BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73244)
(Xem: 62215)
(Xem: 39401)
(Xem: 31151)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Mẹ hay tượng đài?

04 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 1119)
Mẹ hay tượng đài?
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Ngày 14/7/2011 vừa qua, tỉnh Quảng Nam đã đồng ý đề xuất của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam về việc bổ sung thêm 330 tỉ đồng (hơn 16 triệu USD) cho việc đầu tư dự án Tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng tại khu vực núi Cấm (xã Tam Phú, TP Tam Kỳ, Quảng Nam), nâng tổng lên hơn 410 tỉ đồng (20 triệu USD).

 





Cần nhớ, ngày 14/8/2007, tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt dự án này hơn 81 tỉ đồng (khoảng 4 triệu USD). Nay thì ông Đinh Hài (giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, đơn vị chủ đầu tư dự án) cho biết việc điều chỉnh: “tính theo sự trượt giá của thời điểm hiện tại là điều khách quan vì giá cả thay đổi”.


 

“Việc tính trượt giá có cả một đoàn liên ngành xác định, thẩm định giá… rồi mới cho ra một con số cuối cùng. Sự trượt giá này nghiêng nhiều về tính mỹ thuật còn phần công trình thô khác thì không bao nhiêu”, ông Hài nói thêm.

 

Tượng đài này sẽ đẹp, sẽ mỹ thuật như thế nào, xin miễn bàn ở đây, vì đẹp xấu khó nói, và vì tác giả Đinh Gia Thắng giỏi dang cỡ nào, trong giới ai cũng biết rồi. Chỉ cần vào Google gõ tên, không thấy có mấy dữ liệu hiện ra, cũng đủ biết hiện trạng, “đẳng cấp”. Trong khi nhiều điêu khắc gia đình đám khác như Nguyễn Hải, Phạm Văn Hạng, Phan Gia Hương… đã làm bao nhiêu công trình đồ sộ, nhưng có mấy khi được dư luận và giới chuyên môn khen ngợi đâu. Đây chỉ là chuyện chạy dự án, ai chạy giỏi vì thân thế, quyền lực… thì được, tài năng đi chỗ khác chơi.

 

Mới đây, Đinh Gia Thắng cũng đã áp phe với chính quyền huyện Điện Bàn (Quảng Nam) để đập Bảo tàng Điện Bàn, một công trình kiến trúc còn rất vững chắc, do kiến trúc sư tài danh Ngô Viết Thụ thiết kế; xây dựng năm 1977 – lúc ấy được xem là sớm và bề thế nhất nước. Trong cuộc đời thiết kế của mình, bảo tàng này tuy có kích thước trung bình, nhưng là một công trình đẹp, Ngô Viết Thụ thường nhắc lại, sau những thứ đồ sộ hơn như Dinh Độc lập.

 

Cũng nói thêm, Đinh Gia Thắng là con nuôi nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, nên tiếng nói với Quảng Nam cũng có chút ít trọng lượng. Vị này còn là họ hàng với Bộ trưởng quyền lực Hoàng Tuấn Anh, mà chóp bu này lại là con rể của Dương Viết Á… nên tiếng nói từ trung ương xuống địa phương thì “mạnh như khẩu súng”.

 

Việc chính quyền muốn xây dựng một tượng đài để ca ngợi, ghi ơn hay tưởng niệm là điều hết sức bình thường, nước nào cũng vậy. Nhưng với một nước nghèo, tỉnh nghèo như Quảng Nam, nơi mà tượng đài hàng triệu USD đã mọc lên như nấm, làm thêm 1 tượng đài 20 triệu USD nữa, liệu có nên?

 

Không biết trên thế giới, tại những nước giàu, đã có bao nhiêu tượng đài xây dựng hết 20 triệu USD? Với Việt Nam, con số này sẽ chưa dừng lại, vì Quảng Nam làm được thì hơn 60 tỉnh thành khác, tại sao không? Đó chưa nói là chuyện phát sinh, làm mấy công trình kiểu này, kéo dài mấy nhiệm kì, phát sinh vài chục phần trăm là điều thường thấy. 

 

Theo thống kê, vẫn chưa đầy đủ, của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam, tỉnh này có 64.470 liệt sĩ, hơn 30.000 thương bệnh binh - nhiều nhất nước. Tỉnh cũng có 7.475 Mẹ Việt Nam anh hùng, cũng nhiều nhất nước, trong đó 1.624 mẹ được phong tặng, 5.851 mẹ được truy tặng (nghĩa là đã chết), nay còn khoảng 518 mẹ còn sống.

 

Theo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam TP.HCM thì từ tháng 12/1994 đến hết năm 2001, cả nước đã phong và truy tặng 44.253 mẹ Việt Nam anh hùng, miền Bắc có 15.033 người, miền Nam có 29.220 người.

 

Đầu năm 2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành nghị định 32, nâng trợ cấp cho Mẹ Việt Nam anh hùng lên mức là 1.191.000 đồng/ 1 tháng.

 

Vậy thì, với 410 tỉ đồng cho một tượng đài, nếu tăng trợ cấp cho mỗi mẹ 1 triệu đồng/ 1 tháng, thì hơn 40 ngàn bà mẹ sẽ bớt khổ một chút trong 10 năm nữa.

 

Đành rằng việc nào ra việc nấy. Nhưng thỉnh thoảng, cứ đọc báo là thấy cảnh người già neo đơn này bị bỏ rơi, Mẹ Việt Nam anh hùng kia bơ vơ, thiếu thốn… thì mới thấy các tượng đài mọc lên như nấm, thật phù phiếm, lãng phí và vô nghĩa.

 

Tại sao chỉ mới 4 năm (kể từ 2007), tượng đài đã trượt giá nghệ thuật gấp 5 lần, từ 81 tỉ lên hơn 410 tỉ đồng. Trong khi trợ cấp cho người có công thì vẫn vậy, chẳng lẽ trượt giá về “nghệ thuật sống” không ảnh hưởng gì đến họ. Một tô phở bình thường giá 20 ngàn đồng, với khoảng 1,2 triệu đồng tiền trợ cấp, các mẹ (thường neo đơn) sẽ ăn được 60 tô/1 tháng, mỗi ngày 2 bữa.

 

Dù có thêm trợ cấp hay không, thì 10 năm nữa số Mẹ Việt Nam anh hùng cũng chỉ còn trên đầu ngón tay, do tuổi già và bệnh tật mà chết đi.

 

Người dân Việt Nam thường gọi các chóp bu là bác mười, vì công trình nào các vị này cũng sẽ tìm cách hưởng cho được tối 10% theo kiểu phần trăm cho người đứng ra xúc tiến đầu tư.

 

Mà nếu chỉ lấy 10% thì còn may, vì với các dự án khổng lồ này, nếu thực làm, chỉ cần 30-40% kinh phí chi ra đã đủ. Mà Việt Nam thì đã quá nổi tiếng với các vụ tút ruột công trình, mới đây là vụ tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ bị rút ruột hơn 100 tấn đồng.

 

Quả là ông Đinh Hài rất có lý khi cho rằng trượt giá là được nhìn ở góc độ mỹ thuật, bởi với một tượng đài có khuôn viên gồm tượng đài hình cánh cung dài 101m, chân dung mẹ nằm giữa cao 18m, 9 “trụ huyền thoại”, mỗi trụ cao 9m, đường kính 1,2m… thì 20 triệu USD làm sao tiêu hết.

 

Quả là “vải thưa che mắt thánh”, chỉ một trò hề như vậy mà bao nhiêu tiền của dân đã được chi công khai và cực kì phung phí.

VietTuSaiGon 

03-08-2011
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn