BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73310)
(Xem: 62228)
(Xem: 39416)
(Xem: 31161)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Melamine2: Mâu thuẫn đối kháng và bạo lực cách mạng

31 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 1212)
Melamine2: Mâu thuẫn đối kháng và bạo lực cách mạng
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
Như đã nói ở trên, Mạc cho rằng, “Lợi ích giai cấp tư sản và vô sản là đối lập và không điều hòa được. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản là tất yếu và sẽ dẫn đến chuyên chính vô sản.” Mâu thuẫn là đương nhiên, nhưng nâng tầm mâu thuẫn giai cấp lên thành đối kháng là một sai lầm chết người.

Thực ra thì giữa những người vô sản và những người hữu sản có một sự khác nhau nho nhỏ. Người hữu sản trước hết là người biết quản lý tài sản. Đặc biệt là khả năng quản lý tư liệu sản xuất. Người vô sản thường là người mà năng lực đó không bằng những người hữu sản. Bởi nếu họ có năng lực ấy, họ sẽ được thuê để quản lý tài sản, quản lý tư liệu sản xuất, làm cho nó sinh lợi. Sớm hay muộn họ cũng trở thành người hữu sản.

Giữa người vô sản và người hữu sản chỉ là khái niệm tương đối trong từng thời điểm, từng cộng đồng. Nếu ai đó là người vô sản vĩnh viễn, họ có vấn đề về năng lực. Trong một cộng đồng xã hội, việc tồn tại những người có khả năng quản lý tài sản và những người không có khả năng ấy là điều đương nhiên. Người có năng lực quản lý tư liệu sản xuất sẽ làm gia tăng của cải vật chất cho xã hội, và đó là con đường duy nhất để biến những người vô sản thành những người hữu sản.

Ngược lại, những người vô sản là lực lượng chủ yếu bán sức lao động cho những người hữu sản. Một bộ phận lớn những người hữu sản vẫn là người bán sức lao động của chính mình cho những người hữu sản khác theo sự phân công của xã hội.

Vì lý do đó, một xã hội bình thường là một xã hội mâu thuẫn trong sự thống nhất giữa những người vô sản và những người hữu sản, giữa những người bán sức lao động và những người sử dụng lao động. Thế nhưng, Mạc lại cho rằng, mâu thuẫn giữa những người vô sản và những người tư sản là mâu thuẫn đối kháng, không thể dung hoà lợi ích. Để giải quyết mâu thuẫn đó, Mạc hô hào bạo lực cách mạng. “Vô sản thế giới hãy liên kết, các bạn không có gì để mất ngoài xiềng xích!” là lời hiệu triệu của Mạc trong “Tuyên ngôn đảng Cộng sản” đã kích động vô sản bạo động cách mạng.

Thấm nhuần lý luận này, Tiệc ta đã hô hào quần chúng cướp chính quyền năm 1945, rồi sau đó tiến hành những hoạt động bạo lực khác như cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản tư doanh. Thực tế cho thấy, bạo lực chỉ đẻ ra chính quyền bạo lực hơn. Đám bần cố nông vô sản không đủ sáng suốt để luận tội giai cấp tư sản. Hàng ngàn vụ án oan, án sai đã được thực thi trên đất Việt Nam. Cũng may, Tiệc CS đã có chính sách sửa sai ngay sau Cải cách ruộng đất.

Thực tiễn ở các nước XHCN khác cũng đã chứng minh cách mạng vô sản chỉ sinh ra các chính quyền cộng sản bạo lực tàn ác từ Âu sáng Á, từ đông sang Tây. Trung Quốc được coi là một điển hình của chính sách ấy với hơn 10 năm động loạn vì cái gọi là “Đại cách mạng văn hoá” khiến hàng chục triệu người dân nước này phải bỏ mạng.

Mãi đến năm 1976, khi Mao chết, Đặng Tiểu Bình thâu tóm được quyền lực. Ông đã phát hiện ra chất “Melamine” trong bịch sữa Mạc- Lê. Tuy nhiên, hơn một tỷ dân nước này, sau bao nhiêu năm đã quen với loại sữa này nên chưa thể bỏ ngay Mạc- Lê. Đặng đưa ra chủ trương “Cải cách mở cửa”. Ông lờ tịt đi cái học thuyết đấu tranh giai cấp chết người kia, thay vào đó là “Lý luận con mèo”.

Đặng cho rằng, nhiệm vụ trung tâm của “thời kỳ quá độ” không phải là đấu tranh giai cấp mà là xây dựng kinh tế. Câu nói của người Tứ Xuyên “Mèo trắng mèo đen hễ bắt được chuột đều là mèo tốt” được Đặng nhắc đến ở mọi diễn đàn.

Lý luận con mèo của Đặng được coi là cách giải độc hiệu quả nhất để vô hiệu hoá Melamin trong bịch sữa Mạc- Lê. Sau một thời gian nước mẹ Trung cộng cải cách mở cửa, nhà Sản của Tiệc ta cũng phát phát động công cuộc đổi mới, mà thực chất là bắt chước chính sách của Đặng tiên sinh ở xứ Tàu.

Tuy nhiên, do đều tôn thờ Mạc Lê, Nhà Sản và nhà Tàu vẫn choành choẹ nhau về biên giới, lãnh thổ, đặc biệt là chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa. Điều này nó đang bác bỏ luận điểm của Tiệc: Bốn phương vô sản đều là anh em.

Phan Thế Hải

31-05-2011

Theo Blog Phan Thế Hải
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn