BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73177)
(Xem: 62205)
(Xem: 39378)
(Xem: 31132)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Biểu tình đòi quyền biểu tình

22 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 916)
Biểu tình đòi quyền biểu tình
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Nhân dân Việt Nam là những người cực kỳ bất hạnh! Chỉ có mỗi việc đi biểu tình ôn hòa thôi, hoàn toàn đúng pháp luật, hoàn toàn ôn hòa và văn minh trật tự, thì lại bị ngang nhiên cấm đoán một cách trái pháp luật. Những cuộc biểu tình chống Trung Quốc bị công an ra tay đàn áp, đã chứng tỏ rằng: Người dân - người chủ đích thực của đất nước - không có quyền làm chủ.



Có vẻ vì lòng yêu nước dâng trào đã làm người ta quên đi nguồn gốc của việc Trung Quốc ngang nhiên xâm lấn biển đảo của Việt Nam. Trung Quốc dám làm những việc đó, là nhờ sự ngu dốt, ươn hèn, nhu nhược, dẫn đến dã tâm bán nước cầu vinh của một bộ phận lãnh đạo chủ chốt trong Đảng Cộng Sản Việt Nam, đánh dấu từ công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng do Hồ Chí Minh chỉ đạo năm 1958. Vậy biểu tình chống Trung Quốc chỉ là hành động “chặt ngọn”, còn cái gốc của vấn đề thì vẫn còn nguyên đó, chặt ngọn này thì chúng sẽ mọc ngọn khác mà thôi…

Có lẽ hành động hợp lý nhất lúc này là người dân Việt Nam yêu nước cần tổ chức ngay những cuộc biểu tình đòi quyền biểu tình. Đây là hành động hết sức cần thiết, có thời cơ và tác dụng mạnh kịp thời trong lúc Quốc hội Việt Nam đang lên phương án lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Quyền biểu tình của nhân dân đã được Hiến pháp quy định. Nhưng chế độ Cộng Sản vẫn cố tình lập lờ, chưa chịu ban hành Luật biểu tình và văn bản hướng dẫn dưới luật, họ lấy đó làm lý do để thủ tiêu quyền biểu tình của nhân dân.

Quyền biểu tình là quyền làm chủ căn bản nhất của toàn dân, bên cạnh quyền bầu cử. Đây là hai quyền có khả năng tương tác lẫn nhau. Nếu nhà nước được nhân dân xây dựng nên thông qua quyền bầu cử, thì quyền biểu tình cho phép nhân dân dùng biện pháp nhắc nhở, gây áp lực lên nhà nước, khi nhà nước phạm sai lầm. Không loại trừ đó là vũ khí cuối cùng mà nhân dân có quyền sử dụng một cách hợp pháp để giải tán nhà nước, khi nhân dân nhận thấy nhà nước đó đi ngược lại quyền lợi và ý nguyện của nhân dân…

Biểu tình đòi quyền biểu tình, là việc đầu tiên cần làm. Tất cả các kiến nghị, kháng nghị, gửi lên chính quyền đều là hành động đại diện cá nhân hoặc nhóm. Nhưng khi tổ chức một cuộc biểu tình, dù số lượng người nhiều hay ít, nó lại mang tính toàn dân, đại diện cho nhân dân. Vì vậy cho nên pháp luật của tất cả các nước tiến bộ, đều chủ trương bảo vệ và cụ thể hóa quyền biểu tình của nhân dân. Thông qua hình thức này để giới hạn quyền lực của nhà nước và mở rộng quyền lực của nhân dân. Ngoài ra, biểu tình còn là dịp công khai bày tỏ nguyện vọng, tâm tư, tình cảm, ý chí, và chính kiến của người dân. Như vậy nhà nước mới có thể đạt tiêu chí “của dân, do dân và vì dân”.
Biểu tình đòi quyền biểu tình là hành động mà không một nhà nước nào dám trấn áp. Nhưng những cuộc biểu tình đó cần phải thuần khiết duy nhất một mục đích là đòi quyền biểu tình. Họ chỉ sử dụng các băng rôn, khẩu hiệu có nội dung đòi quyền được biểu tình một cách ôn hòa, và đòi phải được pháp luật không những công nhận tư cách pháp lý của các cuộc biểu tình, mà người biểu tình còn phải được bảo vệ bằng những lực lượng chuyên trách về giữ gìn trật tự trị an của cảnh sát. Khi nhà nước nào dám đàn áp một cuộc biểu tình đòi quyền biểu tình, thì đó có thể là dấu chấm hết gần như ngay lập tức cho một chế độ.

Đối với 11 cuộc biểu tình chống Trung Quốc vừa qua tại Hà Nội và ban đầu có cả ở Sài Gòn. Nhiều nhà nghiên cứu đấu tranh ôn hòa đã có những bài viết bình luân, rút kinh nghiệm. Nhưng một điều quan trọng nhất, chưa có ai nêu ra được, đó là sự nôn nóng chuyển hướng của những người biểu tình. Ban đầu các cuộc biểu tình vừa kể đều hừng hực khí thế chống ngoại xâm. Nhưng về tâm lý, rất nhiều người biết rằng, nguyên nhân sâu xa mất đất, mất biển là do phía Việt Nam ươn hèn, nhu nhược, có kẻ bán nước cầu vinh. Cho nên xuất hiện biểu ngữ và khẩu hiệu nội dung “chống Việt Gian bán nước”, và có nội dung có thể gây mất tình hữu nghị quốc tế như “hãy chung tay xé Trung Quốc thành nhiều quốc gia độc lập”, thậm chí có cả những biểu ngữ đòi trả tự do cho các anh Điếu Cày và Anh Ba Sài Gòn và nhiều nội dung mất trọng tâm khác.

Những sai lầm kể trên đã dẫn đến việc công an mượn cớ mạnh tay đàn áp, nhà cầm quyền lu loa lên là những cuộc biểu tình tại Hà Nội có nội dung chống nhà nước, gây mất trật tự ổn định xã hội này kia. Đảm bảo rằng, nếu các cuộc biểu tình chống Trung Quốc mà toàn các khẩu hiệu và biểu ngữ chống Trung Quốc, thì sẽ có nhiều cơ hội được tồn tại, sau khi các cuộc trấn áp lúc đầu của công an tỏ ra không hiệu quả, đồng thời bị dư luận phản ứng dữ dội (bằng chứng là phát biểu của tướng Nguyễn Đức Nhanh), và quan trọng nhất là chắc chắn nó sẽ có nhiều người tham gia hơn nữa…

Mục đích dài hơi đối với các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, ngoài việc biểu hiện lòng yêu nước, thì chỉ là những cuộc diễn tập biểu tình. Nếu mọi người đều tuân thủ một nguyên tắc chung thì hay biết mấy. Nhưng rất tiếc 11 cuộc biểu tình vừa qua tại Việt Nam, dù có những chỉ đạo ngầm nào đó, thì những người lãnh đạo, vì sự an toàn của mình, vẫn không thể quán triệt nổi tất cả mọi cá nhân, cho nên đã xảy ra những sự “ông chẳng, bà chuộc”. Đây cũng là một bài học quan trọng cho những người yêu nước.

Muốn vào rừng đốn củi thì phải có rìu sắc trong tay. Cũng giống như vậy, muốn biểu tình cần phải có quyền biểu tình. Quyền này đã được ghi rõ trong Điều 2 của Hiến pháp Việt Nam hiện hành. Bao năm nay người dân Việt Nam có của mà không biết dùng, vì không được dùng. Vậy muốn có được nó thì phải giành lấy, đó là tất cả các văn bản luật, từ hiến pháp đến các văn bản hướng dẫn dưới luật phải được ban hành, công bố công khai về quyền biểu tình. Cách tốt nhất có lẽ là phải dùng biểu tình để giành quyền biểu tình.

Lê Nguyên Hồng

20-09-2011

Theo Công Dân
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn