BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76254)
(Xem: 62978)
(Xem: 40381)
(Xem: 31980)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Lời bào chữa nhân dân cho Ls Lê Thị Công Nhân Tại tòa Phúc Thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao tại Hà Nội

17 Tháng Mười Một 200712:00 SA(Xem: 1026)
Lời bào chữa nhân dân cho Ls Lê Thị Công Nhân Tại tòa Phúc Thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao tại Hà Nội
54Vote
41Vote
31Vote
20Vote
10Vote
4.56
Kính thưa Hội đồng xét xử

Kính thưa đại diện Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao

 Tôi là Thiên Đức, tác giả chính danh đăng ký hợp pháp và đầy đủ theo đúng tinh thần luật pháp nước sở tại và qui định báo chí tại diễn đàn Đàn Chim Việt cũng như tại những cơ sở thông tin báo chí khác. Là một người Việt Nam xa xứ, nặng lòng với quê hương.

Căn cứ vào điều 56.1.c Luật Hình Sự Tố Tung (HSTT) Việt Nam:

1. Người bào chữa có thể là: c)- Bào chữa viên nhân dân....

3 Xét rằng luật pháp Việt Nam cũng như chính sách Nhà nước không hề phân biệt kỳ thị đối với người Việt Nam dù ở trong nước hay ở hải ngoại.

4 Xét rằng luật pháp Việt Nam hiện nay không có sự giới hạn nào về hình thức bào chữa như là trực tiếp hay gián tiếp tại tòa án của bào chữa viên nhân dân.

Vì thế, tôi xin đăng ký bào chữa cho ls. Lê Thị Công Nhân tại phiên tòa phúc thẩm ngày 27 tháng 11 năm 2007 với tư cách bào chữa viên nhân dân theo điều luật đã viện dẫn, qua hình thức gián tiếp công khai trên báo chí và mọi phương tiện truyền thông khác với nội dung bào chữa như sau:

I/- Về hình thức:

Qua nghiên cứu bản án hình sự sơ thẩm số: 153/2007/HSST ngày 11- 5- 2007 do Thẩm phán chủ tọa Nguyễn Hữu Chính đã lộ rõ những chứng cứ vi phạm luật pháp về mặt hình thức từ giai đoạn khởi tố cho đến giai đoạn xét xử như sau:

1)- Tại giai đoạn khởi tố và điều tra quyền lợi của Lê Thị Công Nhân không được bảo vệ theo điều 11 HSST. Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo

Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.

Thực tế đã có nhiều luật sự đã xin tham dự vào giai đoạn điều tra theo yêu cầu của Lê Thị Công Nhân và thân nhân, thế nhưng họ đã bị từ chối. Như vậy đã vi phạm điều 58 HSST . Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa

1. Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.

2. Người bào chữa có quyền:

a) Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can

2)- Tại giai đoạn xét xử: Lê Thị Công Nhân đã bị hạn chế về quyền tự bào chữa cho chính mình, nhất là trong phần nói lời cuối cùng theo bút lục ghi nhận tại phiên xử sơ thẩm bị cáo Lê Thị Công Nhân đã công khai đòi hỏi quyền lợi đó:

“Tôi thấy phiên tòa hôm nay không đúng vì tôi không phải là vị thành niên, tôi không bị bệnh tâm thần và cần người giám hộ và tôi có quyền tranh luận tự cá nhân tôi. Và tôi chưa hề được thẩm phán chủ tọa &(không rõ) thì thẩm phán chủ tọa đã tuyên bố kết thúc phần tranh luận”.

Thế nhưng vị thẩm phán chủ tọa đã cắt ngang và tuyên bố kết thúc phần tranh luận như vậy đã vi phạm điều 9.luật tổ chức tòa án nhân dân:

Tòa án bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Ngoài ra vị thẩm phán tọa xử cũng vi phạm sự hạn chế thời gian tự bào chữa của bị cáo theo điều 220 HSTT Bị cáo nói lời sau cùng

Bị cáo được nói lời sau cùng. Không được đặt câu hỏi khi bị cáo nói lời sau cùng. Hội đồng xét xử có quyền yêu cầu bị cáo không được trình bày những điểm không liên quan đến vụ án, nhưng không được hạn chế thời gian đối với bị cáo.

Ngoài ra cũng trong giai đoạn tranh luận trước tòa vị thẩm phán chủ tọa đã từng hạn chế thời gian tranh luận của các bị cáo cũng như những nhân chứng Phạm Văn Trội và hai nhân viên của văn phòng luật sư Thiên Ân là Trần Thanh và Nguyễn Xuân Đệ đã chứng kiến hoàn toàn nội vụ không được trình bày trước tòa. Đã vi phạm đ. 218. Đối đáp: Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến về luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình; Kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến.

Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác. Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến, nhưng có quyền cắt những ý kiến không có liên quan đến vụ án.

Xét về nhân thân Lê Thị Công Nhân từng là một luật sư đã xuất thân từ mái trường XHCN giống như quý vị thẩm phán ngồi ở đây, nói một cách rõ ràng hơn đây là một phiên tòa giữa những người đã từng học luật với nhau thì chí ít phải được xét xử nghiêm túc trên căn bản luật pháp để có thể tạo tiền lệ tốt đẹp cho những vụ án khác xảy ra trong tương lai. Thế mà ls. Lê Thị Công Nhân đã không được quyền tự bào chữa hay nhờ người bào chữa cho mình từ giai đoạn khởi tố.

Luật sư Lê Thị Công Nhân hôm nay trước tòa đã bị đối xử bất công và thô bạo không được bảo vệ trước tòa như đã chứng minh sẽ là tấm gương phản tỉnh cho quý vị thẩm phán hôm nay nói riêng và cả ngành tư pháp Việt nam nói chung trong tương lai quý vị cũng sẽ bị đối xử như vậy nếu vì bất cứ một lý do gì phải đứng trước vành móng ngựa. Lý trí và lương tâm của quý vị sẽ phán xét như thế nào khi phải đối diện với sự thật là như vậy?

II/- Về nội dung: Theo bản án sơ thẩm Lê Thị Công Nhân bị kết án theo điều 88 (LHS)

Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;

b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân;

c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xét qua hoạt động của Lê thị Công Nhân tại bản án sơ thẩm cũng như tại bản cáo trạng của Viện Kiểm sát như là: thành viên của đảng Thăng Tiến Việt Nam, Khối 4806. Đây là quyền sinh hoạt chính trị của bị cáo theo tinh thần điều 50 Hiến pháp

ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật

Xét về những chứng cứ tài liệu trình bày trước tòa như là:

  • Lê Thị Công Nhân đã viết bài : “Sự thật về việc bãi bỏ nghị định số 31/CP ngày 14.4.1997” . Phải xác nhận rõ ràng đây là một bài báo công khai nói lên quan điểm của một người luật sư trước một hành vi của chính phủ. Và cho đến giờ phút này đảng , nhà nước và tất cả hệ thống truyền thanh và báo chí chưa hề có một bài phản biện nào về sự sai trái trong bài viết của Lê thị Công Nhân. Sự im lặng trong thời gian dài này đã chứng tỏ bài báo đã viết đúng sự thật. thế thì tại sao cơ quan điều tra và ngành tư pháp lại nhận định đây là tài liệu tuyên truyền chống phá nhà nước. Tại sao nhà nước không được mời ra trước tòa để đối chất để làm sáng tỏ sự thật. Điều này chứng tỏ rằng đây là một sự vu khống và chụp mũ của cơ quan điều tra cũng như viện kiểm sát đã trưng dẫn tại tòa vậy. Như vậy bài viết này không thể là một chứng cứ cụ thể về tội tuyên truyền chống phá nhà nước được.

  • Về những chứng cứ tài liệu liên quan đến hoạt động đảng Thăng Tiến và khối 4806 thuộc quyền sinh hoạt chính trị của bị cáo do đó không phải là chứng cứ cụ thể để buộc tội theo điều 88 HS.

  • Về việc tổ chức lớp học dạy về dân chủ dân quyền xin được phân tích ra 2 phần: Tổ chức và nội dung giảng dạy.


5 Đây có phải là một lớp học chuyên nghiệp không đăng ký theo đúng luật pháp nhà nước hay không? theo biên bản điều tra cũng như xác nhận tại tòa cho thấy lớp học chỉ có 4 người gồm người dạy Lê Thị Công Nhân và ba học viên. Và Lê Thị Công Nhân không hề nhận tiền thù lao nào cả. Như vậy đây không phải là một lớp học chuyên nghiệp mà chỉ là sự họp mặt trao đổi kiến thức có tính cách bạn bè hay tính cách của người đi trước đối với người đi sau trong phạm vi nhỏ hẹp, tại một văn phòng luật sự mà thôi, do đó không có gì là vi phạm luật pháp.

6 Điều chủ yếu là nội dung giảng dạy (hay trao đổi ) theo xác nhận của học viên Giáp Văn Hiếu và Đồng Thị Giang là họ được giảng dạy và cấp phát tài liệu về ”Dân Chủ và Nhân Quyền”. Như vậy vấn đề chủ yếu phải được bàn thảo công khai và đầy đủ để xác nhận những tài liệu này có phải là những tài liệu tuyên truyền chống phá nhà nước hay không? Viện Kiểm sát và tòa sơ thẩm đã không chứng minh rõ ràng những tài liệu giảng dạy đó đã vi phạm luật pháp ở điểm nào. Như vậy đã vi phạm điều 10 HSTT. Xác định sự thật của vụ án

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.

Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội

Do vậy để làm sáng tỏ vụ án, căn cứ điều 122HSTT . Giải quyết các yêu cầu của người tham gia tố tụng.

Tôi thỉnh cầu quý tòa cho triệu tập những nhân chứng sau đây được đối chất công khai trước tòa như sau:

1)- Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đại diện cho đảng csvn theo đ.4 HP là người lãnh đạo đất nước “theo qui định của hiến pháp và luật pháp”. Thực tế 32 hai năm qua đảng đã ngồi xổm trên hiến pháp và pháp luật với nhiều bằng chứng đầy đủ qua báo chí thậm chí thông qua thảo luậncông khai tại quốc hội. Thế mà đảng csvn không hề một lần bị truy tố hay bị xử lý về mặt hành chánh hay luật pháp. Vậy Lê Thị Công Nhân phát biểu ý kiến khác biệt cũng như tham gia sinh hoạt chính trị nằm trong tinh thần của điều 50 HP. Và hiện nay Nhà nước cũng chưa có một văn bản nào hạn chế về quyền con người về chính trị thì tại sao Lê Thị Công Nhân lại bị truy tố ra tòa về những sinh hoạt chính trị của mình?

2)- Chủ tịch Nhà Nước Nguyễn Minh Triết từng tuyên bố “Khác biệt chính kiến là chuyện bình thường”, vậy Lê Thị Công Nhận phát biểu ý kiến khác biệt với nhà nước lại bị ra tòa có phải là chuyện bình thường hay không? Nếu cho rằng tòa sơ thẩm xét xử là đúng, thì chứng tỏ chủ tịch Nhà Nước đã dối trá đưa đến hệ lụy là cả hệ thống nhà nước hoàn toàn dối trá trong đó bao gồm cả hệ thống tòa án mà quý vị đang xét xử phải chăng đây là sự thật?

3)- Chủ tịch quốc hội Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng là người điều hành quốc hội có trách nhiệm phê chuẩn những hiệp ước mà Việt Nam đã ký kết với quốc tế theo điều 84 HP: quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

13- Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế khác đã được ký kết hoặc gia nhập theo đề nghị của Chủ tịch nước.

Ông Nguyễn Phú Trọng là người có thẩm quyền cao nhứt để đánh giá tài liệu giảng dạy “Dân Chủ và Nhân Quyền “ có phù hợp với những điều ước mà Việt Nam đã ký kết tham gia hay không? Và Việt Nam cũng đã cam kết nếu có dị biệt về luật pháp thì Việt Nam phải chọn lựa và tôn trọng luật pháp quốc tế.

Nếu không làm được điều này thì xin lập hội đồng thẩm định công khai trong đó đại diện quốc hội là người quyết định sau cùng về giá trị tài liệu Dân Chủ Nhân Quyền có phải là tài liệu tuyên truyền chống phá Nhà Nước hay không?

4)- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người đã tuyên bố chính thức trước chủ tịch Thương Viện Cộng Hòa Ba Lan Bogdan Borusewicz rằng :

“ nếu Ba Lan nhận cô Lê Thị công Nhân thì chính quyền Việt nam sẵn sàng thả tù cô ta để cô ta sang Ba Lan sinh sống.”

Lời tuyên bố này đưa ra trong lúc Lê Thị Công Nhân đang bị giam giữ để chờ đợi tòa án xét xử phúc thẩm, phải chăng đây là hình thức trục xuất hay bán gả Lê Thị Công Nhân sang Ba Lan?

Hiến Pháp và Luật Pháp Việt Nam không có điều khoản nào cho phép một thủ tướng có quyền trục xuất một tội phạm Việt Nam đã hay chưa thành án ra khỏi Việt Nam cả. Phải chăng như vậy Nguyễn Tấn Dũng đã vi phạm luật pháp Việt Nam?, nếu điều này không thể xảy ra thì cho thấy thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã mặc nhiên công nhận Lê Thị Công Nhân không có phạm tội tuyên truyền chống phá Nhà nước theo điều 88, và Lê Thị Công Nhan nên được trả tự do, sau đó với một lý do khách quan nào đó Nguyễn Tấn Dũng mới có thể trục xuất hay gả bán Lê Thị Công Nhân sang Ba Lan được.

 III/- Kết luận:

Căn cứ vào điều vi phạm luật pháp trầm trọng của bản án sơ thẩm về mặt hình thức lẫn nội dụng nói trên.

Căn cứ vào những chứng cứ cụ thể và sự đối chất trước tòa đã cho thấy những chứng cứ và lời khai nhân chứng không hợp lý để tạo thành những yếu tố cấu thành tội phạm theo đ.88 bô luật hình sự đối với Lê Thị Công Nhân.

Tôi kính mong Hội đồng xét xử hủy án sơ thẩm, tuyên bố vô tội đối với Lê Thị Công Nhân. Điều này phù hợp với tinh thần của lời tuyên bố của thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trong quan hệ quốc tế đối ngoại vừa qua vậy. Kính chào trân trọng

Thiên Đức
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn