BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73165)
(Xem: 62197)
(Xem: 39370)
(Xem: 31127)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Chuyện Buồn 30/4

08 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 1767)
Chuyện Buồn 30/4
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Ngày 30 tháng 4 lại lần nữa trôi qua. Năm nay ngồi đọc các bài bạn ta viết về ngày nầy, chưng bày những chứng tích hiển nhiên, như bài của LMN. Để phản bác những con cóc con nhái lợi dụng thế dậu đổ bìm leo, nhảy ra mạt sát và chê bai hết những người thất thế, chừa cá nhân đương sự. Vì theo họ, giá ngày ấy, giao quyền hành cho họ (những kẻ giỏi đánh giặc bằng mồm và chuyên đi cửa hậu), để giải quyết, thì sự thể đã không như vậy. Phải stop họ lại, phải trả sự thật về cho lịch sử.

Bạn Hiếu đã “buồn da diết” cho những con hùm thiêng lỡ thất thế sa cơ.

Hôm nay tôi xin kể một chuyện thương tâm, ngay sau 30 tháng tư, để chúng ta thấy, không riêng người lính cầm súng chúng ta, nhẫn nhục trong đòn thù của kẻ đắc thế, mà cả vợ con chúng ta, cũng bị lửa hận trút lên đầu.

Chúng ta trong nhà tù nhỏ, thì vợ con ta, trong nhà tù lớn, cùng chung gánh oan khiên.

Tôi xin ít dòng nói hoàn cảnh tôi trong thời gian đó trước, để thấy liên hệ chúng tôi với người trong câu chuyện sắp kể.

Gia đình tôi cư ngụ tại số 39 Mê Linh Đàlạt, gia đình anh Đặng Thiên Thuần kế bên, hình như số 41 Mê Linh, trên đồi 1541.

Được lệnh di tản, gia đình tôi chạy về Cam Ranh vì anh vợ tôi, Nguyễn văn Lộc, hạm trưởng Duyên Vận Hạm 503, cho biết tàu anh có lệnh sẽ ghé Cam Ranh. Vả lại, bà xã tôi lúc đó sắp đến ngày sanh, nên không thể chạy đường bộ về Saigon .

Ngày 30 tháng tư, từ Saigon, tôi phải quay lại Cam Ranh, vì Duyên Vận Hạm 503 đã không thể cập bến Cam Ranh như dự tính. Nếu không, bà xã tôi đã về được Sài gòn, chắc chắn gia đình tôi cũng cuốn gói đi như ai rồi.

Phải sống hơn 6 năm trong tù nhỏ, và 9 năm lây lất trong nhà tù lớn XHCN, không phải vì tôi có hùng tâm dũng khí, mà vì lúc đó chưa hiểu rõ Cọng Sản là gì, và hoàn cảnh bắt buộc đó thôi. Bây giờ, tôi xin vào chuyện chính.

Thuần và chúng tôi vào tù, người dân thường, có lệnh phải trở về địa phương cũ. Do mới sinh (30 tháng 6/75), bà xã tôi phải chờ cháu cứng cáp chút. Lúc nầy, cán bộ địa phương đã biết cách làm tiền, nên muốn có giấy phép, bà xã tôi phải bán cả gia sản. Nói là bán, nhưng xem như thí cô hồn. Giao chiếc Vespas Spring, lấy một trăm đồng và tờ giấy phép của Công An Ba Ngòi cho về nhập lại Đà lạt.

Bà xã tôi về đến Đàlạt với 5 đứa con dại, đứa lớn 10 tuổi, út đầy tháng. Lại không nhà không cửa. Căn 39 Mê Linh đã có bộ đội đến ở. Bả cậy người quen ở Chi Lăng vào xin lại một ít đồ đạc của mình cũ, nhưng không được. Mẹ con đành dắt díu nhau vào ấp Thái Phiên, tạm trú nhà một người quen.

Chị Thuần nhờ về sớm, được tạm thời trở lại dạy học ngoài biên chế vì thiếu giáo sư. Chị được tạm trú nhà cũ tuy không biết bị đuổi đi lúc nào. Và cũng chưa được cấp sổ mua lương thực, một sổ quan trọng ngang với hộ khẩu.

Để biết sổ lương thực tại Đàlạt lúc đó quan trọng như thế nào thời điểm nầy, tôi xin kể chuyện về cậu con trai cả của tôi. Nghe con đau bụng, bà xã tôi khám thấy hố chậu phải nó cứng và kêu đau, biết con bị viêm ruột thừa, nên đưa con đi gấp vào Bệnh Viện Đàlạt. Nhờ có hộ khẩu, nên được nhận, với điều kiện phải đóng trước phần lương thực một tuần cho con. Nhà chỉ lãnh khoai và bắp, lấy đâu ra gạo đóng. Mua thì không ai bán, chạy quanh các nhà quen mượn, khắp cả cây số bốn, số sáu, mà chỉ gom được chưa tới một phần ba số Bệnh Viện đòi hỏi. Phải năn nỉ họ mới tạm nhận một phần bắp qui ra gạo. Bác sỉ Trưởng Khoa Ngoại lúc đó là Bác sĩ Chính, đứng ra phụ trách case phẩu thuật. Với điều kiện thân nhân phải chạy mua cho ra chỉ may. Bác sĩ Chính, theo dân Đà lạt truyền miệng, thì nghề chính của ổng là nuôi và thiến heo, mổ người chỉ là nghề tay trái. Nên con tôi, bác sĩ mổ xẻ sao không rõ, vết sẹo mổ của nó hiện nay là một chữ thập to tướng và nhăn nhúm như vết một quả B40 bắn trúng. May nó là con trai, không cần đẹp.

Theo lời một y tá quen kể với bà xã, ban đầu chỉ một vệt cắt ngang ở vị trí “thoát vị bẹn”, tìm không ra ruột thừa. Vết thứ hai vạch đứng từ háng lên khỏi rún đế quyết tâm kiếm cho ra. May quá cuối cùng cũng tìm thấy. Chỉ tiếc lúc kéo ra, không may làm nó vỡ, phải rửa trước khi may lại, và phải đưa vào phòng hồi sức gần một ngày nằm chờ tỉnh. May cháu mới hơn 10 tuổi, còn sức để chịu đựng. Vừa tỉnh, cháu được lệnh rời bệnh viện sau khi được hoàn trả hai ngày lương thực bằng bắp. Thằng bé vừa từ phòng hồi sức ra, vai mang mấy ký bắp, bị bỏ một mình. Một mình chống gậy lê từng bước từ Bệnh Viện Đa Khoa, vòng xuống cầu Bá Hộ Chúc, băng qua Hoàng Văn Thụ, leo dốc lên Viện Pasteur, trụt xuống một dốc núi Sòng Sơn. Mấy ký bắp vẫn giữ chặt vì biết giá trị của cái ăn lúc đó. Dùng lương thực để cai trị và điều khiển con người quả thật hiệu quả.

Vì cần cái sổ gạo, chị Thuần lặn lội ra tận Bùi Thị Xuân để xin dạy. Và trong khi đứng giảng bài trên bục, chị ngã xuống bất tỉnh. Người ta tìm cách đưa chị về Chi Lăng, giao cho mấy đứa con, dù chúng ở trong căn nhà vắng trên lưng chừng đồi, và chưa đứa nào đến tuổi hiểu biết.

Sáng hôm sau, một số dân từ ấp Thái Phiên đi ra chợ Chi Lăng, băng qua đồi Hướng Đạo, nghe tiếng kêu khóc của con nít trong nhà chị Thuần, mới vào xem. Khám phá chị Thuần đã tắt thở từ bao giờ, mấy đứa nhỏ khóc thét cạn hơi, có đứa ngất đi bên cạnh mẹ.

Cũng cần cái sổ mua lương thực, lúc nầy bà xã tôi cùng 5 con đã lặn lội vào rừng, khai phá rẫy trong Sòng Sơn, có đất để khai báo, mới xin được vào Hợp Tác Xã Nông Nghiệp.

Chị Thuần đã chết đi, buồn thay, là cái sổ gạo, niềm hi vọng vẫn chưa thấy. Lúc chị mất, có người phải chạy ra chợ mua tạm ít thức ăn về cứu mấy đứa bé, vì trong nhà không thể nào tìm thấy hột gạo, củ khoai, lát sắn nào.

Ủy ban Nhân Dân gởi thỉnh vọng lên Trung Ương, xin cho cha mấy đứa nhỏ, trong trường hợp nầy, được về nuôi con. Họ cho người đến Quảng Ngãi, quê anh Thuần để kiếm thân nhân lo cho chúng. Phải hơn hai năm trời, anh Thuần mới được cứu xét cho về, với điều kiện phải bị quản chế vô thời hạn tại Quảng Ngãi.

Chuyện chị Thuần đủ nói lên tại sao chúng ta không thể hòa hợp hòa giải với những con người còn tôn thờ chế độ Cọng Sản. Buồn quá phải không các bạn.

Thân mến.

Nguyễn Cửu Nhồng 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn