BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73243)
(Xem: 62215)
(Xem: 39400)
(Xem: 31151)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nỗi niềm Thủ Đức

27 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 1293)
Nỗi niềm Thủ Đức
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Hiện tượng “sold out” vé bán là điều hiếm thấy trong những sinh hoạt hội đoàn ở hải ngoại.

Thế mà buổi hội ngộ của anh em cựu SVSQ Thủ Đức Orange County và Phụ Cận đã đạt được từ nhiều ngày trước, khiến cho nhiều anh em muốn tham dự phải đành đứng ngoài mà nhìn vào.

Đó phải chăng là những người từng qua quân trường Thủ Đức đã có một nỗi niềm Thủ Đức?

Mà nỗi niềm Thủ Đức ấy là gì?

Lắng nghe những câu chuyện, những vòng tay ôm chặt, những nụ cười rạng rỡ của anh em gặp lại nhau trong buổi hội ngộ này mới hiểu rằng nỗi niềm Thủ Đức ấy là lòng yêu nước lồng lộng của cả một thế hệ thanh niên trong một giai đoạn lịch sử mà những người dân ở Nam vĩ tuyến 17 hết thảy đều mong mỏi được sống trong cảnh thanh bình thịnh trị.

Nhưng cảnh ấy đã bị những người lãnh đạo cộng sản ở miền Bắc phá hoại. Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam được hình thành không phải từ nhân sĩ trí thức và dân chúng miền Nam như họ đã tuyên truyền mà từ Bộ Chính Trị của cộng sản Bắc Việt để từ đó diễn ra những cuộc phá hoại ném lựu đạn khủng bố trong thành phố, đặt mìn phá hoại giao thông mới được tái lập sau cuộc chiến chống thực dân Pháp kết thúc. Rồi những trận đánh của bộ đội CS ở Ấp Bắc, Đồng Xoài sau đó làm thức tỉnh toàn dân miền Nam. Cuộc chiến mới đã mở ra với tham vọng xâm chiếm miền Nam để cho CSVN đặt toàn bộ đất nước trong tay đế quốc cộng sản Nga-Hoa đang lúc thịnh thời.

Ý thức được điều đó nên cả một thế hệ thanh niên vào lúc bấy giờ đã vui vẻ “xếp bút nghiên mà theo việc đao cung.” Suốt từ khi có lệnh “Động Viên từng phần” của chính phủ Đệ I Cộng Hòa cho đến lệnh “Tổng Động Viên“của chính phủ Đệ II Cộng Hòa, sau vụ cộng sản phản bội lệnh Hưu Chiến Tết Mậu Thân 1968, hàng hàng lớp lớp thanh niên đã nhập ngũ, tràn đầy lý tưởng bảo vệ miền Nam (VNCH) trước làn sóng xâm lăng của CS. Từ người trí thức với những bằng cấp cao ở hải ngoại về cho đến những công nhân viên chức và nông dân khắp miền Nam đã theo nhịp quân hành “đi quân dịch là yêu nòi giống” và ca vang bài “đường trường xa muôn vó câu bay chập chùng” để thấy dòng máu anh hùng chống ngoại xâm của tổ tiên rần rần chạy khắp trong huyết quản.



Đó là những ngày tháng tươi đẹp của tuổi trẻ trong thế hệ chiến tranh. Đó là những ngày tháng mà người thanh niên VN trong thế hệ chiến tranh cảm thấy kiêu hãnh. Bộ quân phục đi phép số 2 đã là sự xác định ý chí và trách nhiệm của người thanh niên yêu nước trên khắp miền Nam nhất là tại các thành phố vào mỗi cuối tuần.

Tổng trưởng, tổng cục trưởng, giám đốc, kỹ sư, luật sư,... đều gác lại để được đeo trên vai vòng nguyệt quế Al Pha. Đó là một nỗi niềm Thủ Đức.

Tương lai tươi đẹp “phi cao đẳng bất thành phu phụ” đã sắp thành cũng tạm quên đi để được đeo cái An Pha trên vai. Đó cũng là một nỗi niềm Thủ Đức.

Cả đến sự từ giã những cuộc xuống đường tranh đấu chính trị, tôn giáo cũng xếp lại để được “quì xuống các sinh viên sĩ quan” rồi “đứng dậy các tân sĩ quan.” Cũng là một nỗi niềm Thủ Đức.

Từ bỏ ruộng vườn, quê hương chôn nhau cắt rún để được khoác chiến y. Đó cũng là nỗi niềm của kẻ “thất phu” nhưng “hữu trách.” Đó cũng là nỗi niềm Thủ Đức.

Ôi biết bao nỗi niềm từ ngày vào quân trường rồi tỏa đi bốn phương, kẻ chết, người còn tha phương hay lê lết phế binh nhưng vẫn nhưng nhức một nỗi niềm “chúng ta chưa hoàn thành được trách nhiệm.”

Để cứ mỗi lần Thủ Đức gọi ta về là anh em lại tấp nập kéo nhau đến mong có điều mới lạ để anh em giải tỏa được nỗi niềm Thủ Đức của thế hệ chiến tranh.

Chính Biên

Theo Người Việt
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn