BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73251)
(Xem: 62218)
(Xem: 39404)
(Xem: 31153)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Phỏng vấn nhân dịp Xuân Đinh Sửu do ban tổ chức hội xuân thực hiện tại Frankfurt, Đức Quốc

07 Tháng Ba 199712:00 SA(Xem: 928)
Phỏng vấn nhân dịp Xuân Đinh Sửu do ban tổ chức hội xuân thực hiện tại Frankfurt, Đức Quốc
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
11Vote
11
-Ban Tổ Chức (BTC): Xin ông cho biết về cuộc sống của các anh chị em văn nghệ sĩ và gia đình; những người đang đấu tranh cho tự do dân chủ, cũng như cho tự do tư tưởng và tự do sáng tác?

-Tiêu Dao Bảo Cự (TDBC): Theo tôi thì cuộc sống của văn nghệ sĩ và trí thức lên tiếng đòi tự do sáng tác và dân chủ ở Việt Nam hiện nay, gia đình của họ nói chung là rất khó khăn. Trước hết là do tình hình kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, tuy nền kinh tế chung của đất nước có phát triển nhưng chỉ những người có quyền thế; họ có điều kiện nhất định về vốn liếng, cơ sở vật chất và mối qu a hệ, họ mới có thể làm ăn dễ dàng và phất lên nhanh chóng. Còn văn nghệ sĩ, trí thức chân chính thường không có những điều kiện trên, hơn nữa họ lại kém tài xoay sở, thậm chí là rất vụng về, trong khi đó thu nhập chính đáng do nghề nghiệp của họ mang lại thường rất thấp. Mặt khác, khi họ tham gia việc lên tiếng đòi tự do sáng tác, họ phải dành một số thời gian công sức và tâm huyết các việc này. Bên cạnh đó, họ còn bị nhà cầm quyền gây khó khăn thêm nhiều mặt nên tất yếu cuộc sống của h ọ và gia đình gặp khó khăn hơn nhiều ng ười khác về phương diện vật chất, không phải về tinh thần.

-BTC: Ông có cảm tưởng gì khi biết về chiến dịch “Chúng Tôi Không Quên” ở Đức, nhằm ủng hộ cho những người bị o ép trong cuộc sống vì họ đã dám đứng lên đòi những quyền con người, tự do dân chủ ở trong nước, đặc biệt là các văn nghệ sĩ?

-TDBC: Tôi mới được nghe qua về phong trào này. Tôi nghĩ rằng ngoài cái mục tiêu văn minh và khát vọng tự do dân chủ của nhân dân Việt Nam, đặc biệt đối với những người coi trọng các giá trị tinh thần, những người đã trải qua áp bức trong chế độ độc tài. Những người Việt Nam ở xa tổ quốc đang sống ở những quốc gia có tự do dân chủ lại càng cảm nhận sâu sắc hơn khát vọng này. Những người Việt Nam xa quê hương cũng không nguôi hướng vọng về đất nước, đó là tình cảm và trách nhiệm dĩ nhiên là rất đáng quý, nếu lại có thêm những hoạt động nhằm góp phần thúc đẩy quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam lại càng rất đáng trân trọng và hoan nghênh. Tôi vừa được đọc lá thư của Vũ Thư Hiên gởi cho mẹ, trong đó có đoạn nói về di huấn của bố là ông Vũ Đình Huỳnh, người đã chịu nhiều oan khiên, đau khổ.

Thư viết: “Mẹ thắp một nén hương cho con trên bàn thờ bố, mẹ nói với bố hộ con rằng, con đã hoàn thành công việc khi bố dặn trước lúc ra đi”. Đứa con phải viết về những ngày đen tối đã qua không phải để thanh toán ân oán với ai mà để cho mọi người hiểu cội nguồn của tội ác về những bi kịch không lập lại, những đau khổ đã qua, đã qua rồi nhưng lấy gì bảo đảm rằng nó không xảy ra với những người vô tội khác, đã là điều canh cánh trong lòng. Tôi hết sức thán phục ông về sự sáng suốt hằng bao dung đó và tôi nghĩ rằng đây cũng là tinh thần đúng đắn của những người đấu tranh cho dân chủ, phải ngăn chận độc tài, ngăn chận tội ác, nhưng không kêu gọi hận thù cùng bạo lực máu xương và thù hận không bao giờ tốt cho con người, nhất là trong tình hình Việt Nam hiện nay, chắc chắn phải có giải pháp tốt hơn ở mọi vấn đề nếu chúng ta sáng suốt và kiên trì.

- BTC: Những nhà văn đã có những hoạt động đòi tự do tư tưởng, tự do sáng tác và tự do dân chủ cho Việt Nam, đặc biệt sau chuyến đi xuyên Việt và cho đến hiện nay, ông có thể nói qua về những cái khó khăn hay những o ép của nhà cầm quyền đã gây ra với bản thân ông hay không?

-TDBC: Như nhiều người đã biết, hôm vụ tạp chí Langbian và Văn Nghệ Lâm Đồng, chuyến đi xuyên Việt năm 1988 đòi tự do sáng tác, báo chí và xuất bản, đòi tự do dân chủ và đổi mới thực sự, tôi bị xử lý kỷ luật, bị cách chức và rời khỏi đảng. Tuy tôi vẫn còn ở trong biên chế nhưng tổ chức không trả lương, không chịu bố trí công tác khác nhằm gây khó khăn về đời sống và vô hiệu hóa hoạt động của tôi. Trước tình hình đó, họ không còn muốn tôi dính líu gì với bộ máy của nhà nước. Tôi đã tự ý thôi việc, ra khỏi biên chế. Sau đó, tôi tiếp tục sáng tác và viết báo bày tỏ quan điểm của mình, tiếp tục đòi những quyền tự do cơ bản của con người, thì những việc đó đã bị nhà cầm quyền theo dõi, kiểm soát chặt chẽ, kiểm duyệt thư từ, nghe lén điện thoại. Và mới đây, công an gọi lên điều tra thẩm vấn như mọi người đã biết. Không có lương hưu, không thể làm nghề chính là dạy học, không viết văn làm báo trong phạm vi chính thức của nhà nước. Vào năm 1988, lúc các con tôi còn đi học ở xa, để giải quyết đời sống, tôi đã thử làm một số việc như là nuôi gà, thỏ, trồng hoa quả.... Thật ra những việc này mang lại lợi tức có ít ỏi. Nhưng vợ tôi rất chia sẻ với tôi. Nhưng theo tôi, cái điều không kém quan trọng là sự căng thẳng về tinh thần. Để sống được, cần phải có một bộ thần kinh thật là vững vàng, tâm trí thật yên tĩnh trong mọi tình huống.

- BTC: Ngoài bản thân ông đã bị đàn áp về mọi mặt của chính quyền, ông có thể cho biết là gia đình ông, cụ thể là vợ ông trong vấn đề công tác dạy học, có gặp phải khó khăn gì đối với chính quyền không?

-TDBC: Về chuyện này thì đã khá hơn trước đây, nhưng cái chủ nghĩa lý lịch còn nặng nề, cái gọi là sự “liên quan” đã gây đau khổ cho biết bao người dù bản thân họ không làm điều gì sai ttrái hay bị coi là không tốt đối với chế độ. Như trường hợp của vợ con tôi, vợ tôi vẫn công tác bình thường nhưng có bị giám sát trong việc đi lại và mối quan hệ. Điều này làm mất thoải mái trong cuộc sống, đôi khi tạo ra hạn chế mối quan hệ với đồng nghiệp và bạn bè. Có người biết chuyện, họ đã dè dặt trong việc tiếp xúc đặc biệt là sau vụ công an thẩm vấn tôi hồi cuối năm 96. Họ mời vợ tôi điều tra một buổi chiều, một đêm, liên quan đến cái cặp tài liệu của tôi. Còn các con tôi thì ở xa gia đình vừa đi học vừa đi làm thuộc tư nhân nên không bị nhà cầm quyền gây khó khăn gì. Như thế không thoải mái chút nào khi bố mẹ và con gọi điện thoại cho nhau là những cái chuyện tình cảm riêng tư, nghĩ và biết rằng có người khác đang nghe lén. Một số bạn bè và người quen của tôi cũng như của vợ tôi, theo tôi nghĩ,nỗi sợ hãi vì những chuyện liên quan vẫn còn ám ảnh họ, nó làm hạn chế cái mối quan hệ. Có thể nói đây là một cái nỗi sợ vô hình vẫn còn tồn tại. Người ta chưa thể sống tự do khi những quyền công dân và quyền con người không được bảo đảm trong một xã hội pháp trị thực sự. Mặt khác, tôi nghĩ là người dân phải tự mình vượt qua nỗi sợ để sống như những con người tự do làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm, không sợ bóng sợ gió bất cứ ai, cũng như bất cứ cơ quan quyền lực nào.

- BTC: Ông có thể cho biết về công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam, đặc biệt sau cái chết của Đặng Tiểu Bình ở Trung Quốc, có ảnh hưởng gì đến tình hình Việt Nam hay không?

- TDBC: Vấn đề này tôi không thể nói một cách cụ thể được nhưng tôi có thể nói một cách tổng quát như sau: Cái chết của Đặng Tiểu Bình vừa qua là một sự kiện quan trọng, được nhiều nước quan tâm theo dõi, đặc biệt là trong khu vực Đông Nam Á, riêng đối với Việt Nam, nhiều người đã biết chính Đặng Tiểu Bình đã chủ trương “dạy cho Việt Nam một bài học” năm 1979, đã quyết định đàn áp đẫm máu trong vụ Thiên An Môn ở Bắc Kinh, nhưng mà chính Đặng Tiểu Bình đã chủ trương mở cửa cải cách kinh tế cho Trung Quốc phát triển và vượt qua nhiều khó khăn. Trong lịch sử, Việt Nam có nhiều mối quan hệ với Trung Quốc và luôn luôn phải chiến đấu, đề phòng nước láng giềng vĩ đại về tham vọng bá quyền này.

Nhân dân Việt Nam ảnh hưởng nền văn hoá tinh thần lâu đời của Trung Quốc. Những năm gần đây, Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc, Liên Sô, có xu hướng thân Liên Sô hay Trung Quốc trong các phe phái của đảng Cộng Sản Việt Nam. Mới đây lại xuất hiện những xu hướng thân phương Tây, với Mỹ.

Phải nhìn nhận rằng từ xưa tới nay, vấn đề thân Trung Quốc thật là tế nhị, khó khăn đối với mọi nhà cầm quyền Việt Nam muốn giữ nền độc lập tự chủ đất nước. Nay nhìn chung cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam đang chịu tác động, học tập nhiều vào đường lối chính trị và kinh tế của Trung Quốc. Tôi cho rằng đây không phải là vấn đề riêng của nhà cầm quyền mà là của cả nhân dân Việt Nam. Vì trong việc xây dựng đất nước, ta có thể và cần học tập mọi quốc gia nhưng phải vận dụng cho phù hợp, giữ được bản sắc của nền độc lập tự chủ của đất nước để không lệ thuộc bất cứ ai. Trong vấn đề này, những người dân nhận thức rõ, bày tỏ mạnh mẽ quan điểm của mình bằng tư tưởng và hành động. Nhà cầm quyền trong nuớc không thể làm ngơ, và các nước khác cũng “phải thận trọng” xem xét những quan hệ với nhà cầm quyền CSVN. Đó là cuộc đấu tranh cho dân chủ nhờ có tác động trong nước, vừa gây ảnh hưởng ngoại giao quốc tế. Khi người dân quyết tâm làm chủ số phận của dân tộc mình, thì không một thế lực nào dù ở trong hay ngoài nước có thể thống trị chi phối được và không cần phải chờ đợi một cách vô vọng có ở nơi này hay nơi khác. Lịch sử Việt Nam đã cho thấy các triều đại phong kiến ngày xưa chỉ có thể thắng được giặc xâm lược phương Bắc khi toàn dân ủng hộ.

Ngày nay cũng vậy. Nếu không như thế, chúng ta chẳng có gì để buồn phiền như số phận của dân tộc chỉ là quân cờ trên mặt bàn của các thế lực tham vọng trong và ngoài nước.

 03-1997
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn