BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73236)
(Xem: 62214)
(Xem: 39393)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Buông áo em ra...

09 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 945)
Buông áo em ra...
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
“Buông áo em ra hỡi người ơi,

buông áo em ra hỡi người ơi

để em đi chợ kẻo mà chợ trưa,

chợ trưa người thưa vắng lắm người ơi”…

Câu hát này trong CD vol 9 của Thu Hiền. Nghe, rồi mường tượng về một thời xa lắm những thân cò lặn lội đầu chợ, mom sông với biết bao sắc thái tình cảm thầm kín, kìm nén của cô với đời, với tình và chợt nhận ra rằng những người con gái xứ mình, trong cái đáng yêu nhuốm nhiều vị chua chát đắng cay của tình thương.

Lời của một cô gái quê bảo rằng “buông áo em ra” nhưng cái đuôi câu (the last sentence) “hỡi người ơi” nghe nó mâu thuẫn lắm. Hỡi em, hỡi anh, người yêu dấu hỡi. Cái từ “hỡi” làm cho các chàng đang định buông vạt áo nàng nên xem xét lại. Các cô gái chính chuyên đáng thương ơi, để có huân chương “chính chuyên”, các cô buộc phải tự thắt cổ giết chết “nỗi lòng” mình.

Á đông huyền bí không là thiên đường cho phụ nữ. Bọn đàn ông trăng hoa học lỏm tây cái mỹ từ “phái đẹp” để chỉ một nửa thế giới theo lối thời thượng thôi. Thực tế chưa bao giờ người phụ nữ được đánh giá đúng cả. Đừng nói ở nông thôn khó nghèo mà ngay cả ở đô thị giầu có cả chữ lẫn tiền, phụ nữ vẫn bị trói buộc bởi các tư tưởng Khổng nho đỉa đói. Khi yêu họ gói lửa tình tạo bộ mặt băng đá để…giữ giá vì sợ chàng cho là thiếu nết na. Rất nhiều cơ hội cho hạnh phúc được khai sinh lại chết từ trong trứng. Các ông chồng đòi vợ giữ gìn phẩm hạnh cực đoan không được giao tiếp thân mật với bạn bè khác giới trong khi chính họ nào khác gì những phi công chuyên nghiệp thường xuyên thực hiện các “phi vụ oanh tạc tại các quốc gia khác” nhiều đến độ không đếm xuể.

Thật là thiếu công bằng khi ở các nước có trình độ phát triển cao, phụ nữ được hưởng nhiều ưu đãi, được tôn trọng xứng đáng thì ở các nước chậm phát triển, phụ nữ chịu rất nhiều thiệt thòi và hy sinh trong cuộc sống và nghề nghiệp.

Trong nhóm những công việc của phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi là việc “bán hoa” mà ngôn ngữ chính thức gọi là bán dâm.

Nếu căn cứ trên “doanh số” có thể nhiều người cho rằng họ còn có thu nhập cao hơn cả người có công việc tốt tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Không thể chối cãi được là có cô thu nhập vài triệu đồng một ngày nhưng môi trường “lao động” khắc nghiệt, các hiểm họa phải gánh chịu từ bệnh truyền nhiễm, từ giới “chăn dắt” lưu manh là rất lớn và phải nhận rằng nguyên nhân thúc đẩy họ bước vào “nghề” đến 90% là do hoàn cảnh gia đình nghèo đói, thất học. Một cái giá quá đắt.

Hiện tại, đây là vấn đề gây tranh luận sôi nổi mang tính nhà nước, đó là việc chính phủ có nên thừa nhận bán dâm là một nghề hay không.

Trên thế giới, một số nước phát triển, mặt bằng học vấn rất cao (Hà lan, Đức…) dịch vụ “sung sướng” được nhà nước thừa nhận và bảo hộ về mặt pháp lý. Nhân viên ở đây được đảm bảo an toàn, rất hiếm có trường hợp bị bọn cò mồi dẫn gái hoặc khách hàng thô bạo đe dọa, đánh đập ăn chặn tiền công-điều diễn ra phổ biến ở các quốc gia coi việc bán dâm là vi phạm luật pháp.

Mặc dù chính phủ các quốc gia “trọng đạo đức” coi việc bán dâm và mua dâm là bất hợp pháp nhưng trên thực tế “nghề” này vẫn phát triển tốt đến mức ở vài tỉnh thành nó là thu nhập quan trọng hơn cả xuất khẩu gạo hoặc thực phẩm, trong đó có sự đóng góp không hề nhỏ của “công nhân” trong “ngành” này. Đương nhiên việc “đóng thuế” ngoài sổ sách cho địa phương là chuyện ai cũng hiểu chỉ chính phủ… chưa dám hiểu.

Ở các quốc gia hô hào cổ súy mạnh mẽ cho thuần phong mỹ tục của mình, nhiều vấn đề nhỏ được coi là lớn và ngược lại, nhiều vấn đề to đùng bị bóp lại bằng hòn bi. Vì thói giả dối này mà nhiều chuyện ai cũng biết nhưng không ai dại gì mà nói bởi rất nhiều lý do tế nhị. Ở đây cũng vậy, bênh vực các cô “công nhân” lao động ở ngành này thường bị mọi người, đặc biệt là chính những người cùng phái la ó phản đối dữ dội. Các bà các chị lo rằng việc hợp pháp hóa mua bán dâm sẽ đem tới nhiều cơ hội hư hỏng cho các ông chồng…hiền lành của mình. Không thể trách sự thiếu hiểu biết của các bà các chị vì các lang quân của họ thừa ranh mãnh trong quản lý cơ quan, doanh nghiệp thì cũng không ngọng nghịu chút nào trong việc xây dựng một ”nhân cách nhớn” trong con mắt gia đình. Nhưng cũng nên công bằng mà nói, họ là các lang quân ngoan ngoãn đáng kính vì họ đủ tỉnh táo để chỉ mua một “gói cước” ngắn hạn hơn là mất thì giờ, mất khá tiền, thậm chí mất sự nghiệp vì rước cho mình một “dịch vụ yêu đương” nhảm nhí mà thực chất đầy yếu tố hoang tưởng. Cũng không loại trừ một số trường hợp khách hàng ban đầu chỉ chủ trương mua gói cước ngắn hạn nhưng do nhân viên “siêu thị” quá hấp dẫn, môi trường công tác quá thuận lợi nên khách “sử dụng” nhiều đâm ra nghiện. Ở trường hợp đó, một số chị thiếu hiểu biết, không phân biệt được hai khái niệm Sinh lý và sự Phản bội dẫn đến quy kết chàng vào tội đại nghịch và kết án thật nặng nề. Mặt khác, do các chị đánh giá thấp “địch” trong tương quan lực lượng cộng thêm thiếu kiềm chế, dẫn đến cách ứng xử dở ẹc, làm to chuyện cho bể tung ra, dồn “địch” vào chân tường, cuối cùng như các cụ bảo là “chó cùng dứt dậu”, chàng trở nên chí phèo, chấp hết, quyết chí đập bỏ, xây mới căn nhà khác cùng “nàng Kiều” của mình. Tuy nhiên, đó là các trường hợp khá hy hữu, thực tế cho thấy, so với căn bệnh trăng hoa công sở đang phổ biến thì “dịch vụ” loại này đem đến ít hiểm họa cho gia đình và xã hội hơn người ta vẫn tưởng.

Lào cai, nơi có khá nhiều nữ “công nhân” xuất khẩu sang các tỉnh thành khác làm việc ở các “siêu thị sung sướng” là một trong những tỉnh nghèo. Việc có “xuất khẩu” đã cải thiện đáng kể cho các gia đình khó khăn ở đây. Tuy nhiên do nhiều lẽ, các ông bố bà mẹ không thể biết được rằng các tiện nghi sinh hoạt khá đắt tiền con gái họ mua sắm trong nhà là thu nhập “phi pháp” của con mình. Nhiều gia đình khác, với thu nhập bình quân 7 triệu /năm, khi ốm đau, mắc bệnh hiểm nghèo như ung thư, suy thận cấp và các chứng nan y khác thì khả năng trả tiền thuốc men, dịch vụ y tế là không thể cho dù có bảo hiểm y tế đi chăng nữa. Tất cả gánh nặng này được đặt lên vai cô con gái của họ.

Một điều may mắn cho xã hội và cho các “nữ công nhân” là tại các địa phương có “siêu thị sung sướng” nơi họ làm việc, gần đây đã hình thành “quy chế” kinh doanh, trong đó có những văn bản nước bọt được tôn trọng và thực hiện tự giác trong các lĩnh vực đảm bảo sức khỏe cộng đồng, chống lây nhiễm các căn bệnh tình dục, nhất là căn bệnh HIV. Điều kì lạ là với một mặt bằng học vấn thấp, cả các “nhà quản lý” và “công nhân” khá am hiểu luật “chống bán phá giá” của Mỹ, biểu tính giá được thực hiện nghiêm, không mè nheo chẳng cần sự kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng. Đúng là quy luật thị trường, tự nó biết điều chỉnh bảo vệ sự ổn định để tồn tại và phát triển lâu dài. Trong quy luật thị trường, tất cả các hoạt động chủ yếu xoay quanh yếu tố giải phóng triệt để các nguồn lực, kể cả dịch vụ bán dâm, dù muốn hay không nó cũng vẫn là một phần của nguồn lực đó.

Những yếu tố trên có thể đang dần là động lực góp phần thúc đẩy những chính phủ “trọng đạo đức” dám nhìn nhận thẳng vào thực tế, tiến tới trong tương lai đưa loại hình dịch vụ này vào danh mục đánh thuế.

 Mai Xuân Dũng

07-08-2011

Theo Blog Mai Xuân Dũng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn