BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72817)
(Xem: 62102)
(Xem: 39201)
(Xem: 31056)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Thông Điệp 2011 - Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy

15 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 1971)
Thông Điệp 2011 - Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

PHẬT GIÁO HÒA HẢO


THUẦN TÚY


------


 Củng Cố Giáo Quyền – Thống Nhất Giáo Hội – Xiển Dương Giáo Pháp


 


 THÔNG ĐIỆP


 ***********


 ĐẠI LỄ 18/ 05 ÂL TÂN MÃO (19-6-2011)


KỶ NIỆM THẤT THẬP NHỊ CHU NIÊN NGÀY PHẬT GIÁO HÒA HẢO (PGHH) “XUẤT HIỆN Ư THẾ” (1939 – 2011)


 


Của cụ Lê Quang Liêm


Hội Trưởng Giáo Hội


Trung Ương PGHH Thuần Túy


 

Ngày 18 tháng 05 năm Kỷ Mão, vì thời cơ đã đến, lý thiên đình hoạch định, cuộc nguy cơ thảm họa sắp tràn lan . . .

. . . Cái cảnh an nhàn của người liễu đạo, muôn ngày vô sự, lóng sạch phàm tâm sao chẳng ngồi nơi ngôi vị hưởng quả bồ đề trường thọ mà còn len lỏi xuống chốn hồng trần đặng chịu cảnh chê khen ?

Vì lòng từ ái chứa chan, thương bách tánh đến hồi tai họa, Phật Vương đà chỉ rõ máy diệu huyền chuyển lập hội Long Hoa, chọn những đấng tu hành cao công quả để ban cho xứng vị xứng ngôi, người đủ các thiện căn để giáo truyền đại đạo, định ngôi phân thứ gây cuộc hòa bình cho vạn quốc chư bang . . .

 Đó là lời cáo bạch của Đức Huỳnh Phú Sổ khi giáng trần lập đạo, khai sáng tôn giáo Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH), biểu hiện một đại sự nhân duyên trong môi trường vận hành tế độ chúng sanh của chư Phật như lời ghi trong kinh Pháp Hoa:” Tam thế chư Phật vị nhất đại sự nhân duyên xuất hiện ư thế”.

 Thế thì PGHH là một tông phái mới trong phạm trù Phật Giáo hay là một hệ phái kế thừa trong thập đại tông phái nhà Phật ?

 Qua lời minh định của Đức Huỳnh Phú Sổ ( Giáo Chủ PGHH):

 . . . Ta là kẻ vô hình hữu ảnh,

Ẩn xác phàm gìn đạo Thích Ca

hay là:

. . . Đạo vô vi của Phật ân cần,

Nối theo chí Thích Ca ngày trước . . .

 Và lời tuyên bố của Đức Huỳnh Giáo Chủ trong báo Quần chúng ngày 14 – 11 – 1946, đã long trọng xác nhận: “Tôi vẫn không quên rằng tôi là một đệ tử trung thành của Đức Phật Thích Ca”.

Như vậy rõ ràng rằng PGHH là một hệ phái kế thừa chánh pháp Thiền Tông của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong một quá trình theo chiều dài và chiều sâu của lịch sử Thiền Tông tại Việt Nam kể từ:

- Phái Thiền Tông thứ nhất do ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi (người Ấn Độ) là đệ tử “Truyền Tâm ấn” của Đệ tam tổ Tăng Xán (ở Trung Hoa) du nhập vào Việt Nam từ năm 580 dl.

- Phái Thiền Tông thứ hai do ngài Vô Thông Ngôn (người Trung Hoa) du nhập vào Việt Nam năm 820 dl.

- Phái Thiền Tông thứ ba do ngài Thảo Đường Thiền Sư (người Trung Hoa) sáng lập vào năm Kỷ Dậu (1069) nhằm đời vua Lý Thánh Tôn nhà Lý.

- Phái Thiền Tông thứ tư là phái Trúc Lâm Yên Tử do vua Trần Nhân Tôn (Trần Khâm) sáng lập vào năm Mậu Dần (1278).

 TRÚC LÂM YÊN TỬ là một dòng Thiền theo nguyên lý Thiền Tông của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, lấy “Tâm Tông” làm căn bản, mang sắc thái hoàn toàn Việt Nam với một tôn chỉ ĐỜI ĐẠO LƯỠNG TOÀN hay gọi là ĐỜI ĐẠO TƯƠNG QUAN là một nguồn tư tưởng phóng khoáng, linh động, trong Đời phải có Đạo và Đạo là chủ thể trong cuộc sống của con người. Đó là một pháp môn viên dung cứu nhân độ thế, cải hóa con người, thích nghi với bối cảnh nhân tâm bất trắc, đạo lý suy đồi của đời Mạt pháp.

 Nhìn theo dòng thời gian lịch sử gần 700 năm từ phái Thiền Tông thứ nhất du nhập vào VN (năm 580 dl) đến ngày Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời (1278) kể ra đã có mặt 3 phái Thiền Tông như đã kể trên, nhưng vì lẽ hoàn cảnh xã hội VN trong những thời kỳ này thường gặp nhiểu nhương ly loạn, trong lúc đó Nho giáo lại rất thịnh hành, cho nên Phật Giáo Thiền Tông với những giáo điều cao viễn, không thu hút được quần chúng qui ngưỡng.

 Đến khi thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời thì khác nào một ánh huyền quang chói rạng giữa bầu trời âm u, khai tỏ ánh sáng Phật Pháp trên đất nước VN, khai mở một thời kỳ vàng son của Chánh Pháp Thiền Tông, mang bản chất đặc thù dân tộc VN, trái tim VN, hơi thở VN . . . tạo một tiền đồ văn hóa hòa đồng dân tộc.

 *


 * *


 Nhưng mọi sự trên đời đều không đứng yên một chổ “có sanh phải có diệt” là một định luật muôn đời của Tạo hóa, Trúc Lâm Yên Tử cũng không thể ngoài vòng định luật này, nên chỉ tồn tại và rạng ngời được 76 năm (1258-1334) mà thôi.

 *


* *


 BỬU SƠN KỲ HƯƠNG

 “Thệ giả như tư phù bất xả trú dạ” Khổng Tử tại xuyên thượng viết. Dòng nước chảy ngày hôm qua không phải là một dòng nước ngày hôm nay, dòng nước ngày hôm nay không phải là dòng nước chảy ngày mai.

Thời gian trôi đi như dòng nước chảy không ngừng cuốn theo bao nhiêu chuyện đời, thăng trầm hưng phế, bể dâu . . . vào quá khứ.

Từ ngày dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử khuất bóng, Phật Giáo VN rơi vào một thời kỳ âm u, lu mờ, từ hình thức đến tinh thần qua một quá trình ảm đạm:

-Từ cuối nhà Trần sang nhà Hồ (1400-1407) qua thời đô hộ của nhà Minh (Trung Hoa) (1414-1427) rồi đến nhà Nguyễn (Nguyễn Ánh) thì Phật Giáo lại càng lu mờ.

-Thời kỳ Nam Bắc phân tranh (Trịnh Nguyễn Tranh Hùng) và cuộc nội chiến giữa nhà Nguyễn (Gia Long) và Tây Sơn (Nguyễn Huệ) kéo dài hơn 240 năm (1558-1802) làm cho vận nước ngửa nghiêng, sinh linh đồ thán, Phật Giáo VN gặp nhiều khó khăn gần như chỉ còn sinh hoạt trong phạm vi chùa chiền.

Từ năm Mậu Ngũ (1858) về sau, quân xâm lược Pháp đã chiếm gần hết các tỉnh Nam Kỳ, đặt ách thực dân , đưa xã hội VN vào một thời kỳ băng hoại cùng tột về mọi mặt, nhân tâm ly tán, đạo lý suy đồi, phong hóa, cang thường đổ nát . . .

 Trong cái bầu trời âm u ảm đạm này, lại được bừng lên một nhân duyên sanh khởi:” ĐỨC PHẬT THẦY ĐOÀN-MINH-HUYÊN “XUẤT HIỆN Ư THẾ” . . .xướng xuất tông phái BỬU SƠN KỲ HƯƠNG”.

 BỬU ngọc quân minh thiên việt nguyên

SƠN trung sư mang địa nam tiền

KỲ niên trạng tái tân phục quốc

HƯƠNG xuất trình sinh tạo nghiệp yên.

 Đây là bài thi khoáng thủ ẩn ngữ, ẩn tự của Đức Phật Thầy, súc tích ý nghĩa huyền cơ, tiên tri về thời kỳ rạng rỡ của một thế hệ mới.

 Ngoài ra , Ngài còn có thiên tài trị bệnh bằng phương pháp cho uống nước lã và giấy vàng mà bệnh nào cũng được lành mạnh.

Dù là mang danh nghĩa Bửu Sơn Kỳ Hương để tránh những trấn áp của Thực dân Pháp, nhưng đường lối quảng bá Đạo Pháp Đức Phật Thầy vẫn chánh thức cổ vũ Phật Pháp và xương minh tôn chỉ Đạo Đời của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử qua pháp môn HỌC PHẬT TU NHÂN. Học Phật là về Đạo, lấy Tâm Tông làm căn bản, Tu Nhân là về đời đặt Ân Đất Nước vào hàng đầu, ẩn tàng một nguồn tư tưởng yêu nước bảo vệ quê hương, chống xâm lăng thực dân Pháp.

Qua một vài nhận định đại lược như trên đã thấy rõ ràng rằng: Bửu Sơn Kỳ Hương là kế thừa dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Đức Phật Thầy Đoàn Minh Huyên trụ thế được 7 năm (1849-1856) nhưng công đức của Ngài như một ánh huyền quang chói rạng trong đêm âm u tăm tối, làm sống lại sinh khí Phật Pháp đã lu mờ trong lòng dân Việt miền Nam Bộ. Ngài khêu tỏ lại ánh đuốc chân lý của Phật Giáo qua tôn chỉ ĐỜI ĐẠO LƯỠNG TOÀN, tạo niềm tin vào quảng đại quần chúng đang lặn hụp trong cảnh nhiễu nhương ly loạn . . .

Thất niên trụ thế độ mê tình

Việt địa trùng trùng khổ chiến chinh

Phật Pháp hoằng dương khai ngũ hệ

Thượng nguơn tái lập kiến thanh bình

Tạm dịch:

Bảy năm ở thế độ sinh linh

Đất Việt dẫy đầy khổ chiến chinh

Hoằng hóa năm đời khai Phật lý

Thượng nguơn lập lại thấy thanh bình

 Đây là bài kệ của Đức Phật Thầy lưu lại sau khi Ngài viên tịch (giờ Ngọ ngày 12 tháng 8 năm Bính Thìn (1858), hưởng thọ 50 tuổi)

 Sau khi Đức Phật Thầy viên tịch, người đời truy tặng Đức Phật Thầy là Đức Phật Thầy Tây An, vì chữ Tây An là nơi Ngài xuất hiện và hệ thống Bửu Sơn Kỳ Hương được kế thừa liên tục như sau:

 a)- Đức Phật Trùm (1868-1875)

Hạ nguơn mạt pháp khổ trời Nam ,

Thừa lịnh Phật Tôn xuống cõi phàm.

Học Phật tu Nhân noi diệu lý,

Long hoa ký hội độ hiền nhân.

 Là bài kệ của Đức Phật Trùm để lại sau khi viên tịch.

 b)- Đức Bổn Sư (Ngô Lợi) – (1879-1890)

TỨ phương loạn lạc khổ sanh linh,

ÂN trọn non sông phải gắn gìn.

HIẾU nghĩa đạo nhà danh vạn thưở,

NGHĨA nhân trọn vẹn đến long đình.

- - - - --

Bửu Sơn Hiếu Nghĩa khác gì đâu ?

Phương tiện độ đời có trước sau.

Vi diệu pháp môn khai Học Phật,

Tu Nhân nợ nước đứng hàng đầu.

 Là hai bài kệ của Đức Bổn Sư lưu lại sau khi viên tịch.

 c)- Đức Sư Vãi bán khoai (1901-1902)

Vào 2 năm Tân Sửu (1901) và Nhâm Dần (1902) tại vùng kinh Vĩnh tế và trong các tỉnh Châu Đốc, Rạch Giá, Long Xuyên, Hà Tiên, Cần Thơ, Vĩnh Long, Sa Đéc . . . thường thấy xuất hiện, có khi là một người mãnh khảnh như bà vãi, có khi là một ông già lụm khụm chèo ghe bán khoai cho nên người đời gọi là ông Sư Vãi bán khoai.

Đi tới đâu ông cũng quảng bá việc tu hành theo giáo lý Bửu Sơn Kỳ Hương và tặng quyển SẦM GIẢNG NGƯỜI ĐỜI gồm mười một thiên, trong đó khuyên người đời tu niệm theo pháp môn Học Phật Tu Nhân.

Cho nên khi nghe tin ông xuất hiện ở đâu thì người ta rần rần kéo đến đó để mua khoai, muốn trả tiền đủ cũng được, mua nhiều trả ít cũng được, hoặc lấy khoai mà không trả tiền gì hết cũng được (mua khoai xong chỉ trả tiền bằng cách bỏ vào cái rổ để ở trước mũi ghe). Nhưng có đều vô cùng kỳ diệu là ai mua khoai mà trả tiền đủ, khi nấu chín thì khoai rất ngon, ai mua nhiều trả tiền ít khi nấu xong thì có khoai có đá, còn ai không trả tiền khi nấu xong trong nồi chỉ toàn là đá . . .

Khi chèo ghe đi bán, ông Sư Vãi bán Khoai cũng cất tiếng rao:

 Khoai lang ăn nấu ăn chiên,

Bà con hãy đến tại thuyền mà mua.

Bao nhiêu cứ lấy cho vừa,

Tiền nong cũng chẳng hơn thua làm gì.

Ở đời lắm chuyện ly kỳ,

Ăn khoai, ăn đá đều tùy cái TÂM.

 - - - - - - -

Đạo mầu vi diệu thậm thâm,

Tu Nhân Học Phật thân tâm gắn gìn.

Hạ ngươn dồn dập điêu linh,

Nạn tai thảm họa chiến tranh hải hùng.

Tu hành thoát cảnh lao lung,

Thượng nguơn hồi phục vô cùng thảnh thơi.

Thương dân kêu gọi mấy lời,

Ai ưa, ai ghét mặc đời, đời ơi !

Tiếng rao của ông nghe rất thánh thót vang ra rất xa như có một uy lực thu hút mọi người.

Cái đều vô cùng kỳ diệu thứ 2 về ông Sư Vãi Bán Khoai là khi có đám cầm quyền của thực dân Pháp kéo đến bắt ông thì cả thuyền và ông đều biến mất, nhìn dưới lòng sông thì thấy ông chèo ghe cách đó xa xa, bọn chúng vẫn cố gắng đuổi theo nhưng khoảng cách của chúng và ông vẫn như vậy, càng đuổi nhanh thì ghe ông càng đi nhanh, đuổi chậm thì ghe ông đi chậm, không làm sao bắt ông được . . . cuối cùng bọn chúng đành bỏ ý định.

Không ai biết ông Sư Vãi Bán Khoai là ai, danh tánh là gì, xuất xứ từ đâu? nhưng có một đều chắc chắn ông là một giới huyền linh trong hệ thống Bửu Sơn Kỳ Hương thị hiện để nhắc nhở người đời tu niệm.

 Đại lược qua quá trình của Bửu Sơn Kỳ Hương như nêu trên đã thấy rõ ràng rằng: Hệ thống Bửu Sơn Kỳ Hương vẫn kế thừa liên tục 5 đời đúng như lời tiên tri của Đức Phật Thầy lưu lại trong bài kệ: “Phật Pháp hoằng dương khai ngũ hệ”

Đức Phật Thầy Tây An (1849-1856)

Đức Phật Trùm (1868-1875)

Đức Bổn Sư (1879-1890)

Đức Sư Vãi Bán Khoai (1901-1902)

Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ (1939-1947)

 *


* *


 Dù là một tông phái Phật Giáo, nhưng giáo lý Bửu Sơn Kỳ Hương vẫn biểu dương tinh thần yêu nước nên luôn bị thực dân Pháp dùng đủ mọi biện pháp trấn áp do đó sự truyền bá giáo lý cũng như sự phổ biến kinh sách tư liệu về Bửu Sơn Kỳ Hương bị hạn chế đến tối đa. Vả lại trong thời bấy giờ người biết chữ trong nhân dân quá ít, nên Đức Phật Thầy khuyến dạy giáo lý Bửu Sơn Kỳ Hương bằng lời nói để đại chúng dễ tiếp thu, cũng có một số viết bằng chữ Nôm nhưng quá ít lại bị thực dân Pháp truy tầm hủy diệt nên bị thất lạc. Cho nên Giáo lý Bửu Sơn Kỳ Hương được truyền tụng về sau cũng chỉ bằng lời nói từ ông sang cha, từ cha sang con và con sang cháu mà thôi.

Sở dĩ tôi (Lê Quang Liêm) viết lại khá rõ về Bửu Sơn Kỳ Hương là vì ông nội tôi là một đệ tử hầu cận Đức Phật Thầy Tây An.

 Vì sự khủng bố, trấn áp nghiệt ngã của thực dân Pháp, giáo hệ Bửu Sơn Kỳ Hương phải bị lu mờ dần theo không gian và thời gian, nhưng trong tâm tư của những gia đình tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương vẫn khư khư âm thầm giữ đạo, cha truyền con nối . . .

*


* *


 PHẬT GIÁO HÒA HẢO

 Trong cái bối cảnh gần như tàn lụi đó, một Đại Sự Nhân Duyên lại sinh khởi.

Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (1939) Đức Huỳnh Phú Sổ “xuất hiện ư thế” khai sáng nền đạo Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH) xương minh pháp môn HỌC PHẬT TU NHÂN và xác nhận “PGHH LÀ HỆ THỐNG TRUYỀN THỪA CỦA BỬU SƠN KỲ HƯƠNG”.

PGHH ra đời vào giữa thế kỷ thứ 20 (1939) trong cái bối cảnh Đời Đạo hổn tạp của đất nước, Việt Nam đang quằn quại dưới ách thống trị nghiệt ngã của thực dân Pháp, lẫn ảnh hưởng khốc hại của thế chiến thứ 2, PGHH phải đương đầu với nhiều chướng ngại về mọi mặt để thể hiện tôn chỉ của mình.

Thiên tài nổi bật nhất của Đức Huỳnh Giáo Chủ là:

- TRỊ BỊNH chỉ với phương pháp cho uống nước lã với giấy vàng mà bịnh nào cũng lành mạnh, y như Đức Phật Thầy Tây An ngày trước.

- GIẢNG ĐẠO với những lời lẽ bình dị nhưng có một uy lực hấp dẫn thần kỳ ai nghe qua rồi cũng xin qui y vào đạo PGHH.

Chỉ có khoảng 10 tháng ngắn ngủi (từ 18-5 năm Kỷ Mão 1939 đến 12-4 năm Canh Thìn 1940) Đức Huỳnh Giáo Chủ thâu nhận trên một triệu tín đồ là một kỷ lục trong lịch sử truyền giáo .

Đức Huỳnh Giáo Chủ xưởng minh pháp môn HỌC PHẬT TU NHÂN là một pháp môn lấy TÂM làm căn bản, không câu kệ , không bắt buộc tuân thủ vào những hình thức tu hành gò bó, tạo môi trường thích nghi với xu thế thời mạt pháp, nhân tâm thiển bạc, đạo lý suy đồi, tứ phương nhiễu nhương loạn lạc.

 Địa ngục cũng tại TÂM làm quấy,

Về thiên đường TÂM ấy tạo ra.

Cái chữ TÂM là quỷ hay ma,

Tiên hay Phật cũng là tại nó.

 Phát dương Pháp môn HỌC PHẬT TU NHÂN là Đức Huỳnh Giáo Chủ làm sống lại sinh khí chánh pháp Thiền Tông đã bị lu mờ qua bao thời kỳ trên đất nước Việt Nam.

 -“Đạo không phải tìm ở đâu ra mà phải khai thác trong trí tuệ sáng suốt của chính mình . . . TÂM yên tĩnh là đều hay bậc nhất, chính Tâm ấy thâm nhập Đại Định, hàng phục mọi ma chướng” . . .

Đó là lời minh định của Đức Phật Thích Ca mâu Ni:

 “- Trong Phật pháp của ta lấy TÂM làm chủ, tất cả các Pháp đều do TÂM sanh (Kinh Tâm Địa Quán).”

 Nếu ai muốn biết rõ các Đức Phật 3 đời nên quan sát pháp giới tính, tất cả chỉ do TÂM tạo (Kinh Hoa Nghiêm).

 Đức Tổ Bồ Đề Đạt Ma cũng phán dạy rằng: “Ngoài TÂM không có Phật đâu mà tìm, muốn tìm Phật phải tìm nơi TÂM ta mới có. Niết Bàn và Đại Ngộ cho là việc ngoài TÂM ấy là lầm to vậy.”

 Đức Lục Tổ Huệ Năng bảo . . .”Nếu giữ chánh TÂm, hằng sanh trí huệ ấy là tự khai ngộ nhập Phật tri kiến . . . muốn thành Phật chuyển ngay tại TÂM mình, đừng tìm kiếm một nơi nào khác, kiếm tìm nơi khác là sai lầm vậy.

 *


 * *


 GIÁO LÝ PHẬT GIÁO HÒA HẢO

 Lược khảo toàn bộ SẤM GIẢNG THI VĂN GIÁO LÝ PGHH gần 10.000 câu có thể nhận định rằng: Giáo lý PGHH là một nền Giáo Lý “TAM GIÁO QUI NGUYÊN” (Phật, Nho, Lão) dù rằng nền tảng Giáo Lý PGHH vẫn là chánh Pháp Thiền Tông.

PGHH “xuất hiện ư thế” vào thời kỳ mạt pháp, đạo lý suy đồi, nhân tâm bất trắc, thiển cận, tư tưởng đa dạng trong một xã hội băng hoại nhiều mặt. Muốn tế nhân độ thế, Đức Huỳnh Giáo Chủ phải xướng xuất, phát huy một nền giáo lý khế hiệp với căn cơ, trình độ chúng sanh và thích nghi với xu thế thời đại qua pháp môn HỌC PHẬT TU NHÂN: “ĐỜI ĐẠO LIÊN QUAN RẠNG CHÓI NGỜI” . . . tức là trong Đời phải có Đạo và Đạo để độ Đời.

 Đại nguyện của Đức Huỳnh Phú Sổ, Giáo chủ PGHH là:

“Đầu ngưỡng vọng đất trời minh chứng,

Tấm lòng thành quyết dựng Đạo Đời.”

 Quá trình phổ cập pháp môn Học Phật Tu Nhân, tuy Đức Huỳnh Giáo Chủ dùng lời lẻ bình thường, giản dị, để cho người trí cũng như người tầm thường đều tiếp thu được nhưng vẫn súc tích:

a)- Giáo lý uyên nguyên của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong 5 thừa để tín đồ tùy theo trình độ mà tu tiến đến chỗ rốt ráo.

b)- Khai triển triết học Nho giáo, gạn lọc, rút tỉa những thánh huấn phù hợp với thực tại nhân sinh quan của xu thế thời đại làm chuẩn mực cải tạo con người tiến đến cấu trúc một xã hội có nền nếp kỷ cương, luân thường đạo nghĩa . . .

c)- Phô triển phong thái an nhiên, tinh thần tiêu diêu tự tại của Lão Giáo, đào tạo mẫu người trong sạch vượt khỏi mọi tầm thường thế gian ô trược, đóng góp vào công trình kiến tạo một xã hội phóng khoán lành mạnh.

 Tất cả đó là nét chính của nền giáo lý PGHH, một nền giáo lý qui nguyên Tam giáo (Phật Giáo, Nho Giáo, Lão Giáo) thành một học thuyết tổng hợp vừa cải tạo con người vừa kiến tạo xã hội trên 2 phương diện Đạo và Đời căn bản trên chánh pháp Thiền Tông tiến về CHÂN, THIỆN, MỸ.

 Sự phát dương giáo Lý PGHH và pháp môn HỌC PHẬT TU NHÂN không ngoài nguyên lý Bất Định Pháp của Đức Như lai: “Nhứt thiết Tu Đa La giáo như tiêu nguyệt chỉ” có nghĩa là tất cả các Pháp nhà Phật như “ngón tay chỉ trăng”.

Trong Truyền tâm pháp yếu có ghi:” Tam thừa giáo cương chi thị ứng cơ chi dược, tùy nghi sở thuyết, lâm thời thi thiết, các các bất đồng. Đản năng liễu tri tất bất bị hoặc. Thực vô hữu định pháp Như Lai khả thuyết” tức là 3 thừa giáo cương là món thuốc tùy theo căn bịnh mà chữa trị, tùy chỗ mà nói, tạm thời mà làm, không chỗ nào giống chổ nào. Biết được như vậy ắt không bị sai lầm. Thực ra không có Pháp nào cố định có thể nói là của Đức Như Lai.

Chính trong bài kệ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi ấn chứng cho Ngài Ma Ha ca Diếp cũng có minh thị về vấn đề này.

Pháp pháp bổn vô pháp

Vô pháp pháp diệc pháp

Kim phú vô pháp thời

Pháp pháp hà tằng pháp

Tạm dịch:

Các pháp vốn không pháp

Không pháp cũng là pháp

Nay ta truyền cái vô pháp

Pháp pháp nào có pháp.

 Trên nguyên lý “bất định pháp” tông phái Phật giáo nào ra đời mà có một pháp môn khế hiệp với trình độ căn cơ của chúng sanh và thích nghi với xu thế thời đại thì tông phái đó được quảng đại quần chúng qui ngưỡng và phát triển mạnh mẽ để tế nhân độ thế.

*


* *


 DANH XƯNG PHẬT GIÁO HÒA HẢO

 Trong lịch sử Phật giáo cũng có những tông phái nhà Phật dùng địa danh làm danh xưng môn phái, đại thể như:

- THIÊN THAI TÔNG của Ngài Trí Khải Đại Sư tu ở núi Thiên Thai (Trung Quốc) đắc đạo, lập môn phái và lấy địa danh núi Thiên Thai làm danh xưng môn phái.

- THIỀN PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ của Ngài Điều Ngự Giác Hoàng tức là vua Trần Nhân Tông lấy địa danh núi Yên tử (nơi tu hành đắc đạo) làm danh xưng môn phái.

Với PGHH, nhiều người cũng nghĩ như vậy, tức là PGHH khai sáng tại xã Hòa Hảo, nên cũng lấy địa danh Hòa Hảo làm danh xưng môn phái.

Điều này quả là chưa quán triệt cái ý nghĩa thâm sâu trong danh xưng PGHH mà Đức Huỳnh Giáo Chủ đã biểu thị, bởi vì khi đề cập về danh xưng PGHH thì ngài đã có minh định:

 “Hòa thôn Hảo cảnh xứ chi ta,

Tạm dắt nhơn sanh khỏi ái hà.”

 Thế thì 2 chử Hòa Hảo trong danh xưng PGHH không phải mang ý nghĩa địa danh mà chính là biểu dương một tư tưởng siêu việt, một cảnh giới đại đồng, một thế hệ hòa bình, tốt đẹp trong sứ mạng của Phật Giáo Hòa Hảo, và chính 2 câu thi dưới đây đã minh xác nguyên lý này:

 “Ước một thế giới lân Hòa Hảo,

Nhà Phật con Tiên hé miệng cười”

 -------

“Mãn chờ trông bá tánh thảnh thơi,

Khắp bốn bể liên dây Hòa Hảo.”

 Chữ “Tạm” mà Đức Huỳnh Giáo Chủ dùng ở đây là biểu thị một ý nghĩa tiên tri vô cùng huyền diệu, tức là không thể dùng một địa danh không có tính cách trường cửu làm danh xưng môn phái, và quả quá chính xác: Sau 30-04-1975, xã Hòa Hảo bị chính quyền CS, trong sách lược triệt tiêu PGHH nên đổi tên Xã Hòa Hảo là xã Phú Mỹ. Nếu PGHH lấy 2 chử Hòa Hảo làm danh xưng môn phái thì sau khi thay đổi địa danh này, PGHH tất nhiên mất tính cơ sở . . . Chừng ấy chã lẽ gọi là PHẬT GIÁO PHÚ MỸ .?.?.?

Hai câu thi này chính Đức Huỳnh Giáo Chủ viết vào năm 1939 tức là trước ngày 30-04-1975 đến 35 năm !

Cho nên, muốn đánh giá đúng với giá trị về danh xưng PGHH phải nhận định qua 2 nguyên lý: ý nghĩa danh từ PHẬT GIÁO và ý nghĩa danh từ HÒA HẢO.

 DANH TỪ PHẬT GIÁO: Nếu PGHH là một tông phái trực hệ với Phật Giáo VN đương thời thì đó là một điều đơn giản không có gì phải suy luận.

Nhưng ý nghĩa 2 chữ Phật Giáo của PGHH thì chính Đức Huỳnh Giáo Chủ lại nhấn mạnh cái bản chất của nó:

 “Đạo vô vi của Phật ân cần,

Nối theo chí Thích Ca ngày trước.”

Hay là:

Ta là kẻ vô hình hữu ảnh,

Ẩn xác phàm gìn đạo Thích Ca.”

 Đức Huỳnh Giáo Chủ nhấn mạnh 2 chữ “THÍCH CA” để minh định rằng PGHH là kế thừa chánh pháp Thiền Tông chớ không phải cùng trong hệ thồng Phật Giáo VN thời bấy giờ.

Vì sao phải có sự minh định này ?

Thực tiễn theo dòng lịch sử Phật Giáo VN đã thấy rằng Phật Giáo du nhập vào VN qua 2 ngã: Ấn Độ và Trung Quốc nhất là chịu ảnh hưởng Phật Giáo Trung Quốc rất đậm nét qua 2 thời kỳ Bắc thuộc (bị Tàu đô hộ), lần thứ nhất từ năm 111 (trước Tây lịch) cho đến năm 39 (sau Tây lịch) và lần thứ 2 từ năm 43 đến năm 544 (Tây lịch).

Do đó, Phật Giáo VN có những tình huống sai lệch về căn bản giáo pháp của Đức Như Lai, nhất là vào thời kỳ Pháp thuộc, với chính sách thực dân nghiệt ngã ngót 80 năm, Phật Giáo VN bị chèn èp đến mức độ ảnh hưởng chỉ lẫn quẩn trong phạm vi chùa chiền với lối tu hành: yếm thế, tiêu cực, lợi dưỡng, cúng bái, . . . xa dần với chánh pháp của Đức Thích Ca Mâu Ni.

Cho nên khi ra đời (1939) nền giáo lý PGHH, tất nhiên là giáo lý nhà Phật, nhưng không thể hòa mình vào phương thức hành đạo, phẩm chất, tinh thần của Phật Giáo VN đương thời, Đức Huỳnh Giáo Chủ phải minh bạch hóa phẩm chất đặc thù của PGHH với lời nhấn mạnh 2 chữ “Thích Ca” để làm rõ nét: “Giáo Lý PGHH là nối tiếp giáo lý uyên nguyên của Đức Như Lai, lấy Tâm tông làm căn bản, và cái cứu cánh là CHUYỂN MÊ KHẢI NGỘ, LY KHỔ ĐẮC LẠC . . . khai thị chúng sanh NGỘ NHẬP PHẬT TRI KIẾN . . . ”.

 DANH TỪ HÒA HẢO: Nếu 2 chữ Hòa Hảo mang ý nghĩa là địa danh của PGHH thì cũng là đơn giản không có gì để suy luận.

Nhưng với sự minh định của Đức Huỳnh Giáo Chủ:

 “Ước mơ thế giới lân Hòa Hảo,

Nhà Phật con tiên hé miệng cười”

 -------

Mãn chờ trông bá tánh thảnh thơi,

Khắp bốn bể liên dây Hòa Hảo.”

 Thì đã rõ ràng rằng: Chữ Hòa Hảo của PGHH là mang cái ý nghĩa chữ “HÒA của Tam Giáo (Phật Giáo, Nho Giáo, Lão Giáo).

 Với Phật Giáo: Chữ Hòa được biểu dương qua thuyết Lục Hòa:

Thân hòa đồng trú.

Ý hòa đồng duyệt.

Khẩu hòa vô tranh

Kiến hòa đồng giải

Giới hòa đồng tu

Lợi hòa đồng quân

 Với Nho Giáo: Chữ Hòa được biểu tượng lối sống thanh cao tốt đẹp, hòa hợp trong xã hội, trong đời sống của con người.

-TRUNG giã dã thiên hạ chi đại bản giả. HÒA giả dã thiên hạ chi đạt đạo giả, chí TRUNG HÒA thiên địa vị yên, vạn vật vị yên.

-THIÊN thời bất như ĐỊA LỢI, ĐỊA LỢI bất như NHƠN HÒA.

 Với Lão Giáo: Chữ Hòa được biểu dương trong môi trường tạo sự thanh bai, tiêu diêu, hòa hợp an lành cho kiếp sống, cũng như hòa giải mọi xung khí của con người.

Đạo sanh nhứt: Nhứt sanh nhị, Nhị sanh tam, Tam sanh vạn vật, vạn vật phù âm nhi bảo dương, xung khí dĩ vi HÒA.

 Còn chữ HẢO là tốt đẹp, HÒA mà không có tốt đẹp (HẢO) tức là cái HÒA không trọn vẹn, có HÒA và có BẤT HÒA. HẢO là tốt đẹp mà không có HÒA là tốt đẹp không có nền tảng, có HẢO và sẽ có bất HẢO. Đó là cái vòng tương đối hằng chuyển của Tạo vật. HÒA đi đôi với HẢO (HÒA HẢO) là biểu thị cái lý tánh tuyệt đối VÔ NHỊ BẤT NHỊ trong cái lý siêu nhiên của tôn giáo.

 Qua phân tích đại lược như trên có thể đi đến một kết luận: PGHH là một Tông Phái kế thừa chánh pháp Thiền Tông của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni qua chiều dài và chiều sâu của lịch sử Phật Giáo như sau đây:

a-Dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử kế thừa chánh pháp Thiền Tông từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni qua Tổ Tổ tương truyền : 27 Tổ Sư ở Tây Thiên Trúc , 6 Tổ Sư ở phương Đông.

b-Bửu Sơn Kỳ Hương kế thừa dòng Trúc Lâm Yên Tử.

c-PGHH kế thừa Bửu Sơn Kỳ Hương phát dương trong môi trường HÒA HẢO của Tam Giáo (Phật, Nho, Lão) triển khai pháp môn : ĐỜI ĐẠO LIÊN QUAN RẠNG CHÓI NGỜI hay gọi là Đạo Pháp và Dân Tộc, tạo một vận hội mới cho con Hồng cháu Lạc.

*


* *


 THIÊN CƠ

 Trong Sấm Giảng PGHH có đôi phần nói về “Thiên cơ” mà một số người không thích PGHH thường vịnh vào đó để bài bác rằng: PGHH là một tôn giáo mang bản sắc dị đoan mê tín.

Thực ra nói về thiên cơ là nói về vấn đề siêu hình, là nói đến những gì không có hình thể, không có bản sắc trong thế giới vật chất hay nói một cách cụ thể là một vấn đề bất khả xác tri luận (acatalepsie) hay là nói về một luận đề về đối tượng của “Luật Hủy Thể của Hủy Thể” (Loi de la négation de la négation).

 “THIÊN CƠ” theo định nghĩa đơn giản là “CƠ TRỜI” là những gì sẽ xảy ra một cách phi thường trong thế giới loài người mà trí lực con người không thể làm được, không thể đối phó được, cũng như không thể suy tính, hiểu biết được, hay nói một cách khác, THIÊN CƠ là những vận hành huyền vi, nhiệm mầu của tạo hóa vượt khỏi trí năng của con người.

Nhưng THIÊN CƠ không phải là hoang tưởng, huyễn hoặc, là mê tín, dị đoan. Hoang tưởng và huyễn hoặc hay không là ở chổ có đủ trí năng hay không đủ trí năng để nghiên cứu, phân tích đến chỗ rốt ráo.

Từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây đã có nhiều tư liệu lưu lại những dữ kiện cụ thể chứng minh sự chính xác của những lời tiên tri, đại thể như:

- Lời tiên tri của Notradamus.

- Câu chuyện của bà VANGA ở thành phố Strumise (Nam Tư).

- Câu chuyện của INGA (Liên xô).

Nhất là câu chuyện ở nước nhà về Đức Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đại thể như bài thi tiên tri về thế chiến thứ 2:

 Long vĩ xà đầu (1940-1941) khởi chiến tranh.

Can qua xứ xứ động đao binh

Mã đề dương cước (1942-1943) anh hùng tận

Thân Dậu nên gian kiến thái bình (1944-1945)

Thật quả là chính xác.

 ---------------------

Đầu Xuân gà gáy hăm tư

Thầy Tăng mãn hạn Hoa cư tuyệt kỳ

Đầu xuân là tháng Giêng, gà gáy là năm Dậu, hăm tư là hai mươi bốn. . . Thì rõ ràng rằng: Nhật đảo chánh Pháp đêm 24 tháng Giêng năm Ất Dậu (1945) . . .nhưng Pháp còn có mặt trên đất nước VN trong thời kỳ tái xăm lăng VN (sau Nhật đầu hàng) cho đến khi Mỹ vào VN (Hoa cư) thì Pháp mới hạ cờ (tuyệt kỳ) về nước.

 “Năm nay thất mùa, thóc giống không tốt, chúng mày nên tìm giống củ mà gieo mạ, . . . giữ chùa thờ Phật thì được ăn oản”.

Câu nói này đã giúp cho Trịnh Kiểm bỏ ý định soán ngôi vua Lê (1548) và kéo dài ngôi Chúa được thêm 200 năm nữa (1548-1786).

 “Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân” đã giúp cho Nguyễn Hoàng lập nên cơ nghiệp nhà Nguyễn ngót 400 năm.

 Qua một vài dữ kiện lịch sử điển hình nêu trên đã cho thấy rõ những lời tiên tri quả là đúng, và đã là đúng tất nhiên phải có THIÊN CƠ.

 *


* *


 TẬN THẾ

 . . . “Đời tận thế mà còn lần lựa,

Chẳng chịu mau cải dữ về lành.”

 Là một trong những câu nói về “TẬN THẾ” của PGHH

Vậy Tận Thế là gì ?

Theo nhận thức của nhiều người, “Tận Thế” là sự kết thúc của cõi thế gian, là chấm dứt mọi sinh hoạt của vạn vật, là ngày quả địa cầu bị tiêu diệt.

Tận thế là một đề tài được nói đến trong kinh sách của nhiều tôn giáo chớ không phải là một vấn đề mới lạ, và nó không những làm cho tăng đồ các tôn giáo lo nghĩ mà còn làm cho những nhà bác học, những nhà khoa học của thời đại không khỏi băn khoăn.

 Với Cơ Đốc Giáo thì ngày tận thế sẽ đến, nhưng không biết là ngày nào ? cũng như không biết đấng cứu thế ra đời ngày nào ?

Với Phật Giáo, trong kinh sách không nói đến tận thế, chỉ nói nhiều về định luật: THÀNH, TRỤ, HOẠI, KHÔNG của vũ trụ vạn hữu. Nhưng theo lời tiên định của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thì vào thời mạt pháp, Đức Di Lặc sẽ ra đời thừa kế ngôi vị Ta bà Giáo Chủ của Thích Ca Mâu Ni để giáo hóa chúng sanh, mà giới tăng đồ nhà Phật gọi là “THẾ HỆ DI LẶC”.

Như vậy không nói đến tận thế, Phật Giáo cũng thừa nhận có một sự chuyển hóa vĩ đại từ thời kỳ Mạt pháp sang thời kỳ Chánh pháp, từ Không kiếp chuyển sang Thành kiếp . . . cũng như từ Hạ nguơn chuyển sang Thượng nguơn.

 Với Cao Đài giáo, đề tài Tận thế và Long Hoa Hội đã được xác nhận trong quyển Đại Thừa Chơn Giáo.

 Với Bửu Sơn Kỳ Hương, kinh sách đã ít lại bị thất lạc, chỉ có sự truyền miệng trong các gia đình tín đồ từ đời trước sang đời sau. Tuy nhiên căn cứ vào Sấm Giảng của ông Sư Vãi Bán Khoai là hệ thống kế thừa Bửu Sơn Kỳ Hương thì sự xác định về Tận thế và Long Hoa Hội cũng y như PGHH.

Nhưng Đức Huỳnh Giáo Chủ lập luận: Tận thế không có nghĩa là hủy diệt toàn diện quả địa cầu mà là một sự chuyển hóa vĩ đại về địa hình địa vật, có thề giống như kỳ sụp đổ Ắt Lăng Tíc ( Atlantic ).

Theo Platon, trước kia Atlantic là một hải đảo nằm giữa Châu Phi là Mỹ Châu trong biển Đại Tây Dương ngày nay, sau một trận Đại Hồng Thủy, hải đảo này sụp mất không còn dấu vết.

Từ muôn thu đến giờ, sự chuyển hóa của vũ trụ hằng có, nhưng vì thời gian cổ đại nên không còn lịch sử lưu lại.

*


* *


 LONG HOA HỘI

 Long Hoa Hội là một đại hội lập ra trong thời kỳ hóa độ từ Hạ Nguơn chuyển sang Thượng nguơn để chọn người hiền đức sống trong đời thượng nguơn an lạc.

Theo kinh sách nhà Phật, mỗi khi có một vị Phật ra đời thì có mở một đại hội để xem xét phán quyết dữ lành trong phạm vi giáo hóa chúng sanh.

- Thời Đức Nhiên Đăng Cổ Phật có Liên Trì Hội.

- Thời Đức Thích Ca Mâu Ni có lập Linh Sơn Hội.

- Thời kỳ sắp tới do Đức Thích Ca Mâu Ni thọ ký Đức Phật Di Lặc ra đời nối tiếp ngôi vị Giáo Chủ Ta Bà, tất nhiên cũng theo truyền thống đó, mở một đại hội để chọn người thượng đức sống trong đời Thượng nguơn. Đó là Long Hoa Hội.

 *


* *


Với Cao Đài Giáo, trong quyển Đại Thừa Chơn Giáo cũng thừa nhận Long Hoa Hội và kêu gọi người đời rán tâm tu niệm để trở về con đường đạo đức dự hội Long Hoa:

. . . Minh chơn đạo thời kỳ mạt kiếp,

Thức tỉnh đời cho kịp Long Hoa.

 -------

. . . Ngọc Hoàng Thượng đế vận thần thông,

Điểm đạo nhơn sanh thoát não nồng.

Mở hội Long Hoa chiêu thánh đức,

Hưng truyền chơn lý phước cao phong.

*


* *


 Với Bửu Sơn Kỳ Hương, Đức Sư Vãi Bán Khoai cũng đề cao hội Long Hoa là đại hội chọn người hiền đức, bởi Thượng nguơn là cõi đời đẹp đẽ tột cùng chỉ có người Thượng Đức, không có kẻ ác, xấu xa.

 . . . Bởi trần lỗi quá muôn phần,

Cho nên lập hội Long Hoa chọn người.

Hiền từ thì đặng thảnh thơi,

Nghinh ngang khó trốn lưới trời bớ dân . . .!

 Với PGHH, Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng biểu dương Long Hoa Hội là đặc trưng của một sự lừa lọc chọn người hiền đức sống đời Thượng ngươn:

“Phật Vương đà chỉ rõ máy diệu huyền, chuyển lập Hội Long Hoa chọn những đấng tu hành cao công quả, để ban cho xứng vị xứng ngôi, người đủ các thiện căn để giáo truyền đại đạo, định ngôi phân thứ gây cuộc hòa bình cho vạn quốc chư bang. . .”

. . . Lập rồi cái hội Long Hoa,

Đặng coi hiền đức được là bao nhiêu.

Gian tà hồn xác cũng tiêu,

Thảm thương bá tánh chín chiều ruột đau.

 -------

 . . . Khá chí tâm học hành kinh sấm,

Thoát nơi miền hắc ám phong ba.

Trở chơn cho kịp Long Hoa,

Long Hoa có mặt ấy là hiền nhơn.

-------

Muôn thu thiên định nhất kỳ,

Hạ nguơn sắc lịnh khai kỳ Long Hoa.

*


* *


Trên 25 thế kỷ, 3 nền triết học Đông Phương là Phật Giáo, Nho Giáo, Lão Giáo đã chầm sâu vào tâm khảm của hằng tỷ người, nhất là ở Châu Á.

- Phật Giáo lấy Tứ Diệu Đế (Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế, Đạo Đế) làm cơ sở phát dương một nền Giáo Lý vi diệu thậm thâm, tùy duyên phổ độ chúng sanh tu hành tiến về CHÂN THIỆN MỸ.

 - Nho Giáo lấy NGUYÊN, HANH LỢI, TRINH làm cơ sở. NGUYÊN giả thiện chi trưởng giả (Nguyên là giềng mối các điều thiện), HANH giả gia chi hội giả (Hanh là qui hiệp các đều tốt đẹp), LỢI giả nghĩa chi hòa giả (Lợi là sự hòa hợp các điều nghĩa) Trinh giả sự chi các giả (Trinh là cái gốc của mọi sự) . . . vận hành sự sinh hóa của vạn vật làm chuẩn mực hòa hợp với lẽ sống ở đời, cải tạo con người, kiến tạo xã hội công bình và nhơn đạo.

 Lão Giáo lấy VÔ VI, TIÊU DIÊU TỰ TẠI làm cơ sở đào tạo mẫu người thanh cao trong sạch vượt khỏi mọi trần ai ô trược. Lão Giáo mang nhiều triết lý trừu tượng nghịch thuyết nhưng nội dung vẫn hàm súc siêu việt nên cũng được đứng vào hàng Tam giáo: PHẬT, NHO, LÃO.

 Ba đại tôn giáo này, nhất là Nho Giáo và Phật Giáo trên 2.500 năm hằng thay phiên nhau nắm giữ giềng mối xã hội về mặt tinh thần trong đa số quốc gia Châu Á, nói chung, và xã hội VN nói riêng.

-Trên nguyên lý tế nhân độ thế, Phật Giáo và Nho Giáo đều cùng một căn bản tư tưởng lấy TÂM làm chủ thể.

-Phật Giáo thì “VẠN PHÁP DUY TÂM TẠO”

-Nho Giáo thì “Quân tử sở dĩ dị ư nhơn giả, vị kỳ tồn TÂM giả . . . Vũ trụ tiện thị ngô TÂM, ngô TÂM tức thị vũ trụ . . . Sở vị tu thân tại chánh kỳ TÂM giả . . .

 Với nguyên lý giải thoát của Phật giáo được gọi là ĐẠO cũng như nếp sống nhân sinh quan của Nho giáo được gọi là ĐỜI làm cho nhiều người qui ngưỡng , nhưng vì tính đặc thù của Phật giáo và Nho giáo đã tạo ra một số lĩnh vực cá biệt mà cứu cánh là hai đường thẳng song song , không đáp ứng được nguyện vọng của người hâm mộ đời sống tâm linh cả Đạo lẫn Đời.

 Niềm khát vọng này đã trải dài gần 20 thế kỷ mãi cho đến khi dòng Thiền Trúc Lâm Yến Tử ra đời (1278 dl) mới tỏa được một ánh sáng huy hoàng ĐỜI ĐẠO LƯỠNG TOÀN làm một ngọn đuốc thiêng hướng dẫn nhơn sinh trên con đường tiến về CHÂN THIỆN MỸ.

Nhưng rất tiếc dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử chỉ tồn tại đườc 76 năm (1258-1334) rồi cũng khuất bóng.

 *


* *


 Hơn 500 năm sau, Bửu Sơn Kỳ Hương mới ra đời (1849) nối tiếp tôn chỉ ĐỜI ĐẠO của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử , nhưng lại gặp thời kỳ quân Pháp đang xâm lược VN, áp dụng chính sách thực dân nghiệt ngã , cho nên sự phát huy đạo pháp của Bửu Sơn Kỳ Hương giống như một ánh sáng lóe lên trong bầu trời tăm tối rồi cũng dần dần tắt lịm (1902).

*


* *


 Đạo Phật vi diệu thậm thâm,

Dù mà tận thế ngàn năm vẫn còn. . .

*


* * 


 Ba mươi bảy năm sau . . . một đại sự nhân duyên lại xuất hiện trong bầu trời âm u ảm đạm của VN.

Đức Huỳnh Phú Sổ ra đời khai sáng nền Đạo PGHH , phục sinh thuyết ĐẠO ĐỜI : kết tinh tinh hoa của Tam giáo (Phật, Nho, Lão) vào một hệ thống tư tưởng TAM GIÁO QUI NGUYÊN giúp người đời vừa tu nhân vừa học Phật để làm tròn bổn phận làm người , kiến tạo xã hội, vừa cải hóa con người hướng thiện tiến về: CHÂN, THIỆN, MỸ.

Có thể nói, đây là một kỳ tích trong lịch sử tôn giáo mà Đức Huỳnh Phú Sổ đã làm được trong lúc trải qua gần 25 thế kỷ ở phương Đông chưa một vĩ nhân nào làm được.

 *


* * 


 -PHẬT GIÁO HÒA HẢO là một tôn giáo kế thừa chánh pháp Thiền Tông của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, mang bản chất đặc thù dân tộc, mang trái tim con Hồng cháu Lạc, hơi thở của truyền thống Nam tiến, mở nước và giữ nước.

 -PHẬT GIÁO HÒA HẢO biểu dương một nền giáo lý kết tinh tinh hoa của 3 tư tưởng lớn ở phương Đông (Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo) thành một nền “TAM GIÁO QUI NGUYÊN” hoàn toàn VN, thuần khiết VN, đóng góp vào vận hội thăng hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại.

 -PHẬT GIÁO HÒA HẢO xương minh pháp môn HỌC PHẬT TU NHÂN là phương thức diệu dụng khế hiệp với căn cơ nhơn sanh thời mạt pháp, giúp con người tu thân xử kỷ làm tròn nghĩa vụ con người, cả hai mặt ĐẠO và ĐỜI , tiến về CHÂN, THIỆN, MỸ.

 -PHẬT GIÁO HÒA HẢO xiển dương phương thức hành đạo lấy TÂM làm gốc. “VẠN PHÁP DUY TÂM TẠO” Mọi hình thức bề ngoài đều không phải là nguyên lý then chốt để đi đến chỗ rốt ráo. Giáo lý PGHH giản dị hóa đến tối đa về hình thức để ai cũng có thể tu được. Giàu tu cũng được. Nghèo tu cũng được. Có học tu cũng được. Thất học tu cũng được, không có sắc phục đặc thù, mặc chi cũng được. miễn là sạch sẽ để hòa đồng với mọi người. Có thì giờ thì cúng lạy, không có thời giờ thì tưởng niệm trong tâm. Điều cần yếu là phải làm theo những lời Phật dạy:

-Làm hết các việc từ thiện.

-Tránh tất cả những điều ác.

-Quyết rửa lòng cho trong sạch.

 *

 * *

KẾT LUẬN:

 -PHẬT GIÁO HÒA HẢO ra đời vào thời mạt pháp , đất nước loạn lạc, nhiểu nhương, nhân tâm ly tán, đạo lý suy đồi . . . sứ mạng PGHH là phải hành sử trên 2 phương diện: Đạo và Đời.

-Về Đời:

a-PGHH phải hòa mình trong công cuộc chống xâm lăng giành độc lập cho Tổ Quốc.

Tăng sĩ quyết chùa am bế cửa,

Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha.

Đền xong nợ nước thù nhà,

Thiền môn trở gót Phật đà nam mô. . .

 (Lời minh thị của Đức Huỳnh Giáo Chủ)

b-PGHH đoàn kết với toàn dân thực hiện một chương trình DÂN CHỦ XÃ HỘI, gầy dựng một nước VN công bình và nhân đạo, một nước VN tương xứng với các nước Dân Chủ tiên tiến trên hoàn cầu.

 -Về Đạo:

PGHH vừa theo đuổi chương trình xiển dương chánh pháp Thiền Tông của Đức Phật Thích Ca , vừa gạn lọc, xương minh và thời đại hóa một số thánh huấn của Nho giáo, Lão Trang thống hợp thành một nền tư tưởng “TAM GIÁO QUI NGUYÊN” lấy VIỆT NAM làm trung tâm điểm, khai mở, chào đón một ĐỜI THƯỢNG NGUƠN thánh đức, an lạc, thái hòa, thực hiện cái bản hoài Đại Từ, Đại Bi, của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni : KHAI THỊ CHÚNG SANH NGỘ NHẬP PHẬT TRI KIẾN . . . và :

 Ước mơ thế giới lân Hòa Hảo,

Nhà Phật con Tiên hé miệng cười . . .

 ---------

Đến chừng ấy tịnh vô nhứt vật,

Bụi hồng trần rứt sạch cửa không.

Chuông linh ngân tiếng Đại Đồng,

Ta Bà thế giới, SẮC KHÔNG một màu . . .

(Tâm nguyện của Đức Huỳnh Phú Sổ, Giáo Chủ PGHH)

 - NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.

- NAM MÔ LONG HOA GIÁO CHỦ ĐƯƠNG LAI HẠ SANH DI LẶC TÔN PHẬT.

Huyền Phong Các, mùa Đại Lễ 18/5 Âl Tân Mão.

(19-6-2011)

LÊ QUANG LIÊM

(Huyền Phong Cư Sĩ)
Ý kiến bạn đọc
10 Tháng Mười 20117:00 SA
Khách
Sấm Kệ Bát Nhã : Bát nhã Ba La lẽ nhiệm mầu Ai mà hiểu được giải thoát mau Ngẫm suy hành dụng thường tinh tấn Ngộ giải Như Lai lẽ nhiệm mầu … Năm xưa dẫn dụ thế nhân tu Mà có mấy ai vén mây mù Đi khắp năm châu chùn chân bước Trụ lại một nơi chờ Đại Ngưu. Đại Ngưu xuất hiện Niên Dậu thái bình (2017) Hãy cố tu hành Kịp, không qúa trễ Trụ ngay tại thế Ẩn dật tại gia Nếu hiểu ý ta Tự nhiên chứng đắc: Trả nợ qúa gắt Ấy tại nghiệp xưa Chớ nên đổ thừa Tu là cội phước Nay đã đến lúc Ta sẽ hộ trì Tu hạnh Ma Đi ( Samadhi, Thiền Định ) Y nơi Bát Nhã ( Trí Tuệ Bát Nhã Ba La Mật Đa – Không Hai – Phá Chấp -Không phân Biệt ) Chiếu kiến tâm ta Thất tình ló ra Gươm ( Trí ) Tuệ liền chặt Vọng tâm đạo tặc ( trong lòng ) Tuệ tâm soi lòng Tâm tự sạch trong … Cảm thông hiền sĩ đợi mong Cơ Trời chưa chuyển nhẫn lòng chờ duyên … Đất bằng sóng dậy Cơ Trời chuyển Ngựa khóc, dê sầu chó sủa vang (2014,2015,,,,) Cuộc đời thay đổi như tên Đại Ngưu xuất hiện nhân duyên đã kề Chó sủa vang, Thánh Hiền nhân về (2018 Hội long Hoa) Gánh vác non sông thật nặng nề Gắng công sức Tí hả hê {2020 bắt đầu sung sướng) Sửu đủng đỉnh về no nê bá tánh (2021 sống đời Nghiêu Thuấn) … Chúc anh em kham độ nỗi sầu Mừng Minh Vương xuất tận khổ đau Xuân sang hát câu chúng hòa hợp Mới lạ kỳ sơn sinh vọng lầu Ngộ kỳ sắt nát đồng rỉ chẩy Nhập kiền đông xuất thành thảm sâu Chân thật không hư, Phật nhiếp chúng Tâm hòa tính hảo đạo nhiệm mầu … Thế sự chuyển đảo điên Xuất hiện các Thánh Hiền Việt Nam thành cường quốc Thế giới rất ngạc nhiên. Tránh sau cuộc tương tàn Chốn chốn phải nhà tan Kẻ-dữ lìa trần thế Hiền-nhân ca khải hoàn Mùa Thu lá úa vàng Dân đỏ phải khóc than Gây chi cho dân khổ Qủa báo chịu màu tang Dậu Tuất Hợi Tí chuyển (2017 bắt đầu vào thời kỳ Thượng Ngươn Thánh Đức) Thế giới lại bình yên Muôn dân vui thịnh vượng Hướng về Phật Thánh Tiên. Chúc nhân thế một mùa xuân mới Mừng sao ! Bá tánh hết nổi trôi Năm thân dậu, Phật Trời đã định Mới cả Nhân Tâm , mới cả Đời. Niên Dậu Thánh Nhân xuất ( hiện ) Bạch Y đáo Ta bà Xứ xứ khởi can qua Thế giới chiến tranh chủng ( tộc ) Ngọ Mùi tận anh hùng Nước Nam Thánh nhân xuất ( hiện ) Yêu nước lại thương dân Chuyển nghèo thành giầu sang Xưa hèn nay Bắc Đẩu Bạch Y chuyển thuyết khách Xứ xứ hội Việt Môn Tam niên định bảo tồn Thế giới quy nhất thống. Muốn gặp kể Bạch Y Phải ra sức tu trì Y theo lời đại nguyện Cơ duyên ngộ cố tri. Nếu ở nơi đất khách (người Việt ở nước ngoài ) Khéo khai mở đạo mầu Ba năm chẳng dài đâu Đáo về quê Nam Việt Kiến Phật tạo Bích lầu… … Cùng nhau tu ( hành ) : … Thiện hữu nên khá rõ, Việc tu tập không khó Nếu biết t tận cội nguồn Lìa bỏ pháp có, không Liền đến bờ Đại Giác. Không động cũng chẳng tịnh, Tịnh sa vào mê tánh ( tính ) Động đưa lối ba đường ( súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục ) Bờ giác khó bước sang nên lìa xa (2) lối ấy. Tâm pháp đang diễn bày, Cớ sao lại dừng bỏ ? Lắng nhìn vô-sở-thọ, Diệu huệ ( tuệ ) tự phát sanh ( sinh ) Đây lối xưa ngàn ( nghìn ) Thánh … Hãy khá mà ngẫm suy Tìm cho ra diệu lý: Cái tánh biết pháp sanh ( sinh ) Cái tánh biết pháp diệt, Cái tánh biết niệm sanh Cái tánh biết niệm diệt Cái tánh biết tâm tịnh Cái tánh biết tâm động Cái tánh ấy là gì ( chi ) ? Thiện hữu nên suy ngẫm … … Muốn gặp Thánh Hiền Trời Phật, thì nên Tu Diệu Hạnh : … (Muốn ) được như thế phải tu Diệu Hạnh: Lắng nghe lòng, kiểm soát tâm tư Như chủ nhân theo dõi dân phu Như khán giả lắng nhìn tuồng hát Chuyện than khóc lắm điều bi đát Chuyện vui cười đến chuyện dục dâm Đừng để cuốn lôi đến lạc lầm Mà sanh ( sinh ) khởi thất tình phiền não … ….. … ….. Hỡi người chân tử hãy ngẫm suy Lẽ Đạo diệu thâm phải liễu tri Lìa vọng, cầu chân: xa Bát Nhã Ly hữu, tâm vô: ắt si mê Phải đâu Chân lý riêng hai thứ !!! Biệt phân tà chánh chẳng ngộ chi !!! Lìa sóng, nước tìm …. làm sao thấy !?! Giác mê , lẽ ấy, phải ngẫm suy. Nhận điển của Phật Thầy Tây An vào rằm tháng giêng 2011 xin hết
20 Tháng Mười 20117:00 SA
Khách
NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ CHO THƠ Này các con: Cuộc thế rồi đây ắt đảo điên Thử thách nhơn sanh chọn kẻ hiền Dự hội rồng mây Ngươn Thánh Đức Trần ai hội ngộ Phật cùng Tiên Phật cùng Tiên trần miền giáng hạ Giúp nhơn sanh tiến hóa kịp kỳ Con ơi ráng kịp khóa thi Chần chờ ắt lỡ chu kỳ đó con Rồi đây biển cạn non mòn Hoàn cầu biến động mất còn bể dâu Cha thương trần thế dãi dầu Tóc tang trải khắp năm châu lần này Cha thương, minh triết tỏ bày Vì thương, gánh chịu đắng cay cõi trần Vì thương, khổ nhục Kim Thân Vì thương, chua chát muôn phần lãnh mang Vì thương, giáng ngự trần gian Vì thương, quyết định lâm phàm kỳ ba Vì thương, điện ngọc lìa xa Vì thương, nhịn nhục quỷ ma ngu khờ Cha thương con trẻ bơ vơ Mê trần ngụp lặn cận giờ không hay Thiên cơ xoay chuyển gần ngày Mà con cứ mãi đắm say thế tình Cha thương vẹt lối u minh Ban lời minh triết, con khinh con ngờ Sao con cứ mãi lửng lơ? Tưởng Cơ Tiến Hóa đợi chờ con sao? Nhìn con Cha luống nghẹn ngào Thương con ngu muội lao đao cảnh trần Cạn lời Cha đã tỏ phân Mà con khinh rẻ chẳng cần lắng nghe Lại còn nặng tiếng khen chê Nghi ngờ thật giả, phán phê ông Trời Không tin cũng được con ơi! Không tin nhưng nhớ lo thời ráng tu Không tu ngu muội đui mù Không tu rớt cảnh âm u đọa đày Cộng đồng phán xét gần ngày Long Hoa biến thế hội khai cận kề Không tu là mất lối về Không tu rơi rớt bên lề Thiên Cơ Trống Long Hoa giục đến giờ Sao con cứ mãi chần chờ vậy con. Cha thương những đứa mỏi mòn Chồn chân gối mỏi chẳng còn đức tin Biếng công phu bỏ công trình Tam Công bê trễ hồn linh lu mờ Con gây trở ngại Thiên Cơ Rồi mong chóng đến ngày giờ được yên Sắp được yên, phải đảo điên Chắc gì con được phước duyên sống còn? Lòng Cha luống những héo hon Khóc con rơi rớt chẳng còn bao nhiêu Nhìn con ngu dại chắt chiu, Lệ Cha khóc cảnh tiêu điều chẳng vơi Thương con, Cha đã cạn lời Lời Cha đã cạn mong đời bớt mê Ráng tu ráng nhớ lối về Ráng sao bảng hổ tên đề kỳ ba Ráng sao dự hội Long Hoa Là con sưởi ấm lòng già đó con! (Ngọc Hoàng Thượng Đế)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn