền Hà Nội đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh APEC. Tôi đồng thời cũng nhờ ông khi trở về nước trao lại trực tiếp cho bà dân biểu và Bộ ngoại giao Hoa Kỳ lá thư được viết trong hoàn cảnh đặc biệt này.

Tất cả những trường hợp dân oan được tôi trình bày làm cho phái đoàn của ông Michael Orana rất chú ý, quan tâm ghi chép. Bởi vì, họ được tôi cho biết phong trào dân chủ hiện nay không chỉ là xuất phát và có ở giới trí thức, nhân sĩ, từ những nhà lão thành cách mạng, từ những nhà hoạt động tôn giáo có tên tuổi mà đã lan rộng ra thành phần lao động nghèo khổ rất đông đảo trong nước hiện nay. Về nội dung tường trình này trước đại diện giới Ngoại giao Mỹ là tiến sĩ Michael Orona và cô Nancy N. Trân làm họ rất chăm chú lắng nghe, tôn trọng ghi chép toàn bộ, đồng thời ông đã phát biểu cảm tưởng là “rất bất ngờ, xúc động coi đó là những thông tin bổ ích rất cần thiết phải quan tâm đặc biệt “. Thay mặt phái đoàn, tiến sĩ Michael Orona đã cám ơn tôi cho đoàn biết những khổ nạn mà người dân Việt Nam nghèo khổ đang phải chịu đựng và hứa khi trở về nước sẽ báo cáo toàn bộ nội dung này cho Bộ ngoại giao Hoa Kỳ biết.

Cuối cùng tôi cũng nói rõ là, chính vì những hoạt động nhằm bảo vệ Nhân quyền, bênh vực giúp đỡ các nạn nhân như vậy của tôi khi trực tiếp tố cáo trên các phương tiện truyền thông như Mạng Internet, đài phát thanh, báo chí hải ngoại và quốc tế khá rộng rãi hồi năm 2001 để nhằm mục đích ngăn chặn tội ác và bạo lực của giới thống trị. Do đó, tôi đã bị nhà nước CSVN đã gán buộc cho tội danh làm “gián điệp, tình báo cho nước ngoài ” để rồi họ mở phiên tòa lố bịch, vu cáo, kết án tôi 12 năm tù giam vào những năm 2002-2003 như dư luận đã biết khá rõ.

- Nội dung thứ hai : Tôi trình bày là về Phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở Việt Nam hiện nay. Tôi nói : “ Cao trào đấu tranh đòi dân chủ tự do đòi cởi mở đời sống sinh hoạt chính trị, đòi công bằng xã hội ở Việt Nam không phải bây giờ mới có, mà đó đã hình thành và diễn biến liên tục từ khi có chế độ độc tài đảng trị kiểu Xô viết pha trộn kiểu Mao ít này được thiết lập trong nước”. Tôi đã chứng minh rằng từ khi chế độ độc tài cộng sản được hình thành ở Việt Nam thì giới trí thức, văn nghệ sĩ và những người có lương tâm đã cất lên tiếng nói dũng cảm của mình nhằm phản kháng lại chế độ một cách có văn hóa và ôn hòa. Tiêu biểu như phong trào Nhân Văn Giai Phẩm vào những năm 1956 – 1958. Tiếp theo sau đó vào những năm 1962-1963 xuất hiện phong trào “xét lại hiện đại ” ngay trong nội bộ ĐCSVN đòi cởi mở và đổi mới tư duy chính trị, ủng hộ chủ trương chung sống hòa bình trên thế giới và làm hòa dịu mối quan hệ giữa 2 hệ thống chế độ chính trị xã hội khác biệt. Vụ án này đã đi vào lịch sử và là một vết ố đen cho lịch sử đảng CSVN về đàn áp các công dân yêu nước và yêu chuộng tiến bộ trong nước.

Đặc biệt tiếp theo sau nữa là, kể từ biến cố 30/4/1975 kết thúc cuộc chiến ở trong Nam, thì phong trào đòi dân chủ, tự do và phản kháng chế độ cộng sản chuyên chế hà khắc đã nở rộ lên trong phạm vi các địa phương thuộc cả miền Nam, lúc bí mật âm ỉ, lúc bùng lên công khai. Đã xuất hiện rất nhiều nhân vật tranh đấu là trí thức, nhà tu hành, giới văn nghệ sĩ và các giới khác không thể kể hết, tiêu biểu như các vị Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Thích Không Tánh, Thích Thiện Minh, các linh mục như Nguyễn Kim Điền, Chân Tín, Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi, Nguyễn Hữu Giải, Bs Nguyễn Đan Quế, Gs Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Đình Huy…. Trong số đó có nhiều người đã chịu án đọa đầy hàng chục năm có rất nhiều trường hợp đã chết trong lao tù…..

Sau khi hệ thống XHCN ở Đông Âu sụp đổ và Liên Xô tan rã những năm cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990, thì ở trong Nam đã xuất hiện phong trào đòi dân chủ, đòi đổi mới từ ngay trong nội bộ đảng CSVN mà trung tâm là Câu lạc bộ những người kháng chiến cũ do nhiều nhà lão thành cộng sản từng giữ nhiều trọng trách trong bộ máy đảng và nhà nước đứng đầu. Cùng thời gian này là nhóm các trí thức, văn nghệ sĩ dân chủ có tên tuổi đã cất tiếng nói phản kháng mãnh liệt xuất hiện trên cao nguyên Đà Lạt như các vị Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự… Ở ngoài Bắc thì xuất hiện các nhân vật đối kháng như cựu trung tướng Trần Độ, nữ văn sĩ Dương Thu Hương, ông Lê Hồng Hà, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, nhà văn Hoàng Tiến, cựu đại tá quân đội Phạm Quế Dương….Những năm 2000 -2002 có thêm nhiều trí thức trẻ tuổi ra công khai hoạt động như Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình….Còn tôi so với các bạn trẻ này thì đã hoạt động dân chủ từ trước đó khá lâu cùng với các nhà đấu tranh danh tiếng như các cụ Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Lê Hồng Hà, Phạm Thị Tề, Lê Hồng Ngọc…và các trí thức, văn nghệ sĩ có tên tuổi khác như Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang, nhà văn Hoàng Tiến…

Nhất là trong 2 năm 2005 - 2006 thì phong trào đã được bung ra khắp cả 3 miền, từ Bắc – Trung - Nam ở miền nào cũng xuất hiện và có thêm rất nhiều trí thức trẻ xông vào mặt trận đấu tranh dân chủ này. Đây là phong trào đấu tranh ôn hòa tự phát của nhân dân trong xã hội, chưa có tổ chức nhưng đã cất cao tiếng thét không ngừng đòi dân chủ tự do, đòi thực thi nhân quyền căn bản ngay trong lòng chế độ khắc nghiệt đầy thách thức. Như vậy là, liên tục xuyên suốt chiều dài tồn tại chế độ độc tài toàn trị hà khắc mà ĐCSVN đã áp đặt lên cả dân tộc này hơn 62 năm ở miền Bắc và 32 năm qua ở miền Nam không lúc nào tắt lặng tiếng nói đấu tranh phản kháng. Nổi bật trong năm 2006 đã hình thành được một số tổ chức như Khối 8406, Công đoàn Độc lập Việt Nam, Liên minh Dân Chủ Nhân quyền, Hiệp Hội Công Nông Đoàn Kết, Hội ái hữu tù nhân chính trị và một số các chính đảng khác. Dù rằng bước hình thành các tổ chức này chỉ mang tính diễn tập, tính thách thức và là biểu tượng cho sự đoàn kết, ý chí quyết tâm cao tranh đấu đòi dân chủ hóa triệt để cho đất nước mà thôi.

Đặc biệt nhất là có sự ra đời của 4 tờ báo do công dân hoàn toàn kiểm soát đã tự xé rào phá tan bức màn đêm đen tối bưng bít thông tin, bưng bít sự thật, tước đoạt nhân quyền của nhân dân, nhất là quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do thông tin…. mấy thập kỷ liền. Đây là lần đầu tiên sau mấy thập kỷ vắng bóng báo chí tư nhân, nay đã có bốn tờ báo đã xuất hiện vừa công khai vừa bí mật ở Việt Nam, mặc dù hiện nay phía nhà nước Việt Nam vẫn gọi đó là 4 tờ báo trái phép, là vi phạm pháp luật của nhà nước CSVN. Thế nhưng, những cánh chim mang thông điệp tự do dân chủ này vẫn bay đến tay bạn đọc trong nước và ngày càng lan rộng lan xa. Bốn tờ báo này tôi đã nêu cụ thể cho phái đoàn biết là:

- Tờ thứ nhất là Tự Do Ngôn Luận, của nhóm các linh mục Chân Tín, Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi chủ biên và sau đó có mời tôi - Nguyễn Khắc Toàn và luật sư Nguyễn Văn Đài tham gia ban biên tập.

- Tờ báo thứ 2 là Tập san Tự Do Dân Chủ do tôi và nhà văn Hoàng Tiến chủ trương. Khi nói đến tập san này thì tôi đã trưng ra các số báo từ số 1 đến số 8 hiện nay để cho ông Michael Orona và cả phái đoàn Bộ ngoại giao Hoa Kỳ biết.

Ông Michael Orona dừng lại và có hỏi qua người phiên dịch viên là hiện nay tờ báo này của nhóm các ông đã ra được số mới nhất là số bao nhiêu ? Tôi đã cho biết, là vì vừa qua cả Ban biên tập báo bị bao vây, đàn áp, người thì vào tù, người thì phải trốn sang Cămpuchia, máy móc phương tiện làm việc bị công an nhà nước thu giữ trái phép chưa trả lại. Nên việc ra báo thường kỳ rất khó khăn, báo đã bị đứt quãng hơn 3 tháng, bị gián đoạn thời gian khá dài và chỉ ra được đến số 8 vào ngày 15/6/2007. Với tư cách một Nhà báo tự do, tôi đã bày tỏ mong muốn đất nước trong hoàn cảnh hiện nay nhân dân Việt Nam cùng cả xã hội sớm được nhà nước CSVN thực thi trả lại cho nhân dân quyền tự do báo chí, tự do xuất bản thực sự. Nếu được như vậy thì tờ báo này của nhóm chúng tôi cũng như các đồng nghiệp khác làm báo sẽ có môi trường và điều kiện phát hành rộng rãi trên phạm vi toàn quốc với số lượng bạn đọc lên đến hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu người. Ông Michael Orona đã hỏi tôi vậy nội dung tờ báo này viết về những vấn đề gì ? Tôi đã trả lời : Chúng tôi chủ trương đấu tranh đòi dân chủ tự do, nhân quyền cho nhân dân, nên các bài viết trong đó hầu hết là các bài tiểu luận, chính luận, hay trả lời phỏng vấn các báo, đài hải ngoại và quốc tế của các thành viên phong trào tranh đấu trong cả nước ở cả hải ngoại kêu gọi dân chủ, tự do, thực thi nhân quyền và công bằng xã hội. Bao giờ cũng có các bài nội dung về dân chủ, nhân quyền và phần nội dung nhỏ về dân oan trong các số báo của chúng tôi. Trong các số báo ra từng kỳ thì phần đầu là các bài viết nhằm khai trí cho nhân dân những kiến thức, nhận thức về dân chủ, nhân quyền. Còn phần cuối là bài vở hoặc tin tức về cuộc đấu tranh vì công lý của khối dân oan Việt Nam và đối tượng phục vụ chủ yếu là độc giả trong nước. Nói đến đây tôi đã lật từng số báo cho phái đoàn đại diện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xem để chứng minh những điều khẳng định đó cho đoàn ông Michael Orona tỏ tường.

Tôi cũng nhắc lại cho phái đoàn đại diện giới chức Hoa Kỳ biết sự kiện xảy ra cách đây gần 1 năm vào các ngày 11-12/8/2006 lực lượng công an Việt Nam do theo dõi và đọc trộm các thư điện tử, nên biết chúng tôi có kế hoạch sắp ra tờ báo Tập San Tự do Dân chủ không cần xin phép nhà cầm quyền Hà Nội. Do đó, họ đã tổ chức khám nhà và bắt giữ toàn bộ thành viên ban biên tập để thẩm vấn, mọi phương tiện kỹ thuật máy móc, tài liệu, tư liệu phục vụ cho việc chuẩn bị xuất bản tờ báo này công khai giữa Thủ đô vào giữa tháng 8/2006 đều đã bị tịch thu. Chiến dịch đàn áp quyền tự do báo chí qua sự kiện vang dội này đã được dư luận trong, ngoài nước và quốc tế đặc biệt quan tâm theo dõi và lên án kịp thời. Tuy bị đàn áp khủng bố khốc liệt như vậy, nhưng tờ báo của anh em chúng tôi vẫn ra đúng ngày giờ đã định là vào đúng dịp quốc khánh của nhà nước CSVN mùng 2/9/2006, và đến nay tờ báo đã tồn tại trong vùi dập, đàn áp tàn khốc tơi bời được gần 1 năm….

- Tờ báo thứ 3 là Tổ Quốc của nhóm trí thức dân chủ tiến bộ do tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, cựu đại tá Phạm Quế Dương… đứng đầu, và gồm có hơn 10 biên tập viên là các nhà trí thức tranh đấu dân chủ ở trong nước như Phạm Hồng Đức, Nguyễn Phương Anh… v.v… Và một số ký giả bên ngoài tham gia trong hội đồng cố vấn như các ông Nguyễn Minh Cần, Nguyễn Gia Kiểng, Bùi Tín…. và tôi cũng cho họ biết tờ báo này đã ra được số 21.

- Tờ báo thứ 4 là Tạp chí Dân Chủ của cụ Hoàng Minh Chính và ông Trần Khuê chủ biên. Tờ báo này là cơ quan ngôn luận của Đảng Dân Chủ Thế Kỷ XXI do cụ Hoàng Minh Chính và ông Trần Khuê chủ trương và đứng đầu.

Khi giới thiệu xong các tờ báo trên thì cả ông Michael Orona và cô Nancy N. Trân đều đặt câu hỏi với tôi : “Vậy các tờ báo trên in ấn, xuất bản, phát hành theo phương cách và hình thức nào để đến tay bạn đọc quan tâm?”. Tôi đã nói rõ hình thức phát hành phổ biến bốn tờ báo này, là hiện nay tất cả được song song phát hành dưới hai hình thức, cách thức. Một là trên mạng internet có các địa chỉ rõ ràng để độc giả truy cập, hai là hình thức báo giấy sẽ được in xuống mỗi khi bạn đọc có nhu cầu, với cách thứ 2 chúng tôi chủ yếu để phục vụ người đọc trong nước. Khi nghe đến đây thì cả ông Michael Orona cũng như cô Nancy Trần rất bất ngờ vì lần đầu tiên được nhìn thấy tờ báo của các nhà tranh đấu đối kháng ở trong nước xuất hiện trước mặt các vị khách. Tôi đã tặng lại cho ông Michael Orona 3 số báo Tự do Dân Chủ để các vị khách Hoa kỳ biết và tìm hiểu. Ông Michael Orona đã cám ơn và hứa sẽ mang về Mỹ để báo cáo với Bộ ngoại giao về tình hình đặc biệt thú vị này. Cô Nancy N. Trân còn nêu thêm câu hỏi : “ Vậy bạn đọc trong nước có khó khăn gì để truy cập đọc tờ báo này không và làm sao bạn đọc trong nước có thể xem được các tờ báo này ? ”. Tôi đã trả lời rõ là, tất cả các trang web của hải ngoại và kể cả quốc tế viết về chính trị, thông tin sự thật, thời sự, văn hóa văn nghệ…. trong và ngoài nước đều bị công an và nhà nước CSVN lập tường lửa để ngăn chặn người dân quốc nội. Ai muốn vào xem báo chí của phong trào dân chủ Việt Nam và hải ngoại đều phải biết cách vượt tường lửa do công an VN dựng lên, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc các đường link của báo hoặc gửi các số báo đó theo email của họ để độc giả có thể xem được.

Trong buổi gặp này tôi cũng trực tiếp ký tặng cho phái đoàn ông Michael Orona và cô Nancy N. Trân bài “ Góp ý với đại hội đảng CSVN của một người tù vừa được thả khỏi trại giam ”. Tôi đã nói rõ bài này là được viết sau khi tôi được ra tù đúng một tháng, hoàn thành xong vào ngày 24/2/2006. Riêng về bài này, tôi nói lại cho phái đoàn biết rằng : “ Chính ông Michael Marine là đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cùng với ông bí thư thứ 2 Nalthan W. Jensen là 2 người đầu tiên đã được tôi trực tiếp ký tên trao tặng trong buổi gặp giữa tôi và bí thư thứ 2 của tòa Đại sứ Hoa Kỳ, phụ trách về chính trị tại địa điểm số 59A phố Lý Thái Tổ, Hà Nội vào ngày 01/3/ 2006 năm ngoái trong vòng vây an ninh mật vụ dày đặc hăm dọa tôi, trước khi thư góp ý này được tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang công bố rộng rãi trên mạng internet ”. Tôi cũng cho đoàn biết là buổi gặp đó theo ông Nalthan W. Jensen cho hay chỉ là bước đi tiền trạm nhằm thăm dò thái độ của chính phủ Việt Nam để mở đường cho việc sau đó Ngài đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - Michael Marine sẽ gặp tôi sau đấy vào khoảng từ 15 đến 20 ngày.

Nhưng đáng tiếc là sau khoảng thời gian 15- 20 ngày sau đó, thì buổi gặp giữa tôi và ngài đại sứ Hoa Kỳ đã không được tiến hành và diễn ra như lời quan chức Tòa đại sứ Hoa Kỳ đã cho tôi biết trước đó. Có lẽ theo dự đoán của tôi, là vì lý do tế nhị trong ngoại giao và phía Ngài đại sứ Hoa kỳ muốn giữ thể diện cho phía nhà nước CSVN. Bởi thế mà ngài đại sứ đã tạm dừng buổi tiếp xúc đáng lẽ được diễn ra như dự định. Tôi có phát biểu với Tiến sĩ Michael Ôrona như vậy và nói tiếp :

“Hình như Ngài đại sứ Michael Marine là vị đại sứ bênh vực cho Nhân quyền và Dân chủ cho người dân Việt Nam chưa được nhiệt tình và tỏ ra yếu nhất trong mấy nhiệm kỳ các đại sứ Hoa Ky đã công tác tại Việt Nam kể từ khi 2 nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức. Bởi vì khi tôi còn ở trong trại tù Nam Hà, thì vào giữa năm 2003 đã được gia đình khi đến trại thăm nuôi thông tin cho biết là có ngài đại sứ Hoa Kỳ khi đó là ông Uyliam Bớchat đang giữ nhiệm kỳ tại Việt Nam đã đề nghị chính phủ Hà Nội cho vào gặp tôi trong trại tù Ba Sao - Nam Hà, nhưng không được phía Việt Nam chấp nhận “.

Khi nghe đến đây thì trực tiếp tiến sĩ Michael Orona cũng giải thích để tôi biết rằng : Ngài đại sứ Michael Marine có lẽ vì muốn giữ mối quan hệ ngoại giao 2 nước không trở nên phức tạp và muốn giữ tế nhị cho phía nhà nước Việt Nam, nên chưa muốn tiếp xúc với tôi theo dự định từ trước. Nhưng trong chuyến đi sang Việt Nam lần này chính đích thân ông Michael Marine rất quan tâm đến trường hợp của tôi – ( tức Nguyễn Khắc Toàn) và Ngài đại sứ cùng Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ đạo ông đến gặp cụ Hoàng Minh Chính và tôi. Ông nói rõ thêm là chính phủ Hoa Kỳ, Tổng thống G W. Bush, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ và kể cả ngài đại sứ Michael Marine rất quan tâm đến trường hợp của tôi, bởi vì tiếng nói của “các ông là rất quan trọng ”. ( nguyên văn lời ông Michael Orona qua người phiên dịch )

Tiếp theo sau phần trình bày của tôi về những vấn đề đấu tranh đòi tự do, dân chủ ở trong nước. Tôi đồng thời khẳng định là phong trào dân chủ hiện nay trong nước đang tiếp tục phát triển đi lên và nở rộ, nhưng cũng còn rất non yếu và mới chỉ là bước mở đầu tập dượt. Mặc dù chính phủ cộng sản Việt Nam đang tìm mọi cách đàn áp, triệt hạ, thủ tiêu phong trào này, bằng chứng là qua một loạt vụ xử án, bắt bớ những chiến sĩ dân chủ, những chiến sĩ của phong trào hòa bình - Khối 8406 như quí vị đã biết, mà nổi bật nhất là các vụ xử án bác sĩ Lê Nguyên Sang, luật sư Nguyễn Bắc Truyền, nhà báo Huỳnh Nguyên Đạo ở Sài Gòn. Ở Huế thì có linh mục Nguyền Văn Lý, anh Nguyễn Bình Thành, anh Nguyễn Phong, v.v…. Ở Hà Nội thì có 2 luật sư Lê thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài….

Ông Michael Orona có đặt câu hỏi với tôi về tổ chức Công đoàn Độc lập Việt Nam, sự hình thành và hoạt động hiện nay ra sao ? Tôi đã trả lời là tổ chức Công đoàn này được thành lập ngày 20/10/2006 do sự phối hợp tích cực với một số anh em yêu nước ở Hải ngoại nhằm bênh vực cho quyền lợi chính đáng của tầng lớp công nhân và toàn bộ giới lao động nghèo khó ở trong nước đang bị bóc lột, đối xử tàn tệ. Sự hình thành tổ chức Công đoàn độc lập này là cần thiết, nhưng hiện nay do hoàn cảnh tôi bị quản chế ngặt nghèo theo nghị định 53/CP không được ra khỏi khu vực phường cư trú. Một số thành viên tham gia sáng lập hoặc chủ chốt bị bắt giam hay phải chạy sang Cămpuchia để lánh nạn đàn áp trong nước, như Lê Trí Tuệ, Đào Văn Thụy, Cao Văn Nhâm…. Các luật sư là cố vấn pháp lý cho tổ chức này như Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân đều bị bắt giam bỏ tù và quản chế dài hạn. Các thành viên khác còn lại hiện nay phải đi vào bí mật, tạm dừng mọi hoạt động. Hơn thế nữa nguồn tài chính, kinh phí để tồn tại tối thiểu cho các thành viên hay để hoạt động không hề có dù chỉ nhỏ nhất. Do đó Công đoàn Độc lập Việt Nam không thể hoạt động được gì, dù cho hàng ngũ giai cấp công nhân Việt nam trong nước vẫn đang quằn quại bị chà đạp, bị bóc lột tàn tệ rất cần đến tổ chức này. Ông Michael Orona và cô Nancy N. Trân rất chăm chú lắng nghe và ghi chép những nội dung tôi nêu ra thẳng thắn về tổ chức Công đoàn độc lập Việt Nam.

Ông Michael Orona cũng hỏi tình hình khối 8406, về sự hình thành và họat động hiện nay ra sao? Tôi đã tóm lược rằng Tuyên ngôn 8406 do các trí thức dân chủ tham gia bàn bạc, phân công soạn thảo, thu thập chữ ký của mọi công dân trong toàn quốc gồm 4 người họp bàn ở Hà Nội ngày 27/02/2006 tại nhà riêng cụ Hoàng Minh Chính. Sau đó vì hoàn cảnh bị công an liên tục vây hãm, bắt bớ, sách nhiễu nặng nề, nên có thêm 3 người nữa ở trong miền Trung và Sài Gòn tiếp sức hoàn chỉnh và công bố vào ngày 08/4/2006. Tính cho đến nay đã có gần 2500 công dân cả nước tham gia ký tên ủng hộ sự nghiệp đòi Dân chủ hóa đất nước toàn diện và triệt để. Trước đây linh mục Nguyễn Văn Lý thay mặt Khối điều hành rất thành công, nhưng từ khi ông bị bỏ tù thì những người còn lại tiếp tục công việc. Tuy nhiên, có thể nói việc điều hành hiện nay không thể hoàn hảo bằng sự điều hành mà linh mục Nguyễn Văn Lý đã làm khi trước. Hiện nay số công dân tham gia vào khối vẫn rất đông đảo không ngừng, vì đó là khát vọng chính đáng của toàn thể dân tộc Việt Nam. Tôi còn cho phái đoàn đại diện Bộ ngoại giao Hoa Kỳ biết thêm, trong số gần 2500 công dân ký tên công khai vào bản Tuyên Ngôn Tự do Dân chủ 8406 trong hơn 1 năm hình thành và tồn tại phong trào này, thì trong đó có hơn quá nửa là số các công dân đã đến nhà hoặc gửi đơn thư trực tiếp hoặc gián tiếp tới cụ Hoàng Minh chính và tôi đề nghị được tham gia.

Sau đó phái đoàn của ông Michael Orana đã nhắc lại câu hỏi đã nêu ra cho tôi từ đầu cuộc gặp mà chưa được giải đáp về vấn đề an ninh cá nhân, về cuộc sống hiện nay, về những kiến nghị cụ thể, vấn đề nhận định tương lai tình hình chính trị và diễn biến trong nước ra sao? Tôi khẳng định rằng chế độ độc tài trong nước Việt Nam hiện nay là khó có thể nếu không muốn nói là không thể cải tạo, hoặc sửa chữa được nữa, mà nó cần phải được thay thế thực sự, toàn diện trong trật tự, trong hòa bình và thượng tôn luật pháp để chuyển hóa thành chế độ dân chủ tự do, nhân bản và văn minh, tiến bộ hơn. Tôi đã trao cho ông Michael Orana cũng như cả cô Nancy N. Trần một sô bài viết tiêu biểu từ khi ra tù và những bài phát biểu mới đây nhất của mình trong dịp chủ tịch nhà nước CSVN ông Nguyễn Minh Triết sang thăm Hoa Kỳ từ ngày 18-23/6/2007. Đó là các bài phát biểu ở Washington - DC, ở Nam California và cả bài phát biểu trong hội thảo bàn tròn ở Paris vào ngày 01/7/2007 do tổ chức Tương trợ Pháp - Việt AFVE tổ chức. Đồng thời, tôi đã nhấn mạnh với phái đoàn đại diện Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, là trong bài phát biểu ở Nam Cali tôi ngày 23/7/2007, rằng tôi hoàn toàn ủng hộ sáng kiến của cụ Hoàng Minh Chính về một hội nghị bàn tròn theo kiểu ở Ba Lan trước kia khi dẫn đến nền dân chủ đa đảng, đa nguyên ở xứ sở này vào những năm cuối thập niên 1980. Cụ thể hội nghị sẽ gồm có 3 đoàn đại biểu đại diện cho các tầng lớp, khuynh hướng chính trị, giáo phái của xã hội hiện nay ở trong và ngoài nước Việt Nam, đó là :

  1. Đoàn đại biểu đảng CSVN đang cầm quyền.

  2. Đoàn đại biểu của nhân sĩ trí thức dân chủ tiến bộ và các nhà hoạt động vì tự do tôn giáo trong nước.

  3. Đoàn đại biểu của nhân sĩ trí thức dân chủ yêu nước của cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại.


Tôi đã nhờ người phiên dịch chuyển ngữ giúp lời phát biểu của tôi với tiến sĩ luật khoa Michael Ôrôna tiếp trong lúc này là : “ Trong bài phát biểu đó tôi có đề cập đến việc phải nhanh chóng phi chính trị, phi đảng hóa trong tất cả các bộ máy sức mạnh của chế độ mà bấy lâu nay đã bị ĐCSVN biến thành công cụ riêng cho mình dùng để trấn áp toàn xã hội và cả dân tộc. Đó là các lực lượng vũ trang như quân đội, công an, dân phòng, các cơ quan trong hệ thống tư pháp như tòa án và viện kiểm sát, thanh tra các cấp từ cơ sở đến trung ương”

Tôi nói rằng đấy là giải pháp tốt nhất, con đường ngắn nhất đi đến dân chủ hóa Đất nước, đi đến phồn vinh, ấm no, xóa bỏ mọi nguồn gốc tham nhũng, bất công, chà đạp quyền sống và vi phạm nhân quyền nghiêm trọng một cách triệt để và thực sự nhất. Nếu đảng CSVN biết lắng nghe nguyện vọng của nhân dân và vì dân tộc thì nên chủ động xúc tiến hội nghị này để bàn thảo tìm giải pháp toàn diện và đúng đắn cho lối thoát của cả đất nước. Vì thế tôi hoàn toàn ủng hộ và với hoàn cảnh tại Việt Nam hiện nay cần phải có giải pháp chính trị một cách triệt để, toàn diện và thấu đáo để xây dựng lại thể chế chính trị mới, rũ bỏ thể chế cũ đã lạc hậu và lỗi thời không còn phù hợp với trào lưu tiến bộ của thời đại, cũng như không còn phù hợp với truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc ta nữa. Tôi nói rằng chính ĐCSVN và toàn bộ cấu trúc của cả hệ thống chính trị chuyên chế độc đoán này chứ không phải ai khác từ bao lâu nay đã trở thành lực cản trở rất to lớn cho bước đường chấn hưng và đi lên của cả đất nước và dân tộc Việt Nam. Nhưng đáng tiếc là não trạng của ĐCSVN hiện nay vẫn chưa nhận thức ra vấn đề đó, trái lại họ bảo thủ rất nặng nề, có thái độ trịch thượng, ngạo mạn, coi thường sức mạnh của quần chúng, khinh thường ước vọng dân chủ tự do của cả dân tộc. Vì thế họ không thèm trả lời cũng như không đáp ứng mọi kiến nghị xây dựng, thật tâm yêu nước và hợp lòng dân của các nhà tranh đấu tiêu biểu và kể cả các công dân Việt Nam khác.

Tôi nói tiếp, chỉ có giải pháp tổ chức Tổng tuyển cử tự do có quốc tế giám sát thì mới bầu ra được Quốc hội thực sự của toàn dân, sau đó xây dựng Chính phủ Đoàn kết Hòa giải, Hòa hợp Dân tộc và Tái thiết Đất nước, cũng như xây dựng mới toàn bộ hệ thống chính quyền các cấp trong cả nước. Khi có chế độ ứng cử và bầu cử tự do thì nhân dân và xã hội mới chọn ra được người tài năng, có đạo đức và nhân cách để tham gia lãnh đạo quốc gia. Khi ấy Đất nước mới kêu gọi và quy tụ được rất nhiều trí thức, doanh nhân, các chính trị gia tài giỏi ở trong nước và đang định cư ở hải ngoại trở về chung tay tái thiết nước nhà, cũng như khi ấy mới xóa bỏ được tận gốc mọi mâu thuẫn, chia rẽ, hận thù Quốc - Cộng dai dẳng mấy thập niên qua. Hơn 3 triệu đồng bào người Việt đang sống ở hải ngoại là sản phẩm của cuộc chiến tranh lạnh trước kia, mà nay đã trở thành quá khứ từ gần 2 thập kỷ qua, đó là hậu quả của sự đối kháng về thế giới quan giữa 2 hệ thống nhận thức tư tưởng, là nạn nhân của sự xung đột về ý thức hệ khác biệt giữa 2 hệ thống chính trị + xã hội của các siêu cường trước đây mà ĐCSVN đã du nhập học thuyết ngoại lai này phản dân tộc, phản dân chủ, nhân quyền vào đất nước ta gây nên. Tôi cho rằng chỉ có tiếp tục đấu tranh kiên trì và mạnh mẽ xây dựng lực lượng dân chủ trở nên lớn mạnh mới tạo được áp lực lớn để buộc ĐCSVN đến ngồi vào bàn hội nghị nhiều bên như vậy. Cuộc đấu tranh kiên trì này cần sự phối hợp và ủng hộ rất to lớn của cộng đồng các quốc gia dân chủ, văn minh trên thế giới trong đó có vai trò rất quan trọng của Hoa Kỳ.

Nhân đây tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ Hoa Kỳ và các Dân biểu cũng như dư luận nhân dân Mỹ hãy ủng hộ mạnh mẻ hơn nữa đối với những tiếng nói của những nhà tranh đấu trong nước và của toàn bộ phong trào đấu tranh dân chủ bằng những biện pháp, chính sách cụ thể, chẳng hạn có thể tạo những áp lực cần thiết trên các phương diện về kinh tế, văn hóa, chính trị, ngoại giao…. Phía Hoa Kỳ cần phối hợp chặt chẽ với Liên minh Châu Âu và các chính phủ yêu chuộng hòa bình, dân chủ, tự do và tôn trọng nhân quyền, trên thế giới như các chính phủ Úc và chính phủ một số quốc gia ở Bắc Âu v.v… Nếu được vậy, thì chắc chắn công cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam sớm đạt kết quả và nhân dân ta sẽ sớm thoát khỏi cảnh gông cùm, kìm kẹp của chế độ độc tài hiện nay, lúc đó mọi khổ nạn mà nhân dân Việt nam phải chịu đựng mấy chục năm qua sẽ không còn nữa. Khi Việt nam trở thành quốc gia dân chủ, văn minh và tiến bộ sẽ góp phần xứng đáng vào sự nghiệp củng cố hòa bình, dân chủ và các thành tích nhân quyền trên thế giới, và là đồng minh tin cậy của bạn bè tiến bộ khắp năm châu trong đó có cường quốc Hoa Kỳ.


Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn trao tặng phái đoàn ông Michael Ôrona các số báo Tập San Tự do Dân chủ và các bài viết tiêu biểu, từ khi ra tù tháng 1/2006, cũng như các bài mới nhất có nội dung kêu gọi dân chủ hóa đất nước của ông.


Tiến sĩ luật khoa Michael Orona đại diện Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã phát biểu như sau : “ Từ lâu tôi đã nghe rất nhiều thông tin về ông. Hôm nay sang Việt nam công tác rất may mắn có dịp được tiếp xúc, gặp gỡ trực tiếp làm việc với ông và được biết thêm nhiều thông tin rất bổ ích. Nhân đây tôi cũng cho ông biết là, Tổng Thống G. W. Bush và bà Ngoại trưởng C. Rice cũng như chính phủ Hoa Kỳ rất mong muốn thấy được Nhân dân Việt Nam sớm được hưởng các quyền Con người căn bản…Chúng tôi mong muốn phong trào dân chủ ở Việt Nam có nhiều thành công hơn nữa…” ( Nguyên Văn qua phiên dịch viên của Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội- anh Đào Công Đức )

Nội dung cuôí cùng : Ông Michael Orona đã hỏi về trường hợp cá nhân của tôi, về tình hình an ninh, về sức khỏe, thì được tôi cho biết từ ngày ra tù đến bây giờ tôi vẫn phải chịu án quản chế 3 năm và mỗi tháng phải lên trình diện công an 1 lần và phải viết báo cáo về mọi hoạt động, mọi sự lên tiếng của mình trong tháng đó . Khi nói đến đây tôi đã đưa ra trên 35 giấy triệu tập, giấy mời làm việc, biên bản xử phạt hành chính do vi phạm quản chế theo nghị định 53/CP có đóng dấu quốc huy của nhà nước CH XHCN Việt Nam, của công an các phường, công an quận Hoàn Kiếm và công an TP Hà Nội. Các biên bản vi phạm hành chính do công an lập ra khi tôi bị bắt giữ do đi quá địa bàn phường trong năm 2006 và đầu năm 2007, tất cả 6 lần. Tôi cũng cho đại diện Bộ ngoại giao Hoa kỳ biết là đã bị ra biên bản xử phạt hành chánh số tiền là 1 500 000 VNĐ - tiền Việt Nam ( tương đương với $100USD ), nhưng tôi kiên quyết không nộp phạt.

Riêng về vấn đề liên lạc qua điện thoại, hiện nay gia đình tôi đã bị cắt 4 lần điện thoại bàn cố định, sau đó tôi đã trao cho phái đoàn xem hơn 40 số simcard điện thoại di động mà mình đã bị an ninh nhà nước phá phách, hủy hoại, cắt bỏ để ngăn cản không cho tôi liên lạc với bạn bè, hay trả lời phỏng vấn báo giới hải ngoại và quốc tế kể từ khi ra tù cho đến hiện nay. Về Internet thì tôi cho đoàn biết đã lắp đặt ký hợp đồng đàng hoàng với bưu điện thành phố Hà Nội nhưng chỉ dùng được 12 ngày, sau đó phía công an Việt Nam cũng ra lệnh cho bưu điện cắt và không bồi thường gì mặc cho tôi liên tục khiếu nại tố cáo.

Khi nói đến đây thì ông Michael Orana và cô Nancy N. Trần có đặt câu hỏi : Thế hiện nay tôi liên lạc với các trang website tại hải ngoại, quốc tế bằng cách thức nào ? Tôi đã nói rằng phải ra các quán internet công cộng để giải quyết nhu cầu đó, để truy cập vào các trang đó phải có kỹ thuật vượt tường lửa do an ninh trong nước lập ra để ngăn chặn thông tin và các kiến thức về nhân quyền, dân chủ cũng như sự thật trong nước đang diễn ra. Việc trao đổi gửi thông tin đi cũng như nhận thư từ của bạn bè và anh em cùng đấu tranh dân chủ với mình bên ngoài là rất khó khăn không thể thực hiện được khi bị công an Việt nam thiết lập chốt canh gác ngày đêm. Và việc đi xem tin tức trên Mạng kiểu này cũng không được công khai và phải hết sức bí mật nếu không thì phía công an cũng bắt giữ theo nghị định quản chế 53/CP. Tôi cho biết là bản thân đã từng cùng kỹ sư Đỗ Nam Hải đã bị bắt giữ tại quán internet số 51 phố Trần Xuân Soạn trong ngày 27/02/2006 vào năm ngoái khi nhóm chúng tôi chuẩn bị ra đời Tuyên ngôn Tự do Dân chủ 8406. Tôi cũng chỉ trực tiếp cho phái đoàn biết địa điểm tiệm bún chả + bia hơi + nem rán số 15 Ngõ Tràng Tiền đối diện với nhà mình chính là nơi công an Hà Nội thường xuyên lập chốt canh gác đêm ngày mỗi khi có Hội nghị quốc tế hay các đoàn khách nước ngoài thăm viếng. Căng thẳng nhất là dịp trước hội nghị APEC tháng 11 năm ngoái, họ đã lập chốt gác hơn 2 tháng trước nhà biến tư gia của gia đình tôi thành một nhà tù giữa lòng thành phố khi họ biết sẽ có phóng viên của tờ báo Mỹ Wasingtơn Post rất có uy tín sang Hà nội để thực hiện phỏng vấn tôi và Ls Nguyễn Văn Đài vào giữa tháng 10/2006. Việc này bị lộ là do nữ nhà báo Mỹ của tờ Time là Kay Jonson tại Hà nội nhờ một nhân viên người Việt Nam vô ý báo tin qua điện thoại mà công an đã nghe trộm được.

Một điều đáng chú ý nữa là trong buổi làm việc ngày hôm nay thì đoàn của ông Michael Orana cũng đã đặt câu hỏi với tôi khi ở trong nhà tù hơn 4 năm như vậy thì tôi có bị đánh đập, bị ngược đài, bị hành hạ gì không ? Tôi đã khẳng định là có bị kỷ luật và đưa đi cùm, biệt giam hơn 3 tháng rưỡi trong xà lim chỉ có gần 4 mét vuông từ giữa tháng 7/2003 đến cuối tháng 10 /2003 mới được trở về buồng chung, hồi tôi bị cầm tù “cải tạo “ trong phân trại 3 thuộc trại giam Nam Hà, tỉnh Hà Nam cách hôm nay đúng tròn 4 năm. Xà lim biệt giam giành cho việc kỷ luật các tù nhân rất ẩm thấp, chỉ có 1 lỗ thông hơi nơi cửa sắt của buồng giam nhỏ độ khoãng bằng bàn tay rất ngột ngạt, họ không cho tôi tắm rữa trong vòng 10 ngày, ghẽ lở khắp người và sống dưới cái nắng hè chói chang mà nhiệt độ lên đến gần 40 độ C. Đồng thời đêm đến thì bị cùm chân cố định xuống bệ nền ximăng đến lỡ loét cổ chân, không có khu vệ sinh phải dùng bô nhựa. Việc này tôi đã tố cáo với dư luận khi rời nhà tù đầu năm 2006 và tôi cũng đã thông tin về gia đình hồi năm 2003 sự vụ đó để làm bằng chứng cho cụ Hoàng Minh Chính trong chuyến đi chữa bệnh tại Hoa Kỳ. Và cụ đã điều trần tố cáo trước Ủy Ban Nhân Quyền Hạ Viện Hoa Kỳ về trường hợp trong tù của tôi đã bị cùm và lở loét cổ chân đến nhiễm trùng rất nặng nề. Người cán bộ quản giáo tích cực thực hiện lệnh ngược đãi tệ hại trực tiếp tôi như vậy, hồi đó là trung úy cảnh sát trại giam Vũ Văn Tài sinh năm 1974 quê tỉnh Hà nam, đảng viên đảng CSVN (đến tháng 9/2003 thì Vũ Văn Tài được thăng lên thượng úy ).

Còn rất nhiều nhục hình khác nữa sau khi được tạm trở về từ xàlim kỷ luật, như bắt lao động nặng nhọc, khoán ngày công làm việc rất cao không còn thời gian nghỉ ngơi, tắm giặt, đọc sách báo, nếu không hoàn thành đủ định mức sẽ bị phạt kỷ luật không cho gặp gia đình, không cho viết thư về nhà hàng tháng, không cho mua thêm đồ thực phẩm và hàng ngày phải đi thẩm vấn trong trại giam rất căng thẳng. Khi nói đến đây thì tôi đã đưa cho phái đoàn của ông Michael Orana xem các “sản phẩm do người tù làm ra” mà tôi từng phải “lao động cải tạo” ở trong tù và có hình ảnh chụp khi tôi giới thiệu với đoàn ông Michael Orona và cô Nancy N. Trân về việc này làm họ rất xúc động và hỏi kỹ hơn tình hình tôi đã phải chịu đựng khi ấy. Tôi nói thêm : “Các sản phẩm này được làm ra lại được xuất khẩu đi các nước dân chủ văn minh như Bắc Mỹ, Châu Âu…đó quả thật là một bi kịch. Vì các mặt hàng thủ công này do những tù nhân vì chính trị, dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo là người Việt và các sắc tộc người Thượng ở Tây Nguyên làm ra !!!”. Sau khi vừa dứt lời và được người phiên dịch nói lại, thì cả ông Michael Ôrôna và cô Nancy N. Trân rất đỗi ngạc nhiên và họ đã ghi chép tất cả phát biểu đầy cảm xúc ấn tượng đó của tôi.


Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn đang giới thiệu với ông Michael Ôrona một trong những sản phẩm mà ông và các tù nhân chính trị, tù nhân tôn giáo là đồng bào sắc tộc người Thượng ở Tây nguyên phải lao động trong tù làm ra. Đó là các khung gương bằng mây, tre này được đan thủ công sau đó xuất khẩu sang thị trường các nước dân chủ văn minh ở Âu Châu và Bắc Mỹ…


Ông Michael Orona cho biết, tôi là người tranh đấu mà phía chính phủ Hoa Kỳ rất quan tâm và việc ra tù của tôi là kết quả của nỗ lực vận động không ngừng cũng như áp lực rất mạnh mẽ của Chính phủ, Quốc hội… Hoa Kỳ. Cụ thể là từ tổng thống Bush đến bà ngoại trưởng C. Rice, cùng nhiều dân biểu khác khi gặp làm việc với các quan chức chính phủ CS Hà Nội sang Hoa Kỳ, cũng như khi phái đoàn phía Mỹ sang làm việc tại Hà Nội. Vì thế cho nên tôi có được áp lực từ chính giới Hoa Kỳ đòi phải trả tự do sớm hơn án tù dài 12 năm mà nhà nước CSVN đã kết án.

Tôi khẳng định là có biết việc này thông qua thông tin ít ỏi từ gia đình khi mỗi lần vào thăm nuôi tôi trong tù và ông Michael Orona có hỏi tôi là có biết trước việc được trả tự do không ? Tôi nói là biết được trước chỉ gần nửa giờ đồng hồ, còn trước đó hơn 1 năm, vào giữa tháng 4 năm 2004, liên tục có một đoàn cán bộ của tổng cục an ninh - bộ công an do các thượng tá phó phòng thuộc cục A 42 là Phạm Văn Chinh và Nguyễn Thiện Hân đã chỉ đạo ban giám thị trại giam Nam Hà mời tôi từ trong buồng giam được ngừng lao động để viết kiểm điểm nhận tội và nhà nước xem xét quá trình gọi là cải tạo tư tưởng. Nếu thời gian đó tôi viết bản nhận tội, thừa nhận việc đã xét xử là đúng pháp luật theo sự đạo diễn của bộ công an nhà nước CSVN, thì tôi đã được thả cùng đợt với Lê Chí Quang vào ngày 12/6/2004. Nhưng do tôi kiên quyết không nhận tội, không viết kiểm điểm theo ý họ muốn, tôi vẫn khẳng định mình vô tội, khẳng định vụ án hoàn toàn phi pháp, vi phạm nghiêm trọng các điều của chính Bộ Luật Tố tụng hình sự nước CH XHCN VN. Tôi đã kiên quyết đòi được đưa ra tòa giám đốc thẩm để xét xử lại một cách toàn diện, triệt để toàn bộ vụ án đúng pháp luật kể cả đem cụ Hoàng Minh Chính, ông Nguyễn Thanh Giang, cụ Trần Độ, Ts Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc, Hoàng Tiến, ông Lê Hồng Hà… cùng nhiều người khác có liên quan đến vụ án chính trị này. Và tôi sẵn sàng bất chấp án xử lại có thể tới 20 năm hoặc chung thân, tử hình. Bởi vì tôi không hoạt động đơn độc đấu tranh đòi dân chủ một mình, mà mọi hoạt động yêu nước và vì nhân quyền của tôi đều liên quan đến toàn bộ những nhà tranh đấu trong cả phong trào rất cụ thể. Nhưng tiếc rằng phía nhà nước đã dứt khoát từ chối vụ xử đó, chỉ yêu cầu tôi nhận tội để nhà nước xem xét thả sớm. ( Năm 2002 khi còn bị biệt giam tại trại B 14, tôi vẫn kiên quyết kể cả tuyệt thực 12 ngày đòi được đưa tướng Trần Độ cùng ra tòa xét xử cùng tôi. Còn cụ đã sẵn sàng ngồi trên xe lăn ra trước phiên tòa đó để trả lời trước tòa án của đảng CSVN và nhà nước XHCN những liên đới của cụ với tôi một cách đàng hoàng. Nhưng đến tháng 8 năm 2002 thì tôi được người quản giáo đội trưởng, trung tá an ninh tổng cục 1 Nguyễn Tiến Thịnh báo tin tướng Trần Độ đã mất. Tất cả những nội dung này được tôi tuyên bố công khai trước cả 2 cấp xử sơ và phúc thẩm ngày 20/12/2002 và 30/3/2003 tại Hà nội).

Tôi đã tiếp tục kể cho ông Michael Orona biết những diễn tiến trong thời gian lao tù như sau:

Chính vì sự từ chối viết nội dung kiểm điểm theo dàn dựng của tổng cục an ninh- bộ công an như thế của tôi, nên tôi đã không làm đạt được như mong muốn của họ. Trái lại, trong dịp này tôi đã viết bản tự thuật lý lịch + bản phản kháng dài 58 trang, trong đó gần 20 trang viết về lý lịch gia đình và cá nhân, hơn 30 trang còn lại là nội dung phản bác quyết liệt vụ án đàn áp chính trị chỉ nhằm riêng một mình cá nhân tôi. Hiện nay tổng cục an ninh, bộ công an, cục A 42 và ban giám thị trại Nam Hà vẫn lưu giữ một cách tuyệt mật bản viết tay quan trọng này. Trong nội dung bài viết phản bác đó, tôi trích dẫn từng điểm một trong Bộ luật hình sự, trong Bộ luật tố tụng, trong Hiến pháp, trong Công ước Quốc tế về Quyền con người để nói rằng là tôi hoàn toàn vô tội. Và việc thả tôi sớm hay không là tùy thiện chí của nhà nước Việt Nam, tôi không xin khoan hồng giảm án tù bằng cách đó !!! Trong bản phản kháng dài 58 trang này tôi đã viết trong buồng giam số 1 phân trại A - Nam Hà từ ngày 18/4/2004 đến cuối tháng 4/2004, tôi đã dãn chứng tới 31 điều trong Bộ luật tố tụng hình sự và các điều luật khác để chứng minh các cơ quan gọi là bảo vệ pháp luật của nhà nước XHCN VN, từ cơ quan an ninh điều tra A 24 bộ công an ra kết luận điều tra vụ án, viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội và tối cao, đến tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và tòa án nhân dân tối cao đã vi phạm nghiêm trọng chính pháp luật nhà nước hiện hành ra sao. Tuy nhiên, nếu tôi được thả sớm thì cá nhân tôi tin chắc rằng dư luận trong nước và quốc tế cũng rất hoan nghênh và đánh giá cao việc làm đó của chính phủ Việt Nam.

Đến khoảng cuối tháng 5 đầu tháng 6 năm 2005 do có xuất hiện sự kiện lá thư viết tay của tôi được gửi ra bên ngoài gửi về thăm hỏi gia đình nhờ qua một người tù được đặc xá nhân dịp 30/4/2005, sau đó được Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang công bố trên Mạng internet khá rộng rãi. Thì ngay sau đó ít hôm, vào ngày 10/ 6/2005 một đoàn cán bộ cục A 42 - tổng cục an ninh do các thượng tá phó phòng Bùi Văn Cường và Nguyễn Thiện Hân lại tức tốc từ Hà Nội xuống làm việc với tôi đến tối mịt chưa trở về….Chính vì nội bức thư chân thành này của tôi đề cập đến lập trường của cả phía nhà nước và cá nhân tôi một cách thẳng thắn, thực tâm. Nên trong các dịp 4 lần đặc xá tha tù trong 2 năm 2004-2005 tôi đều không có tên. Sắp tới đợt đặc xá cuối cùng dịp quốc khánh mùng 2/9/2005, ngày 26 tháng 8 /2005 phó giám thị trại giam Nam Hà là thượng tá Phạm Hồng Cánh đã mời tôi lên thông báo rõ ràng như vậy.

Đến cuối năm 2005 từ ngày 14/12/2005 đến ngày 18/12/2005, tôi lại được mấy lần các đoàn cán bộ sĩ quan của tổng cục an ninh- cục A42 bộ công an do đại tá Thắng, thượng tá Cường, Hân và nhiều sĩ quan cao cấp khác của cục A 42 từ Hà Nội vào trại Ba Sao – Nam Hà chỉ đạo cho nghỉ lao động để viết bài phản bác và lên án những hoạt động, các phát biểu của cụ Hoàng Minh Chính trong dịp đi chữa bệnh tại Hoa kỳ. Đoàn của tổng cục an ninh từ Hà Nội xuống làm việc với tôi nói rõ : “ Nếu anh viết bài lên án, phản bác những hoạt động chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của ông Hoàng Minh Chính tại Mỹ trong dịp đi chữa bệnh vừa qua có nội dung tốt sẽ được nhà nước xem xét khoan hồng giảm án hoặc tha bổng hoàn toàn. Còn nếu không anh cứ vui lòng ở lại đến hết án thêm 8 năm nữa !!! ”.

Sau đó họ đã chỉ đạo Ban giám thị trại giam Nam Hà trực tiếp là trung tá Hoàng Xuân Nam cung cấp cho tôi một số tư liệu có đăng nội dung các bài phê phán nặng nề cụ Hoàng Minh Chính như Báo Nhân Dân cuối tuần, Tạp chí Cộng Sản số tháng 11/2005, còn tôi có thêm báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh do gia đình gửi vào để phục vụ việc viết bài phản bác quan trọng này. Sau gần 1 tuần lễ miệt mài viết, ngày 20/12/2005 tôi đã hoàn thành bức Thư ngỏ gưỉ lãnh đạo Tổng cục an ninh- bộ công an, cục trưởng A 42 và ban giám thị trại Nam Hà dài 11 trang. Trong đó tôi khẳng định những hoạt động của cụ Hoàng Minh Chính hay những nội dung phát biểu ở Đại học Havớt hoặc điều trần trước Ủy ban Nhân quyền Hạ nghị viện Hoa Kỳ và các diễn đàn khác trong dịp đi chữa bệnh tại Mỹ đều không vi phạm gì luật pháp trong nước cũng như của chính nước Mỹ. Vì cụ đã sử dụng quyền tự do phát biểu và tự do ngôn luận để đấu tranh ôn hòa cho lợi ích của nhân dân và đất nước Việt Nam. Tôi đã khẳng định, là tất cả những hoạt động của cụ Hoàng Minh Chính ở Mỹ đều nằm trong phạm vi quyền Con người căn bản hoàn toàn phù hợp với Hiến Pháp hiện hành của nhà nước CHXHCN VN và Công ước quốc tế về Nhân quyền và nhiều văn kiện quốc tế khác về quyền Con người mà nước VN XHCN đã xin tham gia và cam kết thực hiện.Trong bài viết quan trọng này, tôi cũng khẳng định rõ bà Tôn Nữ Thị Ninh phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại ủy ban thường vụ quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã phê phán, lên án những hoạt động rất mạnh mẽ, mọi phát biểu của cụ Hoàng Minh Chính trong khoảng thời gian đi trị bệnh tại Hoa Kỳ được đăng trên báo Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh. Thì mọi phát biểu của bà ta cũng là lẽ đương nhiên, rất thường tình và không hề phạm tội theo cả Bộ luật hình sự trong nước lẫn Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị mà nhà nước VN XHCN là một thành viên có nghĩa vụ phải đảm bảo cho mọi công dân nước mình được hưởng dụng.

Việc phát biểu của cụ Hoàng Minh Chính ở Mỹ và bà Tôn Nữ Thị Ninh ở Việt Nam là bình đẳng và công bằng như nhau trước luật pháp, không thể đối xử phân biệt và bất công với bất cứ ai. Tuy nhiên, nếu phía công an Việt nam thấy rằng những hoạt động và các phát biểu của cụ Hoàng Minh Chính như vậy đã đe dọa nghiêm trọng đến an ninh của chế độ XHCN ở Việt Nam, đe dọa sự lãnh đạo của ĐCSVN hiện nay, đe dọa đến sự tồn tại của chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh đang được coi là quốc giáo trong nước. Thì Bộ công an, Tổng cục an ninh, Cục A 42 và các cấp chính quyền trong nước có thể phối hợp với cảnh sát Mỹ, với các cơ quan CIA, FBI, kể cả với tổ chức cảnh sát Quốc tế Interpool…Vì nhà nước VN XHCN đã là một thành viên chính thức của tổ chức quốc tế chống tội phạm này để các cơ quan công an trong nước liên hệ nhanh chóng, khẩn cấp với họ và tiến hành bắt giữ rồi dẫn độ cụ Hoàng Minh Chính về nước xét xử trước các “tòa án nhân dân “ chiểu theo các điều trong bộ luật hình sự của nước CHXHCN Việt Nam đã quy định khá rõ ràng, với các tội danh như Âm mưu lật chính quyền Nhân dân hay Phản bội Tổ quốc, hoặc Tuyên truyền chống nhà nước VN XHCN… v v…và v v…. !!!

Thời kỳ đó người đại diện của phía công an làm việc liên tục với tôi là trung tá Hoàng Xuân Nam sĩ quan chuyên trách các buồng tù nhân án an ninh và chính trị, các tù nhân dân tộc và tôn giáo người Thượng ở Tây nguyên. Cũng trong giai đoạn này tôi thường xuyên được thượng tá Phạm Hồng Cánh phó ban giám thị trại giam Nam Hà cho nghỉ lao động để mời lên gặp gỡ trao đổi về nhiều vấn đề, như tình hình tiến bộ của đất nước trên các bình diện : xã hội, kinh tế, chính trị, tư pháp, luật pháp, quan hệ đối ngoại….Khi nói đến những sự kiện đã xảy ra trong tù cách đây đã hơn 3 – 4 năm như vậy. Tiến sĩ Michael Ôrona và cả cô Nancy N Trân đặc biệt rất chăm chú, họ hỏi rất kỹ thêm nhiều tình tiết liên quan.

Tiếp theo phần cuối tôi có kể lại cho phái đoàn Bộ ngoại giao Hoa Kỳ biết là trước khi rời trại giam Nam Hà, hồi 14 giờ 30 phút ngày 24/01/2006, ban giám thị trại giam Nam Hà, cùng bộ công an và cục A 42 - tổng cục an ninh có tổ chức buổi lễ công bố phóng thích, xóa bỏ hoàn toàn thời gian còn lại 8 năm tù cho tôi tại hội trường tầng 2 nhà khách của ban giám thị trại tù. Đại tá Dương Đức Thắng trưởng ban giám thị trại, kiêm đứng đầu ban tổ chức lễ đặc xá thả tù đặc biệt ngày hôm đó đã mời tôi lên phát biểu cảm tưởng sau hơn 4 năm trong lao tù của nhà nước VN XHCN. Trước cử tọa hơn 50 cán bộ sĩ quan cao cấp của bộ công an, tổng cục an ninh, cục A 42, và toàn bộ ban giám thị trại giam Nam Hà từ cấp đại tá trở xuống, tôi thấy còn có 2 phó giám thị trại là các thượng tá Trịnh Thường Xuyên, Phạm Hồng Cánh và nhiều sĩ quan cục A 42 đã từng làm việc tiếp xúc với tôi liên tục trong mấy năm qua trong trại giam Ba Sao như đã nói ở trên.

Tôi đã nói không có giấy tờ chuẩn bị trước như sau : “ Sau hơn 4 năm trong trại tù, hôm nay chỉ còn ít phút nữa tôi sẽ tạm thời được trở về xum họp gia đình. Cho dù nhà nước có tiếp tục giam giữ tôi thêm 8 năm nữa tôi vẫn không thay đổi nhận thức là : Đây là vụ án có bản chất đấu tranh đòi dân chủ hóa đất nước, đòi cải cách hệ thống chính trị, đòi đảng CSVN thực thi nhân quyền mà tôi đã cùng rất nhiều nhà tranh đấu có tên tuổi tham gia phong trào chung. Vụ án xét xử tôi đã vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng hình sự đang có hiệu lực. Vụ án này không hề mang tính hình sự như tội danh mà tòa án nhà nước đã cáo buộc, là tôi “làm gián điệp, tình báo cho nước ngoài nào đó “ mà án phạt trước đây đã tuyên. Vụ án này xét xử riêng một cá nhân tôi là hoàn toàn, bất công, phi pháp so với chính pháp luật hiện nay của nước CHXHCN VN, cho dù tôi tiếp tục phải ở lại tù đến hết án vào năm 2014, khi ra tù vào năm đó, tôi vẫn khẳng định như vậy. Đây là thêm một nỗi xấu hổ, ô nhục cho nền tư pháp ở nước ta. Các luật sư tham gia bào chữa cho tôi là Trần Lâm và Đàm Văn Hiếu cũng đã chỉ rõ tinh vi hiến và phi pháp tại 2 cấp xét xử trong các năm 2002 và 2003.

Trước khi rời trại giam Nam Hà, ngay trước mặt ban giám thị và đại diện bộ công an, tổng cục an ninh, cục A 42, cá nhân tôi cũng lên án kịch liệt những đối xử tệ hại và không tình người nếu không muốn nói là vô nhân đạo của thượng úy quản giáo trại giam Vũ Văn Tài với tôi hồi còn ở phân trại 3 trại giam Nam Hà vào những ngày tháng trong suốt năm 2003. Tuy nhiên tôi không bao giờ để lại chút hận thù hẹp hòi nào với cá nhân quản giáo Vũ Văn Tài, vì tôi hiểu anh ta không thể tự ý làm những điều thất đức và vô lương tâm như vậy với tôi…

Vấn đề Cải cách chế độ chính trị đối với đất nước ta hiện nay phải là ưu tiên số một và hàng đầu. Hệ thống chính trị đa nguyên đa đảng không có gì đáng sợ, đất nước sẽ không hề rơi vào tay ngoại bang nào cả sau khi hình thành thiết chế chính trị mới. Tấm gương các nước như Đông Âu, Liên xô cũ và ngay cả quốc gia láng giềng Cămpuchia… đã cho thấy rõ cải cách toàn diện, nhất là về mặt chính trị không hề dẫn đến mất ổn định xã hội, không làm nền kinh tế suy giảm hay rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Trái lại tất cả các nước đó có hoàn cảnh giống nước ta sau khi thay đổi thể chế đều phát triển rất ổn định, tăng trưởng cao, bền vững và lành mạnh đã hơn 10 năm qua kể từ khi hệ thống XHCN sụp đổ hoàn toàn ở Đông Âu chứng tỏ điều đó….

Sau khi đổi mới triệt để và toàn diện như vậy, các lực lượng vũ trang hiện nay trong đó có công an, cảnh sát, an ninh, quân đội vẫn tham gia bảo vệ nhà nước và chế độ dân chủ mới hình thành. Đảng CSVN đổi mới sẽ vẫn tham gia chính trường bình đẳng như các đảng phái, hoặc tổ chức chính trị khác trên tinh thần thi đua, cạnh tranh lành mạnh để đất nước, xã hội ngày càng tiến bộ. Tôi nghĩ rằng trong hoàn cảnh hiện nay ĐCSVN tốt nhất và hơn hết là nên chủ động phất cao ngọn cờ dân chủ đó như cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có ý kiến từ trước đây mấy năm với bộ chính trị….”

Khi tôi nói đến đây thì đại tá Dương đức Thắng cắt ngang phần phát biểu, nhắc nhở tế nhị và khá nhẹ nhàng tôi, do ông ta ngồi ngay hàng ghế đầu chủ trì buổi lễ rất gần bục tôi đang đứng phát biểu cảm tưởng cá nhân : “ Thôi anh nói gọn vào để ta còn chuẩn bị kết thúc buổi lễ đi kẻo muộn rồi…” . Vì không muốn làm cho không khí buổi lễ trở nên cắng thẳng và nặng nề, nên tôi đã chấm dứt và thôi phần phát biểu, lúc này có lẽ cả 2 phía là tôi và bên công an đều hiểu ý ngầm của nhau…

Điều ngạc nhiên và bất ngờ, là tất cả mấy chục sĩ quan an ninh, công an dự buổi lễ “trả tự do cho tôi” tất cả đã im lặng và rất trật tự lắng nghe tôi phát biểu cảm tưởng trên bục diễn đàn hôm ấy, không một ai có thái độ hằn học, phẫn nộ gì ngoài ý kiến duy nhất của ông trưởng giám thị trại như đã nói trên.

Sau phần trình bầy nội dung này, thì đoàn của ông Michael Orona và cô Nancy N. Trân một lần nữa cám ơn rất nhiều về những thông tin quý báu, hấp dẫn và thú vị, mà tôi đã cho họ biết trong những năm tháng trong lao tù. Tiếp đó họ có trao tặng lại cho tôi 2 danh thiếp đề rõ tên tuổi, chức vụ cũng như là email, điện thoại của từng người và nói rõ khi cần gấp có thể gọi khẩn cấp cho phái đoàn của ông hoặc tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội biết sau cuộc gặp này và từ nay trở đi.


Ông Michael Ôrona vui vẻ tiếp nhận các số báo Tập san Tự do Dân chủ và các hồ sơ đơn từ khiếu nại tố cáo của dân oan Việt Nam trước khi cuộc gặp và làm việc kết thúc.


Riêng về sức khỏe của tôi hiện nay đang mấy chứng bệnh, một là tiểu đường Tuyp 2 chỉ số đường huyêt rất cao : 16,2 mmo/mml, chỉ số máu mỡ là : 12.5mmo/mml, cộng thêm bệnh chấn thương cột sống khá nặng do bị thương trong chiến trường cách đây hơn 33 năm và bệnh huyết áp cao, v.v…Hàng tháng tôi vẫn phải vào bệnh viện xét nghiệm và khám lấy thuốc uống. Chấn thương cột sống nghiêm trọng đã dẫn đến đau đớn mãn tính, gây chèn ép bó dây thần kinh điều khiển hoạt động của 2 chân. Do đó làm việc đi lại, di chuyển rất khó khăn…

Tôi cho ông Michael Orona biết từ khi tôi ra tù đến nay có một số tổ chức bên ngoài của đồng bào hải ngoại đã mời tôi đi chữa bệnh, nhưng phía chính phủ và công an Việt Nam hoàn toàn từ chối, không cấp hộ chiếu cũng như không làm bất cứ thủ tục gì cho đi ra khỏi nước để điều trị các bệnh tật hiểm nghèo. Khi nói đến vấn đề này thì ông Michael Orona đã dừng lại và nhờ người phiên dịch nói rằng ông sẽ báo cáo việc này với Bộ ngoại giao Hoa Kỳ sau khi trở lại Mỹ về trường hợp của tôi để can thiệp cho tôi có thể đi chữa bệnh ở bất cứ nơi đâu bên ngoài như nguyện vọng mong muốn của mình

Gần cuối buổi tiếp phái đoàn đại diện Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, tôi đã nói : “Vừa qua từ trong nước tôi có biết trước khi có phái đoàn đại diện của nhà nước CSVN sang thăm nước Mỹ do chủ tịch Nguyễn Minh Triết dẫn đầu, Tổng thống G. W Bush và phó Tổng thống Dick Cheney đã chính thức tiếp 4 đại diện của các tổ chức đấu tranh chính trị và nhân quyền của cộng đồng người Việt đang định cư ở Hoa Kỳ tại Nhà Trắng. Sau đó bà Nancy Pelocy chủ tịch Quốc hội Liên bang có tiếp 3 đại diện của đồng bào hải ngoại Việt Nam tại Mỹ….Đó chính là thông điệp rõ ràng nhất lập trường của Tổng thống, Chính phủ và Quốc hội Hoa Kỳ ủng hộ đối với công cuộc phấn đấu vì tự do dân chủ,nhân quyền của dân tộc Việt Nam chúng tôi “.

Tôi nhấn mạnh ĐCSVN và nhà nước của họ không có đủ tài năng, năng lực cần thiết, kể cả phẩm chất đạo đức để đưa đất nước và cả dân tộc chúng tôi đến bến bờ Tự do Dân chủ và Thịnh vượng, phồn vinh. Nhưng họ có dư thừa kinh nghiệm, mọi thủ đoạn để kìm hãm nhân dân chúng tôi mãi mãi trong nghèo đói, lầm than và mất Tự do, Dân chủ và Nhân quyền. Nhà nước của họ, một tay thì sẵn sàng tham gia ký tên vào tất cả các Công ước quốc tế như về Nhân quyền, về Chính trị, về Hòa bình thân thiện và An ninh của cộng động nhân loại, về Cấm tra tấn và ngược đãi tù nhân, công dân…Nhưng trên thực tế thì họ không thực thi đầy đủ, tuyệt đối những cam kết long trọng như vậy trước cộng đồng quốc tế, còn tay kia thì họ ra sức bóp nghẹt các quyền tự do dân chủ và cuộc sống của nhân dân. Vì đó là một nhà nước độc tài đảng trị không do nhân dân chúng tôi bầu nên bằng lá phiếu tự do dân chủ và minh bạch, công bằng. Nhà nước này tuy tạm thời vẫn đang nắm quyền thống trị cả dân tộc một cách tuyệt đối, nhưng họ tuyệt nhiên không phải là người đại diện ưu tú cho nhân dân Việt Nam !!!

Trước lời phát biểu chân tình của tôi như vậy, cả đoàn của ông Michael Orona và cô Nancy N. Trân đều lắc đầu và nở nụ cười tỏ ra chua chát, rất chia sẻ, cảm thông….

 
Chụp ảnh chung kỷ niệm giữa nhà báo Nguyễn Khắc Toàn và phái đoàn đại diện Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cùng quan chức Tòa đại sứ Mỹ trước khi chia tay kết thúc hơn 2 giờ làm việc. Ảnh chụp trước ngõ xóm và trước số nhà 11 Ngõ Tràng Tiền đối diện với chốt canh gác đặt tại số 15 cùng ngõ phố của công an nhà nước Việt nam thường xuyên lập ra để ngăn chặn các cuộc gặp gỡ những đoàn khách Quốc tế thăm viếng Hà Nội.


Tôi nói tiếp : “ Hiện nay ĐCSVN không hề có thực tâm cải cách mọi mặt đời sống xã hội của đất nước, vì họ đang nắm giữ nhiều đặc quyền đặc lợi béo bở, họ không muốn chia sẻ với bất cứ ai. Họ đánh giá rằng khi có chế độ đa nguyên đa đảng, có nền kinh tế thị trường tự do thực sự thì đảng CS và cả chủ nghĩa Mác Lê Nin sẽ biến mất vĩnh viễn. Họ còn hù dọa dư luận xã hội nếu có sự thay đổi thể chế chính trị như vậy, thì sẽ có thể xảy ra việc trả thù những đảng viên, quan chức của chế độ cũ. Đất nước sẽ rơi vào mất ổn định, thậm chí dẫn đến nội chiến máu lửa tệ hại hơn bối cảnh hiện nay. Do đó, không thể có đổi mới cải tổ thực sự được. Vì vậy, mới đây trong bài phát biểu ở Nam Cali – Hoa Kỳ, tôi có đề cập đến cần xây dựng một bộ luật về cấm trả thù những người đã tham gia bộ máy đảng và nhà nước CSVN để ngăn ngừa tư tưởng cực đoan, hẹp hòi, cố chấp…có thể có. Và cũng là tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho những nhà lãnh đạo và các cấp trong bộ máy quyền lực hoàn toàn yên tâm, tin tưởng mà cải cách thực tâm hơn, làm vậy cũng là lôi cuốn được nhiều thành phần đảng viên CS cán bộ nhà nước ủng hộ công cuộc lột xác đổi mới thực sự ngày một đông đảo hơn “.

Khi tôi vừa dứt lời, tiến sĩ Michael Ôrona đã hỏi lại qua phiên dịch 2 lần nội dung này và tỏ ra rất chú ý đặc biệt đến ý kiến này của tôi.

Tôi còn nói thêm : “ Hơn 20 năm qua thành tích đổi mới ở Việt Nam là không đáng kể gì so với cùng hoàn cảnh và lượng thời gian, công sức, tiền bạc mà các quốc gia khác trong khu vực Châu Á hay trên thế giới đã cùng bỏ ra để tái thiết quốc gia của mình. Nhân dân Việt Nam hiện nay không muốn kéo dài thời gian lãng phí nữa. Nhân dân Việt nam muốn cải cách thực sự để đưa đất nứơc nhanh chóng ra khỏi đói nghèo và lạc hậu tăm tối.

Chỉ có thực hiện Dân chủ hóa toàn diện đời sống mọi mặt ở Việt Nam thì mới là chìa khóa mở ra kỷ nguyên sáng lạn cho tương lai của đất nước Việt Nam, trong đó tôn trọng Nhân quyền là nguyên tắc cao nhất.

Khi đất nước có Dân chủ, Tự do, Nhân quyền thì mới có cơ hội phát triển được mọi mặt trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục…một cách tòan diện, vững mạnh và bền vững.

Có dịp đi lại trên đường phố các bạn đừng nhìn thấy tại Hà Nội hay các thành phố lớn trong nước VN có một vài tòa nhà cao, nhiều cửa hàng buôn bán, đường phố nhiều xe máy và một số xe hơi sang trọng đi lại nhộn nhịp hơn trước, mà đã vội vàng trầm trồ ca ngợi thành tích cải cách ở Việt nam. Thực ra đấy chỉ là một lớp váng mỡ mỏng nổi lên mặt nước hay là lớp sơn mỏng manh hào nhoáng bên ngoài mà thôi. Sự phồn vinh có phần giả tạo đó ở các đô thị lớn đã che lấp đi một bề dầy và chiều sâu thẳm của sự tăm tối đói nghèo khổng lồ ở nông thôn, miền núi và cả chốn thành thị nữa. Vì hiện nay trong nước có đến gần 80% hộ dân vẫn sống trong nghèo khổ trên mặt bằng thu nhập bình quân đầu người tính theo GDP của cả nước chỉ có 620 USD/ năm, đó là con số biết nói rất hùng hồn!!!. Tôi còn lưu ý các vị thêm nữa là đừng quên rằng tại VN hiện vẫn có đến hơn 80 % dân số sống về nông nghiệp. Cho nên, về mặt kinh tế VN hiện nay vẫn chỉ là nước chậm phát triển, về đời sống chính trị vẫn là quá lạc hậu và lạc lõng so với cộng động nhân loaị tiến bộ và văn minh ”.

Khi tôi nói xong và được phiên dịch lại cho phái đoàn của giới ngoại giao Hoa Kỳ đã làm họ rất quan tâm chú ý về nhận định này của tôi. Nhiều đoạn câu tôi phát biểu đã được người phiên dịch trẻ tuổi cùng dự buổi làm việc này phải hỏi lại tôi tới 2 lần để chuyển ngữ cho tiến sĩ Michael Ôrôna và cô Nancy N. Trân một cách chính xác nhất. Nói thêm là cô Nancy N. Trân là quan chức phụ trách chính trị của Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam khi được tôi hỏi đã cho biết chỉ nói được chút ít tiếng Việt thôi. Còn cô chủ yếu nói thông thạo tiếng Anh, có lẽ cô là thế hệ thứ 2 được sinh ra và trưởng thành tại Mỹ.

Đến 12 giờ 15 phút buổi làm việc kết thúc giữa tôi và đại diện bộ ngoại giao Hoa kỳ. Cuối cùng tôi đã phát biểu hoan nghênh phái đoàn đã dành thời gian khá lâu đến thăm hỏi, lắng nghe những nội dung tôi trình bày và cùng tiến sĩ Michael Ôrôna và cô Nancy N. Trân đã thảo luận về công cuộc đấu tranh đòi dân chủ tự do, nhân quyền cho nhân dân và đất nước Việt nam.

Tôi đánh giá chuyến đi thăm việt Nam và gặp các nhân vật đấu tranh trong nước giữa bối cảnh trong lúc này là rất thích hợp và là nguồn động viên lớn cho phong trào tranh đấu trong nước hiện nay. Sau đó tôi đã tiễn phái đoàn ông Michael Orona tận xuống đường phố và chụp ảnh chung kỷ niệm trước nhà đối diện với chốt canh gác của công an VN đã thường xuyên lập nên để ngăn chặn các cuộc tiếp khách và bạn bè quốc tế quan tâm đến vấn đề Dân chủ, Nhân quyền ở Việt Nam.

Tiến sĩ Michael Orona và cô Nancy N. Trân rất vui vẻ, thoải mái, họ đều tỏ ra rất toại nguyện trước lúc từ biệt với tôi. Họ đã trở về Toà đại sứ Hoa Kỳ trên đường Láng Hạ, quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội an toàn bằng xe riêng của mình dưới cái nắng gay gắt giữa trưa hè.

Viết ngày xong ngày 31 / 7 / 2007
Nguyễn Khắc Toàn
Email : trannguyenchiviet2006@gmail.com
Số nhà 11 Ngõ Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, TP - Hà Nội
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn