SÀI GÒN - Trước kia, cũng như tới tận bây giờ, người ta quen thấy, quen nghĩ gái miền Tây lấy Đài Loan, làm tiếp viên ở nhà hàng, quán Bar, quán cà-phê... nhan nhản ở Sài Gòn, ra tới tận Đà Nẵng, Hà Nội và qua tới tận Ma-Cao, HongKong, Bangkok...
Nhưng ít ai biết rằng, trong dòng chảy hối hả, thác loạn của ánh đèn đô thị không ít những cô gái miền Tây đến Sài Gòn lập nghiệp đang lặng lẽ vươn lên làm những cô chủ nhỏ, họ sống dựa vào chính đôi bàn tay và khả năng kinh doanh của mình, không dựa hơi các đại gia để phải chịu cảnh “sớm nở tối tàn” khi chạy theo ý thích của những kẻ giàu tiền bạc nhưng bạc bẽo về nhân tình, thế thái.
Vùng ven Sài Gòn, xuất hiện một “chuỗi” quán cà-phê mang tên BN và HM khá ấn tượng, vì mỗi quán như vậy có khoảng chừng 20 nhân viên nữ trẻ trung, ăn bận khá bắt mắt, cư xử với khách vui vẻ, lịch sự nhưng không phải là cà-phê “ôm”.
Khách ra vô quán khá đông và đều đặn chứng tỏ chủ quán là người rất biết kinh doanh. Khi đi tìm hiểu, chúng tôi mới biết cả hai cô chủ quán của BN và HM đều là dân miền Tây lên Sài Gòn lập nghiệp.
Với cô chủ quán HM tuổi chưa tới 30 nhưng cô đã là chủ của 4 quán cà-phê khá bề thế mang tên HM1 tới HM4. Lúc mới lên Sài Gòn cô cũng chỉ là một nhân viên bán cà-phê bình thường, lúc đó cô còn trẻ và có nhan sắc, nhưng khác với các cô bán quán khác, cô không chạy theo những cuộc ăn chơi, cũng không quen hết anh này tới anh kia mà chỉ thân với một anh chàng duy nhất quê miền Trung làm bảng hiệu quảng cáo, không hào hoa nhưng có vẻ hiền và siêng. Họ lấy nhau, với ít vốn nhỏ cả hai dành dụm được họ thuê mặt bằng mở quán cà-phê nhỏ đồng thời làm “văn phòng” tiếp nhận ai đặt bảng quảng cáo luôn. Việc chồng chồng làm, việc vợ vợ làm rồi họ lần lượt mở ra tới 4 quán cà-phê...
Dân ăn khuya hay giới tài xế xe tải chạy ban đêm thường hay ghé ăn cơm tấm tại một quán cơm bên Gò Vấp, hướng ra phía Ngã Tư Ga để ra quốc lộ 1A. Quán đông khách nhưng không có tên và thường được mọi người gọi là “quán ba cô”, vì chủ quán là ba chị em ruột từ miền Tây lên thuê mặt bằng mở quán. Luôn nở nụ cười tươi trên môi với khách, cô thì nướng thịt, cô thì bới cơm cho khách, cô lo tính tiền.
Quán mở từ chiều tới tận 1-2 giờ sáng. Mấy cụ già neo đơn hay mấy người lớn tuổi bán vé số gần đó cho chúng tôi biết mấy cô bán quán này dễ thương lắm, thường một dĩa cơm bán cho khách các cô lấy từ 17 ngàn đồng tới 25 ngàn, tùy theo món ăn khách chọn. Nhưng với các cụ già chỉ mua 5 ngàn đồng các cô cũng bán, vì biết các cụ ăn ít, đồng thời lại tặng thêm chén canh, cụ già nào khó khăn quá thì tặng luôn không lấy tiền. Tuy các cụ già không ăn thường xuyên ở quán, nhưng dù sao các cô cũng là những người vui vẻ và có tấm lòng từ thiện.
Riêng khu vực chợ Hạnh Thông Tây (cũ) và khu An Nhơn - Gò Vấp, mấy năm trở lại đây có xuất hiện một món ăn chơi khá lạ, đó là món súp cua, chủ yếu được nấu bằng thịt và càng cua đồng. Những quán bán súp cua này được “rải” đều trong những khu vực đông dân lao động, tiền thuê mặt bằng khoảng từ 4 tới 5 triệu đồng một tháng. Mỗi quán chỉ có một nhân viên bán, tháng được trả 2 triệu đồng, bao ăn ở.
Trước kia một chén súp cua với khá nhiều thịt từ càng cua đồng được bán với giá 6 ngàn đồng một chén, nay do vật giá leo thang quá nên một chén súp cua có giá là 12 ngàn đồng. Theo tìm hiểu của chúng tôi, chủ nhân của loạt quán súp cua này là chị em mấy cô gái tới từ Bến Tre. Ngoài việc mở “chuỗi” quán súp cua, mấy chị em cô này còn có mấy quán bán sinh tố và nước ép trái cây, việc quản lý kinh doanh khá bài bản. Vì là kinh doanh món bình dân đối tượng hướng tới là dân lao động với giá bán khá rẻ so với mặt bằng chung nên mấy chị em cô chủ đều thức khuya, dậy sớm lấy công làm lời. Như đêm nào cũng phải thức khuya làm cua rồi nấu súp để kịp sáng chở ra quán cho nhân viên bán, bảo đảm súp mới nóng và thịt cua tươi ngon. Đặc điểm của mấy chị em cô này là lo mải mê làm ăn nên chưa ai chịu lập gia đình.
Trong một lần trú mưa, tình cờ chúng tôi tiếp xúc với một cô chủ quán cà-phê dân Kiên Giang, rồi sau nhiều lần lui tới, chúng tôi được cô chủ quán 21 tuổi tên Anh Thư tâm sự chuyện đời cô.
Năm 17 tuổi Anh Thư bỏ học khi đang học lớp 11 vì người cha bỏ nhà ra đi theo tiếng gọi tình yêu, mẹ cô bị bệnh tâm thần, lê la đầu trên xóm dưới, khi khóc khi cười. Cô chạy chợ buôn bán lặt vặt đủ thứ để phụ cùng người anh làm nghề thợ hồ nuôi mẹ. Mấy năm trời bôn ba nhưng cuộc sống vẫn trống trước, hụt sau. Rồi anh cô bị tai nạn lao động phải nằm bệnh viện. Cô bỏ nhà lên Sài Gòn và xác định sẽ làm bất cứ nghề gì để kiếm tiền, kể cả có phải làm gái “đứng đường”.
Rồi số phận run rủi đưa cô tới một quán cà-phê, bán quán chưa được 3 tuần thì bà chủ quán có ý muốn dẹp tiệm vì bận nhiều việc khác không thể trông coi quán. Nhưng trước khi dẹp tiệm bà chủ quán có cặp “mắt xanh” tinh đời đã cho Anh Thư một đề nghị không ngờ. Bà ta nói sẽ giao toàn bộ quán cà-phê cho Anh Thư quản lý, hàng tháng cô sẽ phải trả cho bà chủ một khoản tiền coi như tiền “thuê” quán, coi như lời ăn lỗ chịu. Sau một đêm suy nghĩ Anh Thư quyết định nhận lời, cô tổ chức lại việc kinh doanh kéo khách tới quán đông hơn.
Một tháng đầu đầy hồi hộp cũng qua đi với cô gái trẻ hai bàn tay trắng tới đất Sài Gòn, cô đủ tiền trả cho bà chủ theo yêu cầu, lại còn dư ra một ít. Mừng quá, cô mạnh dạn thuê thêm nhân viên, đặt mua loại cà-phê ngon hơn...
Sau hơn một năm thuê quán, Anh Thư đủ tiền sang lại quán và nghiễm nhiên trở thành một cô chủ nhỏ. Khi gặp chúng tôi, Anh Thư cho biết cô đã gởi tiền về quê sửa lại nhà, hàng tháng có tiền chu cấp cho Mẹ, cho anh. Cô cũng đang mơ màng nghĩ tới việc đưa Mẹ và anh lên thành phố, nếu có điều kiện cô cũng muốn đi học lại, vì đọc báo, coi TV thấy nhiều người thành đạt thấy ham quá.
Có dịp tiếp xúc với mấy cô gái trẻ dân miền Tây, mấy cô đều thích nói đùa câu nằm lòng là: “Ra đi mẹ có dặn rằng/ Sài Gòn đất chật, người đông/ Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều”. Và câu châm ngôn cửa miệng của mấy cô là “khôn nhờ, dại chịu”. Vậy mà cũng ít ai học được chữ “ngờ”. Mấy năm không gặp lại Anh Thư, tin bất ngờ từ một cô nhân viên cũ của Anh Thư là hiện giờ cô đã “tiêu đời” rồi. Cô không may gặp phải gã đẹp trai, họ Sở, nhẹ dạ cả tin cô đã để giấc mơ bé bỏng của mình tan theo bọt nước. Hiện giờ không ai rõ Anh Thư đã lưu lạc về phương trời nào.
Văn Lang/Người Việt
Chi nhánh Súp Cua ở Gò Vấp do mấy cô gái trẻ làm chủ. (Hình: Văn Lang/Người Việt) |
Nhưng ít ai biết rằng, trong dòng chảy hối hả, thác loạn của ánh đèn đô thị không ít những cô gái miền Tây đến Sài Gòn lập nghiệp đang lặng lẽ vươn lên làm những cô chủ nhỏ, họ sống dựa vào chính đôi bàn tay và khả năng kinh doanh của mình, không dựa hơi các đại gia để phải chịu cảnh “sớm nở tối tàn” khi chạy theo ý thích của những kẻ giàu tiền bạc nhưng bạc bẽo về nhân tình, thế thái.
Vùng ven Sài Gòn, xuất hiện một “chuỗi” quán cà-phê mang tên BN và HM khá ấn tượng, vì mỗi quán như vậy có khoảng chừng 20 nhân viên nữ trẻ trung, ăn bận khá bắt mắt, cư xử với khách vui vẻ, lịch sự nhưng không phải là cà-phê “ôm”.
Khách ra vô quán khá đông và đều đặn chứng tỏ chủ quán là người rất biết kinh doanh. Khi đi tìm hiểu, chúng tôi mới biết cả hai cô chủ quán của BN và HM đều là dân miền Tây lên Sài Gòn lập nghiệp.
Với cô chủ quán HM tuổi chưa tới 30 nhưng cô đã là chủ của 4 quán cà-phê khá bề thế mang tên HM1 tới HM4. Lúc mới lên Sài Gòn cô cũng chỉ là một nhân viên bán cà-phê bình thường, lúc đó cô còn trẻ và có nhan sắc, nhưng khác với các cô bán quán khác, cô không chạy theo những cuộc ăn chơi, cũng không quen hết anh này tới anh kia mà chỉ thân với một anh chàng duy nhất quê miền Trung làm bảng hiệu quảng cáo, không hào hoa nhưng có vẻ hiền và siêng. Họ lấy nhau, với ít vốn nhỏ cả hai dành dụm được họ thuê mặt bằng mở quán cà-phê nhỏ đồng thời làm “văn phòng” tiếp nhận ai đặt bảng quảng cáo luôn. Việc chồng chồng làm, việc vợ vợ làm rồi họ lần lượt mở ra tới 4 quán cà-phê...
Dân ăn khuya hay giới tài xế xe tải chạy ban đêm thường hay ghé ăn cơm tấm tại một quán cơm bên Gò Vấp, hướng ra phía Ngã Tư Ga để ra quốc lộ 1A. Quán đông khách nhưng không có tên và thường được mọi người gọi là “quán ba cô”, vì chủ quán là ba chị em ruột từ miền Tây lên thuê mặt bằng mở quán. Luôn nở nụ cười tươi trên môi với khách, cô thì nướng thịt, cô thì bới cơm cho khách, cô lo tính tiền.
Quán mở từ chiều tới tận 1-2 giờ sáng. Mấy cụ già neo đơn hay mấy người lớn tuổi bán vé số gần đó cho chúng tôi biết mấy cô bán quán này dễ thương lắm, thường một dĩa cơm bán cho khách các cô lấy từ 17 ngàn đồng tới 25 ngàn, tùy theo món ăn khách chọn. Nhưng với các cụ già chỉ mua 5 ngàn đồng các cô cũng bán, vì biết các cụ ăn ít, đồng thời lại tặng thêm chén canh, cụ già nào khó khăn quá thì tặng luôn không lấy tiền. Tuy các cụ già không ăn thường xuyên ở quán, nhưng dù sao các cô cũng là những người vui vẻ và có tấm lòng từ thiện.
Riêng khu vực chợ Hạnh Thông Tây (cũ) và khu An Nhơn - Gò Vấp, mấy năm trở lại đây có xuất hiện một món ăn chơi khá lạ, đó là món súp cua, chủ yếu được nấu bằng thịt và càng cua đồng. Những quán bán súp cua này được “rải” đều trong những khu vực đông dân lao động, tiền thuê mặt bằng khoảng từ 4 tới 5 triệu đồng một tháng. Mỗi quán chỉ có một nhân viên bán, tháng được trả 2 triệu đồng, bao ăn ở.
Trước kia một chén súp cua với khá nhiều thịt từ càng cua đồng được bán với giá 6 ngàn đồng một chén, nay do vật giá leo thang quá nên một chén súp cua có giá là 12 ngàn đồng. Theo tìm hiểu của chúng tôi, chủ nhân của loạt quán súp cua này là chị em mấy cô gái tới từ Bến Tre. Ngoài việc mở “chuỗi” quán súp cua, mấy chị em cô này còn có mấy quán bán sinh tố và nước ép trái cây, việc quản lý kinh doanh khá bài bản. Vì là kinh doanh món bình dân đối tượng hướng tới là dân lao động với giá bán khá rẻ so với mặt bằng chung nên mấy chị em cô chủ đều thức khuya, dậy sớm lấy công làm lời. Như đêm nào cũng phải thức khuya làm cua rồi nấu súp để kịp sáng chở ra quán cho nhân viên bán, bảo đảm súp mới nóng và thịt cua tươi ngon. Đặc điểm của mấy chị em cô này là lo mải mê làm ăn nên chưa ai chịu lập gia đình.
Trong một lần trú mưa, tình cờ chúng tôi tiếp xúc với một cô chủ quán cà-phê dân Kiên Giang, rồi sau nhiều lần lui tới, chúng tôi được cô chủ quán 21 tuổi tên Anh Thư tâm sự chuyện đời cô.
Năm 17 tuổi Anh Thư bỏ học khi đang học lớp 11 vì người cha bỏ nhà ra đi theo tiếng gọi tình yêu, mẹ cô bị bệnh tâm thần, lê la đầu trên xóm dưới, khi khóc khi cười. Cô chạy chợ buôn bán lặt vặt đủ thứ để phụ cùng người anh làm nghề thợ hồ nuôi mẹ. Mấy năm trời bôn ba nhưng cuộc sống vẫn trống trước, hụt sau. Rồi anh cô bị tai nạn lao động phải nằm bệnh viện. Cô bỏ nhà lên Sài Gòn và xác định sẽ làm bất cứ nghề gì để kiếm tiền, kể cả có phải làm gái “đứng đường”.
Hai cô chủ nhỏ của một quán cà phê. (Hình: Văn Lang/người Việt) |
Rồi số phận run rủi đưa cô tới một quán cà-phê, bán quán chưa được 3 tuần thì bà chủ quán có ý muốn dẹp tiệm vì bận nhiều việc khác không thể trông coi quán. Nhưng trước khi dẹp tiệm bà chủ quán có cặp “mắt xanh” tinh đời đã cho Anh Thư một đề nghị không ngờ. Bà ta nói sẽ giao toàn bộ quán cà-phê cho Anh Thư quản lý, hàng tháng cô sẽ phải trả cho bà chủ một khoản tiền coi như tiền “thuê” quán, coi như lời ăn lỗ chịu. Sau một đêm suy nghĩ Anh Thư quyết định nhận lời, cô tổ chức lại việc kinh doanh kéo khách tới quán đông hơn.
Một tháng đầu đầy hồi hộp cũng qua đi với cô gái trẻ hai bàn tay trắng tới đất Sài Gòn, cô đủ tiền trả cho bà chủ theo yêu cầu, lại còn dư ra một ít. Mừng quá, cô mạnh dạn thuê thêm nhân viên, đặt mua loại cà-phê ngon hơn...
Sau hơn một năm thuê quán, Anh Thư đủ tiền sang lại quán và nghiễm nhiên trở thành một cô chủ nhỏ. Khi gặp chúng tôi, Anh Thư cho biết cô đã gởi tiền về quê sửa lại nhà, hàng tháng có tiền chu cấp cho Mẹ, cho anh. Cô cũng đang mơ màng nghĩ tới việc đưa Mẹ và anh lên thành phố, nếu có điều kiện cô cũng muốn đi học lại, vì đọc báo, coi TV thấy nhiều người thành đạt thấy ham quá.
Có dịp tiếp xúc với mấy cô gái trẻ dân miền Tây, mấy cô đều thích nói đùa câu nằm lòng là: “Ra đi mẹ có dặn rằng/ Sài Gòn đất chật, người đông/ Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều”. Và câu châm ngôn cửa miệng của mấy cô là “khôn nhờ, dại chịu”. Vậy mà cũng ít ai học được chữ “ngờ”. Mấy năm không gặp lại Anh Thư, tin bất ngờ từ một cô nhân viên cũ của Anh Thư là hiện giờ cô đã “tiêu đời” rồi. Cô không may gặp phải gã đẹp trai, họ Sở, nhẹ dạ cả tin cô đã để giấc mơ bé bỏng của mình tan theo bọt nước. Hiện giờ không ai rõ Anh Thư đã lưu lạc về phương trời nào.
Văn Lang/Người Việt
Gửi ý kiến của bạn