BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73242)
(Xem: 62215)
(Xem: 39399)
(Xem: 31151)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Trận chiến ác liệt ở Chu Pong

20 Tháng Bảy 200912:00 SA(Xem: 1730)
Trận chiến ác liệt ở Chu Pong
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Trong cuốn hồi ký của cựu đại tướng Williams Westmoreland, khi nhắc lại các trận giao tranh của liên quân Việt-Mỹ trên chiến trường Cao Nguyên (nguyên tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam từ 1964 đến 1968) đã nhận định rằng trận chiến tại vùng núi Chu Pong trong tháng 11/1965 là trận chiến dữ dội, ác liệt nhất trong chiến sử của quân đội Hoa Kỳ. Sau đây là diễn tiến của trận đánh Chu Pong được biên soạn dựa theo các tài tiệu: The Sky Cavalry (Thiên kỵ binh) từ quyển sách Flags Into Battle (Cờ bay trên chiến trận) trong thư mục Vietnam Experience (bản dịch của cựu trung tá Nguyễn Minh Tánh), hồi ký của đại tướng Westmoreland (bản dịch của Duy Nguyên), chiến sử của Trung Tâm Quân Sử Lục quân Hoa Kỳ, bản tin chiến sự hàng ngày do Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) phổ biến cho báo chí.

TỪ PLEIME ĐẾN CHU PONG


Ngày 27 tháng 10/1965, sau khi liên quân Việt-Mỹ đánh bật Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) ra khỏi vòng đai căn cứ Pleime và giải vây cho đơn vị trú phòng, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 đã phối hợp bộ chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ tại Quân Khu 2 mở một cuộc hành quân quy mô tổng truy kích 2 trung đoàn Cộng quân ở vùng núi Chu Pong. Nỗ lực chính trong cuộc hành quân này là một số đơn vị bộ chiến của Sư Đoàn 1 Không Kỵ (1st Air Calvary Division) Hoa Kỳ, trong đó có 5 tiểu đoàn của các trung đoàn 7, 8, và một thành phần của Trung Đoàn 9. Chỉ huy trực tiếp lực lượng xung kích của cuộc hành quân là Đại Tá Harlow Clark, lữ đoàn trưởng của Lữ Đoàn 3 thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ. Theo sự phân nhiệm của đại tướng Westmoreland, nhiệm vụ chính của sư đoàn là thực hiện các cuộc hành quân bộ chiến theo phương thức các đơn vị tác chiến được không vận để nhảy xuống trận địa từ trực thăng của các phi đoàn cơ hữu.

Theo kế hoạch, đơn vị Không Kỵ tiên phong được trực thăng vận vào trận địa dưới sự yểm trợ của các trực thăng võ trang. Để vô hiệu hóa hỏa lực không trợ từ các trực thăng đang quần trên đầu, Cộng quân tiến sát đến chu vi phòng thủ của đơn vị Hoa Kỳ để các dàn súng liên thanh và đạn rocket từ trực thăng khó tác xạ vào địch quân (vì có thể sẽ trúng vào các chiến binh Hoa Kỳ). Sau đó khi các đơn vị Không Kỵ bộ-chiến tăng cường được điều động đến trận địa thì địch quân bắt đầu đoạn chiến và rút vào rừng.

TRẬN CHIẾN ĐẪM MÁU TẠI THUNG LŨNG
IA-DRANG


Ước định được rằng quân Cộng Sản Bắc Việt đã rút về căn cứ địa ở núi Chu Pong, Thiếu Tướng Kinnard (tư lệnh Sư Đoàn 1 Không Kỵ, đã cho lệnh bộ chỉ huy Trung Đoàn 9 điều động Tiểu Đoàn 1/9 (đọc là, "Tiểu Đoàn 1 thuộc Trung Đoàn 9") nhảy vào phía sau đường lui binh của địch và lập các điểm phục kích trong khu vực rừng rậm ở thung lũng Ia Drang. Đêm 3 tháng 11/1965, Đại Đội C của Tiểu Đoàn 1/9 đã phục kích đánh tan một đại đội vũ khí nặng Cộng quân, nhưng một giờ sau đó, đại đội này đã trở thành mục tiêu cho một cuộc phản công ác liệt của một tiểu đoàn Cộng quân khác. Dù đã nỗ lực đẩy lùi các cuộc tấn công ban đầu của địch quân, nhưng trong đêm nói trên, Đại Đội C của Tiểu Đoàn 1/9 đã ở trong tình trạng nguy kịch và bị địch tràn ngập vào khi Đại Đội A thuộc Tiểu Đoàn 1/8 mở một cuộc tấn công giải vây và tăng cường lực lượng tại vị trí phòng thủ của đại đội bạn. Sáng ngày 4 tháng 11/1965, cuộc tấn công của quân Bắc Việt bị chận đứng, chu vi phòng thủ được thành phần còn lại của Tiểu Đoàn 1/8 đảm trách với sự yểm trợ của Pháo Đội B thuộc Tiểu Đoàn 2/19 Pháo Binh.







Trong vòng 3 tuần lễ kế tiếp, các đơn vị bộ chiến của Sư Đoàn 1 Không Kỵ đã liên tiếp đụng độ với Cộng quân. Giao tranh đẫm máu đã diễn ra trên từng khu vực trách nhiệm của mỗi đơn vị. Trận chiến lớn nhất đã diễn ra tại bãi đổ quân X-Ray dưới chân dãy núi Chu Pong: 3 tiểu đoàn bộ chiến Hoa Kỳ dưới quyền điều động của Lữ Đoàn 3 đã bị 2 trung đoàn Cộng quân tấn công cường tập. Chiến binh của 3 tiểu đoàn này đã bám giữ vị trí trong 3 ngày giao tranh đẫm máu với Cộng quân. Đại Tá Clark (lữ đoàn trưởng) đã tử nạn vì trực thăng chỉ huy của ông bị rớt.

Một trận ác chiến khác cũng đã diễn ra vào ngày 27 tháng 11/1965 khi một thành phần tiểu đoàn 2/7 Không Kỵ với 500 binh sĩ Hoa Kỳ đã bị lọt vào ổ phục kích của Cộng quân ở gần bãi đáp Albany. Tiểu đoàn đã bị tổn thất nặng, chỉ còn 84 chiến binh còn khả năng chiến đấu.

ĐẠI TƯỚNG WESTMORELAND VÀ TRẬN CHIẾN
IA DRANG


Một trong những đơn vị đã giao tranh ác liệt với Cộng quân là Tiểu Đoàn 1 thuộc Trung Đoàn 7 Không Kỵ do Trung Tá Harold Moore Jr. chỉ huy. Tiểu Đoàn 1/7 được trực thăng vận đến trận địa. Địa điểm nhảy trực thăng là một khu đồi núi nhấp nhô, phủ đầy cỏ lau cao hơn đầu người và gần như trên đầu của hai trung đoàn Bắc Việt. Cộng đã dồn lực lượng tấn công Tiểu Đoàn 1/7. Nhắc lại trận đánh này trong cuốn hồi ký, Đại Tướng Westmoreland đã ghi lại như sau:

Chiến binh Tiểu Đoàn 1/7 hợp sức với những người sống sót trong Lữ Đoàn 3 đánh bật đợt xung phong đầu của địch quân, rồi đợt thứ hai, thứ ba ròng rã sáu ngày. Đến ngày 14 tháng 11 kéo dài đến ngày 19, pháo đài B-52 đã thả bom liên tục lên Chu Pong và vùng lân cận để yểm trợ cho lực lượng bộ chiến ở dưới đất. Khi 3 trung đoàn Cộng quân rút về bên kia bên giới thì trận đánh kết thúc, Cộng quân để lại 1,300 xác chết. Các tài liệu bắt được của địch sau này cũng đều ghi lại tổn thất nặng nề của trận này. Người nhớ lại trận đánh đẩm máu này nhất là Hạ Sĩ Jack P. Smith, bị lạc khỏi đồng đội trong trận chạm súng với địch, Smith phải giả chết hàng mấy giờ liền dưới một gốc cây cho đến khi chạy về lại được. Anh này là con của một bình luận gia của đài truyền hình ABC.



Trong một tháng hoạt động chung quanh Pleiku và trong thung lũng Ia Drang, các đơn vị của Sư Đoàn 1 Không Kỵ có 300 binh sĩ tử trận. Lên Pleiku rồi về trong suốt trận đánh trên, tôi muốn chứng minh cho Trung Tá Moore (tiểu đoàn trưởng 1/7) thấy rằng lúc nào cũng có tôi bên cạnh ông và tiểu đoàn đang lâm trận. Vào những giờ phút gần kết thúc trận đánh, Trung Tá Moore cầm khẩu M 16 giơ lên cao và nói với binh sĩ: Những chiến sĩ can trường với M-16 trong tay đã mang lại chiến thắng. Lúc bấy giờ M-16 là một loại súng trường tự động mới được chế tạo và nhẹ.

Từ trận đánh của Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ, Đại Tướng Westmoreland nói về việc trang bị M-16 cho các đơn vị bộ chiến Việt-Mỹ:

Trung Tá Moore và binh sĩ của ông cho tôi biết M-16 là loại súng trường tốt nhất trong các loại súng từng được chế tạo cho Bộ Binh sử dụng. Loại này mới đối đầu được với súng AK-47 của Cộng quân. Bấy giờ đa số các đơn vị đều được trang bị loại M-14 bán tự động rất nặng nề, bất tiện cho chiến đấu trong rừng. Tôi hiểu ý của Trung Tá Moore và binh sĩ của ông nên liền đề nghị với Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara khẩn cấp trang bị ngay cho lực lượng Mỹ vũ khí này và cho cả quân đội Việt Nam Cộng Hòa nữa. Tiếc là các viên chức tại Washington làm ngơ trước yêu cầu khẩn thiết của tôi. Mãi đến năm 1967, tất cả các đơn vị Hoa Kỳ mới được trang bị loại súng này và tôi phải nài nỉ mãi, quân đội Việt Nam Cộng Hòa mới được trang bị sau đó.

Từ trước đến nay, các binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa chịu nhiều thất lợi trên chiến trường trước sức uy hiếp tinh thần của loại AK-47 vì người lính Việt Nam Cộng Hòa chỉ được trang bị loại súng trường M-1 bán tự động, hay còn gọi là Garant M-1 của thời kỳ đệ nhị thế chiến. Ngoài súng M-1, họ được trang bị loại súng Carbine, nếu so với AK 47 thì chẳng khác nào súng tấn công với súng bắn chim. Thật quả là vô cùng thất lợi cho người lính Việt Nam Cộng Hòa.

Trong khi một số ít báo chí và các dân biểu trong Quốc Hội chỉ trích việc cấp súng Garant M-1 mà người lính Hoa Kỳ đã sử dụng trong Thế Chiến Thứ Hai và trong chiến tranh Triều Tiên thì một số khác chê loại súng mới chế và phản đối quyết liệt việc chế tạo loại súng này. Đành rằng lúc ban đầu loại này có khuyết điểm là kém bảo trì, thế nhưng về sau kỹ thuật được cải tiến nên không còn trở ngại nữa. Từ lúc loại vũ khí mới đầu tiên được đưa đến tay các chiến binh để sử dụng thử thì thấy rằng loại này đích thật là loại súng siêu việt. Vậy mà đến giữa tháng 6/1967 tôi phải vận động thuyết phục các nhà lập pháp cử một phái đoàn sang điều tra về loại súng này. Tình hình quân đội Việt Nam Cộng Hòa lúc ấy trở thành đề tài tranh luận cho giới báo chí Hoa Kỳ khi có người cản tôi rằng không nên giao súng cho các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa. Nhiều chiến binh VNCH nghe vậy rất lấy làm bực tức. Sau này họ mới hiểu, chứ vào lúc đó cứ tưởng là tôi chỉ muốn các đơn vị VNCH dùng loại vũ khí cũ kỹ kia.

Về Hoa Thịnh Đốn vào tháng Năm 1968, tôi được dịp vào gặp Tổng Thống Johnson và nói với ông nỗi ấm ức của tôi về vụ M-16. Tổng thống nghe xong rất sửng sốt. Ông cũng không biết vì lý do nào Bộ Quốc Phòng lại không chịu chế tạo cho nhiều. Thế là Tổng Thống Johnson hứa chấn chỉnh, ông cam đoan với tôi rằng: anh sẽ có đủ M-16.

Sản xuất chậm loại súng này là một tội đáng trách, nó cản trở các cuộc hành quân tại Việt Nam Cộng Hòa và phải mất một năm trường mới nâng cao khả năng lên mức các đơn vị VNCH tự chiến đấu một mình.

Vương Hồng Anh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn