BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76303)
(Xem: 63007)
(Xem: 40404)
(Xem: 32000)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Hợp pháp hoá mại dâm ở Việt Nam, một việc làm rất khó khả thi

11 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 1098)
Hợp pháp hoá mại dâm ở Việt Nam, một việc làm rất khó khả thi
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Mại dâm làm là vấn nạn muôn thưở của cả thế giới, ở các quốc gia giàu có, văn minh cũng như ở các quốc gia nghèo.

 






Tùy theo mặt bằng dân trí, văn hoá, tập quán, giáo dục, tôn giáo, thể chế chính trị quản lý xã hội mà vấn nạn này phát triển, được ngăn ngừa, hoặc được giải quyết theo các mức độ khác nhau.

Tuy nhiên, bất luận dưới góc nhìn của pháp lý, đạo đức hay tôn giáo, ở bối cảnh nào của xã hội, không một ai có thể phủ nhận rằng, đây có lẽ là nghề lâu đời nhất của phụ nữ. Cái nghề bán trôn nuôi miệng, kinh doanh bằng “vốn tự có” tồn tại qua mọi thời gian vì có nhu cầu tự nhiên.

Ý tưởng táo bạo

Việt Nam (VN) không ngoại lệ. Mặc dù đã có tranh luận han hẹp về chủ đề nên hay không nên hợp pháp hoá nghề mại dâm trên báo chí (Pháp Luật Tp. HCM 4/2010), nhưng gây cho tôi sự ngạc nhiên là ý tưởng táo bạo được “chính thức hoá” bởi phát biểu của bà Bộ trưởng Bộ Lao động và Thương binh-Xã hội (LĐTBXH). [1]

Trong bài “Đã đến lúc không coi mại dâm là tệ nạn” báo Lao Động ngày 29/06/2011 cho hay, “Ngày 28/6, tại Hội nghị triển khai chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011-2015 ở Quảng Ninh, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thị Kim Ngân đã chính thức đưa ra quan điểm tiếp cận để phòng, chống mại dâm trong thời gian tới là không nên coi đây là tệ nạn xã hội nữa”.

Cho rằng, “nên giúp đỡ, hỗ trợ người bán dâm, từ đó giảm thiểu tác hại cho cộng đồng chứ không phải là cứ đưa họ vào trại hoặc các trung tâm giáo dưỡng”, bà Bộ trưởng nói “mại dâm khó tách rời khỏi cộng đồng, vì vậy cần giúp đỡ họ tiếp cận dịch vụ y tế, đào tạo nghề và công ăn việc làm mới. Nhưng nỗi sợ hãi bị bắt, bị đánh đập, bị kỳ thị, khiến họ không dám tiếp cận với các dịch vụ dự phòng như xét nghiệm, hỗ trợ điều trị, cung cấp bao caosu...”. [2]

Nạm mại dâm hiện nay ở VN có quy rộng khắp, từ thành thị tới nông thôn và diễn biến phức tạp, theo nhận định của các cơ quan chức năng. Trong thời kỳ toàn cầu hoá, hội nhập, "đổi mới", công nghệ tin học, nạn mại dâm phát triển với tốc độ Internet, đa dạng hơn.

Luật pháp VN cấm hành nghề mại dâm, nhưng trong thực tế chính quyền dường như bất lực vì dẹp chỗ này, nó mọc ra chỗ khác. Hậu quả hậu tiêu cực vì bị cấm đoán không chỉ làm nhức nối, đảo lộn cả khái niệm về đạo đức và nhân phẩm phụ nữ đối với dân chúng, mà còn cho cả chính quyền. Vụ 7 sĩ quan công an “Đội điều tra trật tự xã hội” của thị xã Cẩm Phả, Quảng Ninh, tung videoclip có hình ảnh (được cho là gái mại dâm) với lời lẽ “xúc phạm phẩm giá” phụ nữ vào tháng 11 năm ngoái, đã gây nên phản ứng dữ dội của dư luận.

Để có bức tranh phác hoạ về nạn mại dâm ở VN, chúng ta chỉ cần điểm qua vài bài báo:

- “Thâm nhập 'thánh địa' mại dâm ở Hà Nội”, Vietnamnet ngày 14/06/2011: “Gái mại dâm và tệ nạn mại dâm trên cung đường Phạm Văn Đồng, gần công viên Hòa Bình từ lâu nay đang gây nhức nhối cho quần chúng và nhà chức trách”. [3]

- “Mại dâm nam ở TP Hồ Chí Minh”, Báo Mới ngày 27/03/2010: “Cùng với nạn kiều nữ hành nghề bán dâm, tệ nạn "mại dâm nam" không còn là cụm từ xa lạ với nhiều cư dân đất Sài thành”.

Mại dâm nam đang là vấn nạn mới của thành phố với nhiều biến tướng tinh vi. Gần đây còn xuất hiện tình trạng khách ngoại quốc bán dâm, đó là những ông Tây đen sống vất vưởng quanh khu vực khu phố Tây và khách mua dâm là những phụ nữ luống tuổi. Trước đây giá đi khách của mấy ông Tây đen khoảng 100 USD nhưng sau "rớt" dần do lượng Tây trôi nổi nhập cảnh vào thành phố quá nhiều”. [4]

- “Mại dâm… bình dân tại Tp. HCM”, News.xunghe.vn ngày 3/1/2009: “Nếu như gái mại dâm ở nội thành thường mồi chài khách ở các quán cà phê máy lạnh, vũ trường, quán bar thì ở ngoại thành là ở những quán cà phê sân vườn, bia ôm chòi lá”. “Thực tế cho thấy ở nội thành Tp. HCM phần lớn các vụ mua bán dâm bị phát hiện nằm trong đường dây gái gọi cao cấp, được tổ chức quy mô, bài bản”. [5]

- “Nhức nhối nạn “mại dâm giá bèo” trên bãi biển”, Dân Trí ngày 8/09/2009: “Ưng em nào thì vào “đóng”, 70 nghìn một ca, rẻ như bèo ý mà...”, đó là những lời mời chào rất thô tục mà chúng tôi nhận được khi ghé thăm một số nhà hàng tại bãi biển Hòn Cau thuộc xã Diễn Hải, huyện Diễn Châu, Nghệ An”. [6]

- “Bức xúc nạn mại dâm trá hình ở Quảng Yên”, Xuantruongvip.com ngày 30/03/2011: “Ngôi làng nhỏ bé nằm bên Quốc lộ 45 thuộc thôn Vực 2, xã Quảng Yên (Quảng Xương - Thanh Hoá) may mắn được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho một món quà vô giá, đó là nguồn nước nóng dưới lòng đất. Tuy nhiên, kể từ khi được phát hiện và đưa vào sử dụng đến nay, nó đã biến làng quê yên bình này thành tụ điểm mại dâm trá hình”. [7]

Lý trí, tình cảm và khó khăn

 

Tôi luôn là người ủng hộ hợp pháp hoá nghề mại dâm. Tuy nhiên, đây chỉ là quan điểm cá nhân. Vấn đề này vô cùng phức tạp, còn hơn cả hợp pháp hoá nạo thai hay hôn nhân đồng giới tính.

Thiện chí của tôi là mong sao người phụ nữ có cái nghề lâu nhất này được bảo vệ sức khoẻ, không bị xếp vào hạng bị khinh bỉ trong xã hội, bởi vì cũng như phần còn lại, họ là con người với đầy đủ mọi đức tính tốt, xấu.

Trong văn học nghệ thuật người ta đã xây dựng hình ảnh những cô gái lầu xanh tuyệt đẹp với duyên kiếp bất hạnh, tủi nhục, nhưng cao thượng và nhân bản: nàng Kiều trong “Truyện Kiều” bất hủ của thi hào Nguyễn Du, nàng Marguerite Gautier trong “Trà hoa nữ” của nhà văn Pháp Alexandre Dumas (con), hay nàng geisha Chiyo của Nhật trong phim “Memoirs of a Geisha” của Steven Spielberg.

Nhạc sĩ Trần Tiến có bài hát “Nhăng nhố”- một lời tâm sự với cô gái “ăn sương” bằng một tình cảm mang đậm tính lãng mạn và nhân văn:

…Đời như chiếc lá

Buồn rơi theo gió

Tài năng nhan sắc cũng phai theo người

Biết có tình yêu tới?

 

…Rồi mai em lấy được anh chồng hiền

Thì anh sẽ đến tặng em thật nhiều

Nhiều bông hoa trắng

Triệu bông hoa trắng
Để em lên xe hoa, hoa trắng giăng đầy

Em hết những ngày lang thang …” [8]

Tôi muốn tất cả những cô gái hành nghề mại dâm được luật pháp bao dung, che chở như ở Đức, Hà Lan, nơi họ thực hiện nghĩa vụ như mọi công dân bình thường, đóng thuế, có bảo hiểm y tế , chế độ hưu trí và nghiệp đoàn độc lập để tranh đấu và bảo vệ quyền lợi, v.v…

Ở Hà Lan nghề mại dâm hợp pháp gần 200 năm nay. Biểu tượng mại dâm tự do là tượng đài cô gái điếm làm bằng đồng với khuôn mặt của Astrid, một người chuyển đổi giới tính nổi tiếng của Amsterdam, do nghệ sĩ Hà Lan nổi tiếng Els Ruiers thiết kế và đặt ở khu mại dâm "Red Distric" của thủ đô Amsterdam.






Tuy nhiên, Đức, Hà Lan, Thái Lan…. chỉ là số rất ít những quốc gia hợp pháp hoá mại dâm và các nước này không nhờ thế mà loại bỏ được khó khăn với các đường giây buôn người và ma tuý.


Tại Hoa Kỳ mại dâm là bất hợp pháp. Tuy nhiên vẫn có những ổ hành nghề lậu, ngay cả trong cộng đồng người Việt. Một lái xe taxi lâu năm ở một tiểu bang nọ kể cho tôi biết H. làm nghề này đã lâu. Khi tôi hỏi anh ta không sợ bị bắt sao, thì được giải thích rằng, những người này đa phần có tiền án, họ chấp nhận có tiền ăn chơi hôm nay, vào tù ngày mai. Còn các cô gái Việt xinh đẹp trông vậy nhưng khốn khổ lắm, có bao nhiêu tiền vẫn không đủ vì đổ hết vào ma tuý!

Ba Lan có hơn 90% dân số theo đạo công giáo, hiến pháp cấm kinh doanh thân thể phụ nữ, nhưng nghề mại dâm được đối phó lại bằng hình thức “giao lưu bạn hữu”. Thành phố nào cũng có nhật báo đăng quảng cáo dịch vụ “giao lưu”. Nhà nước làm ngơ, vì cảnh sát thường bất lực, bởi vì nếu có kiểm tra, kể cả khi bắt quả tang trai trên gái dưới mà cô gái phủ nhận chuyện tiền bạc thì cũng không thể làm gì được, thậm chí đương sự có thể kiện cảnh sát ra toà nếu bị xúc phạm.

Hungary có vẻ thoáng hơn. Trong bài “Mại dân kiểu Hung-nô”, Nguyễn Hoàng Linh, một người sống lâu năm ở Budapest cho biết chính quyền đã có lúc muốn tái lập hệ thống nhà thổ công khai, nhưng vì Công ước New York ngăn cản, nên đành chấp nhận các hiện tượng lách luật, cho phép mở những “tiệm mát-xa” (mà ai cũng biết là lầu xanh trá hình) hoạt động hợp pháp, có đăng ký theo diện “xoa bóp y tế”. Từ năm 1999 nghề mại dâm ở Hungary được chính thức thừa nhận, có nghiệp đoàn bảo vệ quyền lợi và vài năm sau khi Hungary gia nhập Liên hiệp Âu châu thì những đại diện “sáng giá” trong nghề còn được tham dự một số chương trình đào tạo để trở thành “doanh nhân cá thể”. [9]

Có khả thi ở Việt Nam không?

 

Trước khi viết bài này, tôi làm một cuộc thăm dò nhỏ trên trang Faceebok của mình. Trong một ngày đã có hơn 100 ý kiến, đồng thuận có, mà mâu thuẫn nhau gay gắt có. [10]

Dưới đây là một phần trong số đó:

- Vuthanhlich: “Mặc dù bị cấm đoán, bôi nhọ, nghề mại dâm vẫn phát triển ngày càng cao cấp, hơn bất kỳ nghề nghiệp được tôn trọng đầu tư nào, kể cả với thầy thuốc và thầy giáo - Hợp thức hóa dể góp phần chống tham nhũng. Quá nhiều thành phần ăn bám chị em”.

- Dung Anh Du: “Theo tôi phải cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định hợp thức hóa mại dâm. Quá khứ đã chứng minh mại dâm là nguyên nhân tạo ra nhiều tiêu cực về sức khoẻ và tinh thần cho con người, do đó là mối quan tâm thường xuyên của xã hội, chính quyền. Lý luận dù có hay đến đâu cũng không thể phủ nhận mại dâm là một biểu hiện tiêu cực của con người cần phải khắc phục”.

- Tiên Sa: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”. “Nếu mình là đàn bà hoặc con gái thì mình có muốn làm nghề đó không? Nếu trong gia đình mình có người làm nghề đó thì mình sẽ cảm thấy như thế nào? Nếu chị ruột, em ruột, con ruột của mình thì sao?”.

 

- Người Đương Thời: "Đề tài này vô cùng khó thống nhất, riêng tôi thì ủng hộ. Tuy nhiên ở VN thì sẽ không bao giờ có chuyện hợp pháp hóa mại dâm đâu. Nếu thế thì đám cán bộ văn hóa thông tin từ Trung ương đến địa phương, đám công an văn hóa,... lấy cái gì để ăn, để sống, để báo cáo thành tích. Rồi đám quan chức khối văn hóa xã hội lấy tiêu chí gì để đưa vào nhiệm vụ, phương hướng hoạt động đây... Ta cũng không nên nhìn nhận phiến diện những người đi mua dâm đều là loại hư hỏng, không ra gì. Tôi ủng hộ và cổ súy cho lối sống thật, ghét nhất thói đạo đức giả”.

- Thích Sự Thật: "Ở đây không phải vấn đề đạo đức. Đạo đức là cách sống, cách cư xử chứ không phải ở nghề sang hay hèn. Việc hợp thức hóa mại dâm tôi thấy cũng nên vì nó sẽ làm giảm thiểu được tình trạng hiếp dâm, rồi giết người của rất nhiều thanh niên hiện nay... Nghề nào cũng là nghề, không nên khinh thường, họ cũng kiếm sống bằng chính bản thân mình. Đừng tưởng gái mại dâm làm nghề này vì họ thích hay muốn thế... Những tư tưởng cũ của chế độ phong kiến coi thường phụ nữ nay dường như không còn phù hợp với xã hội nữa rồi”.

- Phạm Minh Tuân: “Hợp thức hóa rồi thì công an mất đi một khoản kiếm tiền khổng lồ. Nên họ sẽ không hợp thức hóa, viện dẫn thuần phong mỹ tục”.

- Người Đưa Tin: Nên. “Lý do là bởi hiện nay chúng ta đang cấm nhưng lại "ngầm cho phép" họ hoạt động ở một số nơi”.

- Hoa Xuan Vuong: “Vụ này nên lắm chứ, vì hiện nay các quan ở trên có nhiều nhu cầu, nếu có nơi giải quyết công khai thì sẽ không có vụ chủ tịch Nguyễn Trường Tô thứ hai!”.

- Tèo Tiểu Tử: “Họ không làm những gì gây bất lợi cho họ. Nếu hợp thức hóa thì một số người kiếm đâu ra tiền bảo kê, hối lộ… để "vải thưa che được mắt thánh"... “Trăm năm bia đá cũng mòn, bia chai cũng bể, chỉ còn bia… ôm”! Hỏi sao mà dập tắt được nghề lâu đời nhất! Biện pháp nào????

- Calla Xinh: “Em là nữ đây. Em thấy ở VN có nhiều gái bán dâm lắm! Thậm chí không cần bảo kê hay phải chung chi cho công an gì hết! Người ta thường gọi loại này là gái hạng sang (chân dài, người mẫu, diễn viên, trí thức, sinh viên ...) cặp toàn đại gia, một đêm kiếm vài trăm USD là ít. Hoạt động của nhóm gái hạng sang này thì chắc chẳng cần "bảo vệ quyền lợi" hay "quản lý" gì đâu! Nhu cầu tình dục là một nhu cầu rất bình thường của con người. Em ủng hộ hợp pháp hoá nghề mại dâm”.

- Ngoc Bich: “Xem lại các cách định nghĩa "XHCN" về phương diện kinh tế, sản xuất, cung cầu, phân phối tài nguyên, em không thấy chúng loại trừ dịch vụ tình dục. Nói cách khác, dịch vụ tình dục và hệ tư tưởng XHCN hoàn toàn có thể tồn tại song song. Là một nghề nghiệp liên quan nhiều đến sức khỏe thân thể, nó rất cần một chế tài bảo vệ quyền lợi người lao động, như khái niệm "công đoàn hóa" nói trên, ngoài việc hợp pháp hóa nó. Không nên mỉa mai đề xuất này bằng các lý lẽ chính trị. Em nghĩ nên giải quyết nó theo góc độ an sinh nhân quyền. Xét cho cùng, đây là một bước phát triển về tư duy đáng được khuyến khích.

Hiện nay nó đang là một thứ tệ nạn do cách vận hành tổ chức gây ra nhiều hệ lụy xấu, một phần chính vì luật pháp và quan niệm xã hội coi nó là phi pháp, là xấu. Nhưng nếu không coi mại dâm là "tệ nạn" (không cố triệt phá nó mà đối mặt chấp nhận và lành mạnh hóa nó), thì em nghĩ sẽ bớt đi được một số hệ lụy đáng kể. Ít ra là nạn bảo kê, tú bà bóc lột thân xác họ, hay những bệnh tật liên quan”.

- Phan Bich Hoang Thu: “Tôi không coi thường những người làm nghề đó nhưng không muốn vinh danh cái nghề đó. Nhân phẩm của người phụ nữ trở thành món hàng được đem ra mua bán, mặc cả và được vinh danh, được hợp thức hoá, được khuyến khích? Nếu vấn đề giải quyết sinh lý được coi trọng thì vấn đề đạo đức được xem nhẹ sao? Và là một người phụ nữ bạn có vui vẻ chấp nhận mua vui cho đàn ông mà không có tình yêu không? Ví dụ muốn hay không thì phụ nữ là người phải chịu thiệt thòi sau đó về thể chất và tinh thần. Nếu là người vợ bạn cho phép ngươi chồng đi giải quyết mà không ghen tuông thì thật đáng nể. Nhưng đàn ông khi ăn vụng sẽ thành thói quen có khi đâm ra chán vợ, khi đó bạn sẽ xử lý như thế nào để giữ hạnh phúc”.

Lena Nguyen: “Không nên hợp thức hoá nghề mại dâm ở VN vì nhiều lý do, nhưng ba lý do chính, đơn giản nhất: 1- Chính quyền VN chưa có hệ thống chu đáo đủ và hoàn hảo để bảo vệ cho những phụ nữ hành nghề này, ví dụ dịch vụ y tế, khám bệnh, ngừa bệnh thường xuyên… Đường cao tốc xây chưa xong thì đừng xui con trẻ phong nhanh vượt ẩu. 2- VN vẫn là nước nghèo, trình độ dân trí chưa cao, thành phần bán dâm đại đa số là thất học, hợp thức hoá bán dâm sẽ được hiểu sai và trở thành một "excuse" cho giới trẻ sa ngã, sa đoạ hơn thêm. Giới trẻ chưa được nhìn thấy một sự việc qua nhiều góc cạnh. Không thể gọi nghề bán dâm là một sự lưạ chọn khi không có tới cái chọn thứ hai, thứ ba để mà.. lưạ! 3- Khi hợp thức hoá nghề này, có nghĩa là ngoài sự kiềm toả cuả các đàn anh ma cô, ma cạo, gái mãi dâm lại chịu thêm sự đóng thuế và cương toả cuả chính quyền”.

Lời kết

 

Với cái nhìn tổng thể về dư luận xã hội, tập quán văn hoá, thuần phong mỹ tục của VN và kinh nghiệm từ các nước khác, cũng như những rào cản khác trong các ý kiến nêu trên, rõ ràng việc hợp pháp hoá nghề mại dâm ở Việt Nam rất khó khả thi.

Tuy nhiên, nhà nước Việt Nam hiện nay là thế tục, Đảng Cộng sản (ĐCS) Việt Nam có toàn quyền sinh sát, nên nếu muốn Đảng vẫn có thể thực hiện được, bất chấp lòng dân, thậm chí cả sự chuẩn thuận của quốc hội. Ví dụ nhãn tiền là vụ cho Trung Quốc khai thác bauxite trên vùng an ninh chiến lược Tây Nguyên. Nhiều vị lão thành cách mạng phản đối dự án này, trong đó có Tướng Võ Nguyên Giáp, đông đảo trí thức trong và ngoài nước can ngăn, dân chúng bất an, nhưng chính phủ vẫn tiến hành.

Nhưng kể cả trường hợp ĐCSVN quyết làm, nhiều vấn đề sẽ nẩy sinh xung đột với chính sách hiện tại của Đảng như thuế thu nhập, bảo hiểm sức khoẻ, y tế, hưu trí, an ninh trật tư xã hội, v.v, chưa nói đến việc làm mất đi một nguồn thu nhập ngầm.

Và ai sẽ là người kiểm soát, quản lý? Không lẽ Liên hiệp Công đoàn, một công cụ của Đảng? Như thế vô hình trung ĐCSVN lãnh đạo cả hoạt động của nhà thổ? Ô trọc quá!

Còn nếu đúng như thiện chí của bà Bộ trưởng, muốn hỗ trợ, giúp đỡ, thì cho phép những người hành nghề mại dâm thành lập nghiệp đoàn độc lập và tự quản là cách tốt nhất. Nhưng điều này sẽ đụng vào tử huyệt của chế độ: tạo tiền lệ phong trào đòi hỏi công đoàn độc lập. Công nhân lao động bình thường còn không được quyền như thế!

Lê Diễn Đức

11-07-2011


-----------------------------------------------------------------

Nguồn tư liệu trong bài:











Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn